Quản Trị kinh doanh với sản phẩm cafe của Công Ty Trung Nguyên để thâm nhập vào thị trường Mỹ

Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô tại Mỹ như thế nào ? có thuận tiện cho việc kinh doanh café không ? - Xem sản phẩm café hiện tại của công ty có phù hợp với thị trường Mỹ hay không ? + Nếu không phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào. + Nếu phù hợp thì đâu là thị trường mục tiêu? Đâu là khách hàng tiềm năng? - Năng lực của công ty có đáp ứng được yêu cầu trong việc thâm nhập thị trường mới không ? - Đối thủ cạnh tranh hiện tại như thế nào? (là ai, sản phẩm , giá cả, khách hàng, nhà cung ứng, điểm mạnh , điểm yếu, chiến lược kinh doanh của họ) - Các biện pháp, phương hướng cải thiện tình hình để thâm nhập thị trường

pdf31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản Trị kinh doanh với sản phẩm cafe của Công Ty Trung Nguyên để thâm nhập vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh Viên: Lê Trường Thọ (22/7/1990) Lớp : QTKD 2A3 Giảng viên hướng dẫn : Trần Mạnh Hùng Bài Thực Hành QTKDQT Quản Trị kinh doanh với sản phẩm cafe của Công Ty Trung Nguyên để thâm nhập vào thị trường Mỹ A. Chuẩn bị kinh doanh . I. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra thị trường kinh doanh sản phẩm đó “ Trung Nguyên – khơi nguồn sáng tạo ” Chúng tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm café Trung Nguyên. Kính mong Anh/Chị bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi sau. Xin vui lòng đánh dấu vào ô thích hợp với ý kiến của Anh/Chị. Câu 1: Anh/Chị hay sử dụng sản phẩm cafe của nước nào ? Việt Nam Brazil Colombia Khác : ……….. Câu 2: Anh/Chị vui lòng cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn sản phẩm café của mình? (1) Đồng ý ; (2) Tương đối đồng ý ; (3) Không đồng ý Các chỉ tiêu 1 2 3 1. Sản phẩm cafe - Chất lượng café - Hương vị café - Độ an toàn – vệ sinh 2. Giá cả - Tính phù hợp - Tính cạnh tranh - Chính sách thanh toán 3. Địa điểm - Không gian quán café - Mức độ tiện nghi - Gần nơi mình đứng - Sự thoải mái 4. Yếu tố người và dịch vụ - Phong cách phục vụ - Thái độ phục vụ - Dịch vụ hoặc các sản phẩm khác kèm theo ( sản phẩm khuyến mại, âm nhạc, phim ảnh …. ) 5. Thời gian phục vụ - Nhanh - Không quan trọng Câu 3: Anh/Chị thích uống café Trung Nguyên chứ ? Có Bình thường Không, Vì……… Câu 4: Anh/Chị thường sử dụng café vào thời điểm nào ( có thể chọn nhiều phương án) Buổi sáng Buổi Trưa Buổi Chiều Buổi tối Câu 5: Điều gì của cửa hàng Trung Nguyên khiến Anh/Chị cảm thấy hài lòng nhất : Không gian quán Thái độ phục vụ Giá cả Chất lượng cafe Câu 6: Bạn thích uống loại café số mấy của Trung Nguyên ? 1 5 2 6 3 7 4 8 Câu 7: Với thu nhập của bạn như hiện nay, giá 1 cốc café Trung Nguyên với bạn là như thế nào ? Rẻ Bình thường Đắt Quá đắt. Câu 8: Bạn có thể bỏ bao nhiêu tiền để thưởng thức 1 cốc café trong không gian bạn yêu thích ? < 50.000 đ 100.000đ – 200.000đ 50.000 – 100.000 đ Bất kỳ giá nào Câu 9 : Khi uống cafe, Anh/Chị thường thích được ? Giảm giá Tặng quà Tặng thẻ vip Câu 10 : Anh/Chị biết đến Trung Nguyên qua kênh thông tin nào ? Sách báo Internet Bạn bè, người thân Khác…………… Câu 11 : Anh/Chị vui lòng đóng góp ý kiến cho Trung Nguyên để nâng cao khả năng phục vụ và thỏa mãn sự hài lòng của Anh/Chị một cách tốt hơn. ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… Vui lòng điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào các mục sau: Họ và tên :…………………………………. Giới tính……………………………….. Nghề nghiệp :….…………………………….. Tuổi :…………………………..…….. Nơi công tác :………………………………… Xin trân thành cảm ơn sự và kính chúc Anh/Chị mạnh khỏe, hạnh phục ! II. Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường và những nội dung cần tập huấn cho nhân viên điều tra  Mục tiêu của việc điều tra thị trường: - Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô tại Mỹ như thế nào ? có thuận tiện cho việc kinh doanh café không ? - Xem sản phẩm café hiện tại của công ty có phù hợp với thị trường Mỹ hay không ? + Nếu không phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào. + Nếu phù hợp thì đâu là thị trường mục tiêu? Đâu là khách hàng tiềm năng? - Năng lực của công ty có đáp ứng được yêu cầu trong việc thâm nhập thị trường mới không ? - Đối thủ cạnh tranh hiện tại như thế nào? (là ai, sản phẩm , giá cả, khách hàng, nhà cung ứng, điểm mạnh , điểm yếu, chiến lược kinh doanh … của họ) - Các biện pháp, phương hướng cải thiện tình hình để thâm nhập thị trường. 1.Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường - Hiểu biết tối thiểu văn hóa, cách ứng xử tại Mỹ - Thành thạo Tiếng Anh, có khả năng tìm tài liệu và phân tích tài liệu bằng tiếng anh ; nghe, nói tốt. - Có trình độ chuyên môn : Là Cử nhân trở lên đã được đào tạo từ các khoa liên quan đến mặt Marketing như quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế… - Có kinh nghiệm : Tối thiểu 2 năm - Có các kỹ năng mềm cần thiết : khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng thuyết phục, khả năng giao tiếp và truyền đạt… - Nắm kĩ thông tin cần thiết của của Công Ty: như Sản phẩm, năng lực tài chính… - Có tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận và trung thực, nhanh nhẹn, nhậy bén, chịu được áp lực cao trong công việc. - Giới tính : Nữ (từ 25 -35 tuổi), ngoại hình tương đối. 2.Nội dung cần tập huẩn cho nhân viên điều tra - Trình độ ngoại ngữ - Kỹ năng mềm : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết phục. - Kỹ năng phân tích - Thông tin cần thiết về doanh nghiệp : sản phẩm, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh III. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường và giải thích lý do sử dụng phương pháp nghiên cứu đó - Phương pháp điều tra, khảo sát dựa vào bảng câu hỏi bằng thư tín: Lý do + Độ chính xác cao hơn + Thu thập khá đầy đủ thông tin mình cần thiết như : nhu cầu về sử dụng sản phẩm của công ty tại thị trường Mỹ ; Khả năng thanh toán của người sử dụng; nhóm đối tượng mục tiêu của DN. + Người dự vấn đọc và trả lời, không bị ảnh hưởng bởi người phỏng vấn. + Đối tượng cần điều tra có thể trả lời khi nào thuận tiện, không bị sức ép nào cả, nên độ chính sách sẽ cao hơn. + Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủ tục và bưu phí - Phương pháp bàn giấy : Lý do + Chi phí thấp + Không tốn nhân lực + Dễ kiếm, dễ thu thập + Thu thập được nhiều thông tin ngoài hơn: VD: môi trường kinh doanh (vĩ mô, vi mô) … + Kết hợp thêm để tăng độ chính xác của phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. IV. Xác định mẫu đối tượng cần điều tra và giải thích lý do chọn mẫu nghiên cứu đó 1. Khách hàng - Mẫu đối tượng : toàn bộ khách hàng từ 25 tuổi trờ lên ( đặc biệt là nam giới đã đi làm ) trong thành phố San Fansisco - Lý do : + Họ là những người có nhu cầu cao nhất và đi kèm là có khả năng thanh toán cao + Phù hợp nhất để tiêu dùng sản phẩm của công ty. + Họ cần tính sáng tạo cao. 2. Đối thủ cạnh tranh - Mẫu đối tượng : những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại ( như … ) , 1 số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế ( như …) trong thành phố San Fansisco. - Lý do : + Họ là những Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong việc kinh doanh, cũng như ảnh hưỏưng đến khả năng thu lợi nhuận của công ty. V. Thu thập và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh đối với sản phẩm đã lựa chọn 1. Phân tích môi trường vĩ mô từ đó nhận biết những cơ hội và thách thức của việc kinh doanh café tại thị trường Mỹ. a. Môi Trường Kinh Tế - Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu quả cao. - Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Mỹ từ năm 2000-2009 (USD/1 người) ( Nguồn : )  Nhìn vào biểu đồ ta thẩy rõ , thu nhập bình quân của người Mỹ đang tâng lên, ( từ năm 2000 là 35.000$ , sau đó liên tục tăng đến năm 2008 đã là hơn 47.000$, sau đó do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên năm 2009 đã giảm nhẹ xuống là 45.000%). Tuy nhiên, phân bố thu nhập của nước Mỹ không được đồng đều, chỉ có khoảng 4% dân Mỹ là những người giàu, có mức thu nhập nhiều triệu đô la mỗi năm, còn đại đa số nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được cao. Đều này có thể do trình độ học vấn, về cơ sở vật chất của từng nơi, từng khu vực khác nhau,… sẽ tạo nên năng suất lao động khác nhau do đó thu nhập cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và tiêu dùng trong khu vực đó. - Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ từ 1/2007 - 10/2010  Nhìn vào biểu đồ ta thấy, CPI của Mỹ tăng cao nhất vào tháng 7/2008 và sau đã có xu hướng giảm, đến tháng 1/2009 lại có chiều hướng tắng trờ lại  nền kinh tế Mỹ trong thời gian này không ổn định, lạm phát cao, đồng USD bị mất giá. - Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 19.200 VNĐ ( số liệu tháng 12 năm 2009 ) tăng so với đầu năm 2009 là 1USD =17.805 (nguồn: ntedalpha.com /2010/11/17/u- s-consumer- price-index- rose-0-2-in- october/ )  tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu. - Tốc độ tăng trưởng GDP các quý từ năm 2007 đến 2011 ( nguồn : )  Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP từ quý 4 năm 2009 đã có chiều hướng tăng trở lại Kết Luận : Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển mạnh sau cơn suy thoái  Đây là cơ hội lớn để mở rộng kinh doanh qua thị trường đầy tiềm năng này. b. Môi trường Công nghệ - Hoa Kỳ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo công nghệ khoa học kỹ thuật.  Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ : Ngày càng nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và thời gian từ khi có ý tưởng mới đến việc khi thực hiện thành công được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng thành công trong sản xuất cũng ngắn lại.  Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ Kết Luận : - Khoa học Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho các Doanh Nghiệp có thế tiếp cận được với nhiều công nghệ mới  giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất lượng cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, và cho phép tạo ra các sản phẩm mới. - Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hang và không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp c. Môi trường chính trị và pháp luật - Hệ thống kinh tế chính trị:  Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền phán xét đối với một hoạt động hay một bang được chia cho nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, một số cơ quan được bầu ra, một số là do chỉ định.  Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa án Tối cao đứng đầu).  Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai đảng chính điều hành: đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng Cộng hoà thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân chủ có chính sách cấp tiến. Đảng Cộng hoà thường được nhận ủng hộ tinh thần và tài chính từ các nhóm thương mại, các người sùng đạo Kitô giáo và người ở nông thôn, trong khi đảng Dân chủ thường nhận được ủng hộ từ các công đoàn và các nhóm người thiểu số. ( Nguồn : ) - Tình hình chính trị: Khá ổn định, vẫn còn nhiều trường hợp khủng bố. ( Theo thống kê thì 1 năm Mỹ có khoảng 58 vụ khủng bố) ( Nguồn: ) - Các luật lệ, quy định:  Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp phải áp dụng luật liên bang, luật từng bang hoặc có thể cả hai. VD: ở Hoa kỳ không có những qui định chung áp dụng cho cả liên bang về thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang một khác.  Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang.  Có một số bang có quy định về luật môi trường khắc khe hơn một số bang khác. (Nguồn ) - Các rào cản thương mại: Để hạn chế sự cạnh tranh của nước ngòai trên thị trường Hoa Kỳ cũng như bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước mà Mỹ đã áp dụng các mức thuế quan hay hạn ngạch để điều tiết thương mại. Một số lọai thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ như  Thuế theo trị giá: được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.  Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng.  Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản.  Thuế theo thời vụ: thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm  Thuế leo thang: nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao (Nguồn: ) - Các mức thuế quan:  Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ thương mại bình thường  Mức thuế (NTR) được áp dụng với những nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.  Mức thuế (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.  Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) . Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN  Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP.Theo luật Hoa Kỳ, cấm không cho nước cộng sản hưởng GSP trừ phi: các sản phẩm của nước đó được hưởng đối xử không phân biệt (MFN); nước đó là thành viên của WTO và là thành viên của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF); nước đó không bị thống trị hoặc chi phối bởi cộng sản quốc tế  Các hiệp định thương mại tự do song phương hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN ( Nguồn : https://www.gtap.agecon.purdue.edu/resources/download/1870.pdf ) - Các rào cản phi thuế quan: Ngoài việc áp dụng biểu thuế quan, Mỹ còn thiết lập một số hàng rào phi thuế quan để hạn chế hàng nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan gồm các rào cản về kỹ thuật thuế chống phá giá và thuế đối kháng cũng như hạn ngạch nhập khẩu nhằm buộc các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ cũng như những nước xuất khẩu phải chịu trách nhiệm tuyệt đối với những khuyết tật của sản phẩm mà gây hại cho người tiêu dùng.  Thuế theo hạn ngạch: Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, nếu vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu.  Thuế chống phá giá (antidumping duties- Ads): là lọai thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng trên thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở nước sản xuất. Thuế chống phá giá được áp dụng khi:  Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ  Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ  Thuế đối kháng hay thuế trợ giá (countervailing duties – CVDs): là lọai thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nước ngòai cấp cho người xuất khẩu khi bán hàng hóa vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm giá hàng thấp một cách giả tạo gây thiệt hại cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ; được áp dụng khi:  USITC phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ  DOC phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ. (nguồn: - Một số luật bảo vệ người tiêu dùng mà được xem như là hàng rào phi thuế quan: + Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act) + Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act) + Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act) + Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm Kết luận: - Hệ thống pháp luật phức tạp, hàng rào thuế quan gay gắt gây nên khó khăn khi quan hệ với Mỹ về mọi lĩnh vực. - Hệ thống chính trị với bộ máy nhà nước có cấu trúc phức tạp nên việc giải quyết một vấn đề nào đó cũng rất phiền phức. Nhưng có một điểm nổi bật chính là dân chủ, chính quyền chịu nghe ý kiến của dân. Một cơ hội mà Việt Nam có được từ chính quyền Mỹ là một quan hệ tốt cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây là cơ hội trong việc xúc tiến hoạt động thương mại với Mỹ để nhận được những ưu đãi và gia nhập vào các hiệp hội kinh tế của Mỹ để có nhiều cơ hội phát triển hơn về sau. d. Môi trường Văn hóa – Xã hội - Mỹ là 1 nước đa văn hóa. - Mỹ chủ yếu là dùng tiếng Anh và một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha. - Tôn giáo(thống kê năm 2009): - Đạo đức, thẫm mỹ, lối sống, nghề nghiệp:Người Mỹ có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày lễ và nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. - Phong tục tập quán truyền thống: người Mỹ thích uống cà phê hơn uống trà, hơn phân nữa dân số trung bình một người lớn uống ít nhất 1 tách cà phê trong ngày. Theo kết quả điều tra "Những xu hướng tiêu dùng cà phê trên toàn quốc năm 2009", có 57% trên tổng số gần 3.000 thanh niên được hỏi cho biết họ uống cà phê mỗi ngày, cao hơn so với 56% năm 2006. 51% người được hỏi cho biết họ uống nước ngọt hàng ngày, thấp hơn tỷ lệ 27% cách đây một năm. (Nguồn: Người Mỹ thường ngủ rất ít để dành thời gian làm việc nên họ thường dùng cà phê, trà hay thuốc lá để tạo cảm giác hưng phấn tinh thần sảng khoái để làm việc tốt. Và với Mỹ mời nhau uống cà phê là tượng trưng cho lòng hiếu khách. Kết luận: Do có đa dạng tôn giáo, cũng như đa dạng chủng tộc dẫn đến hình thành nhiều nhóm văn hóa khác nhau. Xung đột tôn giáo, dân tộc thường xuyên xảy ra cộng với nạn phân biệt chủng tộc càng nặng nề. Nhưng đây cũng là một ưu điểm của Mỹ, phát triển kinh tế đa đạng các loại hình kinh doanh.  Do đó cần phải tìm hiểu kỹ về văn hóa Mỹ để có chiến lược kinh doanh cụ thể mà không gây phản cảm đối với người tiêu dùng. Ví dụ: phần lớn người Mỹ theo đạo Tin lành nên trong các mẩu quảng cáo hay bao bì, slogan của các mặt hàng phải tránh để các biểu tựơng hay hình ảnh xúc phạm đến tín ngưỡng của họ…. e. Môi trường nhân khẩu học - Tổng dân số: Năm 2009, dân số Hoa Kỳ ước tính khoảng 305.529.237người bao gồm cả người di dân bất hợp pháp. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thì con số này không thể kiểm soát được. ( and-counting ) - Tốc độ tăng:  Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.894% (theo dự báo năm 2009). Do Hoa Kỳ là một nước công nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trên thế giới nên việc di dân đến làm cho dân số tăng lên là đương nhiên.  Tỉ lệ sinh: 14,16 0/00 (14,16 phần ngàn) dân số  Tỉ lệ chết: 8,26 0/00 (8,26 phần ngàn) dân số  Tỉ lệ di trú ròng : 3,05 0/00 (3,18 phần ngàn) dân số  Tỉ lệ khả năng sinh sản: 2.09 trẻ/phụ nữ (theo dự báo năm 2008) ( nguồn : ) - Cơ cấu dân số:  Theo thống kê vào tháng 12/2009 thì cơ cấu dân số của Mỹ như sau:  Tỉ lệ giới tính : (dự báo 2010)  Lúc mới sinh: 1,047 nam/nữ  Dưới 15 tuổi : 1.046 nam/nữ  15-65 tuổi : 1 nam/nữ  Từ 65 tuổi trở lên : 0.75 nam/nữ  Tổng dân số: 0,97 nam/nữ  Tuổi thọ (theo dự báo năm 2009):  Tuổi thọ trung bình: 78 năm  Tuổi thọ của nữ : 80,97 năm  Tuổi thọ của nam: 75,15 năm ( nguồn : )  Tuổi thọ trung bình khá cao. Đây cũng là con số chứng tỏ yêu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu cầu cuộc sống tương đối cao. - Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc, 31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người: người da trắng, người Mỹ gốc Châu Phi và người Mỹ gốc Châu Á.  Da trắng: 81,7%  Da đen: 12,9%  Châu Á: 4,2%  Người da đỏ: 1% Kết luận: Mỹ có tổng dân số đứng thứ 3 thế giới nên tạo ra một lượng cầu rất lớn, đặc biệt với thu nhập trung bình cao nên việc chi tiêu cho các nhu cầu yếu phẩm cũng như việc thư giãn, giải trí là rất cao f. Môi trường tự nhiên - Vị trí địa lý:  Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Có 48 bang có chung biên giới, trải rộng từ vĩ độ 25o Bắc đến 50o Bắc, từ kinh độ 120o Tây đến 67o Tây (kéo dài 4500 km và 4 múi giờ, tính từ bờ biền Ðại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương); hai bang khác là Hawaii và Alaska, Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bì