Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I

Mục đích hoạt động kinh doanh của công ty là thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu nội biên, nhập uỷ thác xuất nhập khẩu tư doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu , góp phần đáp ứng nhu cầu cao về số lượng, chất lượng mặt hàng do Công ty đầu tư , sản xuất và kinh doanh phù hợp với thị trường nhất là thị trường quốc tế , từ đó tăng thu ngoại tệ cho Nhà Nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Pham vi kinh doanh của công ty bao gồm: + Trực tiếp xuất khẩu (nhận uỷ thác xuất khẩu) nông sản lâm sản , hải sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công, chế biến, tài liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoặch, theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định điều hành của Nhà Nước. + Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập khẩu. + Cung ứng vật tư hàng hoá, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc bằng hàng hoá do các thoả thuận theo hợp đồng kinh tế + Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu gồm các nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam.

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Quá trình hình thành và phát triển của công ty I. sự hình thành của công ty. 1.Quyết định thành lập. Theo quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là bộ thương mại). Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I chính thức được thành lập từ 15/12/1981 đến 03/1982 công ty mới thực tế đi vào hoạt động. Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I là một tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu có tên giao dịch đối ngoại là: Viet Nam National General Export - Import Corporation. Viết tắt là GENERALEXIM Trụ sở chính và các chi nhánh: + Trụ sở chính 46 ngô quyền ĐT: 8264008 Fax: 84-4-8259894 + Chi nhánh : Công ty có 3 chi nhánh 1. Thành phố Hồ Chí Minh: 26B Lê quốc hưng ĐT : (08)8222211-8224402 Fax: 84-8-8222214 2. Đà Nẵng: 133 Hoàng Diệu ĐT: 051-822709 Fax: 051-824077 Hải Phòng : 57 Điện Biên Phủ ĐT: 030-824835 2. Mục đích và phạm vi kinh doanh: Mục đích hoạt động kinh doanh của công ty là thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu nội biên, nhập uỷ thác xuất nhập khẩu tư doanh nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu , góp phần đáp ứng nhu cầu cao về số lượng, chất lượng mặt hàng do Công ty đầu tư , sản xuất và kinh doanh phù hợp với thị trường nhất là thị trường quốc tế , từ đó tăng thu ngoại tệ cho Nhà Nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Pham vi kinh doanh của công ty bao gồm: + Trực tiếp xuất khẩu (nhận uỷ thác xuất khẩu) nông sản lâm sản , hải sản, thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công, chế biến, tài liệu sản xuất và hàng tiêu dùng cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoặch, theo yêu cầu của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định điều hành của Nhà Nước. + Sản xuất và gia công chế biến hàng hoá để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập khẩu. + Cung ứng vật tư hàng hoá, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương, các ngành, các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc bằng hàng hoá do các thoả thuận theo hợp đồng kinh tế + Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu gồm các nước có quan hệ buôn bán với Việt Nam. 3. Quá trình hoạt động và phát triển của công ty. 3.1, Giai đoạn I (1982 - 1986): Hình thành từ một đơn vị giải thể có nhiệm vụ chính là tiếp nhận hàng viện trợ, mới đầu công ty chỉ với: Vốn: bắt đầu chỉ có 139.000đ. Nhà nước cấp vốn vì còn quan niệm kinh doanh uỷ thác thì không cần vốn. Đội ngũ cán bộ: Thiếu kinh nghiệp về uỷ thác , trình độ chuyên môn còn nhiều yếu kém không năng động Cơ chế chính sách: Cơ chế quan liêu bao cấp đang thống trị. đường lối đổi mới đang là tư duy chưa được thể hiện cụ thể bằng văn bản được xem là đơn vị được giao đột phá vòng vây cơ chế cũ với quyền “ lấy thu bù chi” Từ những khó khăn trên công ty đã tìm ra hướng đi: Về vốn: Công ty kiến nghị chủ động bố trí để hai cơ quan liên bộ ( ngân hàng và ngoại thương) họp và ra một văn bản nêu được những nguyên tắc riêng về hoạt động của công ty trong các phương thức kinh doanh , các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ , vấn đề lập quỹ hàng hoá... làm cơ sở thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty sau này. đồng thời xây dựng cho mình một số vốn khả dĩ đảm bảo hoạt động phát triển hơn từ việc vay vốn nước ngoài và xây dựng một quỹ hàng hoá phong phú đa dạng. Đối với đội ngũ cán bộ: Công ty tổ chức bồi dưỡng đào tạo ở nước ngoài khi có chỉ tiêu , chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lối mòn kinh doanh bao cấp , đặt ra yêu cầu cao hơn, chuyên môn hơn theo nghiệp vụ, theo xuất khẩu , theo mặt hàng... 3.2, Giai đoạn II (1987-1997): (Phát triển và vượt qua các khó khăn để tiếp tục phát triển.) Từ 1987-1989 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công ty về mọi mặt và được bộ ngoại giao và bộ nội vụ tặng 5 bằng khen , 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động của mình. Kinh ngạch xuất khẩu uỷ thác lên tới 18000000USD. Đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều kiến thức thực tế, chuyên môn cao và có một tổ chức hợp lý với nhiệm vụ được giao. Giai đoạn này công ty công ty xây tiếp một số vấn đề để được xem là trọng điểm , là nhân tố thắng lợi trong hoạt động của công ty đó là: + Vấn đề phương thức kinh doanh, quan hệ hưu cơ giữa công ty với các cơ sở, kể cả mối quan hệ với thị trường nước ngoài. + Vây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất kinh doan. + Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Từ 1990-1992 tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế trong đó có ngành phân phối và lưu thông bị tác động mạnh mẽ. Đây là cơ chế thị trường dần dần rõ nét. Vấn đề canh tranh xảy ra dữ dội. Các khách hàng cũ trong nước không còn nhiều như trước. Thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp do mất thị trường các nước XHCN, khu vực ở thị trường tư bản đang bị các đơn vị khách cạnh tranh. Các mặt hàng xuất nhập khẩu lớn được uỷ thác của công ty không còn nhiều nữa, tỷ giá đồng đô la biến động mạnh, lạm phát có chiều hướng gia tăng tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trong tổ chức khá phổ biến. Tóm lại giai đoạn này công ty hoạt động trong tình hình diễn biến khá phức tạp nên việc trụ vững để để thoát khỏi vòng bế tắc và phát triển là một cố gắng rất nỗ lực. Từ 1993 đến nay công ty đã có những hướng đi mới như mở của rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ , quận , huyện kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ uỷ thác sang tư doanh, triển khai kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người việt nam công tác lao động , học tập từ nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế , xây kho hàng xuất nhập khẩu. Phần II cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của các công phòng ban trong công ty. I. tổ chức bộ máy của công ty. 1.Chức năng nhiệm vu và quyền hạn chung của công ty. 1.1 Nhiêm vụ chính của công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoặch sản xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoặch xuất nhập khẩu tư doanh cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu và các kế hoặch có liên quan Tự tạo nguồn vốn, quản lý và khai thác , sử dụng có hiệu quả , nộp ngân sách nhà nước Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế , quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại . Thực hiện các hợp đồng có liên quan Nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế thu hút ngoại tệ phát triển xuất khẩu Đào tạo cán bộ lành nghề Làm tốt công tác xã hội 1.2 Quyền hạn Đề xuất ý kiến với bộ thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoặch có liên quan đến hoạt động của công ty. Được vay vốn tiền và ngoại tệ Được mở rộng buôn bán các sản phẩm , hàng hoá theo quy định của nhà nước Đự các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm của công ty trong và ngoài nước Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài. Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ công nhân viên. 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban. Liên doanh 53 QT Nghiệp vụ 4 Tổ chức cán bộ Phòng tổng hợp Nghiệp vụ 2 Liên doanh gỗ Chi nhánh Đà Nẵng Cửa hàng Nghiệp vụ 1 Phòng kế toán Chi nhánh Hải Phòng Nghiệp vụ 6 Nghiệp vụ 8 Tổ chức KS Hành chính QT Chi nhánh TPHCM Nghiệp vụ 7 Nghiệp vụ 3 Nghiệp vụ 5 Phó giám đốc phụ trách KD Phó giám đốc phụ trách kho vaa Giám đốc II. cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận. Cơ cấu tổ chức của công ty được kết hợp hài hoà, linh động phù hợp với hoạt động kinh doanh đa dạng của công ty: Giám đốc : Nguyễn Thị Phương Tất cả các phòng ban đều trực thuộc quản lý của giám đốc và giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và mọi hoạt động của công ty Giám đốc phụ trách các lĩnh vực sau : Phòng tổ chức cán bộ Phòng tổng hợp Phòng kế toán tài vụ Phòng liên doanh 53 Quang trung Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Phòng nghiệp vụ 4 Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai - Phó giám đốc : Có nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc hoặc được giám đốc uỷ quyền để quản lý một lĩnh vực nào đó để kinh doanh nhưng giám đốc vẫn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động của công ty + Phó giám đốc: Nguyễn Nhật Tùng - trực tiếp quản lý và điều hành các đơn vị sau: Chi nhánh tại thành phố HCM Chi nhánh tại thành phố Hải phòng Phòng nghiệp vụ 3 Phòng nghiệp vụ 5 Phòng nghiệp vụ 7 Xí nghiệp may đoạn xá Hải Phòng + Phó giám đốc: Nguyễn Văn Kha - phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, dân quân tự vệ, công tác đoàn thể quần chúng. Phụ trách các đơn vị sau: Phòng kho nhận giao hàng Phòng hành chính quản trị Phòng nghiệp vụ 6 Phòng nghiệp vụ 8 Liên doanh khách sạn số 7 Triệu Việt Vương Của hàng 28 Trần Hưng Đạo và 46 Ngô Quyền Xưởng gỗ tại cầu Diễn – Hà Nội Chi nhánh tại đà nẵng và liên doanh gỗ Đà Nẵng - Các phòng ban, nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc Phòng tổ chức cán bộ: Nắm toàn bộ nhân lực của công ty. Tham mưu cho giám đốc sắp xếp, tổ chức bộ máy thực hiên lao động trong mỗi phòng ban cho phù hợp Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn , ngắn hạn, đào tạo lại cán bộ và công nhân viên. Đưa các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương Tuyển dụng lao động, điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Số cán bộ của phòng là 18 người Phòng tổng hợp Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng tháng năm , quí trình bày giám đốc Lập báo cáo hoạt động kinh doanh từng tháng , năm , quí trình giám đốc Nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán, lựa chọn khách hàng. Nghiên cứu các chiến lược truyền thống, khuýến mại của công ty. Phòng hành chính. Phục vụ văn phòng phẩm của công ty, tiếp khách quản lý toàn bộ tài sản của công ty. Sửa chữa lớn nhỏ thường xuyên. Số lượng cán bộ của phòng là 15 người Phòng kế toán. Hạch toán, kế toán đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty theo kế hoạch. Lo toàn bộ vốn phục vụ cho hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp và trong kế hoạch. Lập bảng cân đối kế toán , bản báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc. Quyết toán năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hưu quan về tổ chức hoạt động, thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong doanh nghiệp. Số lượng cán bộ trong phòng là12 người Phòng kho vận Giao nhận toàn bộ vốn , hàng hoá kinh doanh của công tu Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của công ty Được phép kinh doanh vận tải và chuyên chở hàng hoá Phòng có 22 nhân viên Phòng nghiệp vụ Phòng nghiệp vụ 1: nông sản, khoáng sản và thủ công mỹ nghệ Phòng nghiệp vụ 2 : xe máy nguyên chiếc Phòng nghiệp vụ 3: quần áo Phòng nghiệp vụ 4: xe máy IKD Phòng nghiệp vụ 5: sợi, nông sản Phòng nghiệp vụ 6: gỗ Phòng nghiệp vụ 7: sắt , thép Phòng nghiệp vụ 8: kho vận. Các cửa hàng: Giới thiệu sản phẩm, buôn bán lẻ đồ điện, xe máy, đồ may mặc Các liên doanh: 53 Quang Trung : Giao dịch chứng khoán. 7 Triệu Việt Vương: Kinh doanh khách sạn Các chi nhánh: Nghiên cứu thị trường khu vực, tìm nguồn hàng, bán hàng, uỷ thác của công ty. Thành phố Hồ chí minh: 40 người Đà Nẵng : 26 người. Hải Phòng: 30 ngườngười Bộ phận sản xuất: Xí nghiệp máy Hải phòng: 123 người. Xưởng lắp ráp xe máy tại Tương Mai. Xưởng sản xuất chế biến sản phẩm đồ gỗ Cầu Diễn - Hà Nội. Xí nghiệp chế biến quế và xuất khẩu có 60 người. Phần III hoạt động xuất nhập khẩu, quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được. 1. Tình hình thị trường và tỷ trọng Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, chủng loại cũng như số lượng các mặt hàng tham gia giao dịch rất lớn, và do vậy công ty cũng có quan hệ với rất nhiều bạn hàng nói riêng cũng như thị trường nói chung Từ năm 1986 trở về trước, với chúc năng chủ yếu là tiếp nhận và phân phối viện trợ của các nước XHCN cũng như trao đổi hàng hoá theo nghị định thư với các nước trong khu vực 1, do vậy thị trường xuất khẩu chính của công ty cũng chính là những nước này. Tuy nhiên từ khi nươc ta thực hiện đổi mới và tiến hành tự do hóa Ngoại thương, công ty cũng không ngừng tìm tòi, phát triển những bạn hàng và thị trường mới như EU, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Canada, Mehico...Chính những thị trường mới này đã tạo nên hiệu quả trong sự thay đổi của tình hình thực tế. Dưới đây là tình hình thị trường và tỉ trọng của một số thị trường chính của Công ty kể từ năm 1997 trở lại đây: Stt Năm 1997 Kim ngạch ( đv: USD) Tỉ trọng ( đv: %) 1 Đài Loan 13.347.719 40,96 2 Hồng Lông 8.422.138 25,85 3 Singapore 3.978898 12,21 4 Nepan 2.251.981 6,91 5 Inđonesia 802.314 2,46 6 Mỹ 782.631 2,40 7 Thailan 628.120 1,93 8 Trung quốc 481.750 1,48 9 Nhật bản 414.521 1,27 10 Pháp 365.272 1,12 11 Thị trường khác 1.108.369 3,40 Tổng giá trị 32.586.713 100 Stt Năm 1998 Kim ngạch ( đv: USD) Tỷ trọng ( đv: % ) 1 Đức 6.731.971 29,16 2 Singapore 4.855.060 21,03 3 Anh 1.412.374 6,12 4 Thái Lan 1.212.504 EU,25 5 Nepan 800.030 3,46 6 Tây Ban Nha 744.624 3,23 7 Mỹ 712.032 3,09 8 Đài Loan 645.179 2,80 9 Nhật 593.849 2,57 10 Hà Lan 509.349 2,20 11 Thị trường khác 2.321.325 10,05 Tổng trị giá 23.083.273 100 Stt Năm 1999 Kim ngạch ( đv: USD) Tỷ trọng ( đv: % ) 1 Singapore 7354.889 30,76 2 Đức 7.234.333 30,26 3 Đài Loan 2.690.803 11,25 4 Anh 1.704.111 7,13 5 Mỹ 1.035.965 4,33 6 Thái Lan 652.942 2,73 7 Nhật Bản 335.734 1,40 8 Tây Ban Nha 270.559 1,33 9 Hà Lan 219.289 0,91 10 Hàn quốc 88.470 0,37 11 Thị trường khác 2.332.740 9,76 Tổng giá trị 23.909.926 100 Stt Năm 2000 Kim ngạch ( đv: USD) Tỷ trọng ( đv: % ) 1 Đài loan 8.366.915 35,85 2 Hồng kông 5.116.783 22,14 3 Singaore 2.887.112 12,37 4 Nga 2.125.367 9,11 5 Mỹ 1.479.685 6,34 6 Hàn quốc 753.423 3,23 7 Pháp 542.666 2,33 8 Nhật 468.939 2,01 9 Trung quốc 417.716 1,79 10 Inđônêsia 318.240 1,36 11 Thị trường khác 811.375 3,48 Tổng giá tri. 23.338.221 100 Stt 6 tháng đầu năm 2001 Kim ngạch ( đv: USD) Tỷ trọng ( đv: % ) 1 Singapore 1.252.316 17,90 2 Đài loan 1.226.921 17,54 3 Đức 908.652 12,99 4 Anh 723.298 10,38 5 Mỹ 690.810 9,87 6 Nhật 460.823 6,59 7 Thái lan 446.579 6,38 8 Hà lan 396.813 5,67 9 Tây ban nha 258.362 3,69 10 Hàn quốc 198.621 2,17 11 Thị trường khác 442.316 6,32 Tổng giá trị 6.996.511 100 Bảng số liệu cho thấy, trong những năm gần đây thị trường xuât khẩu của Công ty không có nhiều biến động. Những thị trường lớn có : Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Pháp, Nga, Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, Đức...ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang một số thị trường khác như: Inđônêsia, Malaysia, Hà Lan... Đây là thị trường quen thuộc của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung. Các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu khá lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời có quan hệ làm ăn truyền thống với Việt nam. Do vậy công ty đã khai thác triệt để trong xuất khẩu tới các thị trường này, đặc biệt trong các mặt hàng mà công ty có thế mạnh như: nhóm hàng gia công may mặc, cà phê, thiếc, lạc nhân... Với mặt hàng kinh doanh tổng hợp , hàng năm công ty làm ăn với háng trăm bạn hàng nhập khẩu của trên hai mươi nước khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thị trường ra theo nhóm lớn : Asean, các nước châu á khác, EU, Đông Âu, Mỹ và châu Mỹ . 2. Quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được Trước năm 1993 giai đoạn này công ty gặp nhiều khó khăn do tình hình chung, việc áp dụng chính sách đổi mới đã đem đến nhiều biến động kinh tế xã hội. Thị trường trong nước thiếu vốn, thiếu hàng hoá nghiêm trọng. Thị trường tiền tệ có những biến động phức tạp, lạm phát liên tục cao nhiều năm, tỉ giá hối đoái cứng nhắc không phù hợp với thực tế. Ngoài ra còn có sự thay đổi của chính sách thuế, hoạt động của ngành tài chính ngân hàng yếu kém... là những trở ngại hết sức to lớn cho một doanh nghiệp còn non trẻ. Trước thực trạng đó công ty phải không ngừng nỗ lực tìm hướng đi cho riêng mình như thay đổi hình thức kinh doanh , mở rộng sản xuất , mở rộng mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu , tham gia liên doanh. Nhìn chung giai đoạn này kim ngạch xuất nhập khẩu công ty giảm sút từ năm 1998, do sự khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực và do sự sụp đổ hệ thống các nước XHCN trong đó các nước Đông Âu vốn là bạn hàng chủ yếu của công ty. Từ đầu năm 1993 tới nay nền kinh tế thị trường mở ra nhiều thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Việc cơ chế quản lý ngoại thương thông thoáng cho phép tăng số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từ 12 lên 1200 doanh nghiệp cùng với đầu tư của nước ngoài được tăng nhanh làm cho môi trường kinh doanh trở nên khốc liệt. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu thông qua đầu mối ... đối với nhiều mặt hàng lớn , kim ngạch cao mà công ty chỉ được tham gia với số lượng thấp , rất nhiều mặt hàng bị cắt giảm : gạo, cà phê, than... mức lãi gộp chỉ còn 2,7 - 3%. Tình hình đó đã khiến công ty chủ trương với hoạt động đa dạng hoá kinh doanh, tạo ra 3 mảng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó lấy kinh doanh xuất nhập khẩu làm trọng tâm. Về hoạt động xuấtkhẩu giai đoạn này bắt đầu đòi hỏi công ty phải năng động bám sát thị trường trong và ngoài nước. Về mặt hàng lấy mặt hàng chủ lực là gia công may mặc (tới 50% kế hoặch kinh doanh). đây là mặt hàng không đem lại hiệu quả kinh doanh cao lắm nhưng lại có ý nghĩa tích cực vì giải quyết việc làm cho công nhân Năm 1995 công ty được xếp thứ 11 trên tổng số 300 xí nghiệp và công ty may xuất khẩu may mặc cả nước. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại mặt hàng khác như nông sản, hải sản, xe máy... Về sản xuất năm 1994 bắt đầu đưa vào sử dụng xí nghiệp may Đoạn Xá tạo nguồn hàng ổn định và có sức cạnh tranh cho công ty để xuất khẩu đồng thời tạo việc và thu nhập ổn định cho trên 300 công nhân. Năm 1998 xí nghiệp sản xuất được 56.000 sản phẩm trị giá 2,105 tỷ VNĐ đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty. Giữa năm 1999 công ty đưa vào hoạt động xí nghiệp chế biến quế bước đầu xuát khẩu và thu lãi trên 40 triệu đồng. Công ty dự kiến mỗi năm xuất khâu 2 - 2.5 triệu USD, thu về cho mỗi năm cho công ty khoảng 300.000USD Tới những năm gần đây công ty tiếp tục mở rộng hơn nữa cac hình thức kinh doanh như tận dụng kho thừa và các đội xe cho thuê, năm 1998 thu về cho công ty gần 1,5 tỷ đồng. Tông ty cũng tổ chúc làm dịch vụ giao nhận, vận chuyển ngắn dễ khai thác hàng lẻ ... dù lãi không cao nhưng là biện pháp thu hút xuất nhập khẩu uỷ thác. Công ty đã phát triển 3 chi nhánh TPHCM, Hải phòng, Đà Nẵng, các chi nhánh này sẽ là chỗ dựa cho công ty trong việc khai thác tiềm năng hàng xuất khẩu địa phương , đẩy mạnh xuất khẩu. Riêng chi nhánh Hải Phòng có chức năng chính là giao nhận hàng xuất nhập khẩu của công ty nhằm giảm chi phí, tổ chức dịch vụ giao nhận và cho thuê kho bãi tại Hải Phòng. Năm Thực hiện doanh thu(USD) So với kế hoặch(%) Nộp NSNN(TỷVNĐ) 1993 40.000.000 102,00 41,897 1994 49.222.434 103,19 40,645 1995 56.611.299 113,20 39,839 1996 61.500.000 108,00 42,970 1997 68.040.200 115,40 43,655 1998 57.153.768 102,29 53,818 Các chỉ tiêu tài chính đều thực hiện vượt kế hoặch được giao và công ty luôn đạt mức tăng trưởng trên 10%. Công ty góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước (đến 1996 là 194 tỷ VNĐ). Phần IV GiảI pháp để phát triển công ty Cần phải xác định đúng hướng phát triển dài hạn và mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng thời kỳ kế hoạch để có giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể . Thường xuyên quan tâm phát triển nguồn lực( bao gồm cả vốn và con người ) Trong hoạt động cũng như quản lý nội bộ luôn tuân thủ và lấy chính sách pháp luật làm cơ sở điều chỉnh mọi hành vi, lấy ổn định làm mục tiêu chính. Xây dựng và phát triển mạng lưới bạn hàng tin cậy và bền vững trên nguyên tắc “nêu cao chữ tín, hai bên cùng có lợi”. Luôn quan tâm đến đoàn kết nội bộ tình hình của cán bộ công nhân viên. Tiếp tục duy trì kinh doanh tổng hợp với 3 lĩnh vực là : xuất nhập khẩu - sản xuất - dịch vụ, cố gắng tăng trưởng ở hoạt động sản xuất và dịch vụ. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên chức , tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, động viên cán bộ công nhan vien phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể t
Luận văn liên quan