Thảo luận hóa vô cơ - Chủ đề: Sự biến đổi màu sắc của các chất

MỞ ĐẦU Cuộc sống xung quanh ta có muôn vàn màu sắc. Cầu vồng đủ 7 màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Bạn có chiếc áo màu màu xanh lam. Lá mới đâm chồi có màu xanh non. Bầu trời sắp mưa màu xám xịt. Trong phòng thí nghiệm, dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, muối Niken NiSO4 có màu vàng nhưng muối NiSO4.7H2O lại có màu lục. Ta cho dung dịch KI không màu vào dung dịch PbNO3 lại tạo kết tủa màu vàng đậm. Tại sao lại cùng 1 chất mà ở 2 trạng thái khác nhau lại có màu khác nhau? Tại sao 2 chất không màu lại tạo thành được chất có màu? Tại sao lại có sự biến đổi màu sắc giữa các chất? Để tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên nhóm tôi đã cùng thảo luận về đề tài “Sự biển đổi màu sắc của các chất”

doc31 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thảo luận hóa vô cơ - Chủ đề: Sự biến đổi màu sắc của các chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HÓA LÝ KỸ THUẬT BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ***** THẢO LUẬN HÓA VÔ CƠ Chủ đề: Sự biến đổi màu sắc của các chất Hà nội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1 - Franciscus Aguilonius 7 Hình 2 7 Hình 3 8 Hình 4 8 Hình 5 9 Hình 6 9 Hình 7 9 Hình 8 10 Hình 9 12 Hình 10 12 Hình 11 12 Hình 12 13 Hình 13 14 Hình 14 – NaHCO3 17 Hình 15 –ZnCl2 17 Hình 16 - NaOH 17 Hình 17 - NaCl 17 Hình 18 - Crom 17 Hình 19 - MnO2 19 Hình 20 - PtCl2 19 Hình 21 - CuO 19 Hình 22 - FeO 19 Hình 23 - Kalicomat: K2CrO4 20 Hình 24 - Lưu Huỳnh S 20 Hình 25 - Vàng Au 20 Hình 26 - Bạc photphat 20 Hình 27 - Cu2O 21 Hình 28 - Đồng Cu 21 Hình 29 - Kali Đicromat: K2Cr2O7 21 Hình 30 - Sắt(III) Oxit: Fe2O3 21 Hình 31 - Cu(OH)2 22 Hình 32 - Cr2O3 22 Hình 33 - CuSO4 23 Hình 34 - NiCl2 23 Hình 35 - KMnO4 : Kali Penmanganat 23 Hình 36 - I2( chất rắn ): Màu tím than 24 Hình 37 - Đihyđrat kaliosmat: K2OsO4.2H2O 24 Hình 38 25 Hình 39 25 Hình 40 - [Cu(NH3)4](OH)2 26 Hình 41 – Màu của phức Cu2+ 27 Hình 42 - Fe3[Fe(CN)6]2 27 Hình 43 - Fe4[Fe(CN)6]3 27 Hình 44 28 Hình 45 - [Ti(H2O)6]3+ 28 Hình 46 - [Ag(NH3)2]OH 28 Hình 47 - Các phức của niken [Ni(NH3)6]2+, [Ni(en)3]2+, [NiCl4]2−, [Ni(H2O)6]2+ 28 Hình 48- Bột màu xanh Schweinfurt và Bột màu chrome vàng 30 Hình 49 31 Hình 50 31 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Mối liên hệ giữa bức sóng hấp thụ vào màu sắc của vật hấp thụ 11 MỞ ĐẦU Cuộc sống xung quanh ta có muôn vàn màu sắc. Cầu vồng đủ 7 màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Bạn có chiếc áo màu màu xanh lam. Lá mới đâm chồi có màu xanh non. Bầu trời sắp mưa màu xám xịt. Trong phòng thí nghiệm, dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, muối Niken NiSO4 có màu vàng nhưng muối NiSO4.7H2O lại có màu lục. Ta cho dung dịch KI không màu vào dung dịch PbNO3 lại tạo kết tủa màu vàng đậm. Tại sao lại cùng 1 chất mà ở 2 trạng thái khác nhau lại có màu khác nhau? Tại sao 2 chất không màu lại tạo thành được chất có màu? Tại sao lại có sự biến đổi màu sắc giữa các chất? Để tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên nhóm tôi đã cùng thảo luận về đề tài “Sự biển đổi màu sắc của các chất” 1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC MÀU SẮC 1.1. Franciscus Aguilonius ((4 January 1567 – 20 March 1617): Ông là người Hi Lạp, năm 1613, nghiên cứu sớm nhất về màu sắc Ông nhận định: toàn bộ quang phổ màu sắc thay đổi liên tục xuất phát từ màu trắng ban ngày gọi là ALBUS; chuyển về ban đêm màu đen gọi là NIGER. Hình 1 - Franciscus Aguilonius Isaac Newton (1642 – 1721) Năm 1660 newton chiếu ánh sáng trắng xuyên qua lăng kính---- 7 sắc cầu vồng: đỏ cam vàng lục lam chàm tím Newton cũng phát hiện ra rằng khi chiếu 3 hoặc 4 chùm ánh sáng đơn sắc chồng lên nhau, chúng có thể hoà màu thành màu trắng. Hình 2 Ông đã chứng tỏ rằng các chùm ánh sáng có màu khác nhau trong quang phổ khi chiếu qua vật chất thì bị khúc xạ theo một góc khác nhau. Đó là lý do khiến khi chiếu qua lăng kính, ánh sáng trắng, do các ánh sáng đơn sắc hợp thành, bị tách ra thành 7 chùm ánh sáng đơn sắc. Ông tuyên bố ánh sáng tự nó không có màu sắc mà chỉ có sức mạnh và khả năng kích động cảm giác về màu sắc trong tâm trí người quan sát. 1.3. Tobias Mayer (1723-1762) Hệ thống trật tự màu sắc toàn diện đầu tiên đã được nhà toán học và thiên văn học người Đức Tobias Mayer (1723 – 1762) đề xuất vào năm 1758. Dùng tam giác màu sắc của Mayer người ta có thể đi từ các màu sơ cấp tại 3 đỉnh sang các ô màu khác nhau và biết chính xác tỉ lệ đỏ, vàng và lam để pha được màu của mỗi ô. Hình 3 1.4. Moses Harris (1730 – 1788) Ông xây dựng một bánh xe hòa sắc dựa trên 3 màu sơ cấp đỏ, vàng và lam. Ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng về sự tương phản giữa các màu bù nhau, và đưa ý tưởng đó vào bánh xe hoà sắc của mình Hình 4 1.5. Philipp Otto Runge (1777 – 1810) Người đề xuất hệ thống hòa sắc hiện đại đầu tiên. Hình 5 1.6. Michel Eugène Chevreul (1786 – 1889) Đề xuất mô hình bán cầu màu sắc. (Hình 1.6) 1.7. Albert Henry Munsell (1858 – 1918) Ông đề xuất Hình trụ màu sắc của Munsell (Hình 1.7) Hình 6 Hình 7 MÀU SẮC VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH MÀU SẮC 2.1. Khái niệm màu sắc: Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng "dài hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chỉ là những cái tên con người đặt ra để phân biệt cảm nhận của mình về sự tương tác của ánh sáng với vật chất. Không một màu nào tồn tại khách quan trong tự nhiên 2.2. Cơ chế hình thành màu sắc của chất Để tạo nên màu sắc gồm 3 yếu tố: ánh sáng, chất hoá học, mắt người Các chất trong tự nhiên tự chúng không có màu sắc, mà chỉ hấp thụ, truyền tải và phản xạ ánh sáng chiếu vào chúng chui vào mắt ta 2.2.1. Bản chất của ánh sáng: Ánh sáng là một dạng năng lượng có tính nhị nguyên: vừa là hạt lại vừa là sóng điện từ với các bước sóng khác nhau. Ánh sáng tự nó không có màu sắc. Phổ sóng điện từ rất rộng, trải dài từ các sóng radio có bước sóng cỡ hàng trăm ngàn km, tới các sóng tia X, tia gamma với bước sóng ngắn hơn 1 phần ngàn tỉ meter (10-12 m, hay 1 phẩn ngàn nanometer, nm). Trong dải phổ sóng điện từ với những bước sóng dài bát ngát đó, phần phổ của ánh sáng mắt người có thể nhìn thấy chỉ chiếm một phần không đáng kể, từ 780 nm xuống tới 380 nm. Hình 8 2.2.2. Tình trạng mắt người quan sát Mắt chúng ta chỉ nhận được các dao động điện từ ánh sáng ở vùng có bước sóng 400 – 750 µm Khi ánh sáng trắng đập vào 1 vật thể bị phản xạ hoàn toàn thì mắt ta thấy vật thể màu trắng . Toàn bộ các tia sáng đập vật thể bị hấp thụ hết thì vật ấy có màu đen . Vật thể chỉ hấp thụ 1 số tia và tán xạ những tia còn lại mắt cho ta thấy vật có màu của những tia không bị hấp thụ tán xạ . Như vậy , màu sắc có thể nói là sự hấp thụ chọn lọc những miền xác định trong phổ liên tục của ánh sáng đập vào mắt Bảng 2.1 - Mối liên hệ giữa bức sóng hấp thụ vào màu sắc của vật hấp thụ Bước sóng hấp thụ Màu của ánh sáng hấp thụ Màu của chất 400 – 435 µm Tím Lục - Vàng 435 – 480 µm Lam Vàng 480 – 490 µm Lam – Lục nhạt Da cam 490 – 500 µm Lục – Lam nhạt Đỏ 500- 560 µm Lục đỏ Đỏ tía 560 – 580 µm Lục vàng Tím 580 – 590 µm vàng Lam 595 – 600 µm Da cam Lam -Lục nhạt 605 – 700 µm Đỏ Lục - Lam nhạt Không có sự tham gia của mắt người thì không có ý niệm về màu sắc. Trên cơ sở của thuyết 3 màu, người ta giải thích rằng mắt cảm thụ được màu, phân biệt được các sắc thái khác nhau trong thiên nhiên là do sự phối hợp của 3 -12- màu cơ bản: đỏ, xanh lục và xanh lam. Khi mắt nhận được thông tin màu dưới dạng năng lượng sóng của ánh sáng thì hệ thống dây thần kinh thị giác sẽ truyền hình ảnh về não, ở đây não sẽ tập hợp thông tin và dựng lên các yếu tố về màu sắc của vật. Võng mạc của mắt được cấu tạo từ 2 tế bào hình que và hình nón: Các tế bào hình que làm nhiệm vụ phân biệt sự khác nhau về cường độ của hình ảnh sáng tạo trên võng mạc, không tham gia vào việc cảm nhận màu thị giác. Các tế bào hình nón có ba miền nhạy cảm cực đại tương ứng với các bước sóng của các màu : đỏ, xanh lục (đúng là vàng lục) và xanh lam Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm thụ màu sắc Nguồn sáng khác nhau: Các nguồn sáng khác nhau: ánh sáng mặt trời, đèn huỳnh quang, đèn Vonfram,.. sẽ làm cho cùng một quả táo có màu sắc trông khác nhau. Người quan sát khác nhau: Màu sắc có thể sẽ được cảm nhận khác nhau do người quan sát khác nhau Hướng quan sát (góc quan sát) khác nhau: Góc mà vật được quan sát và góc mà nó được chiếu sáng phải khôngđổiđể sự truyền đạt màu được chính xác. Nền khác nhau: Hình 9 Kích cỡ khác nhau Hình 10 2.2.3. Đặc điểm của các chất hoá học 2.2.3.1. Sự chuyển dịch của các e Màu sắc của chất chủ yếu có liên quan đến tính linh động của electron trong phân tử và khả năng di chuyển của electron lên các mức còn tự do, khi hấp thụ lượng tử ánh sáng. Trong nguyên tử và phân tử electron được phân bố vào các lớp, phân lớp. Orbital ứng với những mức năng lượng xác định. Sự vận động của electron trong không gian nguyên tử và không gian phân tử được đặc trưng bằng các số lượng tử nguyên tử và số lượng tử phân tử. Khi tương tác với chùm ánh sáng chiếu vào, trạng thái của electron bị thay đổi. Nếu sự chênh lệch giữa các mức năng lượng trong phân tử (đenta E) tương ứng với năng lượng của tia sáng ứng với bước sóng nhất định, thì khi ánh sáng chiếu vào vật thể, electron tiếp nhận năng lượng di chuyển lên mức kích thích có năng lượng cao hơn Hình 11 Khi các chất hấp thụ và phản xạ tia sáng Mặt Trời để tạo ra màu sắc cho các chất, thì electron trong nguyên tử, phân tử sẽ chịu trách nhiệm chính. bởi vì trong nguyên tử, electron là loại phân tử linh động nhất, nó chuyển động với tốc độ hàng nghìn ki-lô-mét/giây khi xung quanh hạt nhân nguyên tử, hay bị tách ra khỏi nguyên tử và trở thành phần tử tự do. Khi tương tác với chùm ánh sáng chiếu vào, trạng thái của electron bị thay đổi. Nếu sự chênh lệch giữa các mức năng lượng trong phân tử (đenta E) tương ứng với năng lượng của tia sáng ứng với bước sóng nhất định, thì khi ánh sáng chiếu vào vật thể, electron tiếp nhận năng lượng di chuyển lên mức kích thích có năng lượng cao hơn. Như vậy hiện tượng hấp thụ và phản xạ ánh sáng diễn ra và chất thể hiện màu sắc tùy thuộc vào đặc điểm của sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng của chất, nghĩa là phụ thuộc vào cấu trúc electron của phân tử tạo thành chất. Hình 12 Khi các electron ở mức năng lượng ban đầu càng linh động thì chúng càng nhạy cảm với ánh sáng. Nếu trong nguyên tử của nguyên tố hay trong phân tử của một chất, các mức năng lượng nằm càng gần nhau thì sự di chuyển của electron nhờ năng lượng ánh sáng ra lớp bên ngoài càng dễ dàng. Đặc biệt, trong nguyên tử hay phân tử còn các orbital trống, tức là chưa có electron điền vào, thì sự di chuyển electron ra lớp ngoài càng thuận lợi. Các electron chuyển động khá tự do. Vì thế, nếu trong nguyên tử có electron độc thân thì sự nhạy cảm với ánh sáng càng lớn, tạo nên các chất có màu đặc trưng. Đó là trường hợp của các nguyên tố d thuộc nhóm chuyển tiếp trong bảng tuần hoàn. Lượng tử ánh sáng tác động lên electron, đưa chúng sang trạng thái năng lượng khác. Sự nhạy cảm của electron trong phân tử đối với những tia sáng nhất định nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng chất có màu sắc mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy. Ví dụ1 : Trong ion MnO4 – ( Cấu hình Mn: 3d54s2 ) MnVII còn các obital d trống, nguyên tử oxi còn 2 electron ở phân lớp 2p, các electron này bị ánh sáng kích thích dễ chuyển sang obital d trống của Mangan. Dải phổ có cường độ rất mạnh MnO4- có màu tím . Ví dụ 2: Ion CrO42-( Cấu hình Cr: 3d54s1 ) CrVI có các obital trống, các electron không tham gia liên kết ở phân lớp 2p của oxi có thể chuyển sang khi có ánh sáng kích thích. CrO42- có màu vàng. Ví dụ 3 : Các liên kết giữa 2 nguyên tử clo trong phân tử Cl2 phản xạ các tia thuộc miền vàng-lục nhạt, khiến cho clo có màu vàng lục. Hình 13 Không chất nào có màu “tự thân” của nó, mà màu của chất là kết quả của sự hòa trộn màu của các tia sáng mà nó phản xạ. Còn cấu trúc electron trong phân tử thì quyết định khả năng hấp thụ và phản xạ các sóng ánh sáng của chất, dù là kim loại, các hợp chất vô cơ hay hữu cơ, thì sự xuất hiện màu sắc ở chúng là kết quả của sự tương tác giữa lượng tử ánh sáng với electron trong nguyên tử hay phân tử của chúng. Tuy nhiên, do trạng thái electron trong nguyên tử kim loại hay phi kim, trong phân tử chất vô cơ hay hữu cơ là không giống nhau, nên cơ chế xuất hiện màu ở chúng cũng có những điểm khac nhau. Khi thành phần hóa học hay cấu tạo phân tử bị thay đổi kéo theo sẽ ảnh hưởng đến trạng thái electron trong phân tử , khiến khả năng hấp thụ photon thay đổi nên màu sắc các chất cũng thay đổi. 2.2.3.2. Trạng thái tồn tại của chất Trạng thái tồn tại của các chất ảnh hưởng tới khoảng cách ion –ion; phân tử - phân tử, hạt nhân – electron... dẫn tới ảnh hưởng tới sự dịch chuyển e khi có nguồn bức xạ chiếu vào làm cho sắc màu của chất bị thay đổi. Ví dụ, trong dung dịch hợp chất iodua chì PbI2 phân lý thành Pb2+ và I- làm tăng khoảng cách giữa chúng nên khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ giảm làm cho chúng không có màu. Khi kết tủa khoảng cách giữa chúng giảm, có sự biến dạng cation và anion tạo ra sự phân cực làm giảm năng lượng kích thích e nên PbI2 màu vàng. Phân tử I2 ở trạng thái rắn có màu đen ánh tím nhưng trạng thái hơi có màu tím. 2.2.3.3. Sự phân cực của phân tử Sự phân cự dẫn tới sự thay đổi trạng thái electron làm cho chúng dễ bị kích thích khi có nguồn bức xạ chiếu vào và làm thay đổi màu sắc của chất. Ví dụ: độ phân cực của Ag+ > AgCl > AgI, dưới tác động của ánh sáng mặt trời ion Ag+ không màu; muối AgCl màu trắng; muối AgI màu vàng... 2.2.3.4. Trạng thái oxy hoá Khi các chất tồn tại ở mức oxy hóa cao, tác dụng phân cực của nó càng lớn và các electron càng dễ bị kích thích. Ví dụ: Các hợp chất của Mangan như Mn4+ (MnO2) màu xám đen, Mn6+ (K2MnO4) màu lục, Mn7+ (KMnO4) màu tím. Các hợp chất phi kim như V+ màu xám còn V5+ màu vàng cam... Tóm lại, màu của các chất vô cơ bị chi phối bởi các yếu tố: Các mức năng lượng của electron trong phân tử phải gần nhau và có các orbital hóa trị còn trống. Trong phân tử có sự phân cực mạnh hay anion và cation có khả năng phân cực lớn. 3. MỘT SỐ CHẤT MÀU THƯỜNG GẶP 3.1. Màu trắng Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc. Trước khi các công trình của Newton được chấp nhận, phần lớn các nhà khoa học tin rằng màu trắng là màu nền tảng của ánh sáng; và các màu khác chỉ được tạo thành bằng cách bổ sung thêm một cái gì đó vào ánh sáng. Newton đã chứng minh rằng màu trắng được tạo thành bởi tổ hợp của các màu khác. Newton đã chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng. Để thử lại xem có phải thủy tinh đã làm thay đổi ánh sáng trắng chiếu vào nó không, Newton đã làm thí nghiêm sau: Tách một chùm có màu xác định thu được trong thí nghiêm trên rồi cho chùm này đi qua lăng kính một lần nữa. Kết quả thí nghiệm cho thấy màu sắc của chùm tia sáng này không đổi. Ví dụ một số chất có màu trắng: - Litioxit: Li2O - Kalioxit: K2O - Natrioxit: Na2O - Litihidroxit: LiOH - Litihidroxit: LiOH - Natrihidroxit: NaOH - Kalihidroxit: KOH - Natrihidrocacbonat tinh thể : NaHCO3 - Natricacbonat: Na2CO3bột - Beri oxit: BeO - Magie oxit: MgO - Bari oxit: BaO \ - Bari peoxit: BaO2 bột - Beri hidroxit: Be(OH)2 khan - Canxihidroxit:Ca(OH)2khan - Bitmut (III)Florua:BiF3 - Bitmut clorua: BiCl3 - Nhôm oxit: Al2O3 - Kẽm clorua: ZnCl2 bột - Nhômhidroxit: Al(OH)3 - Bạc clorua: AgCl - Crom: Cr - Bari sunfat: BaSO4 - Canxi sunfat: CaSO4 - Magie: Mg - Thiếc hidroxit: Sn(OH)2 - Chì hidroxit: Pb(OH)2 - Thiếc(II) diclorua khan: SnCl2 - Thiếc (IV) oxit: SnO2 - Photphopentaclorua:PCl5tinh thể - Photpho (III) Oxit: P2O3tinh thể - Antimon (III) Florua: SbF3 Hình 14 – NaHCO3 Hình 15 –ZnCl2 Hình 16 - NaOH Hình 17 - NaCl Hình 18 - Crom 3.2. Màu đen. Nếu khi chiếu sáng vào một chất mà trong phân tử chất không có sự di chuyển electron giữa các mức năng lượng, thì các sóng ánh sáng bị chất hấp thụ hoàn toàn. Năng lượng ánh sáng chất đã hấp thụ chỉ làm tăng  năng lượng dự trữ trong phân tử chất. Trường hợp này không có tia sáng nào bị phản xạ. Chất sẽ có màu đen.Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta ở trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng. Điều này ngược lại với màu trắng, là ấn tượng thị giác khi tổ hợp các màu của ánh sáng kích thích đều cả ba loại tế bào cảm quang. Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Ví dụ về chất có màu đen: - Sắt (II) sunfua: FeS - Sắt (II) oxit: FeO - Mangan oxit: MnO2 - Kẽm photphua: Zn3P2 - Titan (II) hidroxit: Ti(OH)2 - Titan(II) clorua: TiCl2 - Niobi(III) oxit: Nb2O3 bột \- Vanađi triiotdua: VI3 - Niobi dioxit: NbO2 - Tantan đioxit: TaO2 - Niobi tetraclorua: NbCl4 - Tantan tetraclorua: TaCl4 - Crom (II) oxit: CrO - Com(II) florua: CrF2 - Vàng oxit: Au2O3 - Pladi(II)oxit: PdO - Platin(II)oxit: PtO - Platin(II)hidroxit: Pt(OH)2 - Pladi(II)hidroxit: Pd(OH)2 - Platin(II)clorua: PtCl2 - Bạc oxit: Ag2O - Bạc(II)oxit: AgO - Chì sunfua: PbS - Đồng sunfua: CuS - Molipden (II) oxit: Mo2O3 - Molipden (III) hidroxit : Mo(OH)3 - Molipdendisunfua: MoS2 - Vonfram disunfua: WS2 - Sắt(II,III)oxit: Fe3O4 - Đồng oxit: CuO - Tali(I)oxit: Tl2O - Titan(II)bromua: TiBr2 - Titan(II)iotua: TiI2 Hình 19 - MnO2 Hình 20 - PtCl2 Hình 21 - CuO Hình 22 - FeO 3.3. Màu vàng             Bước sóng hấp thụ           Màu của ánh sáng hấp thụ            Màu của chất          435 ® 480 mm                                       lam                                vàng Ví dụ một số chất có màu vàng: - Rubidi oxit: Rb2O - Natri peoxit: Na2O2 - Kali peoxit: K2O2 - Rubidi peoxit: Ru2O2 - Cesi peoxit: Cs2O2 - Kali supeoxit: KO2 - Indi (III) oxit: In2O3 - Thali (I) hidroxit: TlOH tinh thể - Kalicomat: K2CrO4 - Bạc photphat: Ag3PO4 - Thủy ngân (I) iotdua: Hg2I2 - Khí clo: Cl2 - Bari cromat: BaCrO4 - Crom (II) hidroxit: Cr(OH)2 - Axit cromic: H2CrO4 dung dịch - Lưu huỳnh: S - Cadimi sunfua: CdS - Vàng: Au - Chì iotdua: PbI2 - Chì (II) cromat: PbCrO4 - Vonfram trioxit: WO3 - Tecneti hexaflorua: TcF6 tinh thể - Reni hexaflorua: ReF6 - Thủy ngân (I) florua: Hg2F2 - Thủy ngân(I) iotdua: Hg2I2 - Titan (II) oxit: TiO - Vanadi triflorua: VF3 - Niobi (V)clorua: NbCl5 Hình 23 - Kalicomat: K2CrO4 Hình 24 - Lưu Huỳnh S Hình 25 - Vàng Au Hình 26 - Bạc photphat 3.4. Màu Đỏ Bước sóng hấp thụ           Màu của ánh sáng hấp thụ            Màu của chất    490 ® 500 mm                               lục - lam nhạt                         đỏ Ví dụ một số chất có màu đỏ: - Đồng : Cu - Đồng (I) Oxit : Cu2O - Sắt(III) Hydroxit : Fe(OH)3 - Crom(VI) Oxit: CrO3 Bạc Cromat: Ag2CrO4 - Thủy Ngân Cromat: Hg2CrO4 - Sắt(III) Oxit: Fe2O3 - Phức hexathioxyanua sắt(III):Fe(SCN)3 - Coban octacacbonyl: [Co2(CO)8] - Molipden triflorua : MoF3 - Kali Đicromat: K2Cr2O7 - Các muối Đồng(I) - Mangan tetraclorua: MnCl4 - Kali ferixianua : K3[Fe(CN)6] - Tecneti trioxit : TeO3 - Remi trioxit: ReO3 - Crom(II) axetat: Cr(CH3COO)2 - Axit tricromic: H2Cr2O10( dd) - Axit tetra Cromic: H2Cr4O13 (dd) - Mangan(III) florua: MnF3 Hình 27 - Cu2O Hình 28 - Đồng Cu Hình 29 - Kali Đicromat: K2Cr2O7 Hình 30 - Sắt(III) Oxit: Fe2O3 3.5. Màu Xanh Bước sóng hấp thụ           Màu của ánh sáng hấp thụ         Màu của chất        580 ® 590 mm                             vàng                         xanh lam         595 ®-600 mm                           da cam                        lam - lục nhạt         605 ® 750 mm                              đỏ                              lục - lam nhạt Ví dụ một số chất màu xanh: - Đồng Hydroxit: Cu(OH)2 - Các muối Đồng (II) : CuCl2,Cu(NO3)2 - Sắt(II) Sunfat: FeSO4.7H2O - Crom(III) Oxit: Cr2O3 - Sắt(II) Clorua: FeCl2 - Các muối Crom(III) : CrCl3, Cr 2(SO4)3- - Các muối Niken (II): NiCl2, NiNO3 - Dung dịch Đồng Sunfat : CuSO4 - Coban(II)Bromua: CoBr2 - Sắt dodecacacbonyl : Fe3(CO)12 - Tecneti hexaclorua : TeCl6 - Mangan tetra florua: MnF4 - Coban(III) Sunfat: Co2(SO4)3 - Molipđen(III) Sunfua: Mo2S3 - Moli