Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi Nghệ An

Đối với địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số - nơi có trình độ dân trí thấp, khó khăn về nhiều mặt việc phát triển về nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ (ĐNCB) lãnh đạo, quản lý (LĐ, QL) nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng. Chỉ trên cơ sở xây dựng ĐNCB tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cấu trúc thì mới có thể tạo ra động lực đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để các dân tộc thiểu số sớm có được ĐNCB đồng bộ, trong đó có nhiều người giỏi, người tài đủ sức giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc mình. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách ưu tiên trong việc sử dụng và đãi ngộ ĐNCB dân tộc thiểu số; một mặt, sử dụng đan xen giữa cán bộ dân tộc đa số và cán bộ dân tộc thiểu số, nhằm tăng cường sự hỗ trợ nhau nâng cao năng lực và hiệu quả công tác; mặt khác, bồi dưỡng, phát triển ĐNCB tại chỗ cho từng vùng và từng dân tộc, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cán bộ dân tộc thiểu số công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa Do đó cần tập trung nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng, phát hiện cấu trúc đặc thù, bất cập của các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên cấu trúc của ĐNCB ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp tái tạo cấu trúc ĐNCB LĐ, QL ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Cần ghi nhận rằng trong nghiên cứu này khái niệm cơ cấu xã hội có thể được sử dụng tương đương với khái niệm cấu trúc xã hội (CTXH), trừ những trường hợp đặc biệt sẽ phải trình bày rõ.

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH LÝ T¸I CÊU TRóC §éI NGò C¸N Bé L·NH §¹O, QU¶N Lý ë C¸C HUYÖN MIÒN NóI NGHÖ AN (Nghiên cứu trường hợp huyện Tương Dương) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: Xà HỘI HỌC Mã số: 62 31 30 01 HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG 2. GS.TS. TÔ DUY HỢP Phản biện 1: .............................................................. Phản biện 2: .............................................................. Phản biện 3: .............................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi ngày tháng năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số - nơi có trình độ dân trí thấp, khó khăn về nhiều mặt việc phát triển về nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ (ĐNCB) lãnh đạo, quản lý (LĐ, QL) nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng. Chỉ trên cơ sở xây dựng ĐNCB tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cấu trúc thì mới có thể tạo ra động lực đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để các dân tộc thiểu số sớm có được ĐNCB đồng bộ, trong đó có nhiều người giỏi, người tài đủ sức giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của dân tộc mình. Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách ưu tiên trong việc sử dụng và đãi ngộ ĐNCB dân tộc thiểu số; một mặt, sử dụng đan xen giữa cán bộ dân tộc đa số và cán bộ dân tộc thiểu số, nhằm tăng cường sự hỗ trợ nhau nâng cao năng lực và hiệu quả công tác; mặt khác, bồi dưỡng, phát triển ĐNCB tại chỗ cho từng vùng và từng dân tộc, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cán bộ dân tộc thiểu số công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa Do đó cần tập trung nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng, phát hiện cấu trúc đặc thù, bất cập của các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố tạo nên cấu trúc của ĐNCB ở khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp tái tạo cấu trúc ĐNCB LĐ, QL ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Cần ghi nhận rằng trong nghiên cứu này khái niệm cơ cấu xã hội có thể được sử dụng tương đương với khái niệm cấu trúc xã hội (CTXH), trừ những trường hợp đặc biệt sẽ phải trình bày rõ. Nghiên cứu CTXH và tái cấu trúc là lĩnh vực mới ở Việt Nam bước đầu đã được một số nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như: triết học, lịch sử, kinh tế học,Từ thực tế này đặt ra vấn đề ở đây là cần thiết phải triển khai hướng nghiên cứu về CTXH để lý giải những vấn đề mà thực tiễn đặt ra, chẳng hạn vấn đề cấu trúc của ĐNCB LĐ, QL ở khu vực miền núi trên cả hai phương diện lý luận và thực nghiệm. Một trong những khó khăn đó là sự phát triển và sử dụng hiệu quả ĐNCB LĐ, QL cấp xã và huyện; đặc biệt những hạn chế và giải pháp xây dựng phát triển ĐNCB nhìn từ phương diện CTXH. Từ những vấn đề đã phân tích ở 2 trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi Nghệ An” (Nghiên cứu trường hợp huyện Tương Dương). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về thực trạng, các yếu tố tác động, xu hướng tái cấu trúc xã hội đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; từ đó gợi mở suy nghĩ về giải pháp tái cấu trúc xã hội đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nghiên cứu lý thuyết: hệ thống hóa và phân tích cơ sở khoa học của cấu trúc và tái cấu trúc; các khái niệm về CTXH (cấu trúc xã hội), tái cấu trúc, lãnh đạo, quản lý, dân tộc thiểu số,... - Nghiên cứu đánh giá thực trạng: Sử dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành và xã hội học để phân tích thực trạng, các hình thức, mức độ tái cấu trúc về mặt nhân khẩu học, trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ lãnh đạo, quản lý . - Phân tích mức độ, hình thức của các yếu tố cơ chế, chính sách, tổ chức và những yếu tố thuộc về gia đình, nỗ lực cá nhân đã ảnh hưởng như thế nào đến tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. - Dự báo một số xu hướng tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - Từ kết quả nghiên có thể nhận diện vấn đề đặt ra và nêu lên các khuyến nghị, giải pháp tái cấu trúc để hoàn thiện cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tái CTXH ĐNCB LĐ, QL ở các huyện miền núi Nghệ An. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án là ĐNCB LĐ, QL từ cấp phó trở lên trong khối Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian (thời gian thu thập thông tin trên thực địa) nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng tháng 6 năm 2016. - Phạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu): toàn bộ các xã, thị trấn (17 xã, 1 thị trấn) của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. 4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và sơ đồ tương quan giữa các biến 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1. Tái cấu trúc xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An diễn ra dưới hình thức và mức độ như thế nào? Câu hỏi 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tái CTXH của ĐNCB LĐ, QL ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An? Câu hỏi 3. Tái CTXH của ĐNCB LĐ, QL ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An sẽ vận đồng, biến đổi theo xu hướng nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 1. Tái cấu trúc ĐNCB LĐ, QL ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thể hiện qua khía cạnh sự thay đổi của cấu trúc nhân khẩu - xã hội, cấu trúc trình độ chuyên môn kỹ thuật và chức vụ. 2. Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An phụ thuộc vào các yếu tố thuộc về quy tắc, nguồn lực và sự nỗ lực của cá nhân. 3. Tái cấu trúc của ĐNCB LĐ, QL ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An sẽ biến đổi theo xu hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa. 4 4.3. Sơ đồ tương quan giữa các biến số Biến can thiệp Các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường địa phương, cơ sở Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Biến phụ thuộc Tái cấu trúc ĐNCB LĐ, QL: - Tái cấu trúc nhân khẩu - xã hội (tuổi, giới tính, thành phần xuất thân, dân tộc và tôn giáo) - Tái cấu trúc trình độ chuyên môn kỹ thuật (trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, khối công tác và chức vụ) Biến độc lập - Các quy tắc được thể chế hóa trong các cơ chế, chính sách, quy định, quy chế - Các loại nguồn lực, nguồn vốn - Các đặc điểm nhân khẩu - xã hội Biến can thiệp Bối cảnh đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa 5 5. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Điểm mới của đề tài - Luận án được hoàn thành là một trong những công trình Xã hội học nghiên cứu có hệ thống về lý luận cấu trúc và tái cấu trúc của ĐNCB LĐ, QL. - Thực hiện đề tài này sẽ đưa ra được một số dự báo và khuyến nghị, giải pháp tái cấu trúc để hoàn thiện CTXH của ĐNCB LĐ, QL. 5.2. Ý nghĩa lý luận - Xác lập luận cứ khoa học cho việc phân tích cấu trúc và tái cấu trúc từ phương diện lý thuyết xã hội học. - Góp phần bổ sung cho hướng nghiên cứu về cấu trúc, tái cấu trúc của ĐNCB LĐ, QL trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và xã hội học. - Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết của xã hội học để tìm hiểu, phân tích CTXH, nhằm làm rõ những đặc trưng và xu hướng biến đổi các phân hệ CTXH của ĐNCB LĐ, QL hiện nay. - Góp phần phát triển thêm một số khái niệm như: các phân hệ CTXH, tái cấu trúc ĐNCB LĐ, QL. 5.3. Ý nghĩa thực tiễn - Xác lập luận cứ thực tiễn cho việc tái cấu trúc ĐNCB LĐ, QL. - Góp phần bổ sung thêm một số dữ liệu cần thiết cho hướng nghiên cứu cấu trúc của đội ngũ cán LĐ, QL khu vực miền núi Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. - Có thể gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo chủ đề này, cung cấp thông tin, số liệu về CTXH của nhóm cán bộ LĐ, QL hiện nay. - Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập và chỉ đạo thực tiễn liên quan đến cấu trúc và tái tái cấu trúc. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của Luận án sẽ được chia thành 4 chương, 13 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ THUỘC ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC Xà HỘI 1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm cấu trúc xã hội Lịch sử phát triển xã hội học đã có hai cách tiếp cận về CTXH. Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng, CTXH là cấu trúc mang tính thiết chế (thể chế) (E. Durkheim, 1893; Alfred Kroeber, 1945; Linton, 1945; Kluckhohn, 1954; Richard, 1957; Luckmann, 1966; T. Parsons, 1971; Archer, 1988). Theo cách này CTXH được xem là một tập hợp các chuẩn mực và văn hóa để tạo thành các mối quan hệ ổn định giữa các thành viên trong một xã hội. Trong khi đó, một trường phái khác lại coi CTXH như một dạng cấu trúc quan hệ bao gồm các mối quan hệ xã hội (Simmel, 1908; Wiese-Becker, 1932; Radcliffe- Brown, 1937; Walby, 1990). Cách tiếp cận thứ 2 do sự phát triển của các ngành khoa học khác như: nhân học ngôn ngữ, nhân học và tâm lý học (Herbert Blumer, 1962; Aaron Cicourel, 1972; Giddens, 1981; Walby, 1990; Turner, 1991; Sawicki, 1991; Shilling, 1993; Bartky, 1997) đã có một cách hiểu mới về CTXH. Cách hiểu này cho rằng CTXH giống như cấu trúc ngữ pháp của một bài diễn thuyết hay của một văn bản viết. Để làm rõ hơn những kết quả nghiên cứu về CTXH của các nhà xã hội học trên thế giới có thể đi vào phân tích cụ thể hơn một số khuynh hướng và thành tựu cụ thể trong nghiên cứu CTXH trên thế giới. Chẳng hạn: - Lý thuyết hành vi xã hội của Ralph Linton (1893-1953) giải thích về vị thế vai trò trong CTXH. Ralph Linton (là nhà nhân học văn hoá người Mỹ- Người đầu tiên sử dụng khái niệm vai trò-vị thế để nghiên cứu cấu trúc bên trong của hệ thống xã hội). - Lý thuyết hệ thống xã hội về cấu trúc vai trò của Talcott Parsons (1902- 1979) nhà xã hội học người Mỹ. Bộ khung lý thuyết này được Parsons phác họa và kiểm chứng qua phân tích trường hợp thực hành y tế trong cuốn sách Hệ thống xã hội xuất bản năm 1951. - Quan niệm về hệ vai trò trong CTXH: Robert Merton(1910-2003) nhà xã hội học người Mỹ. Mối quan tâm của Merton khi nghiên cứu về thuyết vị thế vai trò là tìm cách trả lời cho câu hỏi: vị thế xã hội được hình thành như thế nào 7 trong một CTXH? Merton cho rằng mỗi một vị thế đòi hỏi không chỉ một vai trò mà là hàng loạt vai trò, tức vai trò-tập hợp. - Hướng nghiên cứu CTXH vĩ mô của Peter Blau(1918-2002) nhà xã hội học người Mỹ. Trong cuốn sách "Bất bình đẳng và sự hỗn tạp, 1977". Theo Peter Blau, có 2 kiểu CTXH như sau: (1) Dựa vào đặc điểm danh nghĩa, có kiểu CTXH không đồng nhất -kiểu cấu trúc hàng ngang gồm các nhóm người khác nhau về tên gọi nhưng giống nhau về cấp bậc, tầng lớp; (2) Dựa vào đặc điểm mức độ, có kiểu CTXH bất bình đẳng - kiểu CTXH hàng dọc bao gồm các nhóm người khác nhau về vị thế trên dưới, cao thấp. Các kiểu CTXH như vậy đều có thể tạo ra những hàng rào hoặc những cơ hội cho sự tương tác xã hội, tức là thống nhất xã hội. - Lý thuyết trao đổi xã hội trong nghiên cứu: CTXH vi mô và vĩ mô. Với cách tiếp cận này Peter Blau đã phân biệt các hình thái quyền lực trong nhóm 2 người và nhóm đông người với hai loại CTXH. Cấu trúc xã hội vi mô bao gồm các cá nhân tương tác với nhau tạo thành, còn CTXH vĩ mô bao gồm các nhóm tương tác với nhau tạo thành. 1.1.2. Nghiên cứu lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens - Hướng nghiên cứu cấu trúc hoá của Anthony Giddens (1938) nhà xã hội học người Anh. Khái niệm cấu trúc hoá được Giddens sử dụng để chỉ quá trình phát sinh, vận động và tái tạo các hệ thống của mối tương tác xã hội thông qua "tính hai mặt của CTXH" hay "tính nhị nguyên của cấu trúc". 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thực trạng và biến đổi cấu trúc xã hội ở Việt Nam Cho đến nay, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu lý luận và phương pháp về những vấn đề của CTXH trong bối cảnh CNH, HĐH. Các nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta những số liệu thống kê, phân tích, đánh giá khái quát và sâu sắc theo nhiều chiều cạnh khác nhau về những vấn đề liên quan đến CTXH và những nguy cơ, tệ nạn xã hội trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay. Đặc biệt các nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận CTXH dựa trên sự phân tích khái niệm về cơ cấu xã hội, các loại hình cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội-giai cấp với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế cùng công bằng xã hội. Nhóm tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cơ cấu xã hội-giai cấp, đặt nó ở vị trí trung tâm, quan trọng nhất và coi đó là yếu tố cốt lõi làm tiêu chí để phân định bản chất của từng xã hội. 8 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung Xuất phát từ yêu cầu về vai trò, vị thế và những đòi hỏi thực tiễn đối với ĐNCB LĐ, QL các cấp/ngành trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ đặc biệt là vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB LĐ, QL. Vì lẽ đó, trong nhiều thập kỷ vừa qua vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với số lượng hàng ngàn công trình khoa học đã được công bố. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tái cấu trúc đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Các nghiên cứu về việc xây dựng ĐNCB LĐ, QL dân tộc thiểu số với các quy mô, mức độ, góc cạnh khác nhau tuy chiếm số lượng không nhiều so với ĐNCB lãnh đạo quản lý nói chung, tuy nhiên số lượng có thể hang trăm các công trình được công bố, có giá trị về lý luận và tổng kết thực tiễn. 1.2.3. Một số hướng nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế-xã hội, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An Trước hết, phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến chính sách phát triển kinh tế-xã hội của miền núi Nghệ An. Chẳng hạn, Nguyễn Đình Lộc (1992), Các dân tộc và quan hệ dân tộc ở miền núi Nghệ An hiện nay, Luận án tiễn sĩ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuốn sách Một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi Nghệ An, của Ban Dân tộc và Miền núi Nghệ An, Nxb, Nghệ An, 2002, tập hợp các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế - xã hội các huyện, xã miền núi từ năm 1986 đến năm 2001 với số liệu thống kê trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, đào tạo cán bộ 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Từ những vấn đề như vừa trình bày cho thấy, hướng nghiên cứu CTXH là một nội dung cơ bản và quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà xã hội học nổi tiếng trên thế giới trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội học. Tuy nhiên, các kết luận trong nghiên cứu về CTXH thường bị cho là nặng về lý thuyết mà những lý thuyết đó dù được kiểm chứng vẫn chủ yếu là ở phương 9 Tây, do đó có thể là mới, lạ và vì vậy cần kiểm chứng và đổi mới, phát triển thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở xã hội Việt Nam. Từ những vấn đề như đã phân tích có thể đi đến một nhận định rằng, nếu cần một nhận định để bắt đầu nghiên cứu về CTXH thì có thể nói rằng: khái niệm cơ cấu xã hội được du nhập vào Việt Nam với cách hiểu đơn giản là cơ cấu xã hội giai cấp, dần dần phát triển quan niệm xã hội học về CTXH như là một kiểu quan hệ phân hoá, phân tầng phức tạp, nhiều chiều cạnh của mối quan hệ giữa con người và xã hội, biểu hiện ra là một hệ thống các mối liên hệ, quan hệ tương đối bền vững của những thành tố tạo nên hệ thống xã hội nhất định [Lê Ngọc Hùng, 2010]. Trong gần 30 năm vừa qua, nghiên cứu về CTXH/cơ cấu xã hội đã có những đóng góp đáng kể cho việc nhận thức khoa học và là cơ sở để xây dựng và thực hiện những chính sách có liên quan ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, khi tiếp cận cơ cấu xã hội các nghiên cứu thường quan tâm đến cơ cấu xã hội-giai cấp theo tiêu chí của chủ nghĩa Mác mà ít đề cập một cách phù hợp đối với các lý thuyết phi macxit; thường nhấn mạnh cơ cấu ở khía cạnh tĩnh tại, biệt lập hơn là sự vận động phát triển đan xen phức hợp; nói đến bề nổi hơn là chiều sâu của vấn đề; nói đến sự khác biệt hơn là thống nhất, hoặc nói về sự đoàn kết xã hội mang nặng yếu tố chính trị quy giản hơn là thực sự quan tâm đến việc tạo ra sự đồng thuận, liên kết xã hội dựa trên những tiên đề mà các nhà xã hội học khi nghiên cứu về CTXH trên thế giới đã khẳng định, nhất là của Ralph Linton; Talcott Parsons; Robert Merton, Athony Giddens, Peter Blau... Thiết nghĩ tại Việt Nam hiện nay cần tập trung nghiên cứu đồng thời bốn lĩnh vực của CTXH, bởi nhiều khoa học xã hội khác nhau. Một là, nghiên cứu lĩnh vực kinh tế (quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế); Hai là, lĩnh vực xã hội (quan hệ gia đình, quan hệ cộng đồng, quan hệ giai tầng xã hội, quan hệ xã hội); Ba là, lĩnh vực chính trị (tổ chức và thiết chế quyền lực, hệ thống luật pháp và hệ tưởng chính trị); Bốn là, lĩnh vực tinh thấn của đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Bao gồm các phạm trù: truyền thống, hiện đại, văn hóa, tôn giáo, lối sống, giá trị chuẩn mực, chuẩn mực xã hội Có thể nói, chủ đề nghiên cứu về ĐNCB dân tộc thiểu số ở khu vực khó khăn nói chung và ở miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng đã được khá nhiều các nhà khoa học, công trình nghiên cứu đề cập đến. Đặc biệt việc đánh giá, xây 10 dựng phát triển ĐNCB LĐ, QL theo góc độ tiếp cận xã hội học, cụ thể là lý thuyết cấu trúc hóa và lý thuyết cấu trúc vai xã hội. Tại Việt Nam vấn đề CTXH; vấn đề xây dựng và phát triển ĐNCB LĐ, QL nói chung và cán bộ ở khu vực dân tộc thiểu số,vùng khó khăn nói riêng đã khá được quan tâm nghiên cứu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc của ĐNCB LĐ, QL đặc biệt là tiếp cận nghiên cứu ở phương diện tái CTXH hầu như chưa được đề cập đến. Chính vì vậy, chủ đề nghiên cứu: Tái cấu trúc xã hội đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các huyện miền núi Nghệ An" (Nghiên cứu trường hợp huyện Tương Dương) là cần thiết, khả thi và có ý nghĩa trên cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TÁI CẤU TRÚC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM-CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1.1. Cấu trúc xã hội Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc xã hội hay cơ cấu xã hội đều giống nhau ở chỗ nhấn mạnh đến các thành phần và các mối quan hệ xã hội tương đối ổn định của các thành phần tạo nên cấu trúc xã hội nhất định. Kế thừa các quan niệm hiện có về cấu trúc xã hội, luận án này sử dụng định nghĩa như sau: Cấu trúc xã hội là một khái niệm để chỉ 3 khía cạnh liên hệ chặt chẽ với nhau của một tổ chức đời sống xã hội bao gồm: cấu trúc thiết chế, cấu trúc quan hệ và cấu trúc biểu hiện. 2.1.2. Tái cấu trúc xã hội Tái cấu trúc là sự thay đổi nhưng không làm biến mất mà vẫn tạo lập được chính cấu trúc đó với những thay đổi nhất định ở thành phần và các mối tương quan giữa các thành phần của cấu trúc đó. Đối với tái cấu trúc xã hội, có thể dựa vào cách tiếp cận lý thuyết tái cấu trúc của Giddens, để địn
Luận văn liên quan