Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước trên thế giới

Trong lịch sử tồn tại lâu đời của nhà nước, vấn đề trọng tâm của bất cứ nhà nước nào là việc tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước như thế nào. Lý luận và thực tiễn đã chứng mình rằng, một nhà nước mà có cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực dựa trên những luận cứ khoa học và phù hợp với những đòi hỏi khách quan thì nhà nước đó sẽ tồn tại và phát triển bền vững. Ngược lại, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nếu chỉ dựa trên ý chí chủ quan không có căn cứ khoa học thì sớm hay muộn chế độ nhà nước đó cũng sẽ bị diệt vong. Chính vì vậy, vấn đề tìm ra một mô hình tổ chức nhà nước khoa học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước và quốc tế là công việc chính yếu của bất kỳ một nhà nước nào trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Trong tiến trình lịch sử, ở các quốc gia khác nhau, việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo ra các mô hình, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước tối ưu, có hiệu qủa đã thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của hiến pháp - một đạo luật cơ bản của quốc gia, có vị trí tối cao, mà chỉ trong giai đoạn phát triển của nhà nước hiện đại thì mới hội đủ các điều kiện để hiến pháp xuất hiện. Trong một bản hiến pháp bao gồm nhiều chế định khác nhau quy định những vấn đề cơ bản của việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước và những vấn đề cơ bản khác. Trong đó, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của bất cứ một bản hiến pháp nào là vấn đề hình thức chính thể nhà nước. Hình thức chính thể nhà nước là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này. Ở trên thế giới, sự xuất hiện của hiến pháp đã có bề dày lịch sử, có nhiều quốc gia đã có lịch sử lập hiến hàng trăm năm, đã có những đóng góp to lớn cho nhân loại, đặc biệt là việc tìm ra các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước có hiệu qủa. So với thế giới, lịch sử lập hiến Việt Nam còn non trẻ. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập - một áng văn lập quốc vĩ đại, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ngày 6/1/1946, toàn thể quốc dân đồng bào Việt Nam đã đi bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá I, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Bản Hiến pháp đã đánh dấu một bước ngoặt trên con đường phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam. Hiến pháp 1946 thể hiện tư tưởng tài tình của Hồ Chí Minh và các đồng chí của Người, một bản Hiến pháp không những khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước, xây dựng một Nhà nước dân chủ cộng hoà, đảm bảo tự do dân chủ cho công dân, mà tinh thần và ý nghĩa của nó còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Nhiều quy định của Hiến pháp 1946 đã được các Hiến pháp Việt Nam sau này kế thừa và phát triển. Đặc biệt, sau khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, với sự ra đời của Hiến pháp 1992 và Hiến pháp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đã minh chứng một cách rõ ràng cho điều đó. Đó là đã có sự quay lại với những quy định của Hiến pháp 1946.

doc130 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự tương đồng và sự khác biệt của chính thể Việt Nam Hiến pháp 1946 với chính thể của một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan