Sự chuyển dịch quyền lực trong quan hệ quốc tế từ năm 2001 đến nay

Quyền lực vốn là một vấn đề cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. “Hầu hết các định nghĩa của chính trị học đều liên quan đến quyền lực. Hầu hết các tương tác quốc tế đều có tính chính trị hoặc là các nhánh đối với chính trị” [24, tr.1]. Xung quanh khái niệm và vai trò của quyền lực là những cuộc tranh luận bất tận trong giới học giả. Quyền lực là vấn đề trung tâm của quan hệ quốc tế theo lăng kính chủ nghĩa Hiện thực, Hans J. Morgenthau đã mô tả “Chính trị quốc tế, giống như mọi nền chính trị, là một cuộc đấu tranh vì quyền lực. Bất kể mục tiêu cuối cùng của chính trị quốc tế là gì thì quyền lực vẫn luôn là mục tiêu trước mắt” [98, tr. 29]. Ngay cả những học giả theo chủ nghĩa Tự do cũng không phủ nhận tầm quan trọng của quyền lực: “Quyền lực là cần thiết những cũng là mối đe doạ đối với tự do, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào dạng thức của quyền lực và cách thức sử dụng chúng” [119, tr. 17-18].Không chỉ đối với hai trường phái chính trong nghiên cứu quan hệ quốc tế Hiện thực và Tự do, quyền lực cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lý thuyết khác [12, tr.1].Vì vậy, nghiên cứu về quyền lực là đi thẳng vào cốt lõi của quan hệ quốc tế.

pdf185 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự chuyển dịch quyền lực trong quan hệ quốc tế từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ Vũ Vân Anh SỰ CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIÊN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 Hà Nội, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ Vũ Vân Anh SỰ CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9310206 LUẬN ÁN TIÊN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. Hoàng Khắc Nam 2. TS. Doãn Mai Linh Hà Nội, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án “Sự chuyển dịch quyền lực trong quan hệ quốc tế từ năm 2001 đến nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Vũ Vân Anh LỜI CẢM ƠN Đằng sau mỗi bước trưởng thành đều có những sự ủng hộ, giúp đỡ của những người thầy, người thân, và bè bạn. Trong hơn 3 năm tìm hiểu, viết lách và biên tập luận án này, tôi có rất nhiều lời cảm ơn cần nói. Trước hết, tôi muốn gửi lời cám ơn chân thành nhất tới hai người thầy. Với sự chỉ bảo, uốn nắn tận tình, GS.TS. Hoàng Khắc Nam - người truyền lửa, người thầy hướng dẫn tận tình- đã cho tôi những sự động viên, những bài học thiết thực cùng nhiều kinh nghiệm quý giá, bổ ích trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Thầy đã luôn theo sát tôi trong quá trình thực hiện luận án này. Luận án này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của thầy. Mọi thành phẩm đều bắt đầu từ ý tưởng. Do đó, tôi cũng muốn dành sự trân trọng và biết ơn tới PGS.TS. Đỗ Sơn Hải, người thầy đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường, đã gợi mở những ý tưởng và khích lệ tôi từ những ngày đầu tìm hiểu đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Doãn Mai Linh, người thầy đồng hướng dẫn cũng như các thầy cô trong các Hội đồng đã cho tôi những lời khuyên quý báu trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương, TS. Đỗ Thị Thanh Bình và Phòng Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện, đốc thúc các nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học và giúp đỡ tận tình để luận án này đạt chất lượng tốt nhất. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt của mình đến gia đình tôi, cùng những người bạn, đồng nghiệp- những người vẫn thầm lặng ủng hộ và sẻ chia. Không một lời cám ơn nào xứng đáng với những tình cảm ấy. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Vũ Vân Anh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH VẼ, MÔ HÌNH MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ ............................................. 22 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 22 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 22 1.1.1.1. Khái niệm quyền lực ................................................................... 22 1.1.1.2. Khái niệm chuyển dịch quyền lực .............................................. 24 1.1.1.3. Các khái niệm liên quan ............................................................. 25 1.1.2. Các quan niệm về chuyển dịch quyền lực ......................................... 30 1.1.2.1. Chuyển dịch trong nguồn lực ..................................................... 30 1.1.2.2. Chuyển dịch quyền lực quan hệ ................................................. 33 1.1.2.3. Chuyển dịch quyền lực cấu trúc ................................................. 36 1.1.3. Khung phân tích chuyển dịch quyền lực cấu trúc ............................. 38 1.1.3.1. Những tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ................................. 38 1.1.3.2. Các hình thức chuyển dịch quyền lực ........................................ 41 1.2. Cơ sở lịch sử ............................................................................................ 47 1.2.1. Chuyển dịch quyền lực nội sinh giữa Anh- Mỹ trong cấu trúc kinh tế (1918-1945) ................................................................................................. 48 1.2.1.1. Các tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ...................................... 48 1.2.1.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực ............................................... 51 1.2.2. Chuyển dịch quyền lực ngoại sinh giữa Mỹ và Liên Xô trong hệ thống quốc tế Yalta (1945-1991) ........................................................................... 53 1.2.2.1. Các tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ...................................... 53 1.2.2.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực ............................................... 57 1.2.3. Chuyển dịch quyền lực ly tâm giữa Liên Xô và Trung Quốc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh .......................................... 60 1.2.3.1. Các tiền đề cho chuyển dịch quyền lực ...................................... 60 1.2.3.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực ............................................... 63 TIỂU KẾT .......................................................................................................... 65 CHƯƠNG 2: TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2017 ................ 66 2.1. Những tiền đề cho quá trình chuyển dịch quyền lực từ năm 2001 ... 66 2.1.1. Biến đổi bên trong quyền lực ............................................................ 66 2.1.1.1. Vai trò gia tăng của kinh tế ........................................................ 67 2.1.1.2. Vai trò của khoa học công nghệ, internet và truyền thông toàn cầu ................................................................................................................. 68 2.1.2. Thay đổi tương quan lực lượng ......................................................... 71 2.1.2.1. Sức mạnh kinh tế ........................................................................ 71 2.1.2.2. Sức mạnh quân sự ...................................................................... 75 2.1.2.3. Sức mạnh khoa học công nghệ ................................................... 79 2.1.2.4. Các sức mạnh tinh thần .............................................................. 82 2.1.3. Một số điều chỉnh chính sách của các nước lớn ................................ 84 2.1.3.1. Mỹ ............................................................................................... 84 2.1.3.2. Trung Quốc ................................................................................ 86 2.1.3.3. Liên minh châu Âu...................................................................... 88 2.1.3.4. Nhật Bản ..................................................................................... 89 2.1.3.5. Nga ............................................................................................. 91 2.1.4. Những thay đổi trong môi trường quốc tế ......................................... 92 2.1.4.1. Các nguy cơ an ninh mới ........................................................... 92 2.1.4.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia .................................. 94 2.2. Quá trình chuyển dịch quyền lực trong các cấu trúc của hệ thống quốc tế từ năm 2001 đến năm 2017 ....................................................................... 96 2.2.1. Chuyển dịch quyền lực trong cấu trúc kinh tế .................................. 96 2.2.1.1. Về tiền tệ ..................................................................................... 97 2.2.1.2. Về tài chính................................................................................. 99 2.2.1.3. Về thương mại .......................................................................... 101 2.2.2. Chuyển dịch quyền lực trong cấu trúc an ninh- chính trị ................ 103 2.2.2.1. Cấu trúc chính trị ..................................................................... 103 2.2.2.2. Cấu trúc an ninh ....................................................................... 106 TIỂU KẾT ........................................................................................................ 113 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG CHUYỂN DỊCH QUYỀN LỰC ĐẾN NĂM 2035 VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ......................................................... 115 3.1. Triển vọng chuyển dịch quyền lực đến năm 2035 ............................. 115 3.1.1. Các kịch bản chuyển dịch quyền lực đến năm 2035 ....................... 115 3.1.1.1. Cơ sở xây dựng các kịch bản ................................................... 115 3.1.1.2. Nội dung các kịch bản .............................................................. 120 3.1.2. Đánh giá các kịch bản ..................................................................... 124 3.2. Đối sách của Việt Nam ......................................................................... 127 3.2.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam .......................................... 127 3.2.1.1. Cơ hội ....................................................................................... 127 3.2.1.2. Thách thức ................................................................................ 128 3.2.2. Một số gợi ý cho Việt Nam ............................................................. 129 3.2.2.1. Xác định mục tiêu của chính sách đối ngoại ........................... 130 3.2.2.2. Các lựa chọn đối sách .............................................................. 131 TIỂU KẾT ........................................................................................................ 142 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 150 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 163 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ADIZ Air Defense Identification Zone Vùng nhận dạng phòng không ADMM ASEAN Defence Ministers’ Meeting Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ADMM+ ASEAN Defence Ministers’ Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng AFTA ASEAN Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do ASEAN AIIB Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ARF Asia Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN+3 ASEAN plus China, Japan, Korea ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản Hàn Quốc ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu BRIC Brazil, Russia, India, China Nhóm các quốc gia mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (trước năm 2010) BRICS Brazil, Russia, India, China, and South Africa Nhóm các quốc gia mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (sau năm 2010) COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương DOC Declaration on the Conduct of parties in South China Sea Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á EC European Commission Ủy ban Châu Âu ECOSOC Economic and Social Council Hội đồng Kinh tế - Xã hội EU European Union Liên minh Châu Âu EUR Euro Đồng tiền Châu Âu Euro FDI Foreign Direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngòai FTA Free Trade Area Khu vực thương mại Tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phấm quốc nội G7 Group of 7 Nhóm 7 nền công nghiệp hàng đầu thế giới G8 Group of 8 Nhóm 7 nền công nghiệp hàng đầu thế giớivà Nga IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NDB New Development Bank Ngân hàng Phát triển mới NGOs Non- Govermental Organizations Các tổ chức phi chính phủ OBOR One Belt One Road Sáng kiến Một vành đai Một con đường R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực SCO Shanghai Cooperation Organisation Tổ chức hợp tác Thượng Hải TAC Treaty of Amity and Cooperation in South East Asia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á TNCs Transnational Corporations Các tập đoàn xuyên quốc gia TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương UN United Nations Liên Hợp Quốc UNCLOS United Nation Convention on Law of the sea Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc UNSC United Nations Security Council Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc USD US dollar Đô la Mỹ WMD Weapon of mass destruction Vũ khí huỷ diệt hàng loạt WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1. Phân bổ GDP (danh nghĩa) giữa các quốc gia năm 2001 và 2016 . 72 Biểu đồ 2.2. Phân bổ chi tiêu quân sự năm 2001 và 2016................................... 75 Biểu đồ 2.3. Tổng quan số lượng trang thiết bị quân sự của các nước lớn năm 2016...................................................................................................................... 77 Biểu đồ 2.4. Chi tiêu cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) ................................ 80 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ các loại tiền trong Rổ tiền dự trữ quốc tế năm 2001 và 2017 ... 98 Bản đồ: Bản đồ 2.1. Chế độ chính trị trên thế giới năm 2001......................................... 105 Bản đồ 2.2. Chế độ chính trị trên thế giới năm 2015......................................... 105 Bảng : Bảng 3.1. Đánh giá khả năng xảy ra của các kịch bản ...................................... 126 DANH MỤC HÌNH VẼ, MÔ HÌNH Mô hình: Mô hình 1.1. Chuyển dịch nội sinh...................................................................... 42 Mô hình 1.2.Chuyển dịch ly tâm ......................................................................... 43 Mô hình 1.3. Chuyển dịch ngoại sinh .................................................................. 46 Mô hình 1.4. Chuyển dịch quyền lực trong cấu trúc kinh tế quốc tế từ năm 1918 đến 1945 ............................................................................................................... 51 Mô hình 1.5. Chuyển dịch quyền lực trong các cấu trúc quốc tế từ năm 1945 đến 1991...................................................................................................................... 57 Mô hình 1.6. Chuyển dịch quyền lực trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh ................................................................................................. 63 Mô hình 2.1. Chuyển dịch quyền lực trong hệ thống quốc tế từ 2001 đến 2017... 112 Hình vẽ: Hình 3.1. Các kịch bản chuyển dịch quyền lực ................................................. 120 Hình 3.2. Các lựa chọn chính sách .................................................................... 132 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền lực vốn là một vấn đề cơ bản và quan trọng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. “Hầu hết các định nghĩa của chính trị học đều liên quan đến quyền lực. Hầu hết các tương tác quốc tế đều có tính chính trị hoặc là các nhánh đối với chính trị” [24, tr.1]. Xung quanh khái niệm và vai trò của quyền lực là những cuộc tranh luận bất tận trong giới học giả. Quyền lực là vấn đề trung tâm của quan hệ quốc tế theo lăng kính chủ nghĩa Hiện thực, Hans J. Morgenthau đã mô tả “Chính trị quốc tế, giống như mọi nền chính trị, là một cuộc đấu tranh vì quyền lực. Bất kể mục tiêu cuối cùng của chính trị quốc tế là gì thì quyền lực vẫn luôn là mục tiêu trước mắt” [98, tr. 29]. Ngay cả những học giả theo chủ nghĩa Tự do cũng không phủ nhận tầm quan trọng của quyền lực: “Quyền lực là cần thiết những cũng là mối đe doạ đối với tự do, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào dạng thức của quyền lực và cách thức sử dụng chúng” [119, tr. 17-18].Không chỉ đối với hai trường phái chính trong nghiên cứu quan hệ quốc tế Hiện thực và Tự do, quyền lực cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều lý thuyết khác [12, tr.1].Vì vậy, nghiên cứu về quyền lực là đi thẳng vào cốt lõi của quan hệ quốc tế. Quyền lực luôn có sự vận động cả bên trong và bên ngoài. Sự vận động bên trong quyền lực bao gồm những thay đổi trong bản chất gồm các thành tố của quyền lực, các phương thức thực thi quyền lực và sự mở rộng khái niệm quyền lực. Sự vận động bên ngoài của quyền lực chính là quá trình chuyển dịch quyền lực từ nơi này sang nơi khác, từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc giữa các nhóm chủ thể trong quan hệ quốc tế. Quá trình chuyển dịch này luôn diễn ra do sự thay đổi của bản thân quyền lực, các nhân tố tác động tới quyền lực như tương quan lực lượng, chính sách của các chủ thể, vàmôi trường quốc tế. Quá trình chuyển dịch quyền lực thường dẫn đến những biến động trong các cấu trúc quốc tế và nếu đủ lớn có thể dẫn tới sự thay đổi hệ thống thế giới. Chính vì vậy, việc nắm bắt được xu hướng chuyển dịch quyền lực cho phép đoán định được diễn biến và kết 2 quả của nhiều tương tác cũng như dự báo về một hệ thống quốc tế mới. Từ năm 2001 đến nay, thế giới bao hàm trong nó là những nhân tố tác động tới quyền lực đã có nhiều biến đổi căn bản khiến cho quyền lực chuyển dịch một cách rõ nét. Bước vào thế kỷ XXI, nhiều học giả trên thế giới đã xuất bản những công trình nghiên cứu cùng với những tranh luận sôi nổi trên các tạp chí chuyên ngành về quá trình chuyển dịch này nhằm đưa ra một cái nhìn khách quan và đa chiều về thực trạng quyền lực và những gì đang và sẽ diễn ra trong hệ thống quốc tế đương đại. Điều này cho thấy vấn đề này đang ngày càng được quan tâm và rõ ràng đây không chỉ là một vấn đề cơ bản mà còn có tính thời sự. Việt Nam là một phần tử thuộc hệ thống quốc tế hiện nay tất yếu sẽ bị tác động bởi quá trình chuyển dịch quyền lực đang diễn ra. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, thể hiện vai trò của mình trên trường quốc tế và tranh thủ được những lợi ích từ các chủ thể khác như các nước lớn, các tổ chức quốc tế và các chủ thể phi quốc gia khác... Tuy vậy, quá trình chuyển dịch quyền lực cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam như việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, xử lý những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ với láng giềng Trung Quốc... Như vậy, việc nhận thức về những xu hướng chuyển dịch quyền lực có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam trong việc hoạch định chính sách về dài hạn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các quan niệm và cách tiếp cận đối với vấn đề chuyển dịch quyền lực cũng rất đa dạng. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu lý luận và thực tiễn được công bố bao gồm các sách, công trình nghiên cứu khoa học, các bài tạp chí trong và ngoài nước xung quanh vấn đề chuyển dịch quyền lực. a. Nhóm các công trình nghiên cứu hệ thống các quan niệm, lý thuyết về quyền lực Như Felix Berenskoette đã nhận định rằng “Lịch sử nghiên cứu khái niệm quyền lực đã cho chúng ta thấy quyền lực là một khái niệm gây tranh cãi một cách cơ bản với nhiều cách diễn giải khác nhau. Và bởi vì cách diễn giải mà chúng ta 3
Luận văn liên quan