Sự hình thành bão và áp thấp

Tâm bão (mắt bão): Hình trụ tròn, đường kính từ 8- 200km. Khu vực gần như lặng gió, quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và nhiệt độ cao hơn vùng xung quanh do sự đốt nóng không khí. Thành mắt bão: Là vùng xung quanh mắt bão, có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn, có thể cao đến 15km, dày hàng chục km. Ở đây gió mạnh nhất, mưa nhiều nhất ->tàn phá nguy hiểm nhất. Dải mây: Vùng ở trên, từ mắt bão hướng ra ngoài, có màu trắng, giữa có hình tròn đen là mắt bão. Phía dưới vùng mây mù, bên ngoài mắt bão là các dải mưa hình xoắn cùng chiều xoắn với gió gây ra mưa lốc mạnh.

ppt12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hình thành bão và áp thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự hình thành bão và áp thấp I. BÃO. 1. Khái niệm. - Bão là hiện tượng nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. - Bão là hệ thống xoáy thuận nhiệt đới đặc trưng bởi một vùng khí áp thấp tại tâm bão, gió giật mạnh và hệ thống mây phát triển mạnh theo hình xoắn ốc đi kèm với giông và mưa lớn trên diện rộng. 2. Cấu tạo của một cơn bão. ♦ Tâm bão (mắt bão): Hình trụ tròn, đường kính từ 8- 200km. Khu vực gần như lặng gió, quang mây, chỉ có dòng không khí đi xuống chậm và nhiệt độ cao hơn vùng xung quanh do sự đốt nóng không khí. ♦ Thành mắt bão: Là vùng xung quanh mắt bão, có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn, có thể cao đến 15km, dày hàng chục km. Ở đây gió mạnh nhất, mưa nhiều nhất ->tàn phá nguy hiểm nhất. ♦ Dải mây: Vùng ở trên, từ mắt bão hướng ra ngoài, có màu trắng, giữa có hình tròn đen là mắt bão. Phía dưới vùng mây mù, bên ngoài mắt bão là các dải mưa hình xoắn cùng chiều xoắn với gió gây ra mưa lốc mạnh. 3. Quá trình hình thành bão. ♦ Nguyên lý căn bản về áp suất không khí: Lượng khí trong bầu khí quyển cũng chịu tác dụng của lực hấp dẫn, không khí càng gần bề mặt Trái Đất sẽ có trọng lực lớn hơn so với không khí ở xa bề mặt Trái Đất. Không khí nhận lượng nhiệt chủ yếu từ mặt đất và đại dương chứ không phải từ Mặt Trời. Không khí càng gần bề mặt Trái Đất sẽ có nhiệt độ càng cao hơn so với không khí ở xa bề mặt Trái Đất. Khi không khí nóng lên, các phân tử trong không khí cách xa nhau hơn, làm cho không khí nhẹ hơn, khi đó, luồng không khí nóng ấy sẽ bay lên cao hơn chiếm vị trí của luồng không khi trên cao, vì thế, luồng không khí trên cao sẽ bị đẩy xuống phía dưới, tiếp tục nhận nhiệt lượng từ bề mặt Trái Đất. Vòng tuần hoàn ấy cứ lặp đi lặp lại và càng mạnh hơn, gọi là sự di chuyển của không khí do chênh lệch áp suất, tạo thành một luồng gió ngày càng mạnh hơn. Khi vòng tuần hoàn của không khí ấy xảy ra ngoài đại dương, ngoài nhiệt lượng nhận được từ mặt biển, khi nước biển đạt tới một nhiệt độ cần thiết (26 - 27oC) không khí còn được làm ẩm bằng lượng hơi nước bốc lên, biến nó thành luồn không khí nóng chứa đầy hơi nước. Khi luồng khí đó bay lên theo chiều thẳng đứng từ dưới lên đến độ cao khoảng 9000m, nếu gặp phải một luồng gió mạnh thổi theo chiều ngang có cùng vận tốc với luồng không khí thẳng đứng ấy, nó sẽ uốn cong hướng di chuyển thẳng đứng, tạo nên một khu vực trung tâm không có không khí nóng ẩm chính là tâm của cơn bão. Đồng thời, luồng gió mạnh thổi theo chiều ngang ấy cũng giúp duy trì sự di chuyển của luồng không khí nóng ẩm lan rộng ra xung quanh tâm của cơn bão. Luồng gió mạnh thổi theo chiều ngang với cùng một tốc độ với luồng khí nóng ẩm thổi từ dưới lên này chính là mấu chốt để cơn bão có thể được duy trì, nếu không, cơn bão sẽ dần mất tổ chức và suy yếu dần. Lúc bấy giờ, trung tâm của cơn bão sẽ trở thành một khu vực không có không khí nóng ẩm và có áp suất cao, nó sẽ hút không khí lạnh khô ở độ cao hơn để đẩy xuống phía dưới một cách liên tục để lặp lại quá trình đó, giúp tăng cường tốc độ gió làm cơn bão càng mạnh hơn. Đồng thời, lượng hơi nước được mang lên từ mặt biển sẽ được ngưng kết thành những đám mây bao phủ xung quanh tâm bão, sự ngưng tụ của hơi nước này còn giải phóng ra nhiệt lượng gọi là năng lượng ẩn nhiệt ngưng kết, đây chính là nguồn năng lượng cho hệ thống bão.  Kết luận: Có 3 yếu tố hình thành nên một cơn bão: nhiệt, độ ẩm và động lực. ♦ Nhà khí tượng Erik Palmen (1898 - 1985) đã chứng minh được rằng bão chỉ có thể hình thành ở dải vĩ độ 5 đến 20o vĩ hai bên xích đạo, nơi có nhiệt độ nước biển cao từ 26 - 27oC trở lên và lực Coriolis (lực sinh ra do sự tự quay quanh trục của Trái Đất) đủ lớn để hình thành nên luồng gió đủ mạnh trên cao nhằm tạo xoáy cho cơn bão. Năm 1948, Palmen đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành của bão như sau: (1). Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển đủ cao (từ 26 - 27oC trở lên) đảm bảo nước bốc hơi đủ mạnh nhằm cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão. (2). Vị trí hình thành bão có lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy. (3). Khả năng làm lạnh nhanh luồn không khí nóng ẩm bay lên tạo ra lượng ẩn nhiệt ngưng tụ đủ để duy trì cơn bão tại thời điểm phát sinh bão ♦ Sau Palmen, năm 1963, nhà khí tượng học Riehl bổ sung thêm 2 điều kiện: (4). Ở trên cao, trường khí áp phải phân kỳ (dãn ra) đủ để đảm bảo giải tỏa khối lượng không khí hội tụ (tập trung) ở mặt đất. (5). Ở mặt đất phải có sự nhiễu động áp thấp ban đầu. II. ÁP THẤP. Khi áp thấp nhiệt đới đủ mạnh vì liên tục phát triển đủ năng lượng để thu hút gió và hơi nước mạnh lên sẽ hình thành bão nhiệt đới. Nên ấp thấp là cấp độ trước của bão nhiệt đới, có cùng quá trinh hình thành. Sự khác biệt giữa áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới được phân biệt theo cấp gió. - Theo sự phân chia cấp gió từ 0 tới 12:Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 được gọi là áp thấp nhiệt đới. Vùng khí áp thấp tạo thành do sự hòa trộn của không khí nóng và ẩm từ vùng nhiệt đới với không khí khô và lạnh tạo thành các biên lạnh và nóng và thời tiết không ổn định - mây thấp và mưa phùn, mưa rào hoặc có bão mạnh. Không khí nóng di chuyển lên trên vùng không khí lạnh tạo nên vùng có áp thấp ở trên mặt đất. Không khí di chuyển theo đường xoắn ốc hướng về tâm của vùng khí áp thấp theo hướng ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, và di chuyển theo chiều kim đồng hồ ởNambán cầu tạo nên những cơn mạnh. Vùng khí áp thấp sẽ di chuyển về phía đông và còn tác dụng trong nhiều ngày. Vùng khí áp rất thấp là vùng có áp suất ở tâm nhỏ hơn rất nhiều so với xung quanh, tạo ra nhưng cơn gió dữ dội. Vùng khí áp thấp ở miền nhiệt đới. Còn gọi là bão, khí xoáy tụ nhiệt đới và rất nguy hiểm cho tàu thuyền. Bão lốc xoáy là vùng hạ khí áp rất nhanh và mạnh, có bán kính chỉ vài trăm mét. Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe Nhóm Hỗn Tạp: 1, Nguyễn Thị Linh. 2, Đỗ Thị Ngọc Lý. 3, Ngô Minh Ngọc. 4, Hà Thị Mỹ Trinh.
Luận văn liên quan