Quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia - Thực tiễn một sốnước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia

Mối quan hệgiữa luật quốc tếvà luật quốc gia chủyếu thểhiện qua quan hệthứbậc giữa điều ước quốc tếvà pháp luật quốc gia cũng như việc áp dụng điều ước quốc tế ởquốc gia đó. Đây là một trong những vấn đềcơ bản của khoa học pháp lý hiện đại. Những luận điểm cơ bản là: 1. Pháp luật quốc tếvà pháp luật quốc gia là hai bộphận cấu thành của cùng một hệthống phápluật hay là hai hệthống khác nhau 2. Các quy phạm ĐƯQT có vịtrí thếnào trong tương quan so sánh với pháp luật quốc gia 3. Điều ước quốc tếcó thểđược áp dụng trực tiếp hay được thong quá quá trình chuyển hoá ĐƯQT vào pháp luật quốc gia. Đối với những vấn đềtrên, mỗi quốc gia đều có những qui định riêng; tuy nhiên về tổng thểdựa trên cách ứng xửcủa các quốc gia, người ta thường chia thành 4 nhóm nước : nước thông luật, nhóm nước dân luật. nhóm nước, nhóm nước xã hội chủnghĩa cũ, nóm nước đang phát triển. Dưới đây sẽtìm hiểu quan điểm của các nhóm nước vềđiều ước quốc tế thông qua phân tích một s ốnước đại diện.

pdf9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia - Thực tiễn một sốnước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia Thực tiễn một số nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia 2 Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia chủ yếu thể hiện qua quan hệ thứ bậc giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như việc áp dụng điều ước quốc tế ở quốc gia đó. Đây là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý hiện đại. Những luận điểm cơ bản là: 1. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống pháp luật hay là hai hệ thống khác nhau 2. Các quy phạm ĐƯQT có vị trí thế nào trong tương quan so sánh với pháp luật quốc gia 3. Điều ước quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp hay được thong quá quá trình chuyển hoá ĐƯQT vào pháp luật quốc gia. Đối với những vấn đề trên, mỗi quốc gia đều có những qui định riêng; tuy nhiên về tổng thể dựa trên cách ứng xử của các quốc gia, người ta thường chia thành 4 nhóm nước : nước thông luật, nhóm nước dân luật. nhóm nước, nhóm nước xã hội chủ nghĩa cũ, nóm nước đang phát triển. Dưới đây sẽ tìm hiểu quan điểm của các nhóm nước về điều ước quốc tế thông qua phân tích một số nước đại diện. 1, Nhóm nước thông luật: đại diện: nước Anh (UK) a. Quan hệ thứ bậc Về cơ bản, có hai trường phái về quan hệ thứ bậc giữa ĐƯQT và luật quốc gia : trường phái nhất nguyên coi pháp luật quốc tế và luật quốc gia 3 là hai bộ phận cấu thành của cùng một hệ thống, trong khi trường phái nhị nguyên cho rằng đây là hai hệ thống tách biệt hoàn toàn và chỉ có mối quan hệ trong một chừng mực nhất định. Cùng trong nhóm thông luật nhưng nếu như Mỹ theo trường phái nhất nguyên dung hoà thì UK lại theo trường phái nhị nguyên dung hoà. Chủ nghĩa nhị nguyên dung hoà xuất phát từ chỗ tách biệt cơ bản hai hệ thống pháp luật là pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế nhưng không phủ nhận khả năng xung đột giữa hai hệ thống này. Cả hai hệ thống luật có các quy định dựa vào nhau, dẫn chiếu nhau , hoặc chuyển hoá các quy phạm từ hệ thống pháp luật này đến hệ thống pháp luật khác. Do đó mà pháp luật quốc tế chiếm ưu thế hơn pháp luật quốc gia. b. Việc áp dụng ĐƯQT Bất kể theo trường phái nhất nguyên hay nhị nguyên, các nước sẽ vẫn phải bằng cách này hay cách khác thực hiện những ĐƯQT mà mình đã ký kết. Điều 27 Công ước Viên năm 1969 của LHQ về luật ĐƯQT qui định: “ Một bên không thể viện dẫn những qui định pháp luật trong nước của mình là lý do để không thi hành điều ước”. Tuy nhiên cách thức để làm cho ĐƯQT có hiệu lực vẫn khác nhau các nước theo hai trường phái: Phái chấp nhận cho rằng ĐƯQT có hiệu lực trực tiếp trong các lĩnh vực của pháp luật quốc gia mà không cần nội luật hoá; phái chuyển hoá cho rằng pháp luật quốc tế không thể được áp dụng trực tiếp và ĐƯQT muốn phát huy hiệu lực thì phải được nội luật hoá, 4 nghĩa là toàn bộ hoặc một phần nội dung điều ước phải được chuyển đổi dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Học thuyết chấp nhận Khước từ việc ban hành văn bản thi hành của nhà nước như là cầu nối giữa quy phạm pháp luật quốc tế và việc áp dụng trong nước. Với sự chấp nhận, các quy phạm ĐƯQT được công nhận như là pháp luật trong nước. Và UK là quốc gia đi đầu cho việc áp dụng nguyên tắc này ở các nước theo hệ thống luật Ănglo-Xắc xông. Luật UK quy định: “luật quốc tế là một bộ phận của luật quốc gia” (Blackstone). 2. Nhóm nước dân luật ( Civil law): Hà Lan a) Thứ tự ưu tiên của điều ước quốc tế so với luật quốc gia Luật quốc gia Hà Lan không quy định rõ điều ước quốc tế có phải là một bộ phận cấu thành luật quốc gia hay không nhưng vẫn thừa nhận giá trị ưu tiên của điều ước quốc tế so với luật quốc gia, thậm chí điều ước quốc tế có thể được xếp ngang hàng với Hiến pháp. Theo điều 65, Hiến pháp Hà lan: “ Các điều luật mà được ban hành trước hoặc sau khi điều ước quốc tế được công bố nếu việc áp dụng mà trái với các quy định của hiệp định thì sẽ không được áp dụng.” Theo quy định của điều 66, Hiến pháp các điều ước quốc tế sẽ có giá trị ràng buộc ngay sau khi được công bố. Và do đó sẽ được áp dụng một cách trực tiếp tại các toà án của Hà lan theo quy định của điều 60, đoạn 3, 5 hiến pháp: “Các Toà án không có thẩm quyền để xem xét tính hợp hiến của các hiệp định này”. b) Thẩm quyền ký kết và phê chuẩn điều ước quốc tế Theo quy định của Điều 60, Hiến pháp Hà lan 1956: “ Nhà vua có thẩm quyền ký kết các hiệp định với các chính quyền nước ngoài và các tổ chức quốc tế mà dựa trên luật quốc tế. Nếu những hiệp đinh này yêu cầu phê chuẩn thì nhà vua cũng có thẩm quyền phê chuẩn. Những hiệp định này phải được đệ trình lên Quốc hội trong thời gian sớm nhất; khi có được sự thông qua của Quốc hội chúng mới được phê chuẩn và có hiệu.... Các Toà án không có thẩm quyền để xem xét tính hợp hiến của các hiệp định này.” Hà Lan là một nước quân chủ lập hiến vẫn còn tồn tại chế độ vua chúa, tuy nhiên hầu hết quyền lực của Nhà vua lại đặt dưới sự điều chỉnh của Quốc hội. Do đó, ở Hà Lan Nhà vua có thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế nhưng phải được sự thông qua của Quốc hội thì điều ước đó mới được phê chuẩn và có hiệu lực. Tuy nhiên trong những trường hợp quy định trong Điều 62, Hiến pháp 1956 thì điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực ngay mà không cần đến sự thông qua của Quốc hội. Điều 62, Hiến pháp Hà Lan 1956 quy định về việc có hiệu lực của điều ước quốc tế mà không cần có sự thông qua của Quốc hội 6 “a. nếu hiệp định liên quan đến những vấn đề được tuyên bố trong luật pháp; b. nếu hiệp định liên quan đến việc thi hành một hiệp định khác đã được thông qua ..... d. trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến lợi ích quốc gia thì hiệp định sẽ ngay lập tức có hiệu lực.... c) Thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế Theo quy định của Hiến pháp cũ, các hiệp ước (mà sau khi ký kết cần phải được phê chuẩn) cần phải được thông qua bởi Nghị viện sau khi được ký kết phải được đệ trình lên Quốc hội như một phần phụ lục của một dự luật miễn là dự luật đó đã được thông qua. Sau khi dự luật trên được ban hành, hiệp ước sẽ được nhà vua phê chuẩn. Các hiệp định khác ( mà không cần phải phê chuẩn trước khi thông qua) chỉ cần đệ trình lên Quốc hội để thông báo ngay sau khi nó có hiệu lực. Tuy nhiên , do số lượng các hiệp ước và hiệp định ngày càng tăng nên nguyên tắc các hiệp định cần phải được Quốc hội thông qua có thể ngăn cản sự có hiệu lực của các hiệp định. Do đó, hiến pháp sửa đổi năm 1956 đã quy định về cơ chế đồng thuận của Quốc hội tại điều 61. Nhưng thủ tục được quy định trong điều 61 chỉ được áp dụng nếu nhà vua không cho rằng điều đó là cần thiết để đệ trình một hiệp định lên Quốc hội. Nếu nhà vua nghĩ rằng đó là cần thiết để một hiệp định được thông qua bởi Quốc hội. 7 Điều 60 Hiến pháp sửa dổi 1956 cũng quy định rằng các hiệp định phải đệ trình lên Quốc hội ngay khi có thể. Việc này áp dụng cả trong trường hợp không cần có sự thông qua của Quốc hội. Tuy nhiên Hiến pháp năm 1956 cũng quy định rằng Nhà vua trong quá trình đệ trình hiệp định lên Quốc hội cũng phải chỉ ra rằng liệu: hiệp định có nằm trong những ngoại lệ ở điều 62 không; hiệp định có thuộc những hiệp định được quy định trong điều 61 hay không; liệu chính phủ có ý định đệ trình 1 dự thảo Luật bao gồm cả sự thông qua một cách hợp pháp hay không Philippin: Nhóm nước đang phát triển Tương tự luật của Anh Article 2: Declaration of Principles and State Policies Principles SEC. 2. The Philippines renounces war as an instrument of national policy, adopts the generally accepted principles of international law as part of the law of the land and adheres to the policy of peace, equality, justice, freedom, cooperation, and amity with all nations. SEC. 5. The Supreme Court shall have the following powers: (1) Exercise original jurisdiction over cases affecting ambassadors, other 8 public ministers msand consuls, and over petitions for certiorari, prohibition, mandamus, quo warranto, and habeas corpus. (2) Review, revise, modify , or affirm on appeal on certiorari, as the law or the Rules of Court may provide, final judgments and orders of lower courts in: (a) All cases in which the constitutionality or validity of any treaty, international or executive agreement, law, presidential decree, proclamation, order, instruction, ordinance, or regulation is in question. SEC. 4. (1) The Supreme Court shall be composed of a Chief Justice and fourteen Associate Justices. It may sit en banc or, in its discretion, in divisions of three, five, or seven Members. Any vacancy shall be filled within ninety days from the occurrence thereof. (2) All cases involving the constitutionality of a treaty, international or executive agreement, which shall be heard by the Supreme Court en banc, and all other cases which under the Rules of Court are required to be heard en banc, including those involving the constitutionality, application, or operation of presidential decrees, proclamations, orders, instructions, ordinances, and other regulations, shall be decided with the concurrence of a majority of the Members who actually took part in the deliberations on the issues in the case and voted thereon. 9