Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Kể từ Đại hội Đảng VI đến nay nền kinh tế nước ta đã trải qua 15 năm đổi mới. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta, tổng sản phẩm thu nhập quốc dân ngày càng cao, nhịp độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào loại cao nhất của thế giới. Nhưng bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng làm phát sinh những quan hệ kinh tế mới- đó chính là hiện tượng phá sản, một quy luật tất yếu của thị trường. Sự ra đời của Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993 đã đánh dấu một bước phát triển trong hoạt động lập pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, góp phần tích cực vào việc giải quyết các quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế. Thực tiễn đã xác nhận pháp luật về phá sản doanh nghiệp thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo vệ người lao động, là công cụ tái tổ chức lại doanh nghiệp mắc nợ, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và bảo vệ trật tự, kỷ cương của pháp luật, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước. Tuy vậy, Luật phá sản của nước ta còn rất non trẻ, được xây dựng trên tinh thần pháp luật phá sản doanh nghiệp của một số nước phát triển và dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phá sản doanh nghiệp. Cho đến nay, Luật phá sản của nước ta đã thực thi trong vòng trên 8 năm, nhưng đã bộc lộ những quan điểm khiếm khuyết, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước. Với xu thế các loại hình doanh nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển cả về số lượng và quy mô. Từ đó dẫn tới nảy sinh những quan hệ kinh tế mới mà Luật phá sản chưa kịp thời sửa đổi, dẫn đến một số đối tượng đáng lẽ ra thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật phá sản, nhưng hiện lại chưa có chế độ nào của Luật phá sản điều chỉnh những đối tượng đó. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy việc thi hành Luật phá sản đã gặp phải những khó khăn, đó là nhiều trường hợp yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải gác lại, vì chưa có đủ căn cứ theo quy định cuả Luật phá sản doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó đã hoàn toàn mất khả năng hoạt động, kinh phí cho việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản còn hạn hẹp; Không đủ tài liệu để kiểm toán chứng minh doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không?. Khó khăn trong việc xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia cho các chủ nợ. Chính vì vậy trong những năm qua số lượng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được xử lý theo Luật phá sản đã không giải quyết được hết hậu quả của nền kinh tế thị trường mang lại, xa rời thực tiễn cuộc sống. Do đó việc nghiên cứu, lý giải để làm sáng tỏ về cơ sở lý luận, đặc điểm về nội dung cũng như phương hướng xây dựng hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp hiện nay ở nước ta là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy Em quyết định chọn đề tài: “Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan