Sự khác nhau giữa quản trị nhân lực ở Việt Nam và Mỹ

1.1/ Một số khái niệm Quản trị: Quản trị là quá trình làm việc với con người và thong qua con người để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức với hiệu quả cao, quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nhân lực: Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực: là sức khoẻ của nhân viên. Trí lực: là suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, long tin, nhân cách của từng người. Nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả người lao động làm việc trong tổ chức đó. Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức như: phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến thức, óc sang tạo, năng lực và nhiệt huyết mà họ đã cống hiến để thành lập, duy trì và phát triển tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực: Quản trị nguồn nhân lực được hiểu là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, sử dụng và phát triển, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng.

docx18 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác nhau giữa quản trị nhân lực ở Việt Nam và Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1/ Một số khái niệm Quản trị: Quản trị là quá trình làm việc với con người và thong qua con người để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức với hiệu quả cao, quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Nhân lực: Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực: là sức khoẻ của nhân viên. Trí lực: là suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, long tin, nhân cáchcủa từng người. Nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả người lao động làm việc trong tổ chức đó. Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức như: phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến thức, óc sang tạo, năng lực và nhiệt huyết mà họ đã cống hiến để thành lập, duy trì và phát triển tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực: Quản trị nguồn nhân lực được hiểu là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, sử dụng và phát triển, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. 1.2/ Sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hoá – xã hội đến hoạt động quản trị nhân lực. 1.2.1/ Kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nguồn nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất do vậy cần phát triển lao động mới, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Hơn nữa việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm người có năng lực, trình độ buộc doanh nghiệp phải tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc để thu hút nhân tài. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hướng đi xuống đòi hỏi doanh nghiệp một mặt vẫn phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, mặt khác cần phải giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải cho nhân viên nghỉ tạm thời hoặc nghỉ hẳn, giảm phúc lợi. 1.2.2/ Văn hoá – xã hội: Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, các quy phạm tư tưởng và đạo đức tạo nên lối sống văn hoá và môi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Trong mét nền văn hoá xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại sẽ kìm hãm, không cung cấp nhân tài cho tổ chức. Chính cung cách văn hoá xã hội tạo ra bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp. Sự thay đổi các giá trị văn hoá của một nước sẽ tạo ra các thử thách cho công tác quản lý nguồn nhân lực. Nếu quản lý nguồn nhân lực tốt sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp và ngược lại. Ví dụ như sự thay đổi thái độ làm việc và nghỉ ngơi đã gây cho các nhà quản lý nguồn nhân lực một sự khó khăn. Tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển, công nhân đòi hỏi giảm giờ làm việc, được nghỉ làm việc vào nhiều dịp lễ hơn và nhà quản lý phải giải quyết tốt sao cho thoả đáng giữa lợi ích của công nhân với lợi ích của Công ty. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ 2.1/ Khái quát về kinh tế, xã hội, văn hoá của Việt Nam và Mỹ 2.1.1/ Kinh tế Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nền kinh tế nước ta đứng thứ 78/189 trên thế giới (2014). Theo số liệu điều tra về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 - 2012 của Tổng cục Thống kê thì trong giai đoạn này: GDP tăng liên tục, từ 52,4 tỷ USD năm 2006 lên 141, 67tỷ USD năm 2012; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 477 USD lên 1.150 USD. Năm 2013 GDP Việt Nam là 141, 67 tỷ USD tăng 5,42% so với năm 2012. Và tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2014 ước tính tăng 5,62% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ Mỹ là một nước phát triển, nền kinh tế theo hướng tư bản và đây là nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới, chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, nơi mà các công ty, các tập đoàn lớn và các công ty tư nhân là những thành phần chính của nền kinh tế vi mô, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của Hoa Kỳ. Kinh tế Hoa Kỳ cũng duy trì được năng suất lao động cao, GDP bình quân đầu người cao, GDP bình quân đầu người cao, khoảng 53.143 USD/ người/ năm (7/2014). Đứng đầu thế giới về sản lượng hàng hoá, tổng giá trị là 1.900 tỉ USD năm 2012. Một trong những nước xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu 2012 là 2.200 tỷ USD. Kinh tế Hoa Kỳ có mức độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, tỉ lệ thất nghiệp thấp. Là quốc gia có trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao nhất thế giới. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới. Các mối quan tâm chính trong nền kinh tế Hoa Kỳ gồm nợ quốc gia, nợ nước ngoài, nợ của người tiêu dùng, tỉ lệ tiết kiệm thấp, và sự thâm hụt tài chính lớn. 2.1.2/ Văn hoá Việt Nam Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa của người Việt Nam rất coi trọng đến việc giao tiếp. Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam, thì người Việt nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản tính cộng động và tính tự trị. Trong một môi trường có tính cộng động thì người Việt Nam giao tiếp rất cởi mở, nhưng vào môi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam luôn tỏ ra rụt rè. Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam. “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”. Người Việt Nam sống có lý, có tình nhưng thiên về tình cảm hơn mọi thứ trên đời. Ai đã giúp mình một lần thì phải nhớ ơn, ai đã chỉ bảo ban thì cũng phải tôn làm thầy “một chữ là thầy, nữa chữ là thầy” Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đó là một đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Có thể do bị ảnh hưởng bởi tính cộng đồng, nên người Việt Nam luôn thấy mình cần có trách nhiệm quan tâm đến người khác, và để thể hiện sự quan tâm đó thì họ cần biết rõ hoàn cảnh. Đó là lí do vì sao mà bạn phải thường xuyên trả lời những câu hỏi có liên quan đến quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc, gia đình, bố mẹ..Ngoài ra, do lối sống tình cảm, nên trong giao tiếp người Việt Nam luôn có cách xưng hô riêng cho cá thể khác nhau cho phù hợp. Có thể nói chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện, thói quen sĩ diện được thể hiện rất rõ ở các làng, do danh dự sĩ diện mà các cụ già ở quê có thể to tiếng với nhau chỉ vì một miếng ăn” một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” . “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng chính vì sự tế nhị nên trong giao tiếp người Việt Nam luôn chọn cách vòng vo khi trình bày hay giải thích một vấn đề chính nào đó, nhằm làm hạn chế mâu thuẫn. Lối giao tiếp ưa tế nhị, ứ tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình, lối sống tư duy trong các mối quan hệ. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận không mất lòng. Và nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam, bạn có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất. Mỹ Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến “văn hóa đại chúng Mỹ”. Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Tự do cá nhân: Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết sinh viên Mỹ tự chọn lựa những lớp học riêng, những chuyên ngành riêng, tự hoạch định tương lai của mình thay vì nghe theo sự sắp đặt của người khác, dù đó là bố mẹ hay thầy cô. Độc lập: Trẻ em ngay từ nhỏ đã được cha mẹ khuyến khích đưa ra ý kiến riêng và phải tự mình làm mọi thứ. Đến tuổi trưởng thành, hầu hết thanh niên Mỹ không ở cùng với bố mẹ mà chuyển ra ngoài sống riêng. Chính môi trường giáo dục và đào tạo đó đã tạo cho người Mỹ tính độc lập cao trong đời sống và công việc, chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Thẳng thắn: Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh. Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tầu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn. 2.1.3/ Xã hội Việt Nam Việt Nam là quốc gia của 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 86% dân số; 53 dân tộc còn lại có số lượng dao động trên dưới một triệu người như Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer cho đến vài trăm người như dân tộc Ơ Đu và Brâu. Dân tộc Kinh sống rải rác ở trên khắp lãnh thổ, nhưng tập trung nhiều nhất ở các đồng bằng và châu thổ các con sông. Đa số các dân tộc còn lại sinh sống ở miền núi và trung du, trải dài từ Bắc vào Nam, hầu hết trong số họ sống xen kẽ nhau.Các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển không đồng đều. Bình đẳng giới ở Việt Nam chưa cao. Mỹ Hoa Kỳ là một quốc gia đa-chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Kết quả là một số người Mỹ không tự nhận tính dân tộc của mình theo nhóm chủng tộc mà tự nhận mình vừa là dân tộc Mỹ vừa là dân tộc gốc của tổ tiên mình. Theo số liệu thống kê của Liên hợp Quốc, Mỹ là nước có số lượng người nhập cư cao nhất thế giới lên tới 43 triệu người năm 2010 cho thấy nước mỹ ngày càng đa dân tộc. Các nhóm sắc tộc và chủng tộc ở Mỹ: Người mỹ trắng và người mỹ gốc Châu Âu  là nhóm chủng tộc lớn nhất; Người mỹ da đen và người mỹ gốc Châu Phi là nhóm chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nhóm chủng tộc lớn thứ hai đứng sau nhóm chủng tộc người Mỹ Da trắng; người mỹ gốc Châu Á; người mỹ đa chủng tộc; người mỹ bản địa và người alaska bản địa; người hawai bản địa và người các đảo thái bình dương khác. Đặc trưng xã hội Mỹ là bình đảng giới cao và có sự phân biệt chủng tộc 2.2/ Đặc điểm nguồn nhân lực ở Việt Nam và Mỹ 2.2.1/ Đặc điểm nguồn nhân lực ở Việt Nam Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số... Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực. Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Có thể nói Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Có thể thấy, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau: - Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. - Chưa có sự cân đối về phân bố lao động theo ngành nghề. 2.2.2/ Đặc điểm nguồn nhân lực ở Mỹ Mỹ là một cường quốc, được xem là một trong những nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới hiện nay cũng là quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất. Mỹ có lợi thế hơn nước ta rất nhiều về nguồn nhân lực, họ có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật chuyên nghiệp. Để có được kết quả đó, Mỹ đã trải qua hơn 200 năm phát triển với triết lý thực dụng và phương châm “nguồn nhân lực là trung tâm của mọi sự phát triển. Mỹ đã đưa ra chiến lược xây dựng nguồn nhân lực với hai hướng chủ lực: tập trung vào đầu tư giáo dục – đào tạo và thu hút nhân tài. CHƯƠNG 3: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Ở VIỆT NAM VÀ MỸ 3.1/ So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nhân sự ở Việt Nam và Mỹ Yếu tố Việt Nam Mỹ Văn hóa -Tính cá nhân- tập thể -Quan hệ gia đình -Quan điểm về giáo dục -Quan điểm về chức vụ-địa vị xã hội -Nhìn nhận về xung đột Nhóm là cơ sở của XH- tính tập thể được đánh giá cao Bao gồm cả họ hàng, dòng tộc, dân tộc – quan hệ thân thiết gần gũi Giáo dục là trách nhiệm của cha mẹ đối với con nhằm mang lại uy tín xã hội và đảm bảo kinh tế Chức vụ, địa vị xã hội quan trọng Hòa hợp quan trọng hơn xung đột Quyền cá nhân được ưu tiên hàng đầu Gia đình hạt nhân Là hình thức đầu tư cá nhân Chức vụ địa vị ít quan trọng; hiểu biết, có năng lực quan trọng hơn Chấp nhận xung đột, xung đột có thể dẫn tới những thay đổi có lợi Kinh tế Nước đang phát triển, kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đứng thứ 78/189 (2014) Nước phát triển, kinh tế theo hướng tư bản, nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới (2014) Xã hội Tính bình đẳng giới chưa cao Đa dạng chủng tộc, bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc 3.2/ So sánh hoạt động quản trị nhân sự ở Việt Nam và Mỹ 3.2.1/ Giống nhau: Quản lý vi mô trong các công ty của ta và Mỹ không khác nhau là mấy. Các công ty Mỹ to lớn nhưng cũng không tránh khỏi những vấn đề đã và đang làm đau đầu nhiều doanh nghiệp Việt Nam như chảy máu chất xám, đào tạo nhân viên Tuyển dụng từ đa dạng nguồn, quy trình tuyển chọn như nhau: tiếp nhận hồ sơ và nghiên cứu; lựa chọn những ứng viên đạt yêu cầu để phỏng vấn. Khi tiến hành phỏng vấn, các DN lập hội đồng phỏng vấn gồm giám đốc, trưởng phòng nhân sự và các nhân viên nhân sự tham gia phỏng vấn. Ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn sẽ được nhận vào thừ việc trong vòng 3-6 tháng, sau đó DN sẽ ký hợp đồng chính thức. Ở Mỹ và Việt Nam đều có những văn bản đưa ra những mức độ khen thưởng cũng như kỷ luật. Các chính sách khen thưởng rất công bằng, khách quan. Các hình thức kỷ luật đều xét theo từng mức độ vi phạm của nhân viên và tiến hành theo 3 bước từ xử phạt nhẹ nhất đến sa thải nhân viên Về đánh giá nhân viên, cả Mỹ và Việt Nam đều có những phương pháp đánh giá dựa trên kết quả công việc cũng như mức độ hoàn thành công việc của một nhân viên. 3.2.2/ Khác nhau: 3.2.2.1/ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc đào tạo và phát triển chuyên môn cũng như các kỹ năng của nhân viên. Đa số các doanh nghiệp không có chiến lược đào tạo và phát triển gắn liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Do đó, các công ty thường chi rất ít ngân sách cho vấn đề này và họ thường chỉ tổ chức các buổi tập huấn ngắn ngày cho nhân viên. Thực chất việc này không đem lại hiệu quả. Các doanh nghiệp ở Mỹ coi việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp, và sẵn sàng chi trả một khoản tiền rất lớn cho việc này. Đầu tIên, các doanh nghiệp xác định nhu cầu đào tạo và phát triển năng lực của mình, phân tích trình độ năng lực của nhân viên. Sau đó, xây dựng chương trình đào tạo chi tiết với hình thức phù hợp và chủ yếu chú trọng vào chuyên môn của nhân viên. 3.2.2.2/ Chính sách thu hút và tuyển dụng Về chính sách thu hút: Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu thu hút nguồn nhân lực thông qua chính sách về lương. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thực hiện các chính sách thu hút mới như : cam kết về môi trường làm việc và phát triển tốt, liên kết với các trường đại học, cao đẳng để tuyển thực tập sinh. Ở Mỹ, các doanh nghiệp không những thu hút nguồn nhân lực thông qua chính sách về lương mà còn xây dựng chính sách về phúc lợi, chế độ đãi ngộ đặc biệt cho cấp quản lý, tạo môi trường làm việc tốt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, và cam kết về cơ hội phát triển nghề nghiệp Điều đặc biệt, các công ty ở Mỹ đã áp dụng marketing vào việc thu hút nhân tài. Họ dùng các công cụ của marketing, xây dựng hình ảnh thương hiệu một nhà tuyển dụng hàng đầu cho doanh nghiệp mình. Điều này sẽ tạo được niềm tin trong lòng ứng viên và giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nhân sự. Về chính sách tuyển dụng: Ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp chưa quan tâm tới chiến lược nguồn nhân lực, chỉ xác định nhu cầu về nguồn lực trong ngắn hạn. Thậm chí, một số doanh nghiệp chỉ căn cứ vào thời điểm hiện tại của doanh nghiệp để ra quyết định về nhân sự. Công tác phân tích công việc cũng chỉ được tiến hành chi khi có chỗ trống trong DN. Các DN Việt Nam cũng không đưa ra một quy trình , hay một sự đánh giá nào về công tác này mà chủ yếu chỉ do một cá nhân thực hiện sau đó được trưởng phòng của phòng ban đó ký duyệt và gửi xuống phòng nhân sự. Điều này làm giảm hiệu quả của việc tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp ở Việt Nam, việc ưu đã tuyển dụng người nhà,người thân quen, tuyển theo các mối quan hệ là khá phổ biến. Ở Mỹ, các DN thường xây dựng kế hoạch nhân sự kỹ lưỡng, chi tiết cho dài hạn. Họ chú trọng tuyển chọn những người có năng lực, có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc và phù hợp với văn hóa của công ty. Việc ưu tiên tuyển dụng người thân quen sẽ được đánh giá là thiếu đạo đức 3.2.2.3/ Về quan hệ lao động: Về công đoàn: Ở Việt Nam chỉ có một công đoàn duy nhất và công đoàn là tổ chức chính trị - rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ở Mỹ, có rất nhiều tổ chức công đoàn. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động Ở Mỹ, chủ doanh nghiệp và người lao động đa số đều hiểu biết về luật pháp và tôn trọng pháp luật, nên thường ít xảy ra trường hợp lợi dụng sức lao động của người lao động. Có sự bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Ở Việt Nam, người lao động, đặc biệt là số lao động phổ thông thường không có sự hiểu biết nhiều về pháp luật, cũng như ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao nên thường xuyên xảy ra các trường hợp lợi dụng sức lao động của người lao động. Chưa xác lập được sự bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Quan hệ giữa nhân viên với nhân viên trong một doanh nghiệp Ở Mỹ, mỗi nhân viên vào công ty đều hành xử một cách chuyên ng
Luận văn liên quan