Quy trình kĩ thuật trồng rừng tràm

Quy trình này được áp dụng cho trồng rừng Tràm thuần loài có nguồn gốc bản địa, với các xuất xứTràm ởTịnh Biên (Tỉnh Kiên Gang), và các xuất xứTràm ởVĩnh Hưng(tỉnh Long An). Quy trình này quy định hệthống biện pháp kĩ thuật trồng rừng Tràm từkhâu thu hái chếbiến bảo quản giống, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệrừng trồng nhằm : -Đảm bảo cho rừng trồng khép tán trong vòng 3-5 năm. -Rừng trồng đạt lượng tăng trưởng bình quân 12-15m3 /ha/năm. Rừng vừa cung cấp gỗ, cừ, củi vừa phát huy tác dụng trong việc cải tạo đất phèn giữnước ngọt, ngăn sóng, chắn gió, bảo vệsản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh thủy sản, phát triển nghềnuôi ong.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình kĩ thuật trồng rừng tràm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy trình kĩ thuật trồng rừng tràm (Melaleuca cajuputi) Chương I Điều khoản chung Điều 1: Quy trình này được áp dụng cho trồng rừng Tràm thuần loài có nguồn gốc bản địa, với các xuất xứ Tràm ở Tịnh Biên (Tỉnh Kiên Gang), và các xuất xứ Tràm ở Vĩnh Hưng (tỉnh Long An). Quy trình này quy định hệ thống biện pháp kĩ thuật trồng rừng Tràm từ khâu thu hái chế biến bảo quản giống, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng nhằm : -Đảm bảo cho rừng trồng khép tán trong vòng 3-5 năm. -Rừng trồng đạt lượng tăng trưởng bình quân 12- 15m3/ha/năm. Rừng vừa cung cấp gỗ, cừ, củi vừa phát huy tác dụng trong việc cải tạo đất phèn giữ nước ngọt, ngăn sóng, chắn gió, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh thủy sản, phát triển nghề nuôi ong. Quy trình kỹ thuật trồng rừng Tràm này chỉ áp dụng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Chương II điều kiện gây trồng Điều 2: Điều kiện khí hậu Trồng rừng Tràm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 20oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm 20oC. -Lượng mưa hàng năm 1500mm, có mùa khô rõ ràng từ tháng 1 đến tháng 4. Điều 3: Điều kiện đất đai trồng rừng: Rừng Tràm được trồng trên đất phù sa phèn (Thionic Fluvisols), trong đó có 3 loại đất phụ sau đây:  Đất phù sa phèn tiềm tàng (Proto — Thonic — Gleysols)  Đất than bùn phèn tiềm tàng (Proto — Thonic — Gleysols)  Đất phù sa phèn hoạt động (Orthi — Thonic — Gleysols) - Có thể trồng rừng Tràm nơi ngập úng liên tục từ 6 tháng đến 8 tháng trong 1 năm, khớp với mùa mưa. Không trồng Tràm ở vùng bị ngập úng quanh năm hoặc nơi có độ mặn >2%, sẽ làm chết rừng Tràm non. Phần I : trồng rừng Chương III kỹ thuật thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống Điều 4: Chọn xuất xứ Tràm và thu hái hạt giống - Lấy giống ở hai vùng Tịnh Biên (An Giang) và Vĩnh Hưng (Long An), là các xuất xứ Tràm tốt phù hợp cho việc phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Chọn các lâm phần rừng Tràm lớn hơn hoạc bằng 8 tuổi, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh . - Thời gian thu hái hạt: Vào tháng 11 và 12 trong năm. - Khi vỏ quả có mầu mốc trắng, mày và hạt phân biệt phải thu hái ngay (Nếu thu hái muộn nắp quả Tràm tự tách ra, và hạt sẽ rơi rụng hết). - Thu hái quả bằng các công cụ đơn giản như là cù nèo, cắt lấy cành Tràm có mang quả chín. Điều 5: Cách chế biến hạt Các quả Tràm được thu hái về cần loại bỏ cành, nhánh lá và sau đó vun quả thành đống rộng khoảng 1m2, cao 0,3-0,4cm. ủ quả trong 2 đến 3 ngày để quả chín đều. Mỗi ngày đảo quả lại một lần sau đó phơi dưới nắng nhẹ vào buổi sáng và buổi chiều để quả Tràm tự tách hạt. Thu lấy hạt sàng sẩy hạt sạch sẽ, loại bỏ các tạp chất rồi tiếp tục phơi hạt Tràm như trên thêm 2 đến 3 ngày nữa là được. Tránh phơi hạt nơi có gió thổi mạnh, gió sẽ cuốn bay mất hạt vì hạt Tràm rất nhỏ bé và nhẹ. 1kg hạt Tràm có khoảng 21-23 triệu hạt. Điều 6: Phương pháp bảo quản hạt giống Bảo quản hạt Tràm theo phương pháp bảo quản khô bằng cách cất vào trong các bình khô, đậy nắp kín. Thời gian bảo quản trong vòng từ 1 đến 2 năm. Nhưng tốt nhất nên gieo hạt Tràm đã bảo quản vào mùa mưa năm sau. Chương IV Kỹ thuật tạo cây con Điều 7: Chuẩn bị đất để gieo hạt Tràm - Đất để gieo hạt Tràm phải có điều kiện điều tiết được nước ra vào hợp lý và dễ dàng. - Đất không bị nhiễm mặn, (độ mặn <0,8%). - Nước được sử dụng để giữ ẩm cho khu đất gieo hạt không được đục do lẫn bùn, hoặc nước có màu đỏ đục (do bị lẫn nhiều các hợp chất hữu cơ hoà tan). - Khu đất được chọn để gieo hạt Tràm cần phải làm sạch cỏ, cày bừa kỹ. - Phải đảm bảo có nước luôn lấp xấp đều cho cả khu đất gieo hạt. - San mặt đất cho thật bằng phẳng, dể tạo điều kiện điều tiết nước ra vào, ngập lấp xấp đều trên toàn bộ khu đất gieo hạt. Điều 8: Kỹ thuật gieo hạt Hạt Tràm trước khi gieo được trộn đều với tro bếp (hoặc cát mịn khô), theo tỷ lệ 1 phần hạt 2-3 phần tro bếp theo trọng lượng hạt. Gieo vãi dều trên toàn bộ khu đất đã chuẩn bị để gieo hạt. Sử dụng khoảng 2 lít hạt Tràm để gieo trên 1000m2 diện tích gieo ươm.. - Sau khi gieo hạt, cắt cỏ, rải thành một lớp mỏng, phủ kín trên mặt đất để tăng khả năng giữ ẩm cho đất và tạo ra môi trường không khí ẩm ướt sát mặt đất. - Sau khi gieo từ 7-10 ngày, hạt Tràm sẽ nảy mầm và ta có thể bỏ lớp cỏ phủ trên mặt đất. - Bảo đảm mật độ cây mạ khoảng 400-500 cây/m2 là tốt nhất. Điều 9: Kỹ thuật chăm sóc cây con ở vườn ươm - Nuôi cây con ở vườn ươm khoảng 1 năm. - Cần luôn điều chỉnh mật độ cây con ở vườn ươm thích hợp trong quá trình sinh trưởng để cây con phát triển cân đối và khoẻ mạnh. Mật độ ban đầu 400-500 cây/m2. Đến thời gian xuất vườn, mật độ còn khoảng 100-150 cây/m2 là thích hợp. - Cần làm sạch cỏ dại cho cây con ở vườn ươm. - Nếu cây con sinh trưởng không được tốt chúng ta có thể bón thêm phân đạm và lân cho cây sinh trưởng khoẻ và tốt hơn. Điều 10: Tiêu chuẩn cây con xuất vườn - Cây con có tuổi từ 10-12 tháng. - Chiều cao: 50-70cm. - Đường kính cổ rễ: 5-8mm. - Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh và bộ rễ phát triển mạnh, rễ cái dài trên 6cm, không bị tổn thương. Chương V Kỹ thuật trồng rừng Điều 11: Chọn đất trồng rừng Tất cả các diện tích đất hoang hoá dễ bị nhiễm phèn (bao gồm các hạng đất Ia, Ib, IIa, IIb và III theo phụ lục) đều trồng được Tràm. Hạng đất Ib, IIa, IIb là các hạng đất trồng Tràm rất thích hợp và cho năng suất cao mục tiêu chủ yếu là trồng rừng kinh tế, phòng hộ là phụ. Các hạng đất Ia, III ít thích hợp hơn, năng suất thấp chỉ trồng với mục tiêu phòng hộ, cải tạo đất. Điều 12: Phương pháp trồng rừng Căn cứ điều kiện lập địa từng nơi mà chọn 1 trong 2 phương pháp trồng sau đây: - Trồng rừng gieo hạt thẳng (sạ hạt). - Trồng rừng Tràm bằng cây con rễ trần. Mục 1: Trồng rừng Tràm bằng phương pháp gieo hạt thẳng (sạ hạt) Điều 13: Điều kiện áp dụng - Đất gồm các hạng IIa, IIb, thực bì gồm các cỏ mờn, cỏ bông, đuôi chồn, cỏ lác, năng ngọt chiếm ưu thế. - Nước lưu thông, không bị đục, không bị thối. Điều 14: Cách làm đất để sạ hạt - Phát và đốt sạch thực bì. - Cày hai lần hoặc cày một lần trục hai lần. - Việc làm đất phải xong trong mùa khô và hoàn tất trước khi sạ hạt ít nhất 10 ngày. Điều 15: Xác định thời điểm sạ hạt - Vùng ngập nước do mưa: Chỉ sạ hạt khi mức nước đã ngập cao hơn mặt nước 20cm. - Vùng ngập do nước lũ: Sạ hạt khi nước nguồn đổ về ngập 15-50cm cao hơn mặt đất. Nếu mực nước cao hơn 50cm thì ngừng sạ hạt. Tiến hành sạ hạt lúc lặng gió, cường độ dòng chảy không đáng kể. Người thực hiện phải được hướng dẫn và luyện tập thành thạo. Điều 16: Xử lý và sạ hạt Tràm  Xử lý: - Cho hạt vào 2/3 bao, buộc chặt miệng bao và cho xuống nước ngâm 12 giờ liền sau đó vớt ra để cho ráo nước. - Trộn hạt với tro, trấu, cát một phần hạt với 5 phần chất độn. - Nếu dùng trấu thì phải ngâm trấu một tuần rồi vớt lên để cho ráo nước.  Lượng hạt sạ trên 1ha như sau: - Sạ để kết hợp tạo cây con nhổ đem trồng: 12-16kg hạt/ha. - Sạ chỉ để tạo rừng: 6-8kg hạt/ha. Mục 2: Trồng rừng Tràm bằng cây con Điều 17: Điều kiện để trồng rừng Tràm bằng cây con - Các hạng đất Ia, Ib, III. - Những nơi nước thối, nước đục. - Những nơi có nhiều rong. Điều 18: Xử lý thực bì - Với cỏ năng, cỏ ống, cỏ mờn có chiều cao dưới 1m không phải phát dọn. - Đối với cây sậyphải phát sát gốc hoặc dùng máy cày cày lúc nước chưa ngập, sậy chưa ra hoa. - Với thực bì là cây bụi, dây leo thì phải phát đốt. Điều 19: Bứng cây, tạo tầng lông hút. - Cây con phải đủ tiêu chuẩn như quy định tại điều 10. - Bứng các cây Tràm con bằng xẻng để tránh làm tổn thương bộ rễ. Dầm gốc các cây Tràm con mới bứng dọc theo các bờ kênh mương dưới bóng mát, để bộ rễ của chúng được ngâm trong nước chảy. Nước chảy sẽ làm sạch đất. Tiếp tục ngâm cho tới khi cây Tràm con tạo ra được tầng lông hút mới màu trắng (thường gọi là rễ trắng) mới đem trồng. - Không được chất thành đống hoặc bỏ nằm trong nước. Điều 20: Khi vận chuyển đi trồng phải đảm bảo - Không xếp quá chặt đảm bảo thoáng khí. - Trát bùn hoặc thân cỏ mục bao quanh từng bó rễ. Không để rễ bị khô. - Tránh dẫm đạp làm tỏn thương rế. Điều 21: Mật độ thời vụ trồng  Mật độ - Trồng mật độ 10.000 cây/ha ở nhóm đất thích hợp (Cự ly 1m x 1m) - Trên nhóm đất có nhiều hạn chế trồng mật độ 20.000 cây/ha (Cự ly 1m x 0,5m)  Thời vụ - Trồng Tàm tốt nhất vào tháng 7 đến thánh 9 dương lịch. Có thể kéo dài đến tháng 12. - Tuỳ điều kiện từng địa phương mà xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: + Mức nước ngập khi trồng không vượt quá đọt cây trồng. + Hoàn thành trước khi nước rút cạn ít nhất 15 ngày. Những nơi có nước thối tràn qua phải trồng xong 20 ngày trước khi nước thối đổ về hoặc sau nước thối rút hết. Điều 22: Trồng Tràm bằng công cụ đơn giản có tên là “nọc”, đó là một chiếc gậy bằng gỗ có đường kính 4-5cm, một đầu nhọn. Dùng nọc soi một lỗ xuống đất, với độ sâu 25-30cm, cách lớp mặt đất trong điều kiện đất bị ngập nước. Sau đó, đặt cây Tàm con xuống, để bộ rễ đứng vào lỗ, hơi kéo cây lên một chút để cho rễ cây Tràm không bị cong hoặc bị gẫy trong khi trồng. Nén chặt đất xung quanh gốc Tràm bằng chân. Điều 23: Phương thức trồng - Trồng thuần loại bằng cây con rễ trần. - Trồng Tràm nông lâm kết hợp. ở những nơi có điều kiện, thực hiện trồng rừng Tràm xen lúa (giống lúa địa phương tài nguyên, cây cao, chịu phèn), trong 2 hoặc 3 năm đầu, khi rừng Tràm chưa khép tán, để giảm bớt khâu chăm sóc và bảo vệ tốt rừng Tràm. - Trồng Tràm theo phương thức nông-lâm-ngư kết hợp (Tràm, Lúa nước, Cá, Ong mật). Điều 24: Nghiệm thu rừng trồng - Rừng Tràm trồng sau 3 tháng sẽ tiến hành nghiệm thu. - Tỷ lệ cây sống phải đạt trên 85% tổng số cây so với mật độ thiết kế quy định. - Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chương VI Chăm sóc và nghiệm thu rừng Tràm. Điều 25: Đối với rừng trồng bằng phương pháp sạ hạt thẳng tiến hành chăm sóc hai năm liền  Năm thứ nhất: - Ngăn chặn hoạt động của ngưới và gia súc làm đục nước. Không được lội ngang qua khu vực sạ hạt. - Vùng có nước lũ khi nước rút dùng phạng phát ngọn cỏ mới mọc cách mặt đất 20 đến 30cm cao hơn Tràm con mới mọc. - Cố gắng xây dựng một số mương cần thiết và đào một số ãnh nông (rộng 40, sâu 40cm) trong rừng Tràm nhằm lợi dụng nước đầu mùa để thau chua, rửa mặn cho đất trồng Tràm. - ở các vùng trồng rừng Tràm ven biển, Nếu nước ra vào rừng Tràm sau khi trồng bị nhiễm mặn trong mùa khô, cần phải đóng toàn bộ các cửa cống thông với các hệ thống sông ngòi để ngăn chặn nước mặn xâm nhập vào các khu rừng Tràm dưới 4 tuổi.  Năm thứ hai: Dặm cây con ở những nơi Tràm mọc quá thưa và tỉa bớt ở những nơi quá dày đảm bảo trên 1m2 có khoảng 4-5 cây. Điều 26: Chăm sóc đối với rừng trồng bằng cây con  Năm thứ nhất: Sau khi trồng cấm người đi lại hoặc bơi xuồng qua khu vực trồng.  Năm thứ 2: Những lô trồng tỷ lệ cây chết dưới 20% tiến hành dặm ở những chỗ không có cây từ 3m2 trở lên. Những nơi tỷ lệ cây chết 20-50% trồng dặm toàn diện đảm bảo số cây phân bố tương đối đều trên diện tích. Nếu tỷ lệ chết trên 50% phải trồng lại. Điều 27: Chống cháy bảo vệ rừng Tràm trong mùa khô - Mùa cháy rừng Tràm bắt đầu từ giữa mùa khô (tháng 2) đến hết mùa khô. Thời gian nguy hiểm dễ cháy rừng nhất là vào cuối mùa khô, từ tháng 3-4. Trong thời gian này cần quản lý chặt chẽ những người dùng lửa vào rừng Tràm để lấy mật ong, hoặc đốt cỏ để săn bắt rắn, trăn, rùa.... - Thiết kế một số kênh mương, bờ bao, các cửa cống lấy nước và tháo nước. Để giữu độ ẩm cho đất và thảm mục dưới rừng Tràm trong mùa khô, nhằm hạn chế sự bắt lửa, giữ nước ém phèn và có để nước để dễ dàng dập tắt các đám cháy mới phát sinh trong rừng Tràm. Nhưng không nên để đất dưới rừng Tràm quanh năm ngập nước.
Luận văn liên quan