Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định “Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là cuộc cách mạng trong tất cả các khu vực của sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội. Bởi vậy thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển du lịch Việt Nam. Do tính đặc thù của ngành du lịch và sự đa dạng của du lịch văn hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng muốn thu hút khách phải dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch. Di sản thiên nhiên và các di sản văn hoá. Sự phát triển của du lịch có 3 khuynh hướng chủ yếu là: + Tổ chức du lịch cho khách nghỉ hè: Khuynh hướng này chú trọng tới cảch quan khu vực nghỉ: như có bãi biển đẹp, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, khách sạn sang trọng, đủ tiện nghi,. + Khuynh hướng tập trung các trò chơi giải trí trong những công viên hoặc trong một khu vui chơi và khuynh hướng này có tính chất hướng về tương lai. + Khuynh hướng thứ ba là phát triển du lịch văn hoá. Khuynh hướng này là yếu tố chính của phát triển du lịch, khuynh hướng này nghiên về truyền thống nhằm đạt hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, giũ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được môi trường, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người Việt Nam và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới. Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá, càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào các mặt hoạt động. Phát triển du lịch theo định hướng sản phẩm văn hoá, cảnh quan và môi trường. Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm: ít chịu phụ thuộc vào thời tiết, có thể phát triển quanh năm nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh,. Điều đó rất phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: xã hội phát triển, nhu cầu mở mang sự hiểu biết của con người ngày càng cao, đi lại du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều có thể phát triển du lịch văn hoá, du lịch văn hoá chỉ phát triển ở những nước có nền văn hiến lâu đời, có nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh quan làm say đắm lòng người. Nếu như Ai Cập không có Kim Tự Tháp khổng lồ, Hy Lạp không có những đền đầy nguy nga tráng lệ thì mỗi năm không thể có hàng chục triệu lượt khách đến du lịch ở nước này. Quan trọng hơn, việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng.

doc33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định “Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là cuộc cách mạng trong tất cả các khu vực của sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội. Bởi vậy thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển du lịch Việt Nam. Do tính đặc thù của ngành du lịch và sự đa dạng của du lịch văn hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng muốn thu hút khách phải dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch. Di sản thiên nhiên và các di sản văn hoá. Sự phát triển của du lịch có 3 khuynh hướng chủ yếu là: + Tổ chức du lịch cho khách nghỉ hè: Khuynh hướng này chú trọng tới cảch quan khu vực nghỉ: như có bãi biển đẹp, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, khách sạn sang trọng, đủ tiện nghi,... + Khuynh hướng tập trung các trò chơi giải trí trong những công viên hoặc trong một khu vui chơi và khuynh hướng này có tính chất hướng về tương lai. + Khuynh hướng thứ ba là phát triển du lịch văn hoá. Khuynh hướng này là yếu tố chính của phát triển du lịch, khuynh hướng này nghiên về truyền thống nhằm đạt hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, giũ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được môi trường, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người Việt Nam và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới. Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá, càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào các mặt hoạt động. Phát triển du lịch theo định hướng sản phẩm văn hoá, cảnh quan và môi trường. Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm: ít chịu phụ thuộc vào thời tiết, có thể phát triển quanh năm nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh,... Điều đó rất phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: xã hội phát triển, nhu cầu mở mang sự hiểu biết của con người ngày càng cao, đi lại du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều có thể phát triển du lịch văn hoá, du lịch văn hoá chỉ phát triển ở những nước có nền văn hiến lâu đời, có nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh quan làm say đắm lòng người. Nếu như Ai Cập không có Kim Tự Tháp khổng lồ, Hy Lạp không có những đền đầy nguy nga tráng lệ thì mỗi năm không thể có hàng chục triệu lượt khách đến du lịch ở nước này. Quan trọng hơn, việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng. Trong thời kỳ đổi mới, với phương châm: “Việt Nam là bạn với tất cả các nước”. Thực hiện chính sách mở cửa chúng ta đã thu hút được nguồn đầu tư ngày càng lớn của nhiều nước. Mặt khác Việt Nam là nước có nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt có nền văn hoá truyền thống: Hơn 4.000 năm văn hiến, với các công trình mang tính lịch sử, văn hoá, nghệ thuật với nền văn hoá dân gian đậm đà bản sắc dân tộc,... Việt Nam trở thành một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ riêng đối với khách du lịch văn hoá mà còn đối với nhiều đối tượng khác. chương I sự cần thiết để phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá I. Vai trò và vị trí của du lịch văn hoá trong sự phát triển của du lịch. 1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. a. Du lịch văn hoá: Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc trên thế giới được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hoá, tìm kiếm những kiến thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch không còn hoàn toàn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần (khôi phục và tái sản xuất sức khoẻ khả năng lao động,...) mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó chính là nội hàm của khái niệm du lịch văn hoá. Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự ham hiểu biết qua các chuyến du lịch đến những vùng đất mới tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương đất nước đến du lịch hoặc là kết hợp những mục đích khác nữa. Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch. Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phương thức hấp dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du lịch văn hoá thường để dành cho du khách có trình độ cao trong xã hội. Du lịch văn hoá được xem là tổng thể của du lịch - xem đó là một hiện tượng văn hoá những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và giải trí. Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại: + Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là chủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu. Đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên - đó là các chương trình du lịch dã ngoại đến các làng dân tộc ít người thuộc các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,... để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân tộc đó. Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm tại các bản làng đó. + Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất - du khách thường kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tim fhiểu văn hoá trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn có những khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tò mò hoặc có thể theo trào lưu,... Do vậy, trong một chuyến du lịch, du khách thường đi đến nhiều điểm du lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm du lịch núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn,... Đối tượng khách là những người ưa phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi. Ví dụ như các chương trình leo núi (ở nước ta đã tổ chức cho khách du lịch leo núi Phanxipăng), các chương trình du lịch dã ngoại, các chương trình du lịch săn bắn. + Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác mục đích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, có chất lượng cao, qui trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh toán cao nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít. Thể loại du lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công cụ. Tuy nhiên, sự phân loại du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ là tương đối. Vì trong một chương trình du lịch thường được kết hợp nhiều hoạt động khác nhau như: Kết hợp đi du lịch dã ngoại với du lịch theo chuyên đề văn hoá, hoặc du lịch săn bắn,... trong một chuyến hành trình nhằm tránh gây cho khách cảm giác nhàm chán. Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng vì nó ít chịu sự chi phối của yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu), nhưng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo,... của du khách. + Yếu tố thời vụ du lịch: so với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá mang tính đại chúng. Tuy có chịu ảnh hưởng tính thời vụ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết khí hậu. (Những đặc điểm này thể hiện rất rõ ở loại hình du lịch lễ hội) đồng thời mức độ chênh lệch cung cầu của du lịch văn hoá thường không lớn). + Yếu tố giới tính: Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi du lịch văn hoá là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với họ ít chịu sự ràng buộc của gia đình, thường có trình độ học vấn cao, có địa vị xã hội,... + Yếu tố độ tuổi: Tham gia vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn là những khách du lịch cao tuổi và thanh niên. Đối với khách cao tuổi họ thường có nhiều thời gian rỗi,... thường có kinh nghiệm trong việc đi du lịch, họ thích tìm hiểu về âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc,... và họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ. Chủ yếu họ mua các chương trình tham quan du lịch văn hoá. Ngược lại, đối với khách du lịch thanh niên đây là nhóm có số lượng đông đúc với các đặc trưng của thanh niên như: ưa khám phá, thích tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích sự tự do, thích thay đổi điểm du lịch và thường đi thành nhóm lẻ,... do đó họ có xu hướng đòi hỏi tính mới mẻ, đa dạng trong dịch vụ du lịch, họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh nghiệm trong đi du lịch, họ thường quan tâm đến giá cả nhưng ít quan tâm đến yêu cầu về chất lượng dịch vụ. Khách du lịch thanh nhiên thường tham gia vào các chuyến du lịch dã ngoại, săn bắn mạo hiểm, tham quan văn hoá,... Đối với những khách trung niên thường là những người có địa vị xã hội có khả năng thanh toán cao, có sự tự chủ lớn trong khi đi du lịch. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ,... họ thường kết hợp giữa đi công tác với đi du lịch. + Yếu tố trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn cao là loại khách được các nhà kinh doanh du lịch quan tâm nhiều vì những nhà học vấn cao thường thường là những người có địa vị xã hội cao, thu nhập cao, trình độ văn hoá cao nên có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết tìm hiểu thế giới xung quanh cao hay có thể nói họ có động cơ văn hoá cao trong nhu cầu đi du lịch. Khách du lịch văn hoá có thể được coi là khách du lịch thuần tuý vì khách có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá. Tuy nhiên số lượng khách du lịch văn hoá thuần tuý trong thực tế thường rất ít mà khách du lịch thường kết hợp giữa loại hình du lịch văn hoá với loại hình du lịch khác trong một chuyến hành trình. b. Định nghĩa di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. Các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung. Các di sản văn hoá và di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với môi trường xung quanh,... bảo đảm sự sinh động của quá khứ đã nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống, sự đa dạng của xã hội. Mặt khác nó đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hoá, tôn giáo và xã hội loài người. Việc bảo vệ, khôi phục và tôn tạo những vết tích hoạt động của loài người trong các thời kỳ lịch sử, những thành tựu văn hoá, nghệ thuật,... không chỉ là nhiệm vụ lớn của nhân loại trong thời kỳ hiện đại, mà còn giá trị rất lớn với mục đích du lịch. * Di sản văn hoá bao gồm những công trình từ những nền văn hoá trước đây (các biệt thự, lâu đài, bảo tàng, lăng mộ,..) và nghệ thuật (tranh hoạ, âm nhạc, điêu khắc) và những di sản khác (vũ khí, quần áo, trang phục, đồ dùng) cũng như những địa danh nổi tiếng trong lịch sử như di tích các trận đánh, những cung điện. Trong thế giới cổ xưa có 7 kỳ quan vĩ đại do bàn tay con người tạo ra nằm tập trung những nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là 7 kỳ quan kỳ diệu được khắc mốc ghi tên vào thế kỷ VI sau công nguyên, như những chứng tích kinh điển. Cụ thể là: 1. Kim Tự Tháp Ai Cập 2. Vườn treo Babilon 3. Tượng khổng lồ Hêliôtx trên đảo Roi 4. Lăng mộ vua Môđôn ở Halicacnasơ 5. Đền thờ nữ thần Actêmis ở Êphedơ 6. Tượng thần Dớt ở Olempia 7. Ngọn Hải đăng cao nhất thế giới và thư viện đầu tiên của loài người ở Alêc - xandria. Trong số 7 kỳ quan trên, chỉ có những ngọn tháp khổng lồ ở Ai Cập vẫn giữ nắng gió sa mạc và là kỳ quan cổ đại duy nhất còn sót lại. Ngày nay Liên Hiệp quốc đã đưa ra công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên. Trên 100 nước, trong đó vó Việt Nam đã tham gia ký công ước này, và trên cơ sở đó thành lập Hội đồng di sản thế giới (WHO). Các di sản của nhân loại ở các nước muốn được xếp hạng là di sản thế giới phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định do WHO đưa ra. Đối với các di sản văn hoá có 6 tiểu chuẩn: 1. Là tác phẩm độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. 2. Có ảnh hưởng quan trọng đến sự tập hợp của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật sáng tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. 3. Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất. 4. Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử. 5. Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hoá đang có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được. 6. Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tới ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. Đến năm 1994 danh mục di sản thế giới đã ghi đến số 443 trong đó 93 di sản thiên nhiên và 334 di sản văn hoá. Di sản được đánh số đầu tiên là Viện quốc gia Nahanni của Canada con số cuối cùng 443 là di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Việt Nam có 2 di sản thế giới đó là di sản văn hoá của Huế và di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Việc một di sản quốc gia được công nhận, tôn vinh, là di sản thế giới mang lại nhiều ý nghĩa. Tầm vóc giá trị của di sản được nâng cao, đặt nó trong mối quan hệ có tính toàn cầu. Các giá trị văn hoá, thẩm mỹ cũng như các ý nghĩa kinh tế, chính trị, vượt khỏi phạm vi một nước. Khả năng thu hút khách du lịch và phát triển du lịch sẽ to lớn hơn nhiều. * Di tích lịch sử văn hoá là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi nước. ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Trên thế giới: những Kim Tự Tháp ở Ai Cập, đến đài Páctênông ở Hy Lạp, Chùa Tháp dát vàng, dát bạc ở ấn Độ, Mianma, Campuchia (ĂngcoVát) và trong nước như thành Cổ Loa, đền Hùng, cung điện, Lăng Tẩm ở Cố đô Huế,... mãi mãi là những biểu tượng chói ngời trong kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Được gọi chung là Di tích lịch sử - văn hoá vì chúng được tạo ra bởi con người trong quá trình lao động sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá. Văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần. “Di tích lịch sử - văn hoá là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” (Định nghĩa). Di tích lịch sử - văn hoá, được phân chia thành: + Di tích văn hoá khảo cổ: là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. + Di tích lịch sử: bao gồm di tích ghi dấu về dân tộc học (sự ăn ở sinh hoạt của các tộc người); di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương; di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược (Điện Biên Phủ, Đống Đa); di tích ghi dấu những kỷ niệm; di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động; di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến. + Di tích văn hoá nghệ thuật: là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn gọi là kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần (Tháp Epphen, Khải Hoàn Môn ở Pháp, các ngôi đình làng, văn miếu Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát Diệm, toà thánh Tây Ninh,...). Di sản văn hoá - Di tích lịch sử văn hoá là điều kiện cần thiết cho sự phát triển loại hình du lịch văn hoá ở bất kỳ quốc gia nào, muốn phát triển du lịch. 2. Mối quan hệ giữa du lịch và di sản văn hoá. Du lịch và di sản được xem là hình thức du lịch phát triển nhanh nhất trong lịch sử văn hoá. Khái niệm di sản nêu rõ du lịch là dựa vào quá khứ, một điểm du lịch có lịch sử riêng, những cuộc viếng thăm sẽ được đặt tên là du lịch và di sản. Trong du lịch di sản còn bao gồm các tài sản đương đại cũng rất quan trọng: lối sống của một cộng đồng được thừa kế qua di sản vì vậy khách du lịch tới vùng cực bắc của Canada có nguyện vọng tới thăm nơi cư trú của người innete (Eskimo) vì một phần đó là tượng trưng của lối sống xưa kia, mặt khác đó là di sản văn hoá của Canada. Thực tế những hoạt động mang tính truyền thống như săn bắn ngày nay không còn được diễn ra như cũ nên làm cho nhiều du khách thất vọng; chính vì vậy từ chỗ họ cảm tình với người Innite, thành ra ác cảm đối với quá khứ. Hoạt động du lịch và di sản có phạm vi rộng lớn hơn so với thực tế trước đây, có nhiều trường hợp có thể gọi là du lịch văn hoá, đó là loại hình du lịch dựa trên con người và phong cách sống của một xã hội. Cũng cần lưu ý thêm rằng, về khía cạnh văn hoá của di sản, còn một yếu tố khác, đó là: “Môi trường thiên nhiên” là khái niệm sử dụng trong du lịch và là trung tâm điểm của du lịch sinh thái, các loại hình khác của du lịch dựa vào tự nhiên. Trong phạm vi bài viết này, di sản chỉ đề cập đến yếu tố lịch sử, những gì liên quan tới phạm vi di sản văn hoá. 3. Vị trí vai trò của du lịch văn hoá đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. a. Vị trí của du lịch văn hoá. Theo thời gian lịch sử thời cổ đại và cận đại phương Đông là nơi hấp dẫn khách du lịch vì ở nơi đó có những thâm niên đến đắc cảnh sắc tự nhiên, các món ăn phương Đông rất hấp dẫn. Từ thập kỷ 70 trở lại đây, phương Tây rất hấp dẫn đến với khách du lịch vì nơi đây có nhiều di tích lịch sử và kỳ quan thế giới như Cột Đồng (ấn Độ), vườn treo Babilon,... Trong giai đoạn hiện nay con người có xu hướng xa lánh nhịp sống ồn ào ở các đô thị, sự ô nhiễm môi trường, sự huỷ diệt của vùng do hậu quả chiến tranh và do nạn phá rừng, việc chặt chẽ trong việc đầu tư xây dựng tôn tạo các đô thị cổ, các di tích lịch sử,... chính là một trở ngại đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, ngành du lịch nói riêng. Vì vậy mà con người tìm đến du lịch văn hoá “trở về với quá khứ của mình”. Thu nhập từ nguồn du lịch văn hoá là khá ổn định và ngày càng cao vì hiện nay dòng khách du lịch văn hoá trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng. Trong giai đoạn hiện nay mỗi nước đến tạo thế mạnh cho du lịch, tài nguyên thiên nhiên, công trình văn hoá, di tích lịch sử tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo. Bởi vì, tác dụng của nó là nguồn khách của các công ty lữ hành, làm dịch vụ bổ sung để kéo dài thời gian lưu lại của khách trong các khách sạn. Vì thế trong quản lý không thể không coi trọng du lịch văn hoá. Khi chúng ta nghiên cứu du lịch văn hoá chính là bàn tới bài toán kinh tế: gây dựng và phát triển văn hoá bằng những thu thập từ du lịch mà thu nhập từ nguồn du lịch văn hoá là khá ổn định và ngày càng cao. Muốn đầu tư cho du lịch phải đàu tư cho văn hoá, bởi vì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, là khát vọng muôn đời của nhân loại hướng tới cái chân, thiện mỹ. Văn hoá không nằm ngoài lệ sự phát triển mà chính là nỗ lực bên trong của sự phát triển, cho nên sự phát triển xã hội nói chung và sự phát triển du lịch, du lịch văn hoá nói riêng không tách rời khỏi văn hoá. Trong b
Luận văn liên quan