Quỹ dự phòng trong hệ thống an sinh xã hội

Để đảm bảo An sinh xã hội (ASXH), các nước trên thế giới đều xây dựng cho mình những chương trình ASXH nhất định, mỗi chương trình thường hướng tới một đối tượng nào đó trong xã hội. Trong đó, BHXH là một chương trình quan trọng và chủ yếu, bảo vệ cho nhóm đối tượng là người lao động. Tuy nhiên, trước đây và cho đến nay vẫn còn một số nước thay vì sử dụng hệ thống BHXH lại sử dụng một hình thức ASXH khác, để bảo vệ cho người lao động, đó là Quỹ dự phòng. Mục đích thiết lập Quỹ dự phòng cũng tương tự như mục đích thiết lập quỹ BHXH. Khởi đầu, hình thức QDP được sử dụng ở hầu hết các nước là thuộc địa của Anh trước đây. Sau đó, các nước mới độc lập ở châu Phi, châu Á, vùng Caribe và Thái Bình Dương đã sử dụng hình thức này khi xây dựng hệ thống ASXH quốc gia. Hiện nay có một số nước đã chuyển đổi từ hình thức Quỹ dự phòng sang hình thức BHXH như Ga-na, Ni-giê-ria, Ấn Độ. Còn một số vẫn duy trì dưới dạng Quỹ dự phòng như Ma-lai-xia, Xin-ga-po, U-gan-na.

doc10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quỹ dự phòng trong hệ thống an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỸ DỰ PHÒNG Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển Khái niệm Đặc điểm Nguồn hình thành và mục đích sử dụng Quỹ dự phòng Nguồn hình thành Mục đích sử dụng Quỹ dự phòng So sánh Quỹ dự phòng với các chế độ khác trong An sinh xã hội Lịch sử hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển Để đảm bảo An sinh xã hội (ASXH), các nước trên thế giới đều xây dựng cho mình những chương trình ASXH nhất định, mỗi chương trình thường hướng tới một đối tượng nào đó trong xã hội. Trong đó, BHXH là một chương trình quan trọng và chủ yếu, bảo vệ cho nhóm đối tượng là người lao động. Tuy nhiên, trước đây và cho đến nay vẫn còn một số nước thay vì sử dụng hệ thống BHXH lại sử dụng một hình thức ASXH khác, để bảo vệ cho người lao động, đó là Quỹ dự phòng. Mục đích thiết lập Quỹ dự phòng cũng tương tự như mục đích thiết lập quỹ BHXH. Khởi đầu, hình thức QDP được sử dụng ở hầu hết các nước là thuộc địa của Anh trước đây. Sau đó, các nước mới độc lập ở châu Phi, châu Á, vùng Caribe và Thái Bình Dương đã sử dụng hình thức này khi xây dựng hệ thống ASXH quốc gia. Hiện nay có một số nước đã chuyển đổi từ hình thức Quỹ dự phòng sang hình thức BHXH như Ga-na, Ni-giê-ria, Ấn Độ. Còn một số vẫn duy trì dưới dạng Quỹ dự phòng như Ma-lai-xia, Xin-ga-po, U-gan-na. Như vậy, việc thiết lập Quỹ dự phòng ở một số nước không nằm ngoài mục đích ASXH. Các nước này sử dụng Quỹ dự phòng quốc gia tương tự như Quỹ BHXH nhằm hướng tới diện bảo vệ là người lao động và gia đình họ. 1.2 Khái niệm Quỹ phòng xa hay Quỹ dự phòng là các Quỹ tiết kiệm bắt buộc nhất định theo Luật định nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính cho các cá nhân đóng góp vào Quỹ dự phòng khi gặp phải rủi ro bất ngờ. Diện bảo vệ đối với Quỹ dự phòng là các địa phương, tổ chức cá nhân không may gặp thiên tai, mất mùa… hậu quả nghiêm trọng. Đối với các Quỹ hưu trí, Quỹ bảo hiểm trọn đời cá nhân và tập thể đóng góp nên quỹ đó. Đặc điểm Quỹ dự phòng có một số đặc điểm chủ yếu sau: Quỹ dự phòng không phải là một quỹ tài chính tập trung dùng để chia sẻ rủi ro giữa các thành viên với nhau. Toàn bộ tiền đóng góp của từng thành viên được quản lý theo từng tài khoản cá nhân riêng rẽ của thành viên đó. Mức hưởng của thành viên từ Quỹ dự phòng hoàn toàn phụ thuộc vào mức đóng góp của bản than thành viên đó không có sự bảo trợ từ phía Nhà nước. Trong một số trường hợp có nhu cầu tài chính, các thành viên có thể rút tiền từ tài khoản Quỹ dự phòng của mình trước thời hạn, mặc dù chưa gặp các rủi ro xã hội. Tuy nhiên, cũng chính từ đặc điểm này đã khiến Quỹ dự phòng đôi khi mất đi mục đích bảo vệ dài hạn ban đầu đặt ra. Quỹ dự phòng rất đơn giản về mặt quản lý và cân đối Quỹ vì tiền hưởng hoàn toàn được tích lũy trên tài khoản cá nhân từng thành viên. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng khiến Quỹ dự phòng mất đi phần nào tính tương trợ và san sẻ rủi ro. Do Quỹ dự phòng sử dụng tài khoản cá nhân để tích lũy tiền đóng góp và lãi trong nhiều năm như tiền tiết kiệm nên chịu tác động rất lớn của lạm phát. Đã có những trường hợp do lạm phát xảy ra ở mức cao, dẫn đến tiền tích lũy của các thành viên bị mất giá trị rất nhiều, không đủ đảm bảo nhu cầu của họ khi cần thiết. Nguồn hình thành và sử dụng Quỹ dự phòng 3.1 Nguồn hình thành Mặc dù Quỹ dự phòng không phải là một Quỹ tài chính tập trung để chia sẻ giữa những thành viên với nhau mà được chia theo tài khoản cá nhân của từng thành viên, nhưng nguồn tài chính hình thành trên từng tài khoản đều bao gồm: Từ sự đóng góp của bản thân các thành viên theo nguyên tắc có đóng có hưởng và đóng bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Từ tiền lãi đầu tư của số tiền tích lũy trên từng tài khoản. Tùy vào đặc điểm kinh tế xã hội của từng nước, mức đóng góp của các thành viên vào tài khoản Quỹ dự phòng là khác nhau và được tính dựa trên mức tiền lương, tiền công người sử dụng lao động trả cho người lao động. Quỹ dự phòng ở một số nước trên thế giới Nước  Năm thiết lập  Tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ (%)  Tỷ lệ đóng của NLĐ (%)  Năm chuyển sang BHXH   Châu Phi   Gam-bia  1981  10  5  1991   Ke-ni-a  1965  5  5  1994   Soa-zi-lan  1964  5  5  Chưa   Tan-za-nia  1967  10  10  Chưa   U-gan-da  1965  10  15  Chưa   Zam-bia   5  5  Chưa   Châu Á   In-do-ne-xia  1951  4  2  Chưa   I-rac  1956  12  10  1964   Xin-ga-po  1953  20  20  Chưa   Sri-lan-ka  1959  12  8  Chưa   Vùng Ca-ri-be   Mong-se-rat  1972  5  5  Chưa   Thái Bình Dương   Fi-ji  1976  7  7  Chưa   Ki-ri-ba-ti  1980  5  5  Chưa   Pa-puaniu  1986   5  Chưa   Ghi-ne   7.5     Tu-va-lu  1986  5  5  Chưa   Va-nu-a-tu  1986  3  3  Chưa   Tay-sa-moa  1972  5  5  Chưa   Nguồn: ILO, Các chương trình hưu, Bản dịch. Tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động là khác nhau ở mỗi nước. Nhưng nhìn chung, mức đóng góp giữa hai bên là bằng nhau hoặc ở một số nước người sử dụng lao động đóng góp cao hơn ngươi lao động. 3.2 Mục đích sử dụng Quỹ dự phòng được sử dụng vào các mục đích như sau: Trả cho chi phí hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động hệ thống Quỹ dự phòng. Việc quản lý thu nộp, đầu tư và chi trả Quỹ dự phòng do một Cơ quan hành chính công thực hiện. Chi phí hoạt động cho bộ máy này được trích ra từ tài khoản dự phòng cá nhân. Chi trả cho người lao động khi gặp các rủi ro xã hội như tuổi già, mất sức lao động, mất người nuôi dưỡng. Toàn bộ số tiền tích lũy trong tài khoản phòng xa sau khi trừ đi chi phí quản lý sẽ được trả cho người lao động hay người thụ hưởng. Ở một số nước, còn cho phép chi trả tài khoản phòng xa theo định kỳ hoặc chi trả cho một số mục đích khác như mua nhà hay vay tạm thời từ quỹ khi có khó khăn về tài chính. So sánh Quỹ dự phòng với các chế độ khác trong An sinh xã hội Giống nhau: Đều là những chính sách nằm trong hệ thống an sinh xã hội nhằm thực hiện mục tiêu của an sinh xã hội, đó là tạo ra mạng lưới bảo vệ các thành viên trong xã hội thoát khỏi tình trạng khốn khó trong cuộc sống. Khác nhau:  BHXH  ƯĐXH  CTXH  XĐGN  QPX   Đối tượng được BH  Những người lao động không phân biệt trong tất cả các ngành nghề  Tất cả những người có cống hiến đặc biệt cho xã hội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc  Những thành viên trong xã hội gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng tự lo liệu được cuộc sống của bản thân và gia đình hoặc nếu có thể lo liệu được thì lo liệu ở mức rất thấp  Những người trong xã hội có thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo không đảm bảo được nhu cầu sống thiết yếu  Chỉ là những người làm công ăn lương trong xã hội   Đối tượng BH  Phần thu nhập bị giảm hoặc mất của người lao động  Phần vật chất và tinh thần cho người lao động, nói chung là mọi mặt của cuộc sống  Thu nhập và điều kiện sinh sống của người lao động khi rơi vào hoàn cảnh yếu thế  Thu nhập và điều kiện phát triển sản xuất gia tăng thu nhập  Thu nhập và điều kiện sống cho người lao động   Mục tiêu  - Đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người lao động. - Nhằm phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người gặp rủi ro trong xã hội  - Đảm bảo cuộc sống trên mức tối thiểu cho những người có công - Nhằm đền đáp và thể hiện trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với những người có công. Tái tạo ra những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc.  - Chuyển nhượng nguồn lực cho các cá nhân gặp yếu thế trong xã hội - Giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”  Trợ giúp những gia đình nghèo đói trong xã hội về tiền vốn, về ưu đãi thuế, về khoa học kỹ thuật … để họ tự vươn lên và thoát khỏi nghèo đói  Giúp người dân tự bảo hiểm cho bản thân và gia đình khi không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống   Đặc điểm  - Từ sự đóng góp của các bên hình thành nên một quỹ tập trung - Hoạt động quỹ dựa trên nguyên tắc cân bằng thu chi - Chỉ khi nào rủi ro thì mới được nhận bảo hiểm - Mang tính chất san sẻ rủi ro, phân phối lại thu nhập của các cá nhân trong xã hội - Hình thức trợ cấp chỉ là bằng tiền - Điều kiện để được hưởng trợ cấp khắt khe phức tạp  - Một chính sách xã hội đặc thù được luật hóa để đảm bảo thực hiện công bằng dân chủ - Người hưởng không cần sự đóng góp vào quỹ - Được ưu đãi trong mọi trường hợp - Mang tính chất công bằng xã hội - Hình thức trợ cấp bằng tiền hoặc hiện vật, tinh thần; nó mang tính chất dài lâu, thường xuyên, chỉ ngừng chi trả khi người có công mất, chuyển sang gia đình họ - Đối tượng của ưu đãi xã hội hẹp, tùy đối tượng và phải có chứng nhận của cơ quan thương binh xã hội.  - Người được trợ cấp không nhất thiết phải tham gia đóng góp hình thành nên quỹ - Hình thức trợ cấp có thể bằng tiền hoặc hiện vật, mang tính chất thời điểm là chính. Khi nào người đó vượt qua được khó khăn. - Điều kiện ít khắt khe, thường mang tính chất theo khu vực - Đối tượng của cứu trợ xã hội rộng, không phân biệt giàu nghèo khi gặp rủi ro  - Chính sách XĐGN thường được cụ thể hóa và lồng ghép trong các chính sách có liên quan - Chính sách XĐGN nếu được thực hiện tốt và đồng bộ sẽ rất có hiệu quả vì nó sẽ đảm bảo an sinh xã hội bền vững và lâu dài - Việc thực hiện chính sách XĐGN chủ yếu là do nhà nước, TW và các cấp chính quyền địa phương; ngoài ra còn có các hội, đoàn thể - Người được trợ cấp không phải tham gia vào nguồn hình thành quỹ - Hình thức trợ cấp bằng tiền, hiện vật - Đối tượng XĐGN rộng, tất cả những người nghèo trong xã hội  - Sự đóng góp của các bên vào tài khoản cá nhân của mỗi người lao động - Hoạt động không tuân theo cân bằng thu-chi - Có thể được nhận tự cấp khi chưa có rủi ro xảy ra mà chứng minh được - Không mang tính chất san se rủi ro và không mang tính chất phân phối lại   Mức đóng góp  Người lao động đóng góp theo một tỷ lệ nhất định của tiền lương cá nhân, người sử dụng đóng góp bằng phần trăm nhất định so với tổng quỹ lương  Không phải đóng góp  Không phải đóng góp  Không phải đóng góp  Người lao động đóng góp theo tỷ lệ phần trăm thay đổi, người sử dụng lao động đóng góp theo tỷ lệ nhất định của cá nhân. Mức đóng góp cho mỗi cá nhân là khác nhau tùy theo mức lương của mỗi người.   Mức hưởng  Mức đóng góp khác mức hưởng. Dựa trên phần thu nhập bị giảm hoặc mất khi rủi ro xảy ra; ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro ngành nghề, thu nhập trước đó …  Dựa trên nguồn ngân sách nhà nước và dựa trên sự cống hiến của đối tượng  Căn cứ vào thu nhập và mức độ khó khăn của người lao động khi gặp rủi ro  Dựa trên thu nhập và nguồn ngân sách nhà nước  Mức đóng góp bằng mức hưởng.   Tính chất  Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc cân bằng thu-chi, ít chịu tác động của lạm phát , mang tính chất bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động, bhxh là một quỹ tiền tệ mang tính chất ổn định lâu dài và mang tính chủ động.  Tạo cho con em gia đình có công có điều kiện nối nghiệp sự nghiệp của cha anh. Chủ yếu là trên mặt đạo đức thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người  Tạo điều kiện cho tất cả thế hệ trẻ có điều kiện phát triển như nhau.ít mang tính chất bắt buộc, thiên về mảng đạo đức,ít mang tính chủ động hơn vì nó mang tính chất khẩn cấp thời gian ngắn.  Không mang tính chất bắt buộc, mang tính chủ động hơn, thời gian trợ cấp có thể kéo dài  Mang tính chất bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. chịu tác động mạnh của lạm phát.   Phạm vi  Bhxh gồn 9 chế độ: ốm đau, thai sản, chăm sóc y tế, trợ cấp thất nghiệp, tuổi già  Những người có công trong xã hội  Toàn bộ các trường hợp gặp khó khăn trong xã hội.  Toàn bộ các trường hợp gặp khó khăn trong xã hội.  Gồm 3 chế độ chính: tuổi già, mất sức lao động và mất người nuôi dưỡng   Vai trò của nhà nước  Nhà nước đóng vai trò phụ, chỉ tham gia hỗ trợ bù trừ thu - chi  Nguồn quỹ chủ yếu là ngân sách nhà nước, nhà nước đóng vai trò chủ yếu.  Nhà nước đóng vai trò chủ chốt và quan trọng nhất  Nhà nước đóng vai trò chính trong quản lý và hỗ trợ  Nhà nước quản lý nhưng hoạt động không theo chính sách thu chi, không cần nhà nước hỗ trợ   Cơ quan lãnh đạo  Bộ LĐ-TBXH liên kết với bộ tài chính, bộ y tế  Bộ LĐ-TBXH  Bộ LĐ-TBXH liên kết với tất cả các bộ, ban trong nước  Bộ LĐ-TBXH  Bộ LĐ-TBXH