Quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

Rủi ro xảy ra ngày một nhiều trong kinh doanh XNK mà chủ yếu là xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng đã để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, tỷ giá thường xuyên biến động, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán hoành hành ở nhiều nơi, các vụ lừa đảo kinh tế xảy ra liên tiếp, sự cố tai nạn hàng hải, cướp biển gia tăng, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng ngày một nhiều, tình trạng non kém về nghiệp vụ vẫn là phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tất cả đã cộng hưởng cùng tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. I. Rủi ro trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng ngoại thương 1. Rủi ro phát sinh trong việc giao hàng a) Rủi ro đối với người Mua do người Bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Rủi ro trong việc giao hàng của hợp đồng thường được biểu hiện dưới hình thức giảm số lượng, thiếu hụt về trọng lượng, thể tích, mất hoặc giảm giá trị thương mại, quy cách phẩm chất của hàng hóa không đúng với quy định trong hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nghĩa vụ giao hàng của người bán được quy định trong các điều khoản có liên quan như: tên hàng, số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, điều khoản bao bì. Việc người bán vi phạm một trong các điều khoản trên được coi là vi phạm nghĩa vụ giao hàng.

docx14 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING Bộ môn QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU Giảng viên: Ngô Thị Hải Xuân Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Thục Anh Phạm Thị Lan Anh Nguyễn Ánh Thiên Vy QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Thục Anh Phạm Thị Lan Anh Nguyễn Ánh Thiên Vy Mục lục RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨCTHỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN XUẤT NHẬP KHẨU Rủi ro xảy ra ngày một nhiều trong kinh doanh XNK mà chủ yếu là xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng đã để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, tỷ giá thường xuyên biến động, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán hoành hành ở nhiều nơi, các vụ lừa đảo kinh tế xảy ra liên tiếp, sự cố tai nạn hàng hải, cướp biển gia tăng, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng ngày một nhiều, tình trạng non kém về nghiệp vụ vẫn là phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tất cả đã cộng hưởng cùng tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Rủi ro phát sinh trong việc giao hàng Rủi ro đối với người Mua do người Bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Rủi ro trong việc giao hàng của hợp đồng thường được biểu hiện dưới hình thức giảm số lượng, thiếu hụt về trọng lượng, thể tích, mất hoặc giảm giá trị thương mại, quy cách phẩm chất của hàng hóa không đúng với quy định trong hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nghĩa vụ giao hàng của người bán được quy định trong các điều khoản có liên quan như: tên hàng, số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, điều khoản bao bì... Việc người bán vi phạm một trong các điều khoản trên được coi là vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Rủi ro do người Bán vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng từ liên quan đến hàng hoá. Trong mua bán ngoại thương, chứng từ đóng một vai trò hết sức quan trọng.Người bán cón ghĩa vụ phải giao bộ chứng từ chon gười mua đúng thời hạn quy định trong L/C. Việc người bán không giao hoặc giao chậm chứng từ sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua. Khi đó tranh chấp phát sinh là điều khó tránh khỏi.Nhìn chung, việc người bán không giao chứng từ cho người mua một là vi phạm cơ bản của người bán vì nó làm cho người mua không thể nhận được hàng theo hợp đồng. Người bán còn bị coi là vi phạm hợp đồng nếu việc gửi chứng từ hàng hoá chậm, đặc biệt là vận đơn, hay gửi thiếu chứng từ hay nội dung chứng từ không hợp lệ như trong L/C hoặc hợp đồng quy định bởi vì điều này sẽ gây trở ngại cho người mua trong việc nhận hàng và sử dụng hàng hoá gây thiệt hại cho người mua và vì thế dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Rủi ro do sự biến động của giá cả. Hoạt động XNK chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó quan hệ cung cầu có tác động rất lơn. Thực tiễn cho thấy chỉ cần có biến đổi nhỏ về cung cầu là có thể gây ra những biến đổi to lớn về giá cả. Rủi ro phát sinh từ sự biến động về tỷ giá hối đoái. Phẩn lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chủ yếu thanh toán bằng USD (chiếm 70%), đổng EURO chiếm 15%. Trong bối cảnh tỷ giá giữa VNĐ và USD được nhà nước điều chỉnh và quản lý với chính sách khá ổn định, tưởng chừng như không bị ảnh hường trước sự mất giá cùa đồng USD hay các đổng tiền khác. Thế nhưng rủi ro tỳ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên, thường trực mà các doanh nghiệp gặp phải. Sự thay đổi tỷ giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu, chi ngoại tệ trong tương lai, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể, Tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh trong những năm gần đây biến động liên tục theo diễn biến của tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến thanh toán hợp đổng ngoại thương của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn tự tính toán để dự phòng rủi ro này hơn là sử dụng bất kỳ một công cụ chuyên nghiệp nào của thị trường tiền tệ. Cách làm của các doanh nghiệp thường căn cứ theo nhu cầu thanh toán để chuyển đổi và lựa chọn đồng tiền...Bản thân hệ thống các ngân hàng thương mại cũng chưa cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong lĩnh vực này hoặc mới triển khai và tiếp cận, chính vì vậy các ngân hàng chưa tư vấn và thuyết phục được các doanh nghiệp sử dựng các công cụ nghiệp vụ. Rủi ro trong việc thanh toán tiền hàng Thanh toán là nghiệp vụ quan trọng và phức tạp trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do đó, rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ này là thường xuyên xảy ra.Rùi ro trong thanh toán là những mất mát thiệt hại xảy ra do không thu hồi được vốn một cách đầy đù và đúng hạn hoặc phải chịu các chì phí phát sinh không đáng có. Một trong những lo ngại nhất của người mua là thanh toán rồi nhưng không nhận được hàng hóa như cam kết, lo ngại nhất của người bán là giao hàng rồi nhưng không thu được tiền đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm quyđịnh. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, sự phát triển cùa hệ thống ngân hàng với sự hỗ trợ tích cực của các thành tựu khoa học kỹ thuật và cách mạng tin học, các phương tiện thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với mỗi phương thức thanh toán lựa chọn, các doanh nghiệp vẫn có thể gặp những rủi ro. Rủi ro thường gặp trong phương thức nhờ thu Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khác hàng, uỷ thác ngân hàng phục vụ thu hộ mình số tiền thanh toán từ người mua trên cơ sở hối phiếu lập ra. Có hai loại nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ: Nhờ thu trơn là phương thức trong dó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua cãn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không thỏng qua ngân hàng. Phương thức nhờ thu trơn rất ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế, nhất là đối vối các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, viêc nhận hàng của người mua tách rời khâu thanh toán do đó tiềm ẩn rùi ro rất cao đối với người bán. Đó là việc người mua có thể đã nhận hàng nhưng không thanh toán hoặc chậm thanh toán. Đổi với người mua, nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. Phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ là phương thức trong dó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo điều kiện là nếu người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người mua để nhân hàng. Nhờ thu kèm chứng từ có hai loại, một là D/P (Documents Against Payment - nhờ thu trả ngay) người mua phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho họ. Hai là phương thức D/A (Documents Against Acceptance - nhờ thu trả chậm), thay vì hành động trả tiền bằng hành động chấp nhận trả tiền của người mua. Trường hợp này dùng cho việc bán chịu ngắn ngày của người bán cho người mua. Các rủi ro thường gặp trong phương thức nhờ thu: Người mua từ chối không nhận hàng, không nhận chứng từ, không thanh toán. Khi tranh chấp hoặc có rủi ro xảy ra, người bán không có cơ sở pháp lý để khiếu nại người mua khi người mua từ chối nhận hàng và thanh toán vì ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian khống chế chứng từ. Người bán gánh chịu chi phí khi hàng chuyển về nước. Rủi ro đối với phưong tiện chuyển tiền T/T Có hai loại điện chuyển tiền là điện chuyển tiền trả trước và điện chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau. Điện tiền trả trước là hình thức người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu rồi sau đó người xuất khẩu mới tiến hành giao hàng. Do vậy, rủi ro gần như không có đối với người xuất khẩu nhưng lại rất mạo hiểm dối với người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể không nhận được hàng, nhận thiếu số lượng hàng, hàng có chất lượng kém... Điện chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau: Phương thức này đòi hỏi người xuất khẩu phải giao hàng cho người nhập khẩu trước, sau đó người nhập khẩu mới chuyển tiền để thanh toán. Do vậy, rủi ro đối vổi các nhà xuất khẩu là rất lớn, thường là các rủi ro như hàng đã được giao nhưng không nhận được tiền thanh toán khi mà nhà nhập khẩu mất khả năng chi trả hoặc cố tình không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn quy định trong hợp đồng do người nhập khẩu trì hoãn hoặc gặp khó khăn về tài chính. Người nhập khẩu từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường đang giảm và vì thế sẽ không thực hiện việc thanh toán. Rủi ro đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mua (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. Chứng từ là vấn đề cơ bản của phương thức thanh toán bằng tín dụng. Ngân hàng chỉ liên quan đến chứng từ và không lièn quan đến xác nhận hàng hoá được giao, ngân hàng không chịu trách nhiệm xác minh tính chân thực của chứng từ và không chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng được giao. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu cao nhất so với các phương thức thanh toán khác đã đề cập. Tuy nhiên, L/C không phải là phương thức tuyệt đối an toàn cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu. Rủi ro đối với người nhập khẩu Ngân hàng tiến hành trả tiền cho người hưởng lợi dựa trên các chứng từ xuất trình mà không dựa vào việc kiểm tra hàng hoá. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực của các chứng từ, không chịu trách nhiệm vé số lượng và chất lượng hàng được giao. Do vậy, nếu có sự giả mạo trong viêc xuất trình chứng từ giả để nhận được thanh toán thì người mua phải bồi hoàn lại số tiền cho ngân hàng phát hành thư tín dụng đã trả cho người hưởng lợi. Rủi ro xảy ra trong trường hợp người bán xuất trình các chứng từ phù hợp với quy định cùa L/C và nhận được thanh toán từ ngân hàng nhưng hàng hóa không được giao đúng như hợp đồng, vì ngân hàng không liên quan đến việc kiểm tra hàng hoá. Khi cần thiết có sự thay đổi về các điều khoản trong hợp đồng, người mua phải sửa đổi các điều khoản trong L/C. Như vậy, thời gian giao hàng có thể bị chậm trễ hơn, không đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người mua kịp thời và phải chịu chi phí do sửa đổi L/C. Trong một số trường hợp, hàng đã giao đến nơi đến nhưng người mua vẫn chưa nhận được chứng từ thanh toán, như vây họ cũng không nhận hàng được. Rủi ro đối với người xuất khẩu Rủi ro do tín dụng giả, không kiểm tra thư tín dụng cẩn thận. Người mua cố tình mở thư tín dụng khác với nội dung thoả thuận hoặc đưa thêm vào các điều khoản mà chưa thoả thuận trước như quy định thời gian giao hàng quá gấp không thể đáp ứng đuợc. Các chứng từ quy định phải xuất trình quá khó khăn hoặc không thể thực hiện đuợc. Quy định số cước vận tải người xuất khẩu không thể chấp nhận được. Thời hạn hiệu lực L/C quá ngắn không đủ cho người xuất khẩu tập hợpđủ chứng từ để xuất trình Loại thư tín dụng không đúng như thoả thuận. Chứng từ không phù hợp với hợp đồng tín dụng thư yêu cầu. Ngân hàng phát hành L/C không thực hiên đúng cam kết của mình trong thanh toán đối với người bán hay ngân hàng phát hành L/C mất khả năng thanh toán. Rủi ro trong quá trình chuyên chở, giao nhận hàng hoá XNK. Rủi ro trong phương thức vận chuyển hàng hoá thường xảy ra do hàng hoá phải chuyển từ nước này sang nước khác, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, lũ lụt là một ẩn số đối với sự an toàn của các phương thức vận chuyển, dù là bằng đường thuỷ, đường không hay đường bộ. Thông thường đối với những loại rủi ro này, chủ hàng thường sử dụng biện pháp là mua bảo hiểm cho hàng hoá để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Rủi ro trong phương thức vận tải đường biển vì trong giai đoạn hiện nay hàng hoá hữu hình vận tải bằng đường biển là chủ yếu (vận tải đường biển đảm nhận trên 80% khối lượng hàng hóa trên thị trường thế giới). Vận chuyển bằng đường biển có thể xảy ra tình trạng tàu bị delay. Nếu thời gian delay quá lâu và tùy thuộc vào mặt hàng mà có thể dẫn đến nhiều thiệt hại cho nhà nhập khẩu như không nhận được hạn đúng thời gian, đối với các mặt hàng được bảo quản bằng container lạnh thì có thể bị hư hỏng, không còn giá trị sử dụng. Ngoài những rủi ro do các yếu tố thiên tai, tai nạn bất ngờ còn do yếu tố chủ quan, nhất là trong sử dụng vận đơn đường biển B/L và quy ước các điều kiện trong vận đơn đường biển. Vận đơn dường biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với buôn bán quốc tế. B/L chính là bằng chứng cùa hợp đồng chuyên chở đã ký kết, là biên lai xác nhận quyền sở hữu hàng hoá đổng thời liên quan tới nhiều lĩnh vực như vận tải, giao nhận, thanh toán, bào hiểm, khiếu nại.... Những lỗi thường gặp khi sử dụng B/L là: Tiêu đề của vận đơn và càng xếp hàng không xác định cụ thể trên vận đơn. Tranh chấp về cách thể hiện vận đơn đường biển gốc và copy. Tranh chấp về thanh toán và giao hàng không xuất trình vân đơn đường biển gốc. Tranh chấp về điều khoản cước đã trả. Tranh chấp về cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn. Tranh chấp liên quan đến ngày ký vận đơn. Tranh chấp về người ký vận đơn và người chịu trách nhiệm về hàng hoá Nội dung trên B/L không đúng như tên người gửi hàng, người nhận hàng bị sai, số container và số seal không đúng, do không được kiểm tra kĩ. Ngoài ra rủi ro trong vận tải đường biển xảy ra bởi một số nguyên nhân như: Chủ tàu không có trách nhiệm, người điều khiển tàu chủ quan, không chấp hành các quy định an toàn hàng hải...gây tai nạn làm hư hỏng mất mát hàng hóa. Tàu cũ, tàu già, trang thiết bị lạc hậu không đảm bảo yêu cầu chở hàng. Các phương tiện hỗ trợ tại các cảng đi, cảng đến, cảng trung chuyển không đảm bảo điểu kiện an toàn về kỹ thuật. Rủi ro, tai nạn sự cố trên biển gây thiệt hại cho tất cả các bên có liên quan bao gồm: chủ hàng (người bán, người mua), hãng bảo hiểm và chủ tàu. Rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hóa XNK làm tăng chi phí kinh doanh và thậm chí trong nhiều trường hợp xáo trộn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, rủi ro trong quá trình vận tài, một mặt do những nhân tố bất khả kháng như các yếu tố thời tiết, thiên tai...mặt khác cũng giống rủi ro trong lựa chọn phương thức thanh toán đó là rủi ro liên quan đến vấn đề nghiệp vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất FOB và nhập CIF nên thuê tàu và mua bảo hiểm ít xảy ra. Tuy nhiên, vẫn xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc. Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa thường xảy ra đối với doanh nghiệp do một số nguyên nhân chính sau: Thiếu thông tin về hãng tàu, lịch trình, địa điểm, chi nhánh, chuyển tải, không chủ động trong việc chuẩn bị giao hoặc nhận hàng. Không nắm vững các khái niệm về thời gian xếp dỡ, thời gian tàu đến cảng xếp, dỡ hàng, do đó không chù dộng giao nhận... Không nắm vững các kỹ thuật hỗ trợ giao nhận hàng trên phương tiện vận tải để đảm bảo số lượng và chất lượng được giao, không sử dụng điều kiện dung sai. • Chưa thông thạo các thủ tục hải quan, không chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết để tiến hành kiểm hoá, thông quan. Không thông báo đã giao hàng cho bạn hàng biết theo quy định của hợp đồng. Không chủ động trong việc thuê tàu, nên các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp rủi ro trong quá trình giao nhận vì các doanh nghiệp Việt Nam thường mua CIF, bán FOB. Rủi ro trong quá trình giao nhận ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện hoàn chỉnh một hợp đồng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Bởi giao nhận là một trong những điều kiện để giúp doanh nghiệp có những chứng từ cần thiết để thanh toán tiền hàng, trong đó vận tải đơn là một chứng từ chứng minh việc giao hàng của doanh nghiệp. Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm Rủi ro trong quá trình mua bảo hiểm thường xảy ra khi: Chứng từ xuất trình không đúng như yêu cầu cùa bộ chứng từ, ví dụ như trong L/C yêu cầu xuất trình đơn bảo hiểm nhưng lại xuất trình giấy chứng nhận bào hiểm. Các rủi ro bảo hiểm không phải là loại quy ước trong tín dụng thư. Đồng tiền bảo hiểm không đúng với quy định trong tín dụng thư (trừ trường hợp có điều khoản liên quan quy định trong tín dụng thư). Số tiền bảo hiểm thấp hơn yêu cầu trong tín dụng thư Hiệu lực hợp đổng bảo hiểm không bắt đầu vào đúng ngày trên chứng từ vận tải thường là sau ngày giao hàng ghi trẽn chứng từ vân tải. Không đánh giá đúng mức độ của rủi ro đối với hàng hoá dẫn đến việc mua bán không đúng loại bào hiểm cần thiết. Rủi ro do chính trị, pháp lý Rủi ro về chính trị được hiểu như là những chính sách của chính phủ áp dụng làm giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư, cụ thể là khả năng các cơ quan của chính phủ tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia tác động đến lợi nhuận và những mục tiêu khác của công ty kinh doanh. Sự biến động chính trị trên trường thế giới cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nếu như chúng ta không nhìn nhận yếu tố này một cách tổng thể thì sẽ không tránh được các rủi ro. Đối với môi trường kinh doanh trong nước, nhờ có cải cách về hành chính và chính sách mới đáp ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã được tổ chức tư vấn về các rủi ro chính trị và quốc tế đánh giá cao, là nơi an toàn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý, thường đưa đến tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chứng từ mà mỗi nước yêu cầu khác nhau tùy theo luật mà quốc gia đó quy định. Và luật của mỗi quốc giá quy định về chất lượng và quy cách của mỗi mặt hàng khác nhau. Nếu không đạt yêu cầu theo luật mà quốc gia sở tại ban hành thì dẫn đến lô hàng bị cấm nhập khẩu và trả về. Nhà nhập khẩu phải chịu mọi chi phí để vận chuyển hàng về hay phí tiêu hủy lô hàng đó. Các rủi ro trong chiến tranh cản trở thương mại. Rủi ro do thiếu thông tin, lừa đảo, gian lận thương mại Sự bùng nổ thông tin ngày nay với sụ hỗ trợ đắc lực của cách mạng tin học, công nghệ mã số hoá, sự ra đời các mạng thông tin vệ tinh như Internet, Intranet, Extranet, Bridge Tellerate.,. đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động giao dịch, thông tin kinh doanh trở nên trôi chảy hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình hội nhập và tạo nên thành công cùa nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt đông XNK, nếu các doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ các đối tác, nắm vững thông lệ và tập quán quốc tế cũng như chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ để giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu, chi ngoại tệ trong tương lai, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể. Rủi ro khác Rủi ro do thiếu vốn Đây là rủi ro thường gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam. Để tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào thương mại quốc tế, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng do thiếu vốn, doanh nghiệp Việt nam không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất tối ưu, không đủ sức cạnh tranh, chiếm giữ thị trường dẫn tới thị phần cùa doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu không đảm bảo. Rủi ro do thiếu thông tin Trong thời đại bùng nổ cùa khoa học công nghệ, sự lên ngôi của công nghệ tin học, cách mạng thông tin và mở ra thương mại điện tử đã góp phần không nhỏ vào sự thành công cùa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không chủ động thu thập và xử lý cũng như đánh giá và tận dụng thông tin thì sẽ gây khó khăn trong việc ra quyết định kinh doanh và có thể gây ra những tổn thất rất lớn. Rủi ro do thiếu thõng tin thường xây ra dưới các hình thức như sau: Thiếu thông tin vể đối tác, dẫn đến bị lừa trong quan hệ kinh doanh. Thiếu thông tin về thị trường, các biến động cùa thị trường. Thiếu thô