Tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị Việt Nam

BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi và sinh sản của các HST tự nhiên; đến hoạt động của các hệ thống KT–XH; đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

pptx31 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA: ĐỊA LÍ – ĐỊA CHÍNH LỚP: QLĐĐ K35BTÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐÔ THỊ VIỆT NAM1NỘI DUNG2I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAMTheo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đây sự phát triển KT – XH của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. 1. Khái niệm 3Đô thị là nơi tập trung nhiều vấn đề và có tính toàn cầuQuan hệ thành thị và nông thôn luôn tồn tại, ngày càng trở nên quan trọngHệ thống thị trường đô thị với những đặc trưng riêng biệtĐô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về CSVC, KT - VH. Nền văn hoá được kế thừa và phát triển với bản sắc dân tộc VN.2. Đặc điểm cơ bản về đô thị I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAMVấn đề môi trường: Tốc độ tăng quá nhanh về CNH & ĐTH => phá huỷ một phần môi trường sinh thái, gây ONMT...trong khi khắc phục các sự cố rất chậm chạp, không đầy đủ vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là tài chính hạn chế, nhận thức chưa đầy đủ. ..Vấn đề dân số: Tốc độ gia tăng quá nhanh về dân số và dân số đô thị, hai hướng chuyển dịch dân cư là chuyển dịch theo chiều rộng và theo chiều sâu diễn ra song song. Vấn đề tổ chức không gian và môi trường: Quy mô dân số đô thị tập trung quá lớn so với trình độ quản lý, dẫn đến không điều hoà gây bế tắc trong tổ chức môi trường sống đô thị. Thị trường đô thị là một hệ thống hoặc địa điểm, ở đó diễn ra việc mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Những thị trường chủ yếu của đô thị bao gồm: Thị trường lao động, thị trường đất và BĐS, thị trường giao thông, thị trường hạ tầng đô thị, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính. 4II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU1. Khái niệm BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi và sinh sản của các HST tự nhiên; đến hoạt động của các hệ thống KT–XH; đến sức khỏe và phúc lợi của con người.5II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUXuất hiện các Sunspots trên Mặt trời (Nguồn:NASA)Núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng SO2 , hơi nước, bụi, tro cực kỳ lớn vào khí quyển. 2. Nguyên nhânTự nhiên Các hoạt động tự nhiên trên Trái Đất (Núi lửa phun trào, động đất, bức xạ Mặt Trời).6Những ống khói của một nhà máy hóa dầu đang xả khí thải. Những khí thải nhà kính này là tác nhân chính làm biến đổi khí hậu.II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUCác khí nhà kính tồn tại tự nhiên trong bầu khí quyển. Nếu không có các khí này, ánh sáng mặt trời sẽ bị dội ngược lại ngoài không gian khi chạm vào bề mặt Trái đất làm cho Trái đất sẽ rất lạnh. 2. Nguyên nhân7II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUNhân tạoCác hoạt động SX công nghiệp, GTVT, xây dựng, y tế, sinh hoạt => gia tăng chất thải nhà kính (CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC).- Do khai thác không kiểm soát các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), chặt phá rừng đã phá hủy cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.- Dân số tăng đến mức báo động.- Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, nước, phân bón, hóa chất phục vụ cho trồng trọt, sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.2. Nguyên nhân8II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU3. Một số hậu quả Nhiệt độ trái đất tăng lên. Các hệ sinh thái bị phá hủy như thiếu hụt nguồn nước ngọt , không khí bị ô nhiễm nặng , năng lượng và nhiên liệu khan hiếm. Mất đa dạng sinh học.9II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mực nước biển dâng cao (0.69- 1m), diện tích đất bị thu hẹp, nhiều hòn đảo có nguy cơ biến mất trên bản đồ. Tăng sự nhiễm mặn của các vùng đất nằm sâu trong nội địa, ảnh hưởng đến hệ sinh thái làm san hô chết hàng loạt.Bão lũ, ngập lụt diễn biến bất thường.  Hạn hán, sa mạc hóa xảy ra cực đoan.  Xảy ra chiến tranh và xung đột (do lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng).3. Một số hậu quả10II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hiện tượng El nino đã làm nhiều vụ cháy rừng xảy ra liên miên ở nhiều nước trên thế giới (Indonesia 8/1997). Tần suất thiên tai, cường độ và thời gian xảy ra đều thay đổi theo hướng xấu đi. Hậu quả của biến đổi khí hậu là những thảm họa khó lường mà loài người phải đối mặt.3. Một số hậu quả11III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAMBĐKHSự nóng lên của TĐNước biển dângThay đổi thành phần, chất lượng khí quyển, thủy quyển, sinh quyểnBão lũHạn hánPhá hủy hệ sinh thái.Phá hủy CSHT ĐTThiếu nước sạch trong ĐTẢnh hưởng tới chất lượng CS ĐT12III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM1. Cơ sở hạ tầng- Mạng lưới giao thông: + Chế độ nắng - bức xạ mùa nhiệt thay đổi => ảnh hưởng đến kỹ thuật làm mặt đường như gây biến dạng, cong vênh thường gặp hay lồi lõm ở các con đường + Cường độ mưa lớn xuất hiện với tần suất cao => tăng khả năng ách tắc giao thông do đường bị hỏng vì lũ quấn và sụt lở đất. Hệ thống đường sắt xuyên Việt và đường ô tô quốc lộ số 1 là tuyến giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài đất nước thường xuyên bị ách tắc do ảnh hưởng của lũ lụt 13Bề mặt đường lồi lõm do nhiệt độ cao III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM1. Cơ sở hạ tầngNước chảy qua các đoạn quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Bình Định trong đợt lũ năm 2013Cầu Bà Di bị gãy đôi, giao thông tê liệtHàng ngàn xe bị kẹt dài hơn 5km trên quốc lộ 1A, từ ngã 3 Phú Tài đến cầu Bà Di14- Vấn đề thoát nước cho các đô thị và công trình xây dựng: cường độ mưa tăng, mực nước biển tăng => thay đổi lớn trong các tiêu chuẩn và giải pháp quy hoạch, thiết kế hệ thống tiêu thoát nước mưa. III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAMNgập lụt tại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long 1. Cơ sở hạ tầngCùng với sự tăng lên của các trận mưa lớn, hạn hán cũng có xu hướng tăng => tác động trực tiếp đến hoạt động của các công trình thuỷ điện như Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim, => Ảnh hưởng không ít đến khả năng cấp điện cho các đô thị.Ngoài ra, BĐKH sẽ làm tăng chi phí XD do phải tăng khả năng chịu lực, chống ảnh hưởng tăng của gió bão cho kết cấu công trình 15III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM- Nguồn cung cấp nước mặt không còn đảm bảo về chất lượng mà đang ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.- Mực nước ngầm đã bị cạn kiệt, hạ thấp, gây sụt đất.- Nước ngọt cũng sẽ bị xâm nhập mặn, ô nhiễm gia tăng2. Tài nguyên nước ở đô thị16III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI ĐÔ THỊ VIỆT NAM3. Chất lượng cuộc sống đô thịBĐKH, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan làm tăng thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống xã hội, tăng ONMT, suy giảm điều kiện dinh dưỡng do thu nhập kém, mất cơ hội việc làm, bệnh tật và tỉ lệ tử vong gia tăng cho người dân ở đô thị.Mực nước biển tăng làm tăng ngập lụt, xói lở, tác động trực tiếp đến nơi cư trú của người dân trong đô thị, các hạ tầng kỹ thuật du lịch (khu nghỉ dưỡng, khách sạn, bãi tắm...), ảnh hưởng đến đời sống dân cư, giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch trong đô thị. 17IV. GIẢI PHÁP Theo Quyết định số 2623/ QĐ-TTg (ngày 31/12/2013) về Phê duyệt đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013-2020", 6 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần được thực hiên như sau:1. Điều tra, đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến phát triển hệ thống đô thị hiện có và đô thị dự kiến hình thành mới trong giai đoạn 2013 - 2020; khoanh vùng khu vực có nguy cơ chịu tác động cao của BĐKH; tính toán khả năng và mức độ tự thích nghi, đề xuất giải pháp ứng phó; hình thành hệ thống CSDL và hệ thống Bản đồ cảnh báo rủi ro BĐKH tại đô thị (gọi tắt là Atlas Đô thị và Khí hậu).2. Tích hợp nội dung ứng phó BĐKH vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ BĐKH.18IV. GIẢI PHÁP3. Chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, khung chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định liên quan đến phân loại đô thị, quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật.4. Hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị. Hình thành hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị. Xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại quy mô lớn. Khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư và di dời dân trong vùng cảnh báo rủi ro. Phát triển nhà ở vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu cao với gió bão.19IV. GIẢI PHÁP5. Bổ sung hệ thống các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng và phát triển đô thị ứng phó với BĐKH, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế kiến trúc công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, hạn chế tác động của BĐKH; cập nhật, vận hành và đánh giá rủi ro trên nền dữ liệu Atlas Đô thị và Khí hậu; các tài liệu giảng dạy nâng cao năng lực quản lý rủi ro, ứng phó thích nghi với BĐKH.6. Hợp tác quốc tế nghiên cứu KH-CN, thực hiện thí điểm một số đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị xanh, kiến trúc xanh tại các vùng có nguy cơ rủi ro cao; nghiên cứu dự án phát triển đô thị sinh thái tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP.HCM (theo chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản); phát triển TP.HCM hướng biển và quản lý nguồn nước cho thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo chương trình hợp tác Việt Nam - Hà Lan); các dự án hạn chế lụt lội tại các TP.HCM, Cần Thơ, Cà Mau; thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia ứng phó với BĐKH.2021IV. GIẢI PHÁP Một số giải pháp cụ thể Về cơ sở hạ tầng- Nghiên cứu các vật liệu xây dựng hạ tầng có khả năng chống chịu với mưa lớn nắng nóng, bão, và nguy cơ ăn mòn bởi nước mặn làm giảm tuổi thọ công trình.- Rà soát điều chỉnh thiết kế hạ tầng kĩ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng- Thường xuyên kiểm tra giám sát đảm bảo các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị hoạt động tốt. Quản lí chặt chẽ việc đấu nối các hệ thống đô thị. 22IV. GIẢI PHÁP Một số giải pháp cụ thể Về công tác cấp thoát nước- Cần hoàn thiện công tác quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho đô thị.- Kiểm tra tu bổ lại các hệ thống kênh mương tiến hành nạo vét khơi thông dòng chảy kênh mương thường xuyên đặc biệt trước mùa lũ- Xây dựng trạm xử lý nước thải-Có biện pháp xử lý các điểm ngập do cốt nền thấp hơn mực nước triều.- Huy động mọi lực lượng tham gia thoát nước sử dụng tối đa công suất máy bơm khi có mưa lớn kéo dài.2323IV. GIẢI PHÁP Một số giải pháp cụ thể Về chất lượng cuộc sống đô thị- Nâng cấp CSHT và hoạt động y tế cộng đồng cụ thể như: đánh giá tác động tiêu cực của BĐKH đến sức khỏe cộng đồng, xác định những địa bàn xung yếu trong mạng lưới y tế cộng đồng, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng y tế và dự kiến kế hoạch tu bổ nâng cấp.- XD chương trình tăng cường sức khỏe, cải thiện môi trường và kiểm soát dịch bệnh ứng phó BĐKH.- Giám sát và kiểm soát dự báo va phòng ngừa dịch bệnh.- Can thiêp kĩ thuật ở những khu vực dịch bệnh và có sự cố về sức khỏe.- Phát triển hạ tầng kĩ thuật nhất là những khu vực có nguy cơ xâm hại sức khỏe do tác động của BĐKH.24V. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH1. Thế Giới HafenCity ( Đức)- Mô hình điển hình về phát triển ĐT thích nghi với BĐKH HafenCity có 5 cấp độ không gian công cộng: Khu dạo chơi bên bến cảng: Đây là khu vực để người dân có thể đi bộ và đạp xe khi cách mực nước biển vào khoảng từ 4 đến 5 m. Các khu bậc thang:Các khu bậc thang ở Magellan và Marco Polo là khu quảng trường công cộng lớn nhất trong TP và là khu trung chuyển từ các khu dạo bên bến cảng tới các đường phố công cộng khác nhau.Khu dạo chơi bên cảng của quận Dalmannkai với cốt nền của khu phố và chân cột của tòa nhà nhô khá cao so với mặt nướcView của các khu bậc thang ở Marco Polo hướng về phía bắc25V. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH1. Trên Thế GiớiChân đế chống lụt của các trụ sở của công trình Germanischer Lloyd ở quận Brooktorhai đứng sừng sững giữa những làn nước Các tuyến phố: Tất cả các tuyến phố và công trình kiến trúc đều được xây trên các nền nhân tạo với cầu trúc chống được nạn lụt lội. Cốt nền cách mực nước biển khoảng 7,5 đến 8 m.Các công trình nằm trên các tuyến phố: rất nhiều các công trình công cộng và tư nhân có độ cao cao hơn rất nhiều so với mực nước biển. Trên mặt nước: Các bến tàu trên cảng có thể cập bờ ngày 2 lần theo triều cường.thiết kế của một Nhà hát mới tại Elbphilharmonie cùng với khu mua sắm công cộng giữa không gian của khu Warehouse cũ và tòa nhà bằng kính mới ở trên.Cảng tàu Truyền thống ở Sandtorhafen26V. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH1. Trên Thế Giới Thành phố nổi Waterbuurt (Hà Lan)Nếu nhìn từ trên cao, tổ hợp gồm 75 ngôi nhà mang tên Waterbuurt ở Đông Amsterdam (Hà Lan) trông giống như một khu dân cư ở ven sông với những dãy nhà nhiều tầng được làm bằng gỗ, nhôm và kính. Những ngôi nhà này có ghế dựa ở ban công và xe đậu ngay gần lối ra vào. Vào những dịp đặc biệt, người dân còn tổ chức tiệc mời bạn bè, hàng xóm tới chung vui. Mọi thứ đều giống như ngôi nhà bình thường khác trừ một điểm khác biệt: Mọi thứ đều nổi trên mặt nước.27V. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH1. Trên Thế Giới28V. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH2. Việt Nam Tạo thêm không gian đô thị xanhXD đô thị theo hướng tăng trưởng xanh phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch, quản lý quy hoạch theo hướng tiếp cận đô thị bền vững, đảm bảo hiệu quả kinh tế, sinh thái. Công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng cần đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm, BVMT và thích ứng với BĐKH. Đồng thời, phát triển các loại hình đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh cùng với nâng cao diện tích không gian xây xanh, mặt nước29V. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH2. Việt Nam Quy hoạch để thích ứng với biến đổi khí hậuTheo Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM tới năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển cảng biển và đô thị biển sẽ là hướng phát triển lớn của TP.HCM. Hướng phát triển này còn giúp thành phố mở rộng vùng không gian phát triển đô thị, tạo thêm mặt bằng mới cho thành phố, xây dựng khu công nghiệp và khu dân cư.30KẾT LUẬN Đô thị có vai trò là động lực phát triển KT, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT, cơ cấu lao động mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước. Đô thị có sự tập trung cao độ của dân cư và các cụm công nghiệp tại một vùng, gây ra nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Mặt khác, chính BĐKH cũng có những tác động trở lại và tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển đô thị như: BĐKH làm nước biển dâng, lũ lụt, hán hán xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng đời sống SX, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, các hiện tượng của BĐKH làm phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị, làm ảnh hưởng môi trường sống của các sinh vật trong HST đô thị, mực nước biển tăng làm triều cường ngập úng xảy ra nhiều hơn. BĐKH luôn là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đặc biệt là đối với Việt Nam- quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã đưa ra những cơ chế chính sách để ứng phó với BĐKH song song với phát triển đô thị. Tuy nhiên,cũng cần thấy rằng, ứng phó với BĐKH không chỉ là vấn đề của các cấp lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách, đó còn là nhiệm vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, là trách nhiệm của toàn XH để nước ta hướng tới phát triển bền vững.CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕITHE END31