Quản lý thuế theo cơ chế tự khai nộp tại tỉnh Nam Đinh

Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Thuế có sự điều tiết, chia sẻ và công bằng giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, đồng thời nói lên sức mạnh tự chủ về tài chính của một quốc gia. Từ năm 1/7/2007, thực hiện theo Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29-11-2006, cơ chế tự khai tự nộp thuế đã được áp dụng rộng rãi trên khắp cả nước, trong đó có địa bàn tỉnh Nam Định. Trải qua 5 năm áp dụng cơ chế mới, cục thuế tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tích nhất định, tổng quan nhất có thể kể đến là việc đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu thu ngân sách trước hai năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc quản lý thuế vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế cần được khắc phục đặc biệt về vấn đề kê khai thuế. Cụ thể, qua đợt điều tra, rà soát đầu năm 2011, Cục Thuế tỉnh đã phát hiện 10/10 chi cục thuế địa phương đều có sai lệch trong mã số thuế đã cấp và mã số thuế đang quản lý với số lượng sai lệch lên tới 499 trường hợp. Mức độ sai lệch giữa thông tin trong đăng ký với thực trạng từ ít đến nhiều, cá biệt nhiều doanh nghiệp, đơn vị hiện nay đã dừng hoạt động, nhưng vẫn có tên trong hồ sơ đăng ký thuế của chi cục địa phương. Cụ thể, Thành phố Nam Định sai lệch 143 trường hợp, huyện Nghĩa Hưng sai lệch 80 trường hợp, huyện Ý Yên sai lệch 58 trường hợp, huyện Hải Hậu sai lệch 43 trường hợp, huyện Giao Thủy sai lệch 27 trường hợp Về kê khai thuế, tính đến 31-8-2011, toàn tỉnh có 3.605 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng mới có 3.492 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế trên phần mềm ứng dụng, đạt 93%. Trong đó, mới có 86,7% nộp tờ khai đúng hạn, chất lượng tờ khai đúng đạt 99,2%, vẫn còn 0,8% tờ khai sai, không đạt chất lượng.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý thuế theo cơ chế tự khai nộp tại tỉnh Nam Đinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Thuế có sự điều tiết, chia sẻ và công bằng giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp, đồng thời nói lên sức mạnh tự chủ về tài chính của một quốc gia. Từ năm 1/7/2007, thực hiện theo Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29-11-2006, cơ chế tự khai tự nộp thuế đã được áp dụng rộng rãi trên khắp cả nước, trong đó có địa bàn tỉnh Nam Định. Trải qua 5 năm áp dụng cơ chế mới, cục thuế tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tích nhất định, tổng quan nhất có thể kể đến là việc đã hoàn thành thắng lợi mục tiêu thu ngân sách trước hai năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc quản lý thuế vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế cần được khắc phục đặc biệt về vấn đề kê khai thuế. Cụ thể, qua đợt điều tra, rà soát đầu năm 2011, Cục Thuế tỉnh đã phát hiện 10/10 chi cục thuế địa phương đều có sai lệch trong mã số thuế đã cấp và mã số thuế đang quản lý với số lượng sai lệch lên tới 499 trường hợp. Mức độ sai lệch giữa thông tin trong đăng ký với thực trạng từ ít đến nhiều, cá biệt nhiều doanh nghiệp, đơn vị hiện nay đã dừng hoạt động, nhưng vẫn có tên trong hồ sơ đăng ký thuế của chi cục địa phương. Cụ thể, Thành phố Nam Định sai lệch 143 trường hợp, huyện Nghĩa Hưng sai lệch 80 trường hợp, huyện Ý Yên sai lệch 58 trường hợp, huyện Hải Hậu sai lệch 43 trường hợp, huyện Giao Thủy sai lệch 27 trường hợp… Về kê khai thuế, tính đến 31-8-2011, toàn tỉnh có 3.605 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng mới có 3.492 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế trên phần mềm ứng dụng, đạt 93%. Trong đó, mới có 86,7% nộp tờ khai đúng hạn, chất lượng tờ khai đúng đạt 99,2%, vẫn còn 0,8% tờ khai sai, không đạt chất lượng. Để giải quyết những vấn đề tồn đọng cũng như phát huy các thành tích đã đạt được, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện cũng như bổ sung, quản lý thật tốt các quy định, quy trình về thuế. Một trong những hoạt động cần tiến hành ngay là việc nghiên cứu nâng cao công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Phần 1: Cơ sở lý luận Khái niệm Cơ chế tự khai tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kì kê khai của mình và căn cứ vào những quy định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai. Vai trò Cơ chế tự khai, tự nộp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các quy định về thuế hiện nay, đó là cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, dựa trên ý thức tuân thủ tự giác của người nộp thuế. Với việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì cơ quan Thuế sẽ không phải can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp mà tập trung nguồn lực cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế có đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng tăng cường các biện pháp theo dõi giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hành vi phạm pháp luật thuế, tránh gây thất thu ngân sách nhà nước. Việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp là phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính của nhà nước theo hướng dân chủ, tôn trọng và phát huy tính tự giác, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người dân. Người nộp thuế được giảm bớt các thủ tục hành chính, được chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước. Còn về phía cơ quan Thuế, cơ chế tự khai tự nộp sẽ tạo điều kiện để sắp xếp lại bộ máy quản lý chuyên sâu theo chức năng, chuyên môn hóa tới từng cán bộ. Khi áp dụng cơ chế này, cơ quan Thuế có thể đáp ứng yêu cầu quản lý khi số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, các giao dịch kinh tế diễn ra ngày một phức tạp và đảm bảo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, nền kinh tế ngày càng phát triển, luật doanh nghiệp mới có một số quyết định thông thoáng hơn nên số lượng các doanh nghiệp, đối tượng sản xuất kinh doanh ngày càng tăng lên nhiều. Trong khi đó số cán bộ thuế còn thiếu nhiều về cả số lượng và chất lượng. Việc quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng công việc cho các cán bộ ngành thuế, giúp cho cán bộ thuế theo kịp sự phát triển mở rộng nhanh chóng của các doanh nghiệp về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy thực hiện quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế thời đại, nhất là trong điều kiện hiện nay nhà nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc điểm Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là một phương thức quản lý thuế được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế, quản lý thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Cơ chế tự khai tự nộp thuế đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì tờ khai là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Theo cơ chế này cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai , nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế … Áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan Thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vướng mắc về chính sách, chế độ thủ tục về thuế mà các tổ chức, cá nhân thường gặp trong quá trình kê khai, nộp thuế để đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước. Cơ chế tự khai, tự nộp là cơ chế quản lý thuế hiện đại, hiệu quả, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý cải tiến các quy trình quản lý rõ ràng làm tăng sự minh bạch trong quản lý thuế, đồng thời giảm bớt chi phí quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính thuế. 1.4. Điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế Việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi các điều kiện sau: -Hệ thống luật thuế phải thực sự minh bạch, người dân có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu chính sách thuế Để áp dụng cơ chế quản ký thuế tiên tiến đòi hỏi đối tượng nộp thuế phải nắm chắc các quy định của luật thuế để tự mình kê khai, tính toán đúng số thuế phải nộp cho Nhà nước. Muốn vậy, các luật thuế phải đơn giản , dễ hiểu, minh bạch, từng quy định trong các luật thuế phải được rõ ràng, không mơ hồ, không làm cho người dân muốn hiểu thế nào cũng được. -Trình độ dân trí cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân tốt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đạt hiệu quả thiết thực Vì đối tượng nộp thuế là người trực tiếp tính toán số thuế mà mình phải nộp cho ngân sách nhà nước, do đó đòi hỏi họ phải có một kiến thức cơ bản để hiểu được các quy định của luật thuế. Mặt khác , cơ chế tự khai, tự nôp đòi hỏi sự tự giác cao của đối tượng nộp thuế do vậy mà người dân cần phải có ý thức tuân thủ pháp luật tốt. để đạt được điều kiện này thì cơ quan quản lý thuế phải đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế. -Các cơ quan hành pháp phải có năng lực cao và phối hợp tốt với cơ quan thuế trong công tác quản lý hành chính Trong khi cơ chế tự khai, tư nộp thuế đòi hỏi đối tượng nộp thuế phải có sự tực giác tuân thủ cao thì có một bộ phận không nhỏ dân chúng có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt. Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan hành pháp nói chung và cơ quan thuế nói riêng phải có trình độ quản lý cao để đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật. -Các thủ tục như đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế…, phải đơn giản. Các chương trình thanh tra thuế và cưỡng chế thuế phải có hiệu quả và hiệu lực Các thủ tục về thuế phải đơn giản để giúp các tổ chức, cá nhân dễ dàng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đồng thời cơ quan thuế phải luôn luôn thanh tra, kiểm tra viẹc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế vì gian lận, trốn lậu thuế là một căn bênh kinh niên tồn tại song song cùng với việc thu thuế của Nhà nước. -Cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi phạm Khi áp dụng mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thì các chế tài pháp luật nghiêm minh là rất cần thiết, rất quan trọng trong bối cánh khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nước để trốn lậu thuế là khá cao, nhất là đối với nước ta- một nước có trình độ phát triển chưa cao về mọi mặt. Phần 2: Thực trạng 2.1. Thực trạng Từ 1/1/2007, khi cơ chế tự khai tự nộp được áp dụng rộng rãi trên cả nước, Cục thuế Nam Định đã tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp về kê khai thuế, các chính sách , chế độ như kê khai thuế, chế độ hoàn thuế, việc sử dụng quản lý hóa đơn chứng từ, chính sách ưu đãi miễn giảm thuế. Soạn thảo, in tài liệu về cơ chế tự khai, tự nộp thuế, giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp. Riêng kế toán trưởng của các doanh nghiệp được cán bộ nghiệp vụ hướng dẫn quy trình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. … Từ ngày 5 đến ngày 10 hằng tháng phòng tự khai tự nộp gửi doanh nghiệp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp để kê khai và nộp lại cho cơ quan Thuế trực tiếp hoặc qua bưu điện. Trong công tác, chi cục Thuế Nam Định đã bố trí các phòng ban thực hiện bốn chức năng: bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế; bộ phận xử lý kê khai thuế; bộ phận đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế , bộ phận thanh tra và kiểm tra thuế. Nhờ những cố gắng trong công tác và thực hiện tốt theo Luật quản lý thuế, từ năm 2005 đến nay, ngành Thuế Nam Định luôn giữ vững danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch. Năm 2005, tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (số thực hiện) đạt 531 tỷ đồng, năm 2006 là 689,5 tỷ đồng, năm 2007 khi thực hiện rộng rãi theo Luật quản lý thuế mới ban hành, con số đó đã tăng  lên 848,6 tỷ đồng. Năm 2008, tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (số thực hiện) đạt 1035,5 tỷ đồng. Năm 2011, tổng thu nội địa tính cân đối toàn tỉnh đạt 1.709,8 tỷ đồng, đạt 140% dự toán Trung ương giao, 135% dự toán tỉnh giao, bằng 113% kế hoạch năm và tăng 43% so với năm 2010. 100% các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức dự toán được giao, trong đó có nhiều khoản thu tăng trưởng khá như: Thu doanh nghiệp Trung ương tăng 30%, lệ phí trước bạ tăng 30%, thuế TNCN tăng 59%, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 121%... Các huyện, thành phố đều hoàn thành vượt mức dự toán UBND tỉnh giao, trong đó, có 3/10 đơn vị hoàn thành toàn diện các khoản thu. Công tác tuyên truyền; cải cách thủ tục hành chính; thanh tra, kiểm tra được thực hiện tốt, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi nộp thuế. Bảng : Giá trị thuế thu được tại cục thuế tỉnh Nam Định Năm 2005 2006 2007 2008 2010 2011 Thuế thu được (tỷ đồng) 531 689,5 848,6 1035,5 1195 1709,8 Biểu đồ: Giá trị thuế thu được tại cục thuế tỉnh Nam Định Đặc biệt, Thực hiện chương trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế, trong thời gian qua, Nam Định đã triển khai nhiều nội dung thiết thực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Người nộp thuế như: Thực hiện tốt cơ chế “ một cửa”; đẩy mạnh việc tự tính, tự khai, tự nộp cho Người nộp thuế; cung cấp các phần mềm ứng dụng về kê khai, quyết toán thuế cho doanh nghiệp…Từ tháng 4 năm 2012, Cục Thuế Nam Định triển khai thực hiện về kê khai thuế qua mạng Internet. Đối với cơ cơ quan thuế, khai thuế qua mạng là một nội dung quan trọng đối với công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Đây là giải pháp nhằm giảm tình trạng quá tải, áp lực cho các cơ quan thuế mỗi khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế. Giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai, đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như tìm kiếm thông tin. 2.2. Ưu và nhược điểm 2.2.1. Ưu điểm của cơ chế tự khai, tự nộp. Cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đây là cơ chế tiên tiến đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan thu thuế và tổ chức , cá nhân nộp thuế. Cơ chế này có những ưu điểm sau: Tiết kiệm thời gian, công sức. Khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì hàng tháng cán bộ quản lý thu thuế sẽ không phải mất thời gian để tính toán lại số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế, không phải mất thời gian đi gửi thông báo thuế cho đối tượng nộp thuế. Hơn nữa, trong cơ chế “Thông báo thuế”, trường hợp đối tượng nộp thuế đã thực hiện nghiêm túc luật thuế, kê khai và tính toán chính xác số thuế phải nộp thì rõ ràng việc phải tính toán lại của cơ quan thuế là thừa và lãng phí thời gian, công sức. Với số lượng các đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh Nam Định tính tới quý I năm 2012 hiện lên đến trên 4200 doanh nghiệp thì việc không phải tính toán lại số thuế phải nộp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho cán bộ quản lý thu thuế. Còn đối với các đối tượng nộp thuế thì với việc cơ chế tự khai, tự nộp sẽ làm giảm được các thủ tục hành chính trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của mình, do đó cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế. Khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì hàng tháng cơ quan Thuế không phải gửi thông báo thuế nên ngành thuế tiết kiệm được chi phí giấy mực, in ấn, cước phí bưu điện… đem lại một hiệu quả kinh tế không nhỏ, bởi chi phí hành thu càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý thuế càng được nâng cao. Ngoài ra, khi thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp cơ cấu tổ chức của cơ quan Thuế được tổ chức theo chức năng nên bộ máy quản lý sẽ gọn nhẹ hơn, bớt cồng kềnh , do đó giảm được một phần lớn chi phí quản lý mà hiệu quả quản lý vẫn cao. Nâng cao trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế. Với cơ chế “Thông báo thuế” trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp không cao bởi vì số thuế họ phải nộp được xác định theo thông báo của cơ quan Thuế. Vì vậy, có thể có tình trạng các cơ sở kinh doanh tính toán số liệu một cách qua loa, đại khái và nếu cán bộ thuế kiểm tra không kỹ thì có thể dẫn đến sai số thuế phải nộp mà các cơ sở kinh doanh đó không hề có lỗi. Nhưng khi áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thì đối tượng nộp thuế phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu kê khai và cả tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp. Tức là, đối tượng nộp thuế được nâng cao trách nhiệm pháp lý trong việc kê khai thuế với Nhà nước, tăng sự tự giác ,được chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.Hơn nữa,còn thiết lập được niềm tin giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế. Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan Thuế . Thực hiện áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế cơ quan Thuế có điều kiện để cải tiến cơ cấu tổ chức nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có, công tác quản lý thu thuế được tổ chức theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên môn hóa . Nhờ việc không mất thời gian tính toán lại số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế và phát hành thông báo thuế mà cán bộ Thuế có điều kiện tập trung thời gian và công sức cho các công việc quản lý khác như: công tác phục vụ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình đối với Ngân sách nhà nước, công tác thanh tra ,kiểm tra,công tác đôn đốc thu nộp và cưỡng chế thuế…Triển khai thực hiện cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho ngành thuế đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý mà cụ thể là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thu thuế.Đó là tiền đề để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế. 2.2.2. Hạn chế của cơ chế tự khai, tự nộp Khi áp dụng một cơ chế chính sách, bên cạnh những lợi ích to lớn thì cũng có nhiều điểm hạn chế. Do đó, việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế nếu không đáp ứng đựơc những điều kiện nhất định thì sẽ có những hạn chế sau: - Nguy cơ trốn lậu thuế, thất thoát thuế lớn nếu trình độ dân trí thấp và không có biện pháp quản lý thuế phù hợp. Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp, chẳng hạn công tác kiểm tra không kịp thời, việc phổ biến các luật thuế kém hiệu quả, công tác hướng dẫn các đối tượng nộp thuế không đầy đủ, chu đáo … Có thể dẫn đến các tình trạng đối tượng nộp thuế lợi dụng việc không kiểm tra tính toán lại số thu thường kì của cơ quan Thuế để cố tình kê khai sai nhằm trốn lậu thuế. Trong trường hợp do hiểu biết các luật thuế của đối tượng nộp thuế kém và công tác hướng dẫn của cơ quan Thuế không hiệu quả thì có thể có tình trạng kê khai sai số thuế phải nộp một cách vô ý. Với trình độ dân trí của nước ta còn thấp, ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao thì nguy cơ thất thoát thuế là rất lớn. Đòi hỏi cao về cơ sở vật chất và trình độ quản lý của các cơ quan Nhà Nước Để áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp một cách hiệu quả đòi hỏi cơ sở vật chất của ngành thuế phải được hiện đại hóa, đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc sao cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu có thể phục vụ nhanh chóng và chính xác. Do đó, cần phải có sự đầu tư ban đầu rất lớn trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Mặt khác, trình độ quản lý của các quan hành pháp hiện nay còn thấp, nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng có thể xảy ra tình trạng buông lỏng công tác quản lý thuế. Phần 3: Giải pháp 3.1. Định hướng, phương hướng Đại hội Đảng bộ ngành lần thứ VII, nhiệm kỳ 2010-2015 cục thuế tỉnh Nam Định đã đặt ra mục tiêu thu ngân sách hàng năm tăng 15% trở lên so cùng kỳ, phấn đấu tổng thu ngân sách đến năm 2015 đạt 2.000 tỷ . Từ mục tiêu cụ thể, ngoài nhiệm vụ thu ngân sách ngành Thuế còn tập trung thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết khó khăn trong quản lý thuế, đồng thời cải tiến các quy trình, thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản hoá thủ tục, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế với cơ chế tự khai, tự nộp góp phần giải quyết các công việc liên quan về thuế tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, ngành Thuế triển khai thực hiện tốt các chính sách về thuế mới, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 3.2. Giải pháp Để nâng cao hiệu quả của cơ chế tự khai, tự nộp thuế và hạn chế được những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai theo cơ chế tự khai, tự nộp thì cơ quan Thuế cần quan tâm, chú trọng tới công tác cơ bản sau: Đối với vấn đề quản lý chung của Chính phủ: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về thuế. Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản, minh bạch. Mọi quy định trong chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu, các quy định về thuế chỉ nên chứa đựng trong văn bản thuế, tránh tình trạng muốn thực hiện một quy định trong luật thuế người ta phải tham chiếu quá nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chẳng hạn như đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay, để thực thi nó cần phải đọc tới hàng chục văn bản khác như: luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật doanh nghiệp, luật lao động, một số quyết định của Bộ tài chính, luật khuyến khích đầu tư trong nước… Đồng thời cần phải giao thêm quyền cho cơ quan Thuế trong việc cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoàn thiện và nâng cao tính pháp lý của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính lên thành Luật xử lý các vi phạm hành chính. Định nghĩa rõ hành vi trốn lận thuế trong bộ luật hình sự và nâng cao mức hình phạt đối với tội trốn thuế. - Đẩy mạnh công tác hưỡng dẫn, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp. Cơ quan Thuế cần phải chuyển đổi từ việc chủ yếu dùng quyền lực để quản lý sang hỗ trợ phục vụ để các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan Thuế cần nhìn nhận các đối tượng nộp thuế như là khách hàng của mình, như các đối tượng cần được phục vụ. Cá