Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền

Quảng cáo cùng với giá là những yếu tố dễ thấy nhất trong marketing mix, nhưng nó không nhất thiết phải quan trọng như nhau trong các ngành khác nhau. Quảng cáo trong các ngành kinh doanh dịch vụ, trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch thì khó hơn so với các ngành kinh doanh khác do đặc tính của sản phẩm dịch vụ. Các nguyên tắc để quảng cáo cho một sản phẩm dịch vụ, của thể là sản phẩm của khách sạn, về cơ bản là giống như quảng cáo các loại sản phẩm khác, song việc quảng cáo này khác hơn và khó khăn hơn ở nhiều điểm, một trong những điểm khó khăn cơ bản đó là: khi quảng cáo cho hàng hóa, chúng ta có thể minh họa cho sản phẩm rồi được khách hàng đến tận cửa hàng đến khi quyết định mua. Nhưng quảng cáo cho dịch vụ khách sạn thì khác, ta không thể mô tả khung cảnh của khách sạn, không khí ở trong nhà hàng, vẻ đẹp và tiện nghi trong khách sạn. Do đặc tính khá trừu tượng của sản phẩm nên khi quảng cáo cho các khách sạn, các doanh nghiệp thường hướng vào nhấn mạnh các dịch vụ trong các quảng cáo và coi đó là lợi ích cho khách hàng. Các khách sạn đang hoạt động hiệu quả thường thu hút được một lượng khách khá ổn định, tuy nhiên, vẫn không thể bỏ qua các chương trình quảng bá hình ảnh liên tục để thu hút khách hàng mới cũng như khuyến khích khách hàng cũ sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ mới của khách sạn. Vì khách không thể quan sát hay dùng thử trước khi mua, nên các phim ảnh có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cho khách hàng tiềm năng có cái nhìn sơ lược về sản phẩm dịch vụ. Song mọi cố gắng về thông tin sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn khi người mua dịch vụ của khách sạn thường có xu hướng cân nhắc lựa chọn khá lâu trước khi mua và sử dụng. Do vậy việc quảng cáo trong kinh doanh khách sạn phải là những thông tin thuyết phục và mục đích là lôi kéo sự chú ý, tạo dựng sự quan tâm, mong muốn và dẫn đến quyết định mua. Tuy dịch vụ tốt là xương sống của sự thành công của doanh nghiệp du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, song người ta lại rất khó kiểm tra, kiểm soát chất lượng của nó. Do vậy mà các nhà cung ứng du lịch mong muốn và cố làm cho khách hàng thấy được, phân biệt được dịch vụ của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác.

docx24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2935 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Contents Phần mở đầu Quảng cáo cùng với giá là những yếu tố dễ thấy nhất trong marketing mix, nhưng nó không nhất thiết phải quan trọng như nhau trong các ngành khác nhau. Quảng cáo trong các ngành kinh doanh dịch vụ, trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, du lịch thì khó hơn so với các ngành kinh doanh khác do đặc tính của sản phẩm dịch vụ. Các nguyên tắc để quảng cáo cho một sản phẩm dịch vụ, của thể là sản phẩm của khách sạn, về cơ bản là giống như quảng cáo các loại sản phẩm khác, song việc quảng cáo này khác hơn và khó khăn hơn ở nhiều điểm, một trong những điểm khó khăn cơ bản đó là: khi quảng cáo cho hàng hóa, chúng ta có thể minh họa cho sản phẩm rồi được khách hàng đến tận cửa hàng đến khi quyết định mua. Nhưng quảng cáo cho dịch vụ khách sạn thì khác, ta không thể mô tả khung cảnh của khách sạn, không khí ở trong nhà hàng, vẻ đẹp và tiện nghi trong khách sạn. Do đặc tính khá trừu tượng của sản phẩm nên khi quảng cáo cho các khách sạn, các doanh nghiệp thường hướng vào nhấn mạnh các dịch vụ trong các quảng cáo và coi đó là lợi ích cho khách hàng. Các khách sạn đang hoạt động hiệu quả thường thu hút được một lượng khách khá ổn định, tuy nhiên, vẫn không thể bỏ qua các chương trình quảng bá hình ảnh liên tục để thu hút khách hàng mới cũng như khuyến khích khách hàng cũ sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ mới của khách sạn. Vì khách không thể quan sát hay dùng thử trước khi mua, nên các phim ảnh có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cho khách hàng tiềm năng có cái nhìn sơ lược về sản phẩm dịch vụ. Song mọi cố gắng về thông tin sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn khi người mua dịch vụ của khách sạn thường có xu hướng cân nhắc lựa chọn khá lâu trước khi mua và sử dụng. Do vậy việc quảng cáo trong kinh doanh khách sạn phải là những thông tin thuyết phục và mục đích là lôi kéo sự chú ý, tạo dựng sự quan tâm, mong muốn và dẫn đến quyết định mua. Tuy dịch vụ tốt là xương sống của sự thành công của doanh nghiệp du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, song người ta lại rất khó kiểm tra, kiểm soát chất lượng của nó. Do vậy mà các nhà cung ứng du lịch mong muốn và cố làm cho khách hàng thấy được, phân biệt được dịch vụ của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để hiểu rõ hơn về hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp du lịch, cụ thể là khách sạn, nhóm đã tìm hiểu về hoạt động quảng cáo của khách sạn Deawoo Hà Nội. Tuy nhiên do khả năng hạn chế nên việc tìm hiểu và cập nhật thông tin nếu có sai sót mong cô và các bạn có đóng góp bổ sung để bài của nhóm hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO  1.1.  Khái niệm và vai trò của hoạt động quảng cáo 1.1.1.Khái niệm quảng cáo  Trong các công cụ xúc tiến marketing như khuyến mại (sales promotion), quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personal selling), tiếp thị trực tiếp (directmarketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thông tại điểm bán hàng (POS), truyền thông điện tử (e-communication)…quảng cáo là một hình thức truyền thông marketing hữu hiệu nhất. Theo Philip Kotler: “Quảng cáo là mọi hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền.” Nhìn nhận dưới góc độ Marketing Dịch Vụ: “Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận tin.” Không giống như tiếp thị hay bán hàng cá nhân, hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua các công cụ quảng cáo khác nhau để truyền đạt thông điệp từ người bán đến người mua chứ không phải là giao tiếp trực tiếp. Trong hoạt động đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến khách hàng. Hoạt động này nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. 1.1.2 Vai trò của hoạt động quảng cáo  Quảng cáo là phương pháp truyền tin từ người thuê quảng cáo là phương pháp truyền tin từ người thuê quảng cáo qua một phương tiện thông tin đại chúng đến nhiều người. Quảng cáo có nhiều vai trò như: Quảng cáo để dự tính để hướng một người vào mua sản phẩm, để hỗ trợ cho một mục tiêu, để khuyến khích tiêu dùng ít đi khi cần thiết; cũng có thể quảng cáo để chọn một ứng cử viên, để tăng khoản tiền ch việc từ thiện,… Song nói chung quảng cáo là dùng vào việc marketing sản phẩm, dịch vụ. Trông xã hội hiện đại, với nền kinh tế thị trường sôi động, không có một doanh nghiệp nào dù là nhà nước hay tư nhân, sản xuất hay dịch vụ lại không dựa vào hoạt động quảng cáo để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Các bước thực hiện hoạt động quảng cáo  Trong quảng cáo nói chung, khi xây dựng chương trình quảng cáo, những ngườu làm công tác marketing cũng phải tuân theo những quy trình nhất định được bắt đầu từ việc xác định thị trường mục tiêu và động cơ của người mua. Khi đã xác định được thị trường mục tiêu người ta xây dựng chương trình quảng cáo thông qua 5 quyết định quan trọng là 5M. 1.2.1 Mục tiêu quảng cáo (Mission) Mục tiêu quảng cáo là những nội dung mà một hoạt động quảng cáo cụ thể phải đạt được. Các mục tiêu này sẽ quyết định cách thức quảng cáo và phong cách quảng cáo. Mục tiêu quảng cáo là quảng cáo thông tin hay quảng cáo thuyết phục, quảng cáo so sánh hay quảng cáo nhắc nhở. Tùy giai đoạn phát triển của sản phẩm mà doanh nghiệp chọn mục tiêu quảng cáo cho phù hợp. Giai đoạn mới tung ra sản phẩm, người tiêu dùng và công chúng chưa biết nhiều và tin tưởng ở sản phẩm thì quảng cáo phải chọn mục tiêu thông tin và thuyết phục. Khi người mua đã tin tưởng, sẵn sàng đặt hàng và tái đặt hàng thì quảng cáo phải chọn mục tiêu là nhắc nhở, thúc đẩy. Mục tiêu quảng cáo là cơ sở để sáng tạo ra thông điệp quảng cáo, lựa chọn phương tiện quảng cáo nhằm đạt hiệu quả quảng cáo cao. Thông tin: Thông báo cho thị trường biết về một sản phẩm mới, công dụng mới của sản phẩm. Thông báo cho thị trường biết việc thay đổi giá. Giải thích nguyên tắc hoạt động của sản phẩm, mô tả dịch vụ hiện có. Điều chỉnh lại những ấn tượng không đúng, giảm nỗi lo ngại của người mua. Tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp. Thuyết phục: Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu. Khuyến khích chuyển sang nhãn hiệu của mình. Thay đổi nhận thức của người mua về các tính chất của sản phẩm. Thuyết phục người mua mua ngay. Hầu hết các quảng cáo đều thuộc loại này. Một số quảng cáo thuyết phục được thực hiện dưới hình thức so sánh, tức là bằng cách so sánh với một hay nhiều sản phẩm cùng loại để nêu bật được tính ưu việt của một nhãn hiệu. Khi sử dụng quảng cáo so sánh, doanh nghiệp cần đảm bảo chắc chắn rằng mình có thể chứng minh được điều khẳng định về tính ưu việt của sản phẩm và không thể bị phản công lại trong một lĩnh vực mà sản phẩm khác mạnh hơn. Nhắc nhở: Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần sản phẩm khách sạn, du lịch. Nhắc nhở người mua về địa điểm có thể mua sản phẩm đó. Nhắc nhở người mua về sự có mặt của sản phẩm trong thời kỳ trái mùa vụ. Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao… 1.2.2 Quyết định ngân sách quảng cáo (Money) Ngân sách quảng cáo nhiều hay ít sẽ quyết định đến việc lựa chọn phuơng tiện quảng cáo hay phối hợp các phuơng tiện để hình thành một chiến dịch quảng cáo nhất quán. Phuơng pháp phổ biến hiện nay là xác định ngân sách dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ. Có 4 phương pháp để xác định ngân sách quảng cáo như sau: - Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp. - Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm doanh số bán. - Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của công ty. - Phương pháp cân bằng cạnh tranh Khi xác định ngân sách quảng cáo cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau: - Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm: Những sản phẩm mới thường nhận được ngân sách quảng cáo lớn để tạo ra sự biết đến và khích hoạt người tiêu dùng dùng thử. Những nhãn hiệu đã đứng chân thường chỉ được hỗ trợ những ngân sách nhỏ hơn theo tỷ lệ với doanh số bán. - Thị phần trên thị trường, những nhãn hiệu có thị phần lớn thường có tỷ lệ chi phí cho quảng cáo trên doanh số bán thấp hơn. Nếu tạo thị phần bằng cách tăng quy mô thị trường thì cần chi phí quảng cáo lớn hơn. - Tình trạng cạnh tranh, nếu thị trường có đông đối thủ cạnh tranh và chi phí nhiều thì thì một nhãn hiệu phải được quảng cáo mạnh hơn để vượt lên. Ngay cả khi tình trạng huyên náo do quảng cáo không trực tiếp cạnh tranh với nhãn hiệu đó gây ra cũng đòi hỏi phải quảng cáo mạnh hơn. - Tần suất quảng cáo. - Khả năng thay thế của sản phẩm: Những nhãn hiệu thuộc loại thông thường (vd: thuốc lá, bia, nước ngọt…) đòi hỏi quảng cáo mạnh để tạo ra một hình ảnh khác biệt. Quảng cáo cũng rất quan trọng khi nhãn hiệu có thể cung ứng những ích lợi vật chất hay tính năng độc đáo. 1.2.3 Quyết định thông điệp quảng cáo (Message) Thông điệp quảng cáo phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu; có tính độc đáo, giữ hình ảnh và phải nhắm đến khách hàng mục tiêu của sản phẩm. Một mẫu quảng cáo muốn tạo ấn tuợng đối với khách hàng phải có ý tuởng chủ đạo, có điểm nhấn…Đôi khi một mẫu quảng cáo quá tập trung vào nhân vật nổi tiếng mà làm lu mờ đi hình ảnh đặc điểm của sản phẩm thì cũng không phải là tốt. Có thiết kế, phác họa những sự gợi dẫn để có được những đáp ứng mong muốn: Gợi dẫn sự hợp lý, gợi dẫn tạo xúc cảm, gợi dẫn đạo đức. Thông điệp quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải: Nêu bật những ưu thế của sản phẩm: khách hàng luôn luôn có xu hướng so sánh sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau trước khi quyết định mua. Vì thế, quảng cáo cần phải đưa ra những ưu điểm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Nhất quán giữa lời nói và hành động: khi quảng cáo đưa ra những lời hứa hẹn với khách hàng thì trên thực tế, doanh nghiệp phải thực hiện đúng lời nói đó. Có như vậy thì mới tạo được sự tin tưởng, trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, gây ấn tượng: quảng cáo thường chỉ được người nhận tin xem lướt qua, nên nội dung phải dễ hiểu, dễ nhớ để tránh gây nhầm lẫn và nhanh chóng định vị hình ảnh của sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Phải có sự hứa hẹn, khẳng định: Khi xem quảng cáo, khách hàng chỉ muốn biết một điều duy nhất: họ được gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Chính vì thế, nội dung quảng cáo cần cho khách hàng thấy được những gì họ cần, hứa hẹn cho họ một lợi ích nào đó và lợi ích đó có thể đạt được một cách dễ dàng Giọng điệu, hình ảnh, màu sắc: Đây là những yếu tố gây thu hút, bắt mắt người nhận tin. Những quảng cáo có nhiều màu sắc được nhiều người chú ý nhất. Tỷ lệ những người đọc quảng cáo như thế này chiếm hơn 61% so với những quảng cáo đen trắng 1.2.4 Quyết định phương tiện truyền thông (Media) Việc chọn phương tiện quảng cáo hợp lý cho phép doanh nghiệp đưa thông tin đến đúng đối tượng mà mình quan tâm. Quảng cáo đuợc thực hiện thông qua nhiều phuơng tiện, mỗi phuơng tiện đều có những ưu điểm và nhuợc điểm riêng khi thể hiện các thông điệp. Do đó, khi lập kế hoạch về phuơng tiện quảng cáo, đòi hỏi xem xét nhiều yếu tố như: mục tiêu quảng cáo, ngân sách, đặc điểm khách hàng mục tiêu, phạm vi, mức độ hoạt động, đặc điểm người nhận tin mục tiêu, chi phí quảng cáo trên mỗi phuơng tiện… Nếu hạn chế về tài chính, doanh nghiệp có thể tập trung nỗ lực vào một phuơng tiện duy nhất dễ gây ảnh huởng hơn là trải đều thông điệp trên nhiều phuơng tiện. Quá trình này gồm các bước: quyết định phạm vi mong muốn, tần suất và cường độ tác động; lựa chọn những phương tiện truyền thông chủ yếu; lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể; quyết định lịch sử dụng phương tiện truyền thông; và quyết định phân bố phương tiện truyền thông theo địa lý. Quyết định về phạm vi, tần suất và cường độ tác động: Hiệu quả của các lần tiếp xúc đến mức độ biết đến của công chúng phụ thuộc vào phạm vi tiếp xúc, tần suất và cường độ tác động. Lựa chọn những loại hình cơ bản của phương tiện truyền thông Báo chí : Ưu điểm: Linh hoạt, kịp thời,bao quát hết thị trường địa phương, đông đảo mọi người chấp nhận, độ tin cậy cao. Nhược điểm: Thời gian tồn tại ngắn, chất lượng tái hiện kém, ít người đọc Truyền hình : Ưu điểm: Kết hợp hình, tiếng và cử động khêu gợi cảm xúc, thu hút mạnh sự chú ý, bao quát rộng. Nhược điểm : Giá đắt, quá nhiều quảng cáo, công chúng ít được tuyển chọn. Thư trực tiếp: Ưu điểm: Công chúng có lựa chọn linh hoạt, không có cạnh tranh quảng cáo trên cùng phương tiện, trực tiếp với từng người. Nhược điểm : Giá cao, hình ảnh mờ nhạt. Truyền thanh: Ưu điểm: Đại chúng, chọn lọc được địa bàn, giá rẻ. Nhược điểm : Chỉ có âm thanh, sức hút sự chú ý kém hơn TV, không có bố cục chuẩn, tiếp xúc thoáng qua. Tạp chí: Ưu điểm: Tuyển chọn kỹ địa bàn và công chúng, tin cậy và uy tín, chất lượng tái hiện lâu, khá nhiều người đọc. Nhược điểm: Thời gian đăng quảng cáo đến lúc mua lâu, tồn tại những số phát hành không có ích, không đảm bảo vị trí tốt. Quảng cáo ngoài trời: Ưu điểm : Linh hoạt, tần suất lặp lại cao, giá rẻ, ít cạnh tranh. Nhược điểm : Không lựa chọn công chúng, hạn chế tính sáng tạo. Lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể Quyết định lịch sử dụng các phương tiện truyền thông Quyết định về phân bố địa lý của phương tiện truyền thông 1.2.5 Đánh giá và điều chỉnh (Measurement) Để đánh giá hiệu quả của quảng cáo cần phân tích xem mục tiêu của quảng cáo có đạt được không? Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào hai yếu tố: Hiệu quả của tin tức quảng cáo và hiệu quả của phương tiện quảng cáo. Tin tức quảng cáo đã đưa ra được những lợi ích, ưu việt của sản phẩm làm thu hút sự chú ý của khách hàng, có thể còn làm thay đổi quan điểm ý kiến, sự ưa thích và thái độ của họ đối với sản phẩm. Phương tiện quảng cáo thích hợp với nội dung và tin tức quảng cáo đồng thời có tác dụng nhanh, mạnh tới khách hàng thì quảng cáo sẽ có hiệu quả, ít tốn kém hơn. Nếu quảng cáo không còn hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại sao cho tốt. Xây dựng chương trình quảng cáo theo mô hình 5M trên, doanh nghiệp sẽ tránh được sự lãng phí quảng cáo do không có mục tiêu rõ ràng, thông tin không đến khách hàng mà mình mong muốn và quảng cáo không để lại một ấn tượng nào vì không có chủ đề, không tạo một dấu ấn cho sản phẩm hay cho doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. 1.3 Các công cụ quảng cáo Trong lĩnh vực quảng cáo một phương tiện thông tin là một kênh thông tin. Nó là phương tiện để đăng tải các thông điệp bán hàng của nhà quảng cáo cho các khách hàng tiềm năng. Thực tế, đó là phương tiện mà nhà quảng cáo sử dụng để truyền các thông điệp của họ tới một nhóm lớn các khách hàng tiềm năng và bằng cách đó làm cho khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng rút ngắn lại. Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng các loại phương tiện quảng cáo sau: 1.3.1. Phương tiện in ấn: Báo, tạp chí và ấn phẩm gửi trực tiếp  Do đặc điểm của các sản phẩm khách sạn, du lịch, việc quảng cáo của các doanh nghiệp cho sản phẩm mình thường phải chọn các phương tiện truyền thông có tuổi thọ cao, quảng cáo bằng in ấn là loại phương tiện hay được dùng trong quảng cáo của ngành khách sạn, du lịch. Quảng cáo bằng in ấn thích hợp ở chỗ có thể trình bày khối lượng thông tin lớn trên một diện tích nhỏ và khách hàng có thể đọc trong thời gian rảnh rỗi nên lưu giữ lại thông tin lâu hơn. Quảng cáo bằng in ấn cũng cho phép in vào đó những lá phiếu thăm dò để kiểm tra tỷ lệ phản ứng của khách hàng. Chi phí quảng cáo bằng in ấn được tính dựa trên cơ sở diện tích chiếm chỗ của quảng cáo, màu sắc, vị trí của quảng cáo và loại báo, tạp chí đăng quảng cáo và tần số xuất hiện. 1.3.2. Phương tiện Internet Trong xã hội công nghệ thông tin hiện nay, việc quảng cáo trên mạng internet ngày càng phổ biến và tỏ ra có hiệu quả hơn một số công cụ quảng cáo truyền thống. Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. 1.3.3  Phương tiện truyền thông đại chúng khác Quảng cáo bằng phương tiện truyền thông đại chúng khác ngoài in ấn thường có nội dung ngắn hơn và phải phát đi phát lại nhiều lần. Về nội dung vẫn phải đảm bảo cung cấp đây đủ thông tin và thúc đẩy hành động để khách hàng có thể hướng đến mua sản phẩm. Tivi: Hiện nay, hệ thống tivi đã phát triển và mở rộng mạnh mẽ. Đối với nhiều nhà quảng cáo, đây là một phương tiện rất lý tưởng. Tivi là một phương tiện có khả năng hòa nhập được tất cả các thị trường khác nhau ( thành phố, nông thôn…) Chúng có thể gây sự chú ý đối với tất cả mọi người không kể giới tính, tuổi tác, trình độ văn hóa, mức thu nhập và các nền văn hóa. Quảng cáo trên tivi có tác dụng rất lớn do tivi kết hợp 1 cách hoàn chỉnh hình ảnh, âm thanh và hành động cùng với các màu sắc phong phú. Khác với các phương tiện khác, tivi đưa các phương tiện quảng cáo tới từng gia đình như một đơn vị thông tin riêng. Radio: Quảng cáo qua radio có nhiều thính giả, có thể nhắc đi nhắc lại nhiều lần, tạo khả năng lựa chọn trạm phát ở nơi có khách hàng trọng điểm, thông tin quảng cáo được chuyển tới từng người nghe. Chính vì vậy, quảng cáo qua radio là cần thiết nếu muốn thông tin quảng cáo đạt được tỉ lệ độc giả cao. Tuy nhiên quảng cáo qua radio cũngcó nhiều nhược điểm như: tính lâu bền của thông tin thấp, thông tin quảng cáo dễ bị người nghe bỏ qua và không hợp với tất cả các sản phẩm dịch vụ, do đó cần có sự hỗ trợ của các phương tiện khác. Quảng cáo ngoài trời: là hình thức quảng cáo lâu đời nhất. Phương tiện quảng cáo ngoài trời hiện đại có nhiều loại như áp phích, bảng yết thị, pano, các biển quảng cáo bên đường, quảng cáo trên các phương tiện giao thông và quảng cáo tại các điểm xe bus. Yêu cầu của các phương tiện quảng cáo ngoài trời là khả năng gợi phản ứng cao và gây ấn tượng sâu cho người nhìn. Vì vậy chúng thường là các thông điệp ngắn và sử dụng các hình tượng. Quảng cáo ngoài đường: Hình thức chủ yếu của quảng cáo ngoài đường là quảng cáo là quảng cáo trên hệ thống giao thông công cộng, trên các phương tiện hay tại các điểm đỗ dừng của các phương tiện đó. Quảng cáo ngoài đường có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, có sự hiện diện chắc chắn và bảo đảm nhắc lại thường xuyên, phạm vi hoạt động lớn, thời gian hiện diện lâu, có khả năng giới thiệu nội dung dài. Tuy nhiên, quảng cáo ngoài đường chỉ có tác động lớn đối với những người sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và ít hiệu quả đối với những phương tiện riêng Quảng cáo tại các điểm bán hàng: đây là hình thức xúc tiến và quảng cáo. Nó là khâu cuối cùng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng. Quảng cáo ở điểm bán hàng rất có hiệu quả đối với sản phẩm mà việc mua hàng mang tính chất tùy hứng, tạo khả năng cho sự lựa chọn giữa các mác, nhãn hiệu sản phẩm khác nhau của khách hàng. Quảng cáo tại các điểm bán có vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với các sản phẩm mới và hình thức bán hàng tự động. Hiệu quả của một nội dung quảng cáo dù đã được nhà sản xuất quảng cáo trên các phương tiện in ấn và truyền tin vẫn có thể cần thiết phải nhắc nhở người mua vào lúc cuối cùng trước khi hoạt động mua hàng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO 2.1.  Giới thiệu về khách sạn Daewoo  Giới thiệu về khách sạn DAEWOO Địa chỉ: Số 360, Phố Kim Mã, Q. Ba Đình, Hà Nội Tel: (04) 38315555 Fax: (04) 38315500 Website: Đây là môt khách sạn được coi là biểu tượng của sự phát triển, thịnh vượng của nền kinh tế mở cửa, được khánh thành vào tháng 4 năm 1996. Daewoo Hà Nội là khách sạn 5 sao hiện đang nằm trên đường Kim Mã, Hà Nội. Khách sạn nằm trong quần thể trung tâm thương mại Daeha Business Centrer Complex bao gồm: 15 căn hộ chung cư cho thuê rộng 21721 m2, khu nhà chung cư cho thuê 15 tầng với 193 căn hộ, và khách sạn Daewoo Hà Nội 18 tầng với 411 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế trong đó có 35 phòng đặc biệt. Quần thể thương mại được xây dựng với tổng số vốn ban đầu 117 triệu USD. Đây là công trình của sự hợp tác tuyệt vời giữa Soul Korean Industrial Gian Daewoo và The State-Run Hà Ha
Luận văn liên quan