Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn giáo dục công dân bậc THCS

Thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông. Ngày 11 tháng 6 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 14/CT-TTg về việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Ngày 05 tháng 5 năm 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (GDCD) đã xác định vị trí môn GDCD trong nhà trường phổ thông nói chung và bậc Trung học cơ sở (THCS) nói riêng là môn học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDCD bậc THCS lần này đưa Chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) vào thành phần của Chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến KT, KN, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn giáo dục công dân bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯỜNG TÚ HIỆP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO GIÁO VIÊN MÔN GDCD BẬC THCS (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGhỆ AN, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯỜNG TÚ HIỆP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CHO GIÁO VIÊN MÔN GDCD BẬC THCS (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA) Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG BẰNG NGhỆ AN, 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục chính trị, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Vinh và các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy tôi trong khoá học, đã dành nhiều tâm huyết truyền đạt những tri thức quý báu, giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đăng Bằng- Người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Đinh Thế Định và TS. Bùi Văn Dũng, cùng các thầy cô trong hội đồng khoa học, những người đã góp ý xây dựng đề cương luận văn giúp tôi thực hiện thành công luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa; Ban giám hiệu, giáo viên môn GDCD các trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia tôi đã tiến hành khảo sát; Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, nhân viên trường THCS Anh Sơn; gia đình và bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thanh Hóa, tháng 10 năm 2012 Người thực hiện Lường Tú Hiệp MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………....... 1 B. NỘI DUNG …………………………………………………..……........... 10 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS ……....…10 Một số khái niệm cơ bản ………………..………………………..….... 10 1.2. Thực hiện kế hoạch dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD bậc THCS ………………………………………………………....…. 18 1.3. Hoạt động rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ Năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS ………....…………………........ 23 Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) …………………….…..………................................. 42 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa …………………………………...................…..… 42 2.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học và tổ chức rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, ………..… 48 Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc …........ 73 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS ………….... 73 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS ............. 75 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đã đề xuất …….... 90 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………... 95 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………...….. 97 E. PHỤ LỤC ……………………………………………………………..... 102 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDCD : Giáo dục công dân GV : Giáo viên HS : Học sinh KN : Kĩ năng KT : Kiến thức NVSPTX : Nghiệp vụ sư phạm thường xuyên PPDH : Phương pháp dạy học THCS : Trung học cơ sở A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông. Ngày 11 tháng 6 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 14/CT-TTg về việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội. Ngày 05 tháng 5 năm 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (GDCD) đã xác định vị trí môn GDCD trong nhà trường phổ thông nói chung và bậc Trung học cơ sở (THCS) nói riêng là môn học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDCD bậc THCS lần này đưa Chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) vào thành phần của Chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến KT, KN, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập. Trên cơ sở đó, năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT, KN môn GDCD bậc THCS nhằm góp phần khắc phục hạn chế trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông hiện nay. Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [26; 216]. Thực tế cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giáo dục, nhưng trong đó chất lượng đội ngũ giáo viên (GV) phải là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Chất lượng GV ngày nay được hiểu đầy đủ hơn trước, bao gồm đạo đức nghề nghiệp, tư tưởng chính trị, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn, trong đó năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn là những yếu tố động nhất, bởi nó phải đáp ứng thường xuyên yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục ở các cấp học. Điều đó cũng có nghĩa là nền tảng năng lực nghề nghiệp của GV không chỉ được đào tạo ở trường sư phạm mà sau khi tốt nghiệp trong quá trình dạy học việc rèn luyện hoàn thiện KN của GV phải được phát triển không ngừng theo sự thay đổi của mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) trong nhà trường, phù hợp hơn, hiệu quả hơn, dựa trên các quan điểm dạy học hiện đại. Tại Hội thảo Đánh giá hiệu quả dạy học môn GDCD tháng 4 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau: “Về phương pháp dạy học: Giáo viên dạy Giáo dục công dân đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến. Việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ và hành vi của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình” [18; 18]. Theo báo cáo tổng kết thanh kiểm tra chuyên môn và tổng kết hội thi GV dạy giỏi môn GDCD của các trường THCS cũng như các cấp quản lý giáo dục ở huyện Tĩnh Gia năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011 cho thấy: ở nhiều GV kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt trong đó có các kĩ năng dạy học chưa được hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng [43]. Vì lý do trên tôi chọn vấn đề: Rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá) làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung, kĩ năng dạy học nói riêng cho giáo viên là hoạt động thường xuyên diễn ra song hành với việc đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học được các cấp quản lý, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Một số công trình ở nước ngoài Ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, những nghiên cứu trong lĩnh vực chuẩn bị cho sinh viên làm công tác thực hành giảng dạy đã sớm được bắt đầu từ khi các trường Đại học sư phạm và Đại học tổng hợp được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ GV mới. Từ những năm 1960 vấn đề luyện tập các KN dạy học đã trở thành hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc. Công trình nghiên cứu của Ph.N.Gônôbôlin, Phẩm chất tâm lý của người giáo viên đã nêu lên năng lực, KN sư phạm mà bản thân sinh viên cần phải rèn luyện và phát triển để trở thành một người GV. Công trình này được coi như ‘‘cẩm nang’’ dành cho sinh viên mới ra trường, đồng thời giúp các GV lâu năm có sự so sánh đối chiếu với thực tiễn giảng dạy của mình để rút ra những bài học trong việc rèn nghề một cách đầy đủ có hệ thống vững chắc hơn. Tác giả Kixêgôp, trong công trình Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục hiện đại cũng khẳng định: Đến với trường phổ thông với tư cách là người thầy giáo, sinh viên tốt nghiệp các trường tổng hợp và sư phạm từ chỗ bản thân là đối tượng của các tác động sư phạm (khi anh ta học ở trường sư phạm) đã trở thành chủ thể có nhiệm vụ tổ chức tác động này. Đây là một bước ngoặt nhất định, nó đòi hỏi người giáo viên trẻ bên cạnh việc nắm vững kiến thức cần phải có KN sư phạm cần thiết. KN này không thể hình thành trong chốc lát mà nó đòi hỏi quá trình khổ luyện, nó phụ thuộc vào ý thức độc lập của anh ta nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Trong những cuối thế kỷ XX, một số nước như Canađa, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia … người ta dựa trên cơ sở các thành tựu của tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức rèn luyện các KN thực hành giảng dạy cho sinh viên nghành sư phạm. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra được một quy trình tương đối cơ bản và toàn diện về quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho người GV tương lai. Những điều này vẫn có một ý nghĩa nhất định đối với việc đào tạo GV trong các trường sư phạm hiện nay. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội hiện nay có nhiều thay đổi, đặc biệt sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi chức năng và nhiệm vụ của người GV, đòi hỏi người GV phải có những KN dạy học phù hợp với xã hội hiện nay. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, chúng ta phải nói đến công trình nghiên cứu đầu tiên năm 1975 của tác giả Lê Văn Hồng, Một số vấn đề về năng lực sư phạm của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa đã chỉ rõ những năng lực sư phạm cần thiết của người GV xã hội chủ nghĩa. Năm 1979, trường Đại học sư phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài: Cải cách công tác giáo dục nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội I. Năm 1989, Giáo sư Đặng Vũ Hoạt, với Dự thảo Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên đã nêu yêu cầu, hình thức và chỉ ra các bước để người GV để tiến hành rèn luyện. Từ những năm 1990, các vấn đề chương trình đào tào tạo, rèn luyện nghiệp vụ, KN sư phạm, KN dạy học cho GV được chú trọng xây dựng. Có thể kể một số công trình của các tác giả tiêu biểu như: Năm 1991, Trường Đại học Vinh mở Hội thảo giáo dục nghiệp vụ sư phạm trong quy trình đào tạo mới. Năm 1993, Nguyễn Như An, với luận án Tiến Sĩ Giáo dục học: Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kĩ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, đã đưa ra hệ thống và quy trình rèn luyện KN dạy học cho sinh viên nghành Tâm lý. Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu của Phan Thanh Long, Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Cao đẵng Sư phạm, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội năm 2004; Nguyễn Việt Bắc (Chủ biên), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, Tài liệu Đào tạo giáo viên, năm 2006; Nguyễn Thành Kỉnh, Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho Giáo viên Trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên năm 2010, đã không chỉ đề cập đến các vấn đề rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, mà còn nghiên cứu sâu về rèn luyện và phát triển KN dạy học. Năm 2010 có luận văn sau đại học Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng sư phạm theo Chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non tại trường Đại học Quảng Nam của Võ Thị Thanh Lương. Bên cạnh đó, các vấn đề chương trình đào tào tạo, rèn luyện nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm, kĩ năng dạy học cho GV giảng dạy Môn GDCD nói chung, bậc THCS nói riêng cũng được đề cập chính thức và có hệ thống trong các văn bản pháp quy của ngành giáo dục về mục tiêu, chương trình đào tạo. Một số công trình đáng chú ý là: Các công trình của các tác giả Phạm Văn Hùng - Phùng Văn Bộ, Lý luận và phương pháp nghiên cứu giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trường Trung học cơ sở, năm 1999; Vũ Hồng Tiến (Chủ biên), Bồi dưỡng nội dung và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân,10,11,12, năm 1999; Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên), Góp phần dạy tốt, học tốt môn GDCD ở trường THPT, năm 2001; Nguyễn Lương Bằng, Một số vấn đề đặt ra đối với môn GDCD từ thực tiễn dạy học bộ môn ở Nghệ An, năm 2003; Vũ Đình Bảy (Chủ biên), Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, năm 2010 đã chỉ ra những cơ sở và đưa ra hệ thống lý luận, nhấn mạnh đến việc rèn luyện PPDH cho GV môn GDCD nói chung và bậc THCS nói riêng. Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các văn bản pháp quy và một số tài liệu hướng dẫn cho việc bồi dưỡng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (NVSPTX) cũng như dạy học theo Chuẩn KT, KN môn GDCD bậc THCS như: Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS, năm 2004; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007), môn Giáo dục công dân quyển 1, năm 2005; Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân (Ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT Ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2006; Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Giáo dục công dân, năm 2007; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 - 2007) môn Giáo dục công dân quyển 2, năm 2007; Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, năm 2009; Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, năm 2009; Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD Cấp THCS (Tài liệu sử dụng trong tập huấn), (2010); Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THCS (Kèm theo công văn số 5842/BGDĐT - VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm 2011. Đồng thời, tháng 8 năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa có Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở; năm 2010, Đặng Thúy Anh đã chủ biên công trình, Luyện tập và tự Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng GDCD 6, 7, 8, 9. Nhìn chung, ở nước ngoài cũng như ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề rèn luyện các KN dạy học của người GV. Những tài liệu hướng dẫn, công trình, bài viết của các tác giả nêu trên là nguồn tư liệu bổ ích, giúp định hướng cho tiến trình nghiên cứu đề tài này. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS, đặc biệt chưa tác giả nào tìm hiểu vấn đề đó trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với lòng mong muốn góp phần nhỏ vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đó và đang đặt ra đối với địa phương mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận của việc rèn luyện, nội dung hệ thống các KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. Khảo sát thực trạng rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đã nêu ở trên, luận văn quán triệt quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các quan điểm lý luận; nghiên cứu khái niệm liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, trao đổi, phỏng vấn ý kiến giáo viên. 4.3. Phương pháp xử lý các số liệu điều tra. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động rèn luyện và tổ chức rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. Biện pháp rèn luyện KN dạy học được giới hạn trong phạm vi hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV môn GDCD bậc THCS Khảo nghiệm được giới hạn ở một số trường THCS ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu tác giả đề xuất được và các giải pháp này đảm bảo tính khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS, qua đó KN dạy học của GV sẽ thành thạo, thuần thục hơn, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. 7.2. Về mặt thực tiễn Khảo sát thực tiễn hoạt động rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS tại một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đưa ra giải pháp rèn luyện KN dạy học theo Chuẩn KT, KN cho GV môn GDCD bậc THCS. 8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS. Chương 2: Thực trạng việc rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS (Qua khảo sát một số trường THCS trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa). Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên môn GDCD bậc THCS.
Luận văn liên quan