Quy luật lưu thông tiền tệ, vì sao lại có lạm phát xảy ra và những biện pháp khắc phục lạm phát

Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được. Giá trị của tiền là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố định khi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là bình ổn giá, tức là chống lại lạm phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền kinh tế quốc dân, ngân hàng quốc gia cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự phát triển kinh tế. Lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trong khi lượng tiền không thay đổi sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa tiền đang có và hàng hóa. Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó là lạm phát. Lạm phát có thể được phân loại theo vận tốc (lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát) hay theo giai đoạn (giai đoạn tăng tốc, giai đoạn ổn định, giai đoạn giảm tốc). Lượng tiền có thể tăng vì chính sách lãi suất của ngân hàng quốc gia hay vì nợ quốc gia tăng đột ngột. Khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khi lượng tiền không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian, người ta gọi đó là giảm phát. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biện pháp của ngân hàng quốc gia gây ra khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi (khi người dân hay doanh nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng).

doc8 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 16955 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật lưu thông tiền tệ, vì sao lại có lạm phát xảy ra và những biện pháp khắc phục lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được. Giá trị của tiền là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ, ví dụ số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một Dollar. Nói cách khác giá trị của tiền là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố định khi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là bình ổn giá, tức là chống lại lạm phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền kinh tế quốc dân, ngân hàng quốc gia cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự phát triển kinh tế. Lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trong khi lượng tiền không thay đổi sẽ dẫn đến mất cân bằng giữa tiền đang có và hàng hóa. Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó là lạm phát. Lạm phát có thể được phân loại theo vận tốc (lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát) hay theo giai đoạn (giai đoạn tăng tốc, giai đoạn ổn định, giai đoạn giảm tốc). Lượng tiền có thể tăng vì chính sách lãi suất của ngân hàng quốc gia hay vì nợ quốc gia tăng đột ngột. Khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khi lượng tiền không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian, người ta gọi đó là giảm phát. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biện pháp của ngân hàng quốc gia gây ra khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi (khi người dân hay doanh nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng). Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu về quy luật lưu thông tiền tệ, vì sao lại có lạm phát xảy ra và những biện pháp khắc phục lạm phát. Lịch sử của tiền tệ chính là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản đơn cho đến hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc. Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hiện thân của vải. Sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị. Hàng hoá (vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (thóc) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá (thóc) mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (vải) gọi là hình thái vật ngang giá. Hình thái vật ngang giá có 3 đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội. Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Trong hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định. Chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ:Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C.Mac tiền tệ có 5 chức năng: - Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa do các yếu tố sau đây quyết định: + Giá trị hàng hóa + Giá trị của tiền + Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường. Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Thí dụ 1USD vẫn bằng 10 xu. - Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa. Công thức lưu thông hàng hóa là: H – T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia. + Phương tiện cất trữ: Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thức giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại nếu sản xuất giảm lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. + Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên. + Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội. Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. b) Quy luật lưu thông tiền tệ: Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa. Ở mỗi kỳ nhất định, lưu thông hàng hóa bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Quy luật này được thể hiện như sau: M =  Trong đó: M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông P: giá cả của đơn vị hàng hóa Q: khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa vào lưu thông V: số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ Khi tiền vừa làm chức năng phương tiện lưu thông, vừa làm chức năng phương tiện thanh toán thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: M =  Trong đó: PQ: tổng số giá trị hàng hóa và dịch vụ đem lưu thông PQ: tổng giá cả hàng hóa bán chịu PQ:tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau PQ: tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán Quy luật lưu thông tiền tệ này là phổ biến đối với mọi nền kinh tế hàng hóa. Theo “ vietnamnet.vn” thì ước tính mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam vào tháng 12/2007 đã tăng 12,6% so với tháng 12/2006. Đây là mức tăng giá cao nhất trong vòng 12 năm qua.  Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo CPI tháng 12 mỗi năm so với tháng 12 năm trước. Đúng là giá lương thực thực phẩm, giá dầu tăng cao trong năm 2007. Do hai nhóm hàng hoá này đều là sản phẩm ngoại thương chủ đạo của Việt Nam và đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI, đây chắc chắn là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong suốt năm 2007. Nhưng nếu giá lương thực thực phẩm và giá dầu lửa thế giới là nguyên nhân chính, thì các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan cũng phải chịu sức ép tăng giá tương tự. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2007 lên tới hai chữ số, thì Trung Quốc chỉ chịu lạm phát ở mức 6,5% và Thái Lan 2,9%. Khác biệt rõ rệt nhất giữa Việt Nam với các quốc gia có lạm phát thấp hơn, như Trung Quốc, Thái Lan, đó là tốc độ tăng cung tiền. Tính tới cuối tháng 6/2007, lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam đã tăng tới 21,1% so với đầu năm. Con số tương ứng của Trung Quốc và Thái Lan lần lượt là 10% và 1,4%. Tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng GDP quá lớn thì áp lực lạm phát sẽ nảy sinh. Năm 2007 lạm phát của Việt Nam đã lên đến 12,6%, mức tăng kỷ lục trong một thập kỷ qua. Về cơ bản, lạm phát luôn được xem là một hiện tượng tiền tệ, nghĩa là lượng tiền tăng quá mức so với khối lượng hàng hóa trao đổi trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, nhằm hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn ở tốc độ cao, lượng tiền được mở rộng liên tục trong nhiều năm trở lại đây và nhiều người nghi ngờ rằng đó là lý do của lạm phát. Tuy vậy, cũng trong năm qua nhiều yếu tố khách quan đã tác động đến giá cả, chẳng hạn như lũ lụt, bệnh dịch trên gia cầm – những yếu tố tác động đẩy giá lương thực thực phẩm tăng cao, giá một số nguyên vật liệu hàng công nghiệp tăng do nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh, và đặc biệt là giá xăng dầu tăng vọt. Song, cho đến thời điểm cuối năm, khi tất cả các yếu tố trên được tổng hợp và phân tích bằng các công cụ khác nhau thì vai trò chính của chính sách tiền tệ và tín dụng không thể bỏ qua. Trong năm 2007, giá hàng lương thực thực phẩm (chiếm gần 43% trọng số trong tỷ số giá tiêu dùng) được xem là nhân tố chính làm tăng chỉ số giá chung. Trong khi đó, giá cả của các nhóm hàng hóa khác, đặc biệt là nguyên vật liệu của ngành xây dựng (như sắt, thép, ximăng…) cũng tăng vọt bởi sự gia tăng của giá dầu nhập khẩu. Nhưng so với những nước láng giềng, được xem là có cùng nhóm nhân tố ảnh hưởng, thì lạm phát của họ gần như là được kiểm soát hoàn toàn. Điều này có nghĩa là nguyên nhân chính của lạm phát ở Việt Nam phải được lý giải ở một nguyên nhân khác. Gần đây, một lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, dưới dạng đầu tư trực tiếp (FDI) lẫn đầu tư gián tiếp (FPI). Trong tình huống này, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã có sự lựa chọn giữa hai chính sách: Nới lỏng tỷ giá để tiền đồng Việt Nam tăng giá nhằm hạn chế sức ép lên lạm phát, điều này có thể dẫn đến làm tổn thương xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu. Hoặc là mua vào lượng lớn ngoại tệ dẫn đến tăng dự trữ và giữ cho tỷ giá ổn định (hoặc là phá giá đôi chút cho đến giữa năm 2007) để hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng thúc đẩy GDP. Và NHNN đã lựa chọn chính sách thứ hai bằng cách để cho cung tiền tăng và cũng không sử dụng chính sách vô hiệu hóa thông qua các công cụ như phát hành trái phiếu lãi suất cao để thu hút bớt lượng tiền dư thừa. Chính sách trên của NHNN đã làm tổng cầu tăng mạnh và tạo ra sức ép lên tổng cung như một tình trạng “thắt cổ chai” trong toàn bộ các khu vực của nền kinh tế. Sẽ không đúng nếu cho rằng nguyên nhân của lạm phát là đến từ một khu vực này hoặc một khu vực khác, chẳng hạn bắt nguồn từ những yếu tố bên ngoài như giá dầu. Chính phủ có lẽ phải rà soát lại toàn bộ chính sách vĩ mô và quyết định những chính sách dựa trên trọng số tác động của chúng. Rà soát lại mục tiêu tăng trưởng GDP hằng năm theo hướng thấp và ổn định hơn cho đến khi nào lạm phát trở lại mức 5-6% . Đây là hướng hữu hiệu và trực tiếp nhất để kiểm soát lạm phát đang ở mức báo động. Mục tiêu hàng đầu là nên giảm tổng cầu của nền kinh tế. Chính phủ phải cân nhắc lại những chính sách hiện tại của mình, nhất là việc khuyến khích một tỷ lệ đầu tư cao trong GDP như là một phương cách để đạt tăng trưởng cao. Kết quả là tỷ số ICOR của Việt Nam hiện nay rất cao và điều này thể hiện sự kém hiệu quả của lượng vốn đầu tư. Đây cũng là thời điểm mà Chính phủ nên khuyến khích những dự án đầu tư, trong khu vực công lẫn tư nhân, sử dụng ít nguồn lực nhưng đem lại năng suất cao hơn nhằm thúc đẩy hiệu quả của lượng vốn chi tiêu. Đây cũng là cách làm giảm sức ép lên tình trạng thắt cổ chai của phí cung trong tất cả các khu vực trong nền kinh tế nhằm giảm sức ép lên lạm phát. Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ cần tạo cho NHNN một cơ chế độc lập hơn trong những quyết định chính sách sau: Hạn chế mở rộng tiền tệ và tín dụng, đặc biệt là hạn chế tín dụng ngân hàng cho các cá nhân vay để mua chứng khoán và bất động sản; doanh nghiệp nhà nước; các chương trình cho vay xã hội. Tăng lãi suất cho vay trong hệ thống ngân hàng, một phần sẽ tác động lên lãi suất cho vay liên ngân hàng và các hoạt động cho vay cầm cố các giấy tờ có giá. Tăng thêm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nhằm giảm lạm phát; mặc dù điều này có thể làm giảm xuất khẩu: đồng Việt Nam sẽ tăng giá trong vài tháng tới, nhất là khi thông báo gần đây của NHNN (25/12/2007) cho phép nới rộng 50% biên độ tỷ giá giao dịch của tiền đồng, từ +/- 0,5% đến +/- 0,75%. Ngân hàng đã cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn thông qua những biến động nhỏ hằng ngày. NHNN phát hành trái phiếu có lãi suất cao nhằm giảm tính thanh khoản đang vượt mức trong nền kinh tế Nếu cần thiết, nên kiểm soát các dòng vốn đi vào nhằm giảm tác động tạo ra sức ép lên lạm phát. Điều này phải được xử lý một cách khéo léo nhằm tránh những tác động bất lợi lên thị trường chứng khoán còn non trẻ. Chính phủ phải cân nhắc lại những chính sách hiện tại của mình, nhất là việc khuyến khích một tỷ lệ đầu tư cao trong GDP như là một phương cách để đạt được tăng trưởng cao. Kết quả là chỉ số ICOR của Việt Nam hiện nay rất cao và điều này thể hiện sự kém hiệu quả của lượng vốn đầu tư. Theo “vietnamnet.vn” việc chống lạm phát năm 2008 này phải được đặt lên hàng đầu, hơn cả mục tiêu tăng trưởng. Vì suốt bốn năm liền lạm phát cao, cộng lại đã lên tới 40%. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền bị mất giá, đội giá thành sản phẩm lên cao, tăng thêm dự án treo, còn đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bất ổn cả trên thị trường bất động sản và chứng khoán. Cùng điều kiện, hoàn cảnh, các nước trong khu vực lạm phát thấp hơn Việt Nam. Nếu môi trường VN bất ổn định, lòng tin của nhà đầu tu sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư bỏ đi cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn. Lạm phát ảnh hưởng cũng sẽ làm cho mức cạnh tranh trong nước giảm đáng kể. Theo “tintuc.timnhanh.com” thì Việt Nam phấn đấu tới cuối năm 2009 đưa tỷ lệ lạm phát trở về một con số. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị các địa phương chuẩn bị xây dựng kế hoạch 2009 trên tinh thần tiếp tục duy trì tăng trưởng GDP từ 7-8% và phấn đấu tới cuối năm 2009 đưa tỷ lệ lạm phát trở về một con số. Thủ tướng đã phát biểu chỉ đạo như trên tại lớp bồi dưỡng về “Phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” cho trên 180 cán bộ chủ chốt thuộc 59 tỉnh, thành phố do Bộ Nội vụ tổ chức tại TP.HCM ngày 13-8. Những yêu cầu mà Nhà nước đặt ra cho các địa phương trong năm 2009 cũng vẫn là ưu tiên đầu tư cho các công trình cấp thiết, dành một phần ngân sách để đảm bảo an sinh xã hội, giảm bội chi ngân sách... Trước bối cảnh giá cả lạm phát tăng cao, tác động đến đời sống hạnh phúc của nhân dân, Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện tốt 8 nhóm giải pháp của Chính phủ, trong đó tập trung tháo gỡ cho sản xuất và xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và triển khai tốt các nguồn vốn đầu tư, nhất là giải ngân nhanh các nguồn vốn đầu tư và các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các chính sách ban hành phải được triển khai tới tận người dân như hỗ trợ người nghèo, ngư dân, chế độ khám chữa bệnh, học phí... Thủ tướng lưu ý lãnh đạo các địa phương tập trung chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, kiểm soát chặt chẽ môi trường, nhất là việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp. Các tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin Tintuc.timnhanh.com Vietnamnet.vn www.agro.gov.vn