Sự vận dụng lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam

Lênin là người mác-xít đầu tiên đã có công nghiên cứu sâu sắc vấn đềchủ nghĩa tưbản nhà nước trong rất nhiều tác phẩm của mình, xây dựng nên những nền tảng lý luận vềCNTB NN trong điều kiện chuyên chính vô sản và đã áp dụng lý luận này vào nước Nga. Sau thời kỳcộng sản thời chiến. Các nước dân chủnhân dân trước đây, trong đó nước ta đều đã vận dụng lý luận này vào công cuộc cải tạo XHCN. Cùng với thời gian lý luận này dường nhưbịbỏquên, đặc biệt từsau khi các nước dân chủnhân dân tuyên bốhoàn toàn công cuộc cải tạo XHCN và bắt đầu sựnghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội. Khi cuộc khủng hoẳng của chủnghiã xã hội thếgiới nổra và tiếp đó là sựtan rã của các nước XHCN Đông Âu và đặc biệt là Liên Xô đã buộc những người mác-xít phải nhận thức lại cho đúng những di sản lý luận của Mác và Lênin.Trong đó có di sản lý luận của Lênin vềCNTB NN Cho đến nay, trong giới lý luận cũng nhưcác nhà hoạt động thực tiễn, kể cảtrong và ngoài nước đang có nhiều cách hiểu khác nhau và có các hình thức vận dụng khác nhau đối với chủnghĩa tưbản nhà nước. Ởnước ta việc vận dụng lý luận của Lênin vềCNTB NN cũng có rất nhiều những lý giải khác nhau. Vì vậy, trong thời kỳquá độlên CNXH nền kinh tếbao gồm nhiều thành phần kinh tếtương ứng với mỗi hình thức kinh tếkhác nhau, trong đó kinh tếnhà nước giữvai trò chủ đạo đại diện cho phương thức sản xuất XHCN, cùng với sựphát triển mạnh mẽcủa kinh tếtưbản tưnhân và đẩy mạnh thu hút đầu tưnước ngoài, CNTB NN đang và sẽgiữvai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo Lênin đó là một hình thức kinh tếquá độ, một bộphận rất cần thiết của nền kinh tếquá độ, Lênin đánh giá cao CNTB NN và coi nó là một hình thức quan trọng để đưa một nước tiểu nông quá độlên CNXH, phải tiến hành CNH-HĐH đất nước. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, cách mạng khoa học kỹthuật phát triển nhưvũbão thì việc nhận thức và vận dụng CNTB NN đang là một vấn đềcần được nghiên cứu công phu, đểphục vụcho sựnghiệp đổi mới của đất nước.

pdf45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5563 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự vận dụng lý luận của lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án kinh tế chính trị 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.” Đề án kinh tế chính trị 2 A: LỜI MỞ ĐẦU Lênin là người mác-xít đầu tiên đã có công nghiên cứu sâu sắc vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước trong rất nhiều tác phẩm của mình, xây dựng nên những nền tảng lý luận về CNTB NN trong điều kiện chuyên chính vô sản và đã áp dụng lý luận này vào nước Nga. Sau thời kỳ cộng sản thời chiến. Các nước dân chủ nhân dân trước đây, trong đó nước ta đều đã vận dụng lý luận này vào công cuộc cải tạo XHCN. Cùng với thời gian lý luận này dường như bị bỏ quên, đặc biệt từ sau khi các nước dân chủ nhân dân tuyên bố hoàn toàn công cuộc cải tạo XHCN và bắt đầu sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi cuộc khủng hoẳng của chủ nghiã xã hội thế giới nổ ra và tiếp đó là sự tan rã của các nước XHCN Đông Âu và đặc biệt là Liên Xô đã buộc những người mác-xít phải nhận thức lại cho đúng những di sản lý luận của Mác và Lênin.Trong đó có di sản lý luận của Lênin về CNTB NN Cho đến nay, trong giới lý luận cũng như các nhà hoạt động thực tiễn, kể cả trong và ngoài nước đang có nhiều cách hiểu khác nhau và có các hình thức vận dụng khác nhau đối với chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ở nước ta việc vận dụng lý luận của Lênin về CNTB NN cũng có rất nhiều những lý giải khác nhau. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ lên CNXH nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế tương ứng với mỗi hình thức kinh tế khác nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đại diện cho phương thức sản xuất XHCN, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản tư nhân và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, CNTB NN đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Theo Lênin đó là một hình thức kinh tế quá độ, một bộ phận rất cần thiết của nền kinh tế quá độ, Lênin đánh giá cao CNTB NN và coi nó là một hình thức quan trọng để đưa một nước tiểu nông quá độ lên CNXH, phải tiến hành CNH-HĐH đất nước. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì việc nhận thức và vận dụng CNTB NN đang là một vấn đề cần được nghiên cứu công phu, để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đề án kinh tế chính trị 3 B: PHẦN LÝ LUẬN CHUNG I/ LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH. 1. Hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của các tổ chức đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước. Nó bao gồm tất cả các hình thức hợp tác, liên doanh sản xuất kinh doanh giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước nhằm sử dụng và khai thác, phát huy thế mạnh của mỗi bên tham gia, đặt dưới sự kiểm soát giúp đỡ của nhà nước. Hình thức kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc huy động sử dụngvốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nhà tư bản .Lênin chỉ rõ ”trong một nước tiểu nông…” phải đi xuyên qua CNTB nhà nước tiến lên CNXH. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước phát triển mạnh mẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội nước ta. Tuy nhiên trtong quá trình hình thành và phát triển nảy sinh nhiều vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Cần đa dạng hoá các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức và công ty tư bản nước ngoài, nâng dần tỷ lệ đầu tư của phía Việt Nam. Đồng thời áp dụng nhiều phương thức góp vốn kinh doanh Nhà nước và các nhà kinh doanh tư nhân trong nước dưới nhiều hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… nhằm tạo thế, tạo lực cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng sức mạnh cạnh tranh và hợp tác với bên ngoài. Cải thiện mội trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong thời kỳ quá độ cần vận dụng hình thứckinh tế tư bản nhà nước vì: Đề án kinh tế chính trị 4 * Do yêu cầu vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp tính chất của lực lượng sản xuất. * Do yêu cầu phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và thu hút vốn kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài. * Do yêu cầu phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý của nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ cũng như công cuộc xây dựng CNXH. Vì vậy, cần phát triển kinh tế tư bản nhà nước bằng nhiều hình thức đa dạng để phát triển lực lượng sản xuất phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. 2. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến và thực chất của chính sách kinh tế mới. 2.1) Chính sách công sản thời chiến. Sau khi cách mạng Tháng 10 Nga thành công thì chính quyền Xô Viết Nga phải đương đầu với cuộc nội chiến và cuộc can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốcthế giới. Đứng trước nguy cơ một mất một còn, chính quyền Xô Viết tìm mọi cách để tập trung mọi lực lượng nhằm đánh bại những lực lượng thù địch bên trong và bên ngoài. Chính sách “ cộng sản thời chiến” ra đời trong hoàn cảnh ấy. Đó là chính sách kinh tế của nhà nước Xô Viết nhằm huy động mọi tài nguyên trong nước cho nhu cầu của tiền tuyến trong điều kiện nền kinh tế bị tàn phá sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong thời gian nội chiến và nước ngoài can thiệp bằng vũ trang, chính quyền Xô Viết ngoài việc quốc hữu hoá nền công nghiệp quy mô lớn, còn nắm trong tay nền công nghiệp hạng vừa và một phần công nghiệp hạng nhỏ. Việc quản lý toàn bộ công ngiệp đều tập trung ở các cơ quan trung ương, việc cung cấp nguyên liệu, thiết bị, vật liệu cho xí nghiệp cũng không thực hiện cho quân đội và công nhân. Nhà nước thi hành chế độ trưng thu lương thực thừa. Nguồn hàng của nhà nước những năm đó cực kỳ Đề án kinh tế chính trị 5 thiếu thốn, nông thôn hầu như không nhận được hàng công nghiệp. Nhà nước phải thi hành độc quyền mua, bán lương thực, cấm tư nhân buôn bán lương thực và các thứ vật phẩm cần thiết nhất. Ở thành thị vật phẩm tiêu dùng phân phối theo phiếu với điều kiện ưu tiên cung cấp cho công nhân và căn cứ vào tính chất quan trọng và nặng nhọc của công tác. Thi hành chế độ nghĩa vụ lao động phổ biến đối với tất cả mọi người có năng lực lao động- chính sách ”cộng sản thời chiến”, đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thắng lợi cho cuộc nội chiến. Thắng lợi của chính sách này vào thời ấy là do dựa trên cơ sở khối ”liên minh quân sự và chính trị” của giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh chống quân bạch vệ và bọn can thiệp nước ngoài. Nhưng sau khi đập tan bọn vũ trang can thiệp và kết thúc nội chiến,tình hình kinh tế , chính trị, xã hội nước Nga rất bi đát. Đất nước lâm vào cuộc khủng hoẳng toàn diện trầm trọng. Ra khỏi chiến tranh, nước Nga được Lênin ví như “một người đã bị đánh gần chết”. Trong 7 năm trời nó bị đánh khắp mình mẩy và may mà nó vẫn có thể chống nạng mà đi được. Đáng chú ý là khối liên minh công nông : giai cấp công nhân- những người đã chịu đựng những hi sinh chưa từng thấy, cũng như quần chúng nông dân đã bị kiệt sức gần giống như tình trạng hoàn toàn mất khả năng lao động. Tình hình đó đã làm nảy sinh những bất bình, những vụ bạo loạn trong một số quần chúng công, nông binh. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga Xô Viết xảy ra trường hợp đại đa số quần chúng nông dân có tâm trạng chống lại chính quyền Xô Viết theo bản năng. Nếu không tìm được lối thoát ra khỏi tình hình thì chính quyền Xô Viết có nguy cơ bị tan vỡ. Nguyên nhân là do đâu? thường thì người ta hay gán cho sự tàn phá của chiến tranh và chính sách cộng sản thời chiến. Tất nhiên phải kể đến nguyên nhân tàn phá của chiến tranh. Nhưng thái độ đối với chính sách công sản thời chiến thực sự đã có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền Xô Viết. Là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên sống trong vòng vây của CNTB, chiến tranh Đề án kinh tế chính trị 6 và nội chiến kéo dài mọi mặt đời sống kinh tế trong nước rất khó khăn, bi đát, lúc đó chính quyền Xô Viết không có khả năng nào khác hơn là phải lập tức thi hành đến mức tối đa chế độ độc quyền, trưng thu tất cả lương thực thừa, thậm chí không bồi thường. Nhưng sai lầm ở đây là đã kéo dài cái được coi là ưu điểm ra quá giới hạn cần thiết, của nó và vì thế nó trở thành một khuyết điểm.Nguyên nhân của sự kéo dài đó chính là do quan niệm ấu trĩ về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ,do chưa có kinh nghiệm thực tế của một nước đầu tiên đã mở cuộc đột phá vĩ đại vào tương lai.Công lao to lớn của Lenin chính là đã nhận ra sự ấu trĩ này,và đã phát triển ngay lý luận của Mac khi cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giành được thắng lợi chỉ trong một thời gian rất ngắn.Lênin đã nhận xét sai lầm ấy:”chủ nghĩa cộng sản ở nước ta quá vội vàng, thẳng tuột,không được chuẩn bị”.Lênin đã phân tích cụ thể rằng khi đặt công tác xây dựng kinh tế lên hàng đầu những người cộng sản Nga đã chỉ đứng trên một góc độ mà nhìn nghĩa là định chuyển thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua cái thời kỳ mở đầu mà Lênin gọi là”để làm cho nền kinh tế cũ thích ứng với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa “ với quan niệm đó những người cộng sản tưởng rằng sau khi thiết lập chế độ sản xuất quốc doanh và chế độ nhà nước phân phối là đã bắt đầu một chế độ kinh tế mới ,khác với với chế độ trước. Và cho rằng hai chế độ: chế độ sản xuất, phân phối tư doanh sẽ đấu tranh với nhau trong những điều kiện khiến chính quyền Xô Viết có thể thiết lập được chế độ sản xuất và phân phối quốc doanh bằng cách lấn dần từng bước chế độ đối địch. Đặc biệt cần lưu ý là trong phát triển kinh tế “ chúng ta tuyệt nhiên không nêu ra vấn đề: nền kinh tế có quan hệ như thế nào với thị trường, với mậu dịch” nhưng đến mùa xuân 1921 mới thấy rõ sự thất bại trong cái ý định ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Cũng từ mùa xuân đó, tình hình chính trị đã cho thấy, trong một số vấn đề kinh tế, cần phải rút lui về những vị trí của CNTB NN, cần phải Đề án kinh tế chính trị 7 chuyển từ ”xung phong “ sang “ bao vây”. Sự chuyển đổi ấy được đánh dấu bằng “chính sách kinh tế mới”. Trong sự chuyển đổi này đã xuất hiện ít nhiều tâm trạng chán nản và làm nhụt chí đấu tranh. Nhưng Lênin đã khẳng định, sẽ không bao giờ học được cách giải quyết những nhiệm vụ của mình bằng những phương pháp mới, nếu như kinh nghiệm ngày hôm qua đã không mở mắt cho chúng ta thấy những sai lầm của những phương pháp cũ. Sau cuộc thử nghiệm trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện khó khăn chưa từng thấy, trong điều kiện nội chiến, trong điều kiện giai cấp tư bản buộc nước Nga Xô Viết phải tiến hành cuộc đấu tranh ác liệt, thì đến mùa xuân năm 1921, những người cộng sản Nga đã nhận rõ là chưa nên xây dựng ttrực tiếp CNXH, mà trong nhiều lĩnh vực kinh tế cần lùi về CNTB NN, từ bỏ biện pháp tấn công chính diện và bắt đầu một cuộc bao vây lâu dài, không thích thú, khó khăn và gian khổ. Sai lầm của quan niệm và phương pháp cũ đã dẫn tới chỗ chính sách kinh tế lâm vào tình trạng ở phía thượng tầng của nó, bị tách rời khỏi cơ sở và không dẫn đến việc phát triển lực lượng sản xuất, điều mà cương lĩnh của đảng lúc đó coi là nhiệm vụ cơ bản và bức thiết nhất. Trong báo cáo tại đại hội IV quốc tế cộng sản, Lênin đã nói những nguyên nhân của sự khờ dại ấy là: nước Nga lạc hậu, trình độ học thức còn rất thấp kém, khôngđược ai ở bên ngoài giúp đỡ. 2.2) Chính sách kinh tế mới về sự cần thiết sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 2.2.a) Chính sách kinh tế mới. Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết hoà bình, do đó chính sách “cộng sản thời chiến” đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép dẫn nó đi xa hơn nữa, vì nông dân nhiều nơi đã tỏ ra bất mãn với chính sách này, khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ. Cho nên cần thiết phải trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ Đề án kinh tế chính trị 8 nghĩa xã hội do Lênin đề ra năm1918 ,phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn. Do những yêu cầu đó đại hội X của đảng cộng sản Bôsevich Nga đã chủ trương thay chính sách”kinh tế cộng sản thời chiến” bằng chính sách” kinh tế mới” với nội dung: • Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay vào đó là thuế lương thực. • Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hoá ,nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tư do( chủ yếu là xí nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng). • Cho phép mở rộng trao đổi sản xuất hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt động(chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ) để góp phần khôi phục kinh tế, củng cố lại lưu thông tiền tệ trong nước. • Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh. Chính sách kinh tế mới đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị lẫn nông thôn . Vì nó đáp ứng nhu cầu của quy luật kinh tế của nền sản xuất XHCN còn mang tính chất hàng hoá và có nhiều thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nhà nước Xô Viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông, một nhà nước công nông .Nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới đã được thành lập, đó là liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Chính sách kinh tế mới còn có ý nghiã quốc tế của nó. Đối với các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội đều cần thiết vận dụng tinh thần cơ bản của chính sách đó ,chẳng hạn như vấn đề quan hệ hàng hoá tiền tệ, nguyên tắc liên minh công nông, sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần. Chính sách này được quán triệt Đề án kinh tế chính trị 9 trong các nghành kinh tế và lấy việc khôi phục nông nghiệp làm nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề cấp bách trước mắt. 2.2.b) Thực chất của chính sách kinh tế mới: Toàn bộ nội dung của chính sách kinh tế mới có thể được khái quát thành chính sách phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đặc biệt với một nước tiểu nông quá độ lên chủ nghiã xã hội . Trong “Dàn ý dự thảo huấn thị của hội đồng lao động quốc phòng” năm 1921, Lênin viết” thực chất của chính sách kinh tế mới là phát triển đến mức tối đa lực lượng sản xuất, cải thiện tình cảnh của công nhân và nông dân , sử dụng tư bản tư nhân và hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước, ủng hộ toàn diện sáng kiến của địa phương, đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và tác phong lề mề. Nó chứa đựng tinh thần huy động mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài để phục vụ cho nhiệm vụ cơ bản đó, tạo ra động lực sản xuất cho nông dân và những người lao động khác, làm cho lợi ích tư nhân phục tùng lợi ích chung. Đó là chính sách củng cố khối liên minh công nông-nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản trên cơ sở những mối quan hệ mới, duy nhất, tức là những mối quan hệ thông qua các hoạt động, kinh tế. Nhưng thực chất của chính sách kinh tế mới là gì? Có thể gói gọn ở hai điểm : Một là : Nhà nước vô sản cho phép những người sản xuất nhỏ được tự do buôn bán. Hai là: đối với những tư liệu sản xuất của đại tư bản, Nhà nước vô sản áp dụng một số nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Lênin nói rõ thêm :” Việc trao đổi hàng hoá, được coi là đòn xeo chủ yếu của chính sách kinh tế mới, được đặt lên hàng đầu”. Trước năm 1917, nước Nga Sa Hoàng tuy đã có chủ nghĩa tư bản nhưng mới phát triển ở trình độ trung bình. Đề án kinh tế chính trị 10 Điều kiện thực tế nước Nga khi giai cấp vô sản vừa giành được chính quyền_ theo sự phân tích của Lênin, không phải là điều kiện của nước Đức thời bấy giờ. Hồi ấy, nước Đức là đỉnh cao về kĩ thuật và về tổ chức có kế hoạch theo kiểu đại tư bản chủ nghĩa. Với cơ số kinh tế-kĩ thuật ấy, nếu thay bằng nhà nước kiểu khác về mặt xã hội và khác về nội dung giai cấp- tức là nhà nước Xô Viết, nhà nước vô sản- thì sẽ có tất cả các điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên nếu cách mạng vô sản giành được thắng lợi ở Đức hồi ấy thì chắc hẳn nó sẽ thực hiện sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội một cách không khó khăn hoặc ít khó khăn Cách mạng vô sản trong điều kiện ấy có thể chuyển trực tiếp lên CNXH mà không phải qua những biện pháp quá độ đặc biệt. Nhưng nước Nga là nước chậm tiến nhất ở Châu Âu, cho nên nước Nga Xô Viết chỉ mới có nguyện vọng kiên quyết tiến lên con đường XHCN mà chưa có nền móng kinh tế của nó. Vậy làm thế nào để thực hiện được CNXH ở một nước mà tiểu nông chiếm tuyệt đại bộ phận dân ? Trong một nước như vậy theo Lênin, cuộc cách mạng XHCN chỉ có thể thắng lợi triệt để với hai điều kiện. + Điều kiện thứ nhất là có sự ủng hộ kịp thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước hay một số nước tiên tiến. Về điều kiện này, theo Lênin, tuy đã làm nhiều hơn trước để có được điều kiện ấy, song cho đến lúc ấy vẫn còn chưa đủ để cho điều kiện đó trở thành sự thật được. + Điều kiện thứ hai là sự thoả thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện sự chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính quyền. Nhà nước với đại đa số nông dân. Phải thoả thuận với nông dân vì lợi ích của hai giai cấp , mà 2 giai cấp đó” có sự khác nhau sâu xa”. Theo Lênin người tiểu nông, chừng nào còn là tiểu nông thì họ không ưa tất cả những gì mà người công nhân muốn. Nhưng vẫn phải thoả thuận được với nông dân thì mới duy trì được chín quyền của giai cấp công nhân, mới dựng được CNXH. Mà khi đã nói tới thoả thuận là phải nói tới Đề án kinh tế chính trị 11 sự nhượng bộ lẫn nhau vì thế theo Lênin” thoả thuận là một khái niệm rất rộng, nó bao gồm cả một loạt biện pháp và bước quá độ”. Lênin khẳng định: chừng nào cách mạng chưa nổ ra ở các nước khác, thì chỉ có thoả thuận với nông dân mới có thể cứu vãn được cuộc cách mang xã hội chủ nghĩa”. Đó là lý do phải lùi về CNTB nhà nước. Sự thoả thuận giữa 2 giai cấp này sau khi kết thúc nội chiến đã trở nên không vững chắc vì nông dân không hài lòng với hình thức quan hệ hiện có, không muốn có hình thức quan hệ ấy nữa và không muốn tiếp tục sống mãi như thế. Do đó phải thiết lập những mối quan hệ mới thông qua các hoạt động kinh tế và phải thoả mãn được những yêu cầu, nghĩa là như thế nào? Tìm đâu ra cách giải quyết vấn đề thoả mãn những yêu cầu của nông dân. Về thực chất, có thể kiếm ra hàng hoá và lương thực. Nếu không có gì để trao đổi, mà buôn bán thì tự do trao đổi và tự do buôn bán chỉ là mảnh giấy lộn. Muốn chấm dứt tình trạng thiếu hàng hoá thì phải khôi phục được công nghiệp. Nhưng trong điều kiện nước Nga khi đó không thể nghĩ tới khôi phục công nghiệp. Khi không đảm bảo cung ứng mức tối thiểu về lương thực và nhiên liệu .lối thoát duy nhất để ra khỏi sự bế tắc này trứoc mắt là phảI phát triển nông nghiệp cảI thiện đời sống nông dân . với quan đIúm này lê Nin đã tưng bị phê phán là chủ nghĩa cơ hội . lê Nin phảI thuyết phục mọi người rằng , mặc dù công nhân cung khó cũng phảI bị tha hoá… Nhưng để giảI quyết tình trạng này phảI giúp nông dân bầng bất cứ giá nào để tăng nhanh nông sản phẩm . “ Bây giờ việc tăng sản phẩm đang trở thành đIều then chốt , hơn đá thử vàng..” Chúng ta trông chờ” Trung nông trong nông nghiệp “ Bởi vì chính trung nông mới là tầng lớp sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp. Chính sách tự do cho trao đổi là nhằm “ Kiếm ra hâng hoá “ Đề án kinh tế chính trị 12 Căn cứ vào tâm lý người tieu dùng . Theo Lê Nin tong nào tiểu nông còn là tiểu nông thì ngưòi đó cần được một sự kích thích , một sự thúc đẩy ,một sự cổ vũ thích hợp , với cơ sở kinh tế của người đó , tức là thích hợp với một nền kinh tế cá thể , qui mô nhỏ . Nhờ chính sách tự do buôn bán mà kích thích nông dân , đIều chủ yếu là phảI mang lại cho người tiểu nông một sự khuyến khích một sự thúc đẩy trong hoạt động kinh doanh của họ bằng một tổ chức