Tham vấn PPP: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam

Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác công tư (PPP) có khả năng như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Mô hình PPP là gì? Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Các hình thức PPP Có năm hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay. • Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác. • Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (DesignBuild - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước. • Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong m ột thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam. • Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO(xây dựng - chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình. • Thứ năm, là phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own -Operate). Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới.

pdf59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tham vấn PPP: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG Tham vấn PPP: - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ - THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Hà Nội, Tháng 5/2011 2 Mục lục TT Tên bài Trang 1 Mô hình PPP là giải pháp tối ưu cho đô thị Việt Nam 3 2 TP. HCM: Hợp tác công - tư trong quản lý chất thải 4 3 Giải mã PPP 12 4 ADB chưa thể tiếp cận dự án PPP tại Việt Nam 15 5 Mô hình PPP: Kinh nghiệm quốc tế 17 6 Hiện thực hoá các cơ hội PPP tại Việt Nam 20 7 Đầu tư theo hình thức PPP: Phát huy tính ưu việt để phát triển hạ tầng 23 8 Hợp tác Nhà nước – Tư nhân: Hướng đi mới cần khung pháp lý mở rộng 25 9 Chờ danh mục dự án theo hình thức PPP 27 10 RCR muốn đầu tư xanh bằng PPP 29 11 Khu vực kinh tế tư nhân – Nguồn huyết mạch chưa khai thông 31 12 Để Nhà nước không “ngại” tư nhân 44 13 Hợp tác Nhà nước – Tư nhân: Hướng đi mới cần khung pháp lý đủ rộng 47 14 Đấu thầu – Trông chờ vào PPP – khó hài hoà lợi ích các bên 49 15 TP. HCM cần 15 tỷ USD cho các dự án hạ tầng 51 16 Hoạt động PPP tại Việt Nam: Chờ hành lang pháp lý 53 17 Thu hút vốn đầu tư PPP: Cần cách làm mới 57 3 MÔ HÌNH PPP LÀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO ĐÔ THỊ VIỆT NAM Trong hoàn cảnh nhu cầu cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh mà ngân sách của Chính phủ và các nhà tài trợ có giới hạn, hợp tác công tư (PPP) có khả năng như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ cơ sở hạ tầng tại Việt Nam hiện nay. Mô hình PPP là gì? Trong chi tiêu công cộng, PPP (Public - Private Partner) là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Các hình thức PPP Có năm hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay. • Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác. • Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (Design- Build - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước. • Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam. • Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình BTO(xây dựng - chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình. • Thứ năm, là phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own - Operate). Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành nó. Mô hình BOO rất phổ biến đối với các nhà máy điện cả ở Việt Nam và trên thế giới. Mô hình PPP trên thế giới : Các nước phát triển: 4 Không một chính phủ nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, nhưng cũng không nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này vì đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro. Theo Giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học Tổng hợp Keio (Nhật Bản) nói đấy là lý do khiến cho mô hình PPP ra đời, trong bối cảnh châu Á phát triển nhanh và nhu cầu về dịch vụ công cộng cũng như cơ sở hạ tầng rất lớn. Nhật Bản là một trong những quốc gia đã phát triển mạnh nhất mô hình này ở châu Á. Theo kinh nghiệm của nước này, có ít nhất hai lĩnh vực mà mô hình PPP có thể phát huy hiệu quả, đó là các dự án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà nhà nước không thể tham gia trực tiếp. Cụ thể như các dự án về sản xuất và phân phối điện, đường cao tốc, giao thông đô thị, dịch vụ cảng, cấp nước và các dịch vụ công cộng. Hiệu quả mà mô hình này đem lại là giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường cạnh tranh cao. Mô hình PPP đã được áp dụng trong việc xây dựng các kênh đào ở Pháp vào thế kỷ 18, các cây cầu ở London vào thế kỷ 19 hay cây cầu Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai trò nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển. Anh là nước đi tiên phong trong mô hình này với các chương trình tư nhân hóa nổi tiếng của bà Thủ tướng Margaret Thatcher. Tuy nhiên, theo thống kê của Yescombe, trong gần 20 năm (1987-2005), chỉ có 725 dự án đầu tư mới với mức đầu tư trên 100 triệu bảng được thực hiện theo mô hình PPP. Tổng giá trị của các dự án này chỉ là 47,5 tỉ bảng Anh (khoảng 70 tỉ đô la). Đây là một mức hết sức khiêm tốn của một quốc gia có GDP lên đến hàng ngàn tỉ đô la. Ở các nước khác như Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hàn Quốc... mô hình PPP cũng được sử dụng trong nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, không ở nước nào mô hình này có vai trò nổi bật so với các hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng khác. Trong giai đoạn ba năm từ 2003-2005, tổng giá trị các dự án đầu tư theo phương thức PPP của các nước G7 chưa đến 100 tỉ đô la. Các nước đang phát triển : Ở các nước đang phát triển, mô hình PPP bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhất là ở khu vực Mỹ Latinh. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong 20 năm (1990-2009), đã có 4.569 dự án được thực hiện theo phương thức PPP ở các nước đang phát triển với tổng vốn cam kết đầu tư 1.515 tỉ đô la Mỹ. Con số này bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Tổng mức đầu tư nêu trên chỉ tương đương với 1% GDP của các nước đang phát triển trong hai thập kỷ qua. Với mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vào khoảng 5- 6% GDP thì đầu tư theo phương thức PPP chỉ chiếm khoảng 20%. Đây là một con số khá khiêm tốn. Xét về vùng lãnh thổ, mô hình PPP phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh trong 20 năm qua. Ở thời kỳ đỉnh điểm, khu vực này chiếm đến 80% lượng vốn cam kết. Hiện nay, các nước này vẫn đang dẫn đầu thế giới. Đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, mô hình này không có nhiều tiến triển. 5 Xét về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực, năng lượng và viễn thông là hai ngành có tỷ trọng cao nhất. Tỷ phần của ngành giao thông vận tải có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với hai ngành trên. Loại trừ phần tư nhân hóa, các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng sở hữu vận hành (BOO) chiếm hơn một nửa, phần còn lại là các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) .Ở các nước đang phát triển, mô hình nhượng quyền hay thuê vận hành chưa phổ biến, chủ yếu do hạn chế của các cơ sở pháp lý và khẳ năng chế tài của các cơ quan nhà nước. Mô hình PPP tại Việt Nam : Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994- 2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la. Cũng giống như các nước khác, mô hình BOT và BOO chiếm tỷ phần chủ yếu. Hai lĩnh vực chiếm tỷ phần lớn nhất là điện và viễn thông. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều dự án hợp tác công - tư khác đã và đang được triển khai từ thập niên 1990 đến nay như: BOT cầu Cỏ May, BOT cầu Phú Mỹ, điện Phú Mỹ, và rất nhiều nhà máy điện nhỏ và vừa khác đang được thực hiện theo phương thức BOO.Về mô hình BOT, tổng cộng có 26 dự án với tổng mức đầu tư là 128 ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2010, theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tổng số dự án cấp mới được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 969 dự án, trong đó theo mô hình đầu tư BOT, BT, BTO có 6 dự án chiếm 1% trên tổng số dự án cấp mới. Nhưng số lượng dự án cấp mới chiếm 55% so với số dự án đầu tư theo hình thức BOT,BTO,BT là 11 dự án, chiếm % cao nhất trong số tất cả các hình thức đầu tư, so với năm 2009 không có dự án mới nào đầu tư theo hình thức BOT,BT,BTO đó là một sự khởi sắc tốt. Về hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8% trên tổng số dự án, số dự án cấp mới chỉ có 799 dự án trong khi tổng số dự án đăng ký là 9.599 ( tính hết ngày 21/12/2010), còn về hình thức liên doanh chỉ chiếm 7% trên tổng số dự án cấp mới đăng ký, hình thức cổ phần và hợp đồng hợp tác vốn đầu tư chiếm lần lượt là 4% và 1% trên tổng số dự án cấp mới. Ta thấy rằng hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BT, BTO đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Vậy dưới sự giám sát và hỗ trợ của nhà nước, hình thức đầu tư theo mô hình PPP đã bắt đầu có sự tiến triển so với các hình thức đầu tư khác. Đặc biệt là sau khi Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày15/1/2011. Điều này đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước đang dồn vào mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP). Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài năm 2010 theo hình thức (Tính từ 01/01/2010 đến 21/12/2010) 6 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức Lũy kế dự án còn hiệu lực đến ngày 21/12/2010 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải thực hiện thí điểm mô hình PPP ở dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập tổ công tác liên ngành với sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để triển khai dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). 7 Tuy mô hình này đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu nhưng hành lang pháp lý của chúng ta chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ. Ông Ben Darche - Tư vấn quốc tế về PPP - cho biết: Kinh nghiệm thực hiện PPP của nhiều nước trên thế giới cho thấy, việc các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa đáng là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại. Phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với hỗ trợ tài chính của Chính phủ, cơ chế lãi suất, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP. Ngoài ra, vấn đề tiên quyết đối với việc huy động các nhà đầu tư thực hiện mô hình PPP chính là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án. nhưng một số doanh nghiệp còn băn khoăn về ràng buộc bảo lãnh vốn vay của Chính phủ và tỷ lệ góp vốn 30-70 trong một dự án PPP. Mới đây nhất chính là Văn bản số 1482/TTg-KTN, ngày 9.9.2008 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Tập đoàn Bitexco lập dự án đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - với tổng mức kinh phí lên tới 14.355 tỉ đồng, thời gian thi công 36 tháng theo mô hình PPP. Đây là cũng là dự án trọng điểm nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, có tổng chiều dài 100km. Thiết kế đường cao tốc này thuộc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h, mặt cắt ngang đường 33 mét gồm 6 làn xe, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe. Tóm lại, theo thống kê cho thấy mô hình PPP tuy đã phổ biến ở Việt Nam theo hình thức chủ yếu là BOO và BOT nhưng còn quá khiêm tốn và khi triển khai cũng cần những điều kiện nhất định khác. Đặc biệt là vấn đề pháp lý của nhà nước ta có thu hút hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước không? Vì thế chúng ta cần đưa ra biện pháp cải thiện để có thể tận dụng tốt nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước một cách hiệu quả và có lợi cho hai bên tham gia nhất. Sau đây là một số thuận lợi và thách thức khi áp dụng mô hình PPP tại Việt Nam theo kinh nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài HIFU đã đầu tư tại TP Hồ Chí Minh qua nhiều năm trên các lĩnh vực như dự án cơ sở hạ tầng giao thông, dự án khu công nghiệp Tân Phú Trung, dự án xây dựng nhà máy nước Thủ Đức, cụm công nghiệp ô tô Hòa Phú, cầu Phú Mỹ, xư lý kênh Đông. Những thuận lợi và hạn chế khi thực hiện dự án PPP . Thuận lợi: Sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. Buộc khu vực công cộng ngay từ đầu phải chú trọng đầu ra và lợi ích ( thay vì các yếu tố đầu vào). Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho dự án. Rủi ro được chia sẻ giữa những đối tác khác nhau. Chắc chắn về ngân sách. Những nhà cung cấp tư nhân có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp dịch vụ trong môi trường khuyến khích thích hợp. Trong mô hình sáng kiến tài chính tư nhân ( PFI), khu vực công cộng chỉ thanh toán khi dịch vụ đã được cung cấp. 8 Hạn chế: PPP ngụ ý việc khu vực công cộng mất quyền kiểm soát quản lý và vì vậy khó có thể chấp nhận trên góc độ chính trị. Liệu khu vực công có đủ năng lực và kỹ năng để áp dụng phương pháp PPP và thiết lập môi trường pháp lý để khuyến khích thích đáng không? Liệu khu vực tư nhân có đủ năng lực chuyên môn để đảm bảo thực hiện PPP không? Không thể chuyển giao rủi ro tuyệt đối. Việc mua sắm có thể tốn nhiều thời gian và chi phí. Các cấu trúc dài hạn tương đối không linh hoạt. Kết luận Mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ công được coi là hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không nên được nhìn nhận như một “hạt đậu thần” và để mô hình này có thể thực sự hoàn thiện và đem lại lợi ích như mong muốn rất cần có những phương pháp tiếp cận PPP phù hợp nhằm đạt được những kết quả về cơ sở hạ tầng tôt hơn và có được giá trị đông tiền cao hơn so với hình thức mua bán truyền thống của khu vực công cộng. Chúng tôi cho rằng cần có một số biện pháp đồng bộ khi áp dụng hình thức PPP vào Việt Nam để có hiệu quả: Thứ nhất: Tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp, luật BOT/PPP, khung quy định về các khu vực rõ ràng. Để đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP nói chung và mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: "hợp đồng hiệu quả" để tăng giá trị vốn đầu tư và "môi trường thuận lợi" để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn. Thứ hai : Trong hoàn cảnh Việt Nam đang thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hiện nay, nhà đầu tư tư nhân nên tập trung hơn vào mô hình hợp tác công tư trong đó nhà đầu tư tư nhân có tham gia tài trợ dự án như BOT, BOO hơn các mô hình chỉ đóng góp kinh nghiệm, khả năng điều hành quản lý như thiết kế-xây dựng hay vận hành-bảo dưỡng. Thứ ba : Các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công tư. Riêng đối với nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều công ty theo hình thức cổ phần nhằm khắc phục các hạn chế về quy mô, năng lực tài chính và giảm thiểu rủi ro đầu tư. Thứ tư : Do các dự án hạ tầng chịu nhiều tác động của chính sách cũng như hoàn cảnh xã hội nên các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ điều chỉnh để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền. Thứ năm : Có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo rằng chính phủ sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký kết giữa chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên quyết để 9 chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng của toàn xã hội. (Nguồn: DiaOcVietOnline.vn 06/3/2011) 10 TP. HCM: HỢP TÁC CÔNG – TƯ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Như Thuỷ Hợp tác công-tư (PPP) trong các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị là một lĩnh vực mới và là một trong các giải pháp thích hợp nhằm giải quyết các khó khăn trong quản lý đô thị. Một số dịch vụ đô thị hiện có Hệ thống cấp thoát nước: Quản lý các nguồn nước, bao gồm giám sát chất lượng các nguồn nước và quy hoạch sử dụng nước. Xây dựng và vận hành nhà máy xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Xây dựng và vận hành mạng lưới cấp nước, bao gồm cả công tác làm giảm thất thoát nước và thu phí nước cấp. Hệ thống thoát nước: Xây dựng và vận hành mạng lưới thoát nước, bao gồm cả công tác thu phí nước thải. Xây dựng và (hoặc) vận hành các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, các khu công nghiệp tập trung. Xây dựng và vận hành các liên hợp xử lý bùn. Hệ thống quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: mạng lưới thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị cho các vùng của thành phố; vận hành các khu liên hợp tái chế và xử lý chất thải đô thị, công nghiệp và nguy hại… Bên cạnh các dịch vụ nói trên còn có các lĩnh vực khác như giao thông công cộng, chiếu sáng… Lãnh đạo Thành ủy và Sở TN&MT TP.HCM kiểm tra, giám sát khu xử lý nước thải ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước vào những ngày trước tết Nguyên đán. Đây cũng là một lĩnh vực đã được tư nhân đầu tư thành công. Nhu cầu dịch vụ công-tư tại TP.HCM? Để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động kinh doanh, sản xuất công nghiệp, TP.HCM đã hình thành mạng lưới và cơ sở dịch vụ khổng lồ như cấp nước, thoát nước, điện, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế, tài chính… Trong quá trình vận hành hệ thống trên, thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp của quản lý đô thị. Một trong những khó khăn đó là thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động cung cấp dịch vụ đô thị và thiếu nguồn nhân lực để quản lý, vận hành. Do đó, việc tận dụng và phát huy các nguồn lực của xã hội, trong đó có việc hợp tác công-tư để cung cấp các dịch vụ đô thị là rất cần thiết. “Với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và một số đô thị của Việt Nam, hợp tác công-tư có thể là một trong các giải pháp có hiệu quả cao để giải quyết khó khăn trên, đặc biệt là các khó khăn trong lĩnh vực đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng” - ông Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn - Sở TN&MT TP.HCM, cho biết. 11 Cho đến nay, thành phố đang thực hiện công tác xã hội hóa một số lĩnh vực cung cấp dịch vụ đô thị như xử lý nước mặn và cung cấp nước ngọt tại huyện Cần Giờ với công suất 5.000 m3/ngày; Nhà máy điện Hiệp Phước cung cấp điện cho mạng lưới điện quốc gia; Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) đầu tư, xây dựng và vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước có công suất 3.000 tấn/ngày với công nghệ hiện đại để thu gom, tái chế rác, sản xuất compost và bãi chôn lấp vệ sinh… (Nguồn: phapluattp.vn 18/03/2010) 12 GIẢI MÃ PPP Mạnh Dương Tìm vốn đầu tư hạ tầng ngoài ngân sách đã khó, tìm mô hình đầu tư cho hạ tầng lại càng khó hơn. BOT (xây dựng, khai thác và chuyển giao), BT (xây dựng và chuyển giao)... vốn được ưa chuộng, nay đang bị coi là mô hình cũ mà những nhà quản lý Việt Nam thấy cần phải thay thế. Hợp tác công - tư (PPP) đang được xem như giải pháp hữu hiệu thay thế cho các mô hình cũ. Đây là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. Đến thời công - tư Dự thảo quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư vừa được Bộ Kế hoạch Đầu tư trình lên Thủ tư
Luận văn liên quan