Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015)

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là loại tài nguyên không tái tạo trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Luật đất đai 2003 khẳng định “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống nhân dân. Lập quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất xã Thụy Phong nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nư¬ớc về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đầu tư¬ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị. Xã Thụy Phong nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thái Thụy, có tổng diện tích tự nhiên là 697,66 ha, dân số 9.515 người. Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của tỉnh, huyện, cán bộ và nhân dân xã Thụy Phong với sự cố gắng của mình đã tạo được những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, đã và đang xảy ra những bất cập lớn về sử dụng và quản lý đất đai, sẽ nảy sinh những mâu thuẫn và không đồng bộ về sử dụng đất giữa các ngành, giữa các đối tượng sử dụng, kìm hãm sản xuất, phá vỡ cảnh quan môi trường. Trước những tình hình trên và thể hiện nội dung của Luật Đất đai năm 2003, sau khi Dự án đầu tư "Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2011 - 2015 cấp xã" của huyện Thái Thụy được phê duyệt Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã giao cho UBND xã Thụy Phong tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2011 - 2015.

doc74 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch sử dụng đất xã Thụy Phong Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là loại tài nguyên không tái tạo trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Luật đất đai 2003 khẳng định “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quản lý và sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống nhân dân. Lập quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất xã Thụy Phong nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị. Xã Thụy Phong nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thái Thụy, có tổng diện tích tự nhiên là 697,66 ha, dân số 9.515 người. Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của tỉnh, huyện, cán bộ và nhân dân xã Thụy Phong với sự cố gắng của mình đã tạo được những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, đã và đang xảy ra những bất cập lớn về sử dụng và quản lý đất đai, sẽ nảy sinh những mâu thuẫn và không đồng bộ về sử dụng đất giữa các ngành, giữa các đối tượng sử dụng, kìm hãm sản xuất, phá vỡ cảnh quan môi trường. Trước những tình hình trên và thể hiện nội dung của Luật Đất đai năm 2003, sau khi Dự án đầu tư "Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2011 - 2015 cấp xã" của huyện Thái Thụy được phê duyệt Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã giao cho UBND xã Thụy Phong tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu 2011 - 2015. 2. Những căn cứ và cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất của xã Thụy Phong Cơ sở pháp lý của việc quy hoạch sử dụng đất xã Thụy Phong dựa trên các căn cứ sau: - Căn cứ luật đất đai ngày 20 tháng 11 năm 2003; - Căn cứ vào Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi hành luật đất đai; - Căn cứ văn bản số 2778/BTNMT - TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đât đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015; - Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất thu hồi, bồi thường và hỗ trợ tái định cư; - Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT - BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Căn cứ văn bản số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/08/2009 về việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015); - Căn cứ quyết định sốngày .thángnăm của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt ‘ Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu ( 2011- 2015) của huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình”. - Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thái Thụy đến năm 2020; - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 huyện Thái Thụy; - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 xã Thụy Phong; - Các đề án phát triển ngành có liên quan trên địa bàn xã; - Các hệ thống tài liệu thống kê, kiểm kê, bản đồ có liên quan; - Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn xã. Phương án quy hoạch sử dụng đất xã được xây dựng trên cơ sở sau đây: - Thực trạng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã thể hiện trong phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thụy Phong, Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã Thụy Phong về phát triển kinh tế – xã hội. - Số liệu kiểm kê đất đất đai năm 2010 và Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 của xã Thụy Phong – huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình. - Nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất của các ban, ngành trên địa bàn xã. 3. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất của xã Thụy Phong - Tạo ra một tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất của xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mắt và lâu dài; - Khoanh định và bố trí các mục đích sử dụng đất nhằm giải quyết, khắc phục những bất hợp lý trong việc sử dụng đất; - Đảm bảo cho các mục đích sử dụng đất ổn định, lâu dài; - Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; - Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ tục thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất; - Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp theo quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất đã được điều chỉnh, bổ sung; đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng. - Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công trình, từng địa phương, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từng năm của giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và những yêu cầu cụ thể trong giai đoạn. - Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái 4. Bố cục báo cáo Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, bố cục của báo cáo gồm các phần sau: Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Phần II: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. PHẦN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thụy Phong nằm ở phía Tây huyện Thái Thụy, với tổng diện tích tự nhiên là 697,66 ha, có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp xã Thụy Dân, Thụy Duyên - Phía Đông giáp xã Thụy Sơn - Phía Nam giáp sông Diêm Hộ - Phía Tây giáp xã Thụy Thanh Xã Thụy Phong có vị trí khá thuận lợi, nằm cách trung tâm huyện khoảng 12 km về phía Đông Bắc, cách biển khoảng 15 km về phía Đông và cách trung tâm tỉnh khoảng 22 km về phía Đông Bắc. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Thụy Phong mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được bồi đắp bởi 2 con sông lớn (sông Thái Bình, sông Trà Lý) tạo cho địa hình của xã khá bằng phẳng. Mức chênh lệch địa hình không lớn, cao độ địa hình biên thiên từ 0,6 – 2,2 m, độ dốc địa hình < 1%, thấp dần từ khu dân cư ra sông (từ Bắc xuống Đông Nam). 1.1.3. Khí hậu Thụy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc thù là một xã gần biển ngoài khí hậu lục địa còn mang đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải (mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực nằm sâu trong lục địa). * Nắng Chế độ nhiệt tương đối ổn định, số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 – 1.800 giờ/năm. Biên độ nhiệt giao động giữa ngày và đêm khoảng 8 – 100C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 – 200C, giữa ngày nắng và ngày lạnh khoảng 15 – 200C. Mùa hè do ảnh hưởng của biển nên dịu nắng, độ ẩm từ 82 – 90%. - Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 240C. - Nhiệt độ cao nhất 390C vào các tháng 6,7,8. - Nhiệt độ thấp nhất 5 - 90C vào các tháng 1 và tháng 2. * Mưa Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn khoảng 1.788 mm, lượng mưa cao nhất 1.860 mm vào tháng 4, 5 và tháng 7, 8, lượng mưa thấp nhất là 1.716 mm vào tháng 11, 12. Số ngày mưa khoảng 150 ngày/năm, phân bố không đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên tới 200 – 350 mm/ngày. - Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm khá cao từ 82 – 94%. * Gió Mùa hè hướng gió thịnh là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình là 2 – 5 m/giây, mùa đông có gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh. 1.1.4. Thuỷ văn Xã Thụy Phong có sông Diêm Hộ chảy qua (nằm ở phía Nam là ranh giới hành chính của xã) và có mạng lưới sông ngòi, kênh mương nội đồng chằng chịt. Sông Diêm Hộ là con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Thái Bình chảy trong tỉnh Thái Bình và chia đôi huyện Thái Thụy thành hai địa phận có diện tích tương đương nhau. Sông được tách ra từ sông Luộc tại địa phận xã Quỳnh Thọ huyện Quỳnh Phụ, huyện Đông Hưng đến địa phận xã Thái Giang huyện Thái Thụy sông đổi hướng chảy theo hướng Tây Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Diêm Hộ phía Nam Thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy. Sông Diêm Hộ có tổng chiều dài khoảng 40 km, đoạn chảy qua huyện Thái Thụy sông có bề ngang rộng đoạn sông nằm giữa 2 xã Thụy Liên và Thái Thủy có cống điều tiết (cống Trà Linh) có chức năng giữ nước, ngăn mặn. Mực nước sông bị chi phối gián tiếp bởi thủy triều biển Đông, lũ sông và sự điều tiết nước theo yêu cầu sản xuất trong hệ thống thủy nông Thái Bình. Xã Thụy Phong không bị ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Diêm Hộ, do có hệ thống đê bao của huyện bảo vệ xã khỏi sự tác động nước sông. Là xã thuộc huyện ven biển nhưng xã Thụy Phong nằm sâu trong đất liền, chịu ảnh hưởng gián tiếp của chế độ hải văn từ biển Đông. 1.2. Các nguồn tài nguyên 1.2.1. Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra nông hóa, thổ nhưỡng trên khoảng 495 ha diện tích đất nông nghiệp. Đất đai xã Thụy Phong được chia làm 4 nhóm chính: * Nhóm đất cát: Có diện tích khoảng 100 ha chiếm khoảng 22% diện tích điều tra với 100% là đất cát giồng (Cz), thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, phân bố tập trung ở cánh đồng thôn Đông Hòa. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các dinh dưỡng tổng số dễ tiêu nghèo, sâu dưới tầng cát dày 2 – 3 m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phổ tích và các loại cây sú, vẹt...). * Nhóm đất mặn: Có diện tích khoảng 225 ha chiếm khoảng 45% diện tích điều tra, đây là diện tích chiếm tỷ lệ tương đối cao so với tổng diện tích điều tra. Toàn bộ là đất mặn trung bình có thành phần cơ giới là thịt nặng. Đặc điểm của nhóm đất này là có màu nâu tươi của phù sa do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. Ở lớp đất mặt PHKCL từ (4,5 – 5,5), các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu (7 – 9). Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1,5. Số muối hòa tan ở mức trung bình từ (0,1 – 0,7%). Chất dinh dưỡng hữu cơ tổng số mức trung bình đến khá (1 – 3%), đạm trung bình (0,1 – 0,16%), lân, kali tổng số cao (1,7 – 2,3%). Loại đất này, độ mặn là yếu tố làm giảm độ phì nhiêu thực tế làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Biện pháp làm giảm độ mặn là tích cực rửa mặn, nâng cao áp lực nước ngọt ở toàn bộ hệ thống sông, kênh, mương... đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển. * Nhóm đất phù sa(P): Có diện tích khoảng 50 ha chiếm khoảng 10% diện tích điều tra, với toàn bộ là đất phù sa có tầng Gley (Pg), có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt nặng, phân bố trên nền địa hình từ vàn thấp đến vàn cao tập trung chủ yếu ở ven sông Diêm Hộ. Đặc điểm của loại đất này thường có màu nâu, nâu nhạt hoặc hơi xám, đất tơi xốp, thành phần cơ giới thưởng từ thịt nhẹ đến thịt nặng, các yếu tố dinh dưỡng thường từ trung bình đến tốt. Nhìn chung, nhóm đất phù sa là loại đất tốt được thực hiện trong quá trình thâm canh, khai thác sử dụng. * Nhóm đất phèn mặn (SM): Có diện tích khoảng 110 ha chiếm khoảng 22% diện tích điều tra với 100% là đất phèn mặn ít, trung bình (SMi), phân bố tại cánh đồng của thôn Thượng Phúc. Đặc điểm chung cảu lại đất này là những ổ phèn do quá trình rửa mặn các ion kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi và thay thế bằng ion H+. Quan sát phẫu diện đất ta thấy tấng sinh phèn có màu vàng rơm pha lẫn trắng giống như xỉ vôi nằm cách mặt đất 25 – 26 cm, độ PHKCL thấp 2,8 – 3,5 Fe++ và Al+++ di động cao. 1.2.2. Tài nguyên nước * Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp bởi sông Diêm Hộ cùng mạng lưới mương ngòi dày đặc (hàng chục km mương, ngòi) và khoảng 23 ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, bao gồm các hồ, ao, nằm rải rác ở hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Hàng năm tổng lưu lượng dòng chảy lên tới hàng trăm ngàn m3 nước kết hợp với lượng mưa hàng năm khá lớn.... Nhìn chung, nguồn nước mặt cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. * Nguồn nước ngầm: Qua các hố khoan khảo sát mực nước ngầm trên phạm vi toàn huyện, có thế đánh giá nguồn nước ngầm trên địa bàn xã Thụy Phong khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt nhưng thuộc dạng nghèo nước, mỗi giếng khoan chỉ có thể khai thác 40 – 60 m3/ngày đêm và nằm ở tầng nông trên 20 m, giá thành khai thác rẻ, song chất lượng khai thác không cao. Trên địa bàn Thụy Phong ở tầng chứa nước từ 20 – 250 m đều chua, mặn nên việc khai thác nước ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất không có tính khả thi. Đồng thời phải đề phòng nhiễm mặn từ phía biển một khi nguồn nước ngầm trong nội địa bị khai thác ở mức đáng kể. 1.2.3. Tài nguyên nhân văn Thụy Phong được hình thành từ đầu thế kỷ XVII, có một nền văn hóa lâu đời mang đậm nét văn hóa của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Toàn xã có 10 thôn, mỗi thôn có sự xuất hiện sớm muộn khác nhau, ngay cả các ngành nghề truyền thống cũng mang sắc thái riêng, song nhân dân trong xã luôn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, vượt qua khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trải qua bao cam go, vật lộn với thiên nhiên, người dân Thụy Phong ngày càng trở nên vững vàng. Chính quyền và nhân dân xã Thụy Phong đã cùng nhau vượt khó đi lên và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thụy Phong là một trong căn cứ kháng chiến quan trọng, phía Nam là cửa sông Hồng nơi mà các triều đại phong kiến trước đây thường xuyên lập ra các đồn trại để kiểm soát và phòng ngừa nổi dậy của nhân dân. Với lịch sử văn hiến người dân trong xã cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống xâm lược và thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân xã Thụy Phong đã được Đảng, Nhà nước, cấp trên ghi nhận và được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Ngày nay kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và nhân dân Thụy Phong đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng và thế mạnh của xã thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 1.3. Thực trạng môi trường Là xã thuần nông, lại đang ở giai đoạn đầu đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế - xã hội trong xã chưa phát triển mạnh Nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ở Thụy Phong chưa thực sự đáng nói. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ở một số khu vực dân cư, hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều bị ô nhiễm bởi hoạt động của con người: do việc xử lý rác, chất thải trong các khu dân cư chưa được đồng bộ, không kịp thời; do thói quen sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc trừ sâu không theo quy định; do việc phát triển giao thông, các phương tiện tham gia giao thông, các máy móc trong sản xuất. Ngoài ra, tác động của thiên nhiên bão, lũ, sương muối cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan môi trường. Sự phân hóa của khí hậu theo mùa (mùa mưa thường gây úng lụt, xói lở đất; mùa khô khan hiếm nước ngọt, đất đai dễ bị nhiễm mặn, bốc mặn lên bề mặt). Xã Thụy Phong không có diện tích đất rừng, hệ thực vật không đủ tạo thành rừng che phủ, kết hợp với điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tài nguyên đất Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khẻo cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và cộng đồng. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Giá trị sản xuất toàn xã giữ mức tăng trưởng ổn định qua 5 năm (2005 – 2010). Tốc độ tăng trưởng đạt 13,50%. Trong đó: - Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20,84 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,89%. - Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt 15,90 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,48%. - Giá trị ngành thương mại – dịch vụ đạt 10,75 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,63%. - Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 8,55 triệu đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo là 7,19%. - Số hộ có điện thoại chiếm 90%. - 100% số hộ dùng điện thấp sáng. 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Nông nghiệp xã Thụy Phong chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế xã. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 20,84 tỷ đồng, trong đó: * Trồng trọt Hàng năm vẫn ổn định diện tích canh tác là 478,26 ha, trong đó diện tích cấy lúa là 455 ha. Diện tích đất cây vụ đông là 54 ha, diện tích chuyên màu là 1,8 ha, diện tích cân đổi là 13,3 ha, diện tích vùng chuyển đổi là 8,16 ha tăng 0,4 ha so với năm 2005. Cây lúa vẫn là cây trồng chính trong trồng trọt. Năng suất lúa bình quân năm 2009 đạt 119,51 tạ/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của huyện (128 tạ/ha). Diện tích chuyên màu chủ yếu là dưa chuột, sa lát xuất khẩu, sản lượng bình quân hàng năm đạt 84,5 tấn, giá trị thu nhập khoảng 1,2 triệu/sào, diện tích vụ đông giá trị thu nhập từ 550 – 600.000 đồng/sào, chủ yếu rau quả các loại. Tổng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 41,6 triệu đồng /ha/năm, tăng 11,6 triệu đồng/ha so với năm 2005. Lương thực bình quân đầu người đạt 546 kg, diện tích vườn tạp được nhân dân tích cực cải tạo trồng cây ăn quả, cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. * Chăn nuôi Tiếp tục phát triển ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi với số lượng lớn theo quy mô gia trại, trang trại. Tổng đàn trâu bò hàng năm tăng từ 130 – 150 con, sản lượng lợn thịt hơi hàng năm đạt 300 tấn tăng 50 tấn so với năm 2005. Tổng đàn gia cầm, thủy cầm bình quân hàng năm từ 35 – 40 nghìn con, sản lượng thịt ước đạt 70 – 75 tấn/năm chủ yếu là ngan, gà, vịt. Năm năm qua trong điều kiện khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm, gia súc nhiều nơi bùng phát. Song Đảng ủy – UBND luôn quan tâm động viên nhân dân đẩy mạnh chăn nuôi, kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt với chăn nuôi tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý khép kín trong từng gia đình. UBND xã thành lập ban chăn nuôi thú y, tuyên truyền nhân dân chủ động phòng chống dịch, tiếp thu việc tiêm phòng có hiệu quả, hàng năm tổng số lượt gia súc được tiêm phòng là 47%, gia cầm đạt 70%. Không có dịch lớn xảy ra, nhiều gia đình đưa chăn nuôi trở thành thu nhập chính. * Nuôi trồng thủy sản Diện tích ao truyền thống là 15 ha, diện tích ao vùng chuyển đổi là 5,16 ha, sản lượng cá ước đạt 75 – 80 tấn/năm. 2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng * Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Thụy Phong là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu kinh tế xã, có bước phát triển ổn định trong những năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởn trung bình trong 5 năm từ 2005 – 2010 đạt 29,61%. Trên địa bàn xã có công ty may xuất khẩu Trường An Phát là cơ sở sản xuất tập trung duy nhất. Hiện nay công ty đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động trên địa bàn xã và khu vực lân cận. Ngoài ra các ngành nghề truyền thống như nghề mộc và nghề tre đan, móc sợi được duy trì ổn định và phát huy hiệu quả cung cấp việc làm cho một lượng lớn lao động. Nghề mây tre đan và móc sợi thường xuyên thu hút trên dưới 50% lao động tiểu thủ công nghiệp. Các nghề mới như đan cói, dệt may xuất khẩu bước đầu cũng có sự phát triển đáng ghi nhận. Hạn chế trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp là vốn đầu tư cho sản xuất còn thấp, trang thiết bị lạc hậu, quy mô hoạt động nhỏ lẻ mang tính tự phát cá thể hộ gia đình