Thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt của bê tông cường độ cao

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt cơ bản của một số loại bê tông cường độ cao. Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC , độ bền nứt giới hạn G c, năng lượng nứt Gf và chiều dài đặc trưng của vùng phá huỷ bê tông (FPZ) lch của 2 loại bê tông có cường độ chịu nén từ 60 MPa đến 80 MPa được thống kê và tính toán từ thí nghiệm uốn trên 3 điểm các mẫu dầm có đường nứt mồi. Kết luận về phương pháp thí nghiệm phù hợp với điều kiện Việt Nam và kiến nghị giải pháp để kết quả thí nghiệm đầy đủ và chính xác hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt của bê tông cường độ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 42 THÍ NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG NỨT CỦA BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO KS. NGUYỄN THANH VŨ, PSG. TS. BÙI CÔNG THÀNH, TS. HỒ HỮU CHỈNH Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh TS. TRẦN THẾ TRUYỀN Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về thí nghiệm và tính toán các đặc trưng nứt cơ bản của một số loại bê tông cường độ cao. Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn Gc, năng lượng nứt Gf và chiều dài đặc trưng của vùng phá huỷ bê tông (FPZ) lch của 2 loại bê tông có cường độ chịu nén từ 60 MPa đến 80 MPa được thống kê và tính toán từ thí nghiệm uốn trên 3 điểm các mẫu dầm có đường nứt mồi. Kết luận về phương pháp thí nghiệm phù hợp với điều kiện Việt Nam và kiến nghị giải pháp để kết quả thí nghiệm đầy đủ và chính xác hơn. Từ khóa: Hệ số cường độ ứng suất, năng lượng nứt, chiều dài đặc trưng, bê tông cường độ cao. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc ứng dụng các phương pháp phân tích mới trong đánh giá phá hoại các bộ phận kết cấu công trình là cấp thiết để nâng cao tính chính xác, độ tin cậy tính toán và tuổi thọ của chúng. Phương pháp sử dụng lí thuyết cơ học rạn nứt và phá huỷ bê tông để phân tích phá hoại các bộ phận kết cấu các công trình như dầm, vỏ hầm hay tường chắn bê tông do xuất hiện và lan truyền mất ổn định của các đường nứt là một hướng đi mới và đã khẳng định nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp phân tích phá hoại truyền thống. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải tiến hành rất nhiều thí nghiệm để xác định các đặc trưng cơ học của bê tông làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế và chuẩn đoán phá hoại, đặc biệt là các đặc trưng nứt cơ bản của vật liệu bê tông như hệ số cường độ ứng suất giới hạn (critical stress intensity factor) KC, độ bền nứt giới hạn (critical fracture toughness) GC hay năng lượng rạn nứt (fracture energy) Gf. Ở các nước phát triển, cơ sở dữ liệu về các đặc trưng nứt của các loại bê tông có cấp hạng khác nhau, thành phần cốt liệu khác nhau, ứng dụng khác nhau đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố, kết quả này là cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn cũng như phục vụ thiết kế và chuẩn đoán phá hoại của các kết cấu công trình bằng bê tông. Ở Việt Nam, các đặc trưng nứt của một số loại bê tông thường dùng trong xây dựng đã được xác định [11], [12]; các loại bê tông sử dụng có cường độ nhỏ hơn 50 MPa. Bước đầu đã có một số ứng dụng trong tính toán thiết kế các công trình xây dựng. Với việc bê tông cường độ cao ngày càng được sử dụng rộng rãi, yêu cầu về xác định các đặc trưng nứt và phá huỷ của bê tông cường độ cao bên cạnh các đặc trưng cơ lý cơ bản như cường độ chịu nén, chịu kéo khi uốn, là rất cần thiết. Kết quả thí nghiệm có được sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu về phá huỷ và lan truyền nứt của các bộ phận kết cấu công trình như dầm sàn (nhà), dầm cầu, vỏ hầm hay tường chắn sử dụng bê tông cường độ cao. 2. Phương pháp thực nghiệm xác định các đặc trưng nứt Cho đến nay, để tiến hành thí nghiệm xác định các đặc trưng nứt của bê tông có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp sử dụng dạng mẫu thí nghiệm, quy trình thí nghiệm khác nhau và thường là phù hợp với một mô hình phân tích nứt tương ứng [7]. Qua phân tích cách xác định các đặc trưng nứt của bê tông theo các phương pháp thí nghiệm khác nhau chúng ta thấy tựu trung lại có các đặc trưng chủ yếu cần xác định đối với các loại bê tông sử dụng trong xây dựng cầu gồm: - Hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC hoặc độ bền nứt giới hạn GC có thể được xác định từ các thí nghiệm giống như đối với các vật liệu giòn của cơ học rạn nứt thuần tuý hoặc theo phương pháp mô hình đường nứt có hiệu ECM (Effective Crack Model – Bushan Karihaloo) [8]; - Năng lượng nứt toàn phần GF được xác định từ công phá huỷ WF có được trực tiếp từ biểu đồ quan hệ tải trọng – biến dạng (P-v) [8]; - Năng lượng nứt không toàn phần Gf được xác định theo mô hình ảnh hưởng kích thước SEM (Size Effect Model – Bazant.Z) [1], [2], [3], [6], [7] có được từ giá trị tải trọng lớn nhất gây lan truyền nứt trong dầm Pmax. Từ đây có thể suy ra GF theo quan hệ giữa Gf và GF [3]. VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 43 Các mẫu thí nghiệm có thể là mẫu dầm có hoặc không đường nứt mồi uốn trên 3 hay 4 điểm, mẫu dầm hẫng kép, mẫu dầm xoắn kép, mẫu kéo compact, mẫu dạng tấm, mẫu dạng khối [8]. Trong đó, mẫu dầm uốn trên 3 điểm có hoặc không đường nứt mồi được đánh giá là đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt phù hợp với các kết cấu chịu uốn như dầm hay bản (Bazant et al, 2003) [2]. Theo Shah (1991) [4], mẫu dầm uốn trên 3 điểm có đường nứt mồi được lựa chọn như là mẫu chuẩn để thí nghiệm các đặc trưng nứt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng mẫu dầm uốn trên 3 điểm có đường nứt mồi làm mẫu chuẩn để thí nghiệm xác định các đặc trưng nứt của bê tông (hình 1). Với mẫu thí nghiệm chuẩn, việc tính toán các giá trị KC, GC được tính theo công thức sau: 2max6 BW aYMKC  (1) Trong đó: maxM – mô men uốn lớn nhất; Y – hàm hình học; B – bề rộng mặt cắt; W − chiều cao mặt cắt; a – chiều dài đường nứt ban đầu. Các giá trị CG có thể dễ dàng được suy ra từ CK và mô đun đàn hồi E theo công thức sau: CC GEK . 2  (2) Để kết quả tính toán chính xác hơn, cần thiết phải dùng các mô hình phi tuyến (NFM – Nonlinear Fracture Mechanics) để tính toán ứng xử nứt của bê tông. Khi đó phải xác định các tham số nứt của mô hình nứt phi tuyến; năng lượng nứt toàn phần GF, năng lượng nứt không toàn phần Gf và chiều dài đặc trưng lch (chiều dài đặc trưng của vùng phát triển nứt Fracture Process Zone - FPZ) là những tham số cần phải xác định từ các thí nghiệm. Chiều dài đặc trưng của vùng FPZ được xác định: 2' . t f pch f GE ll  (3) Trong đó:  pch ll – chiều dài đặc trưng; E – mô đun đàn hồi; fG – năng lượng nứt toàn phần; ' tf - cường độ chịu kéo. Năng lượng nứt không toàn phần Gf được xác định theo mô hình SEM của Bazant và từ thí nghiệm uốn các mẫu dầm có nứt mồi trên 3 điểm (hình 1) có xét đến hiệu ứng kích thước. Gf được tính toán từ các giá trị tải trọng lớn nhất Pmax và độc lập với kích thước của mẫu thí nghiệm. A CMOD Ho ao A W B L S ao P Hình 1. Mẫu dầm có nứt mồi Luật hiệu ứng kích thước được sử dụng trên cơ sở phép hồi quy tuyến tính: CAXY  (4) Với: ii WX  ;   2/ iiii PWBY  (5) c fB t 1. '0  ; A Cd 0 (6)     2XX YYXXA ii iii    ; XAYC  (7) Trong đó: iW – kích thước đặc trưng của mẫu thí nghiệm (chiều cao mẫu dầm); iB – bề rộng mẫu thí nghiệm; iP – tải trọng phá hủy của từng mẫu; YX , – các giá trị trung bình của iX và iY . VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 44 Năng lượng nứt không toàn phần Gf được tính theo công thức:   EA gG f   (8) Với hàm  g – hàm hình học của tỷ số i i w    ( i – chiều dài đường nứt mồi của các mẫu thí nghiệm):     2 2 5,1  f w sg m m        (9) Trong đó: mm WS , – chiều dài nhịp, chiều cao trung bình của mẫu dầm  f – hàm phụ thuộc vào các đặc trưng hình học các mẫu thí nghiệm:  Khi S/W = 2,5:    2 3 432 5,2 1 33,198,34,45,21      f (10)  Khi S/W = 4,0:  4f        2 3 5,0 2 4 121 7,293,315,2199,1      f (11) Với các giá trị khác của i i w s ,  if được nội suy từ các giá trị  5,2f và  4f . Từ giá trị Gf, có thể suy ra bởi quan hệ: fF GG 5,2 ; giá trị này được khẳng định bởi nhiều tác giả như Planas và Elices (1990) [5]; Bazant và đồng nghiệp (2002) [3]. 3. Thí nghiệm và phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm Thí nghiệm về lan truyền nứt được thực hiện với các mẫu dầm từ D1 đến D4 trên máy uốn mẫu dầm của phòng thí nghiệm LAS-XD125, Trường ĐHXD Hà Nội. Cấp gia tải được chọn phụ thuộc vào kích thước dầm sao cho thu được số liệu cần thiết. 3.1. Chuẩn bị thí nghiệm 3.1.1. Bê tông thí nghiệm Hai loại bê tông được lựa chọn theo cường độ chịu nén của mẫu nén hình trụ 15x30 cm là 60 MPa và 80 MPa. Các thí nghiệm nén mẫu trụ được thực hiện với cùng loại bê tông trong các thí nghiệm lan truyền nứt. Các đặc trưng chính của cốt liệu như tỷ lệ N/X, tỷ lệ thành phần cốt liệu, đường kính cốt liệu lớn nhất (Dmax) không quá 20 mm. Bê tông được bảo dưỡng trong 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn. 3.1.2. Mẫu thí nghiệm Kích thước và số lượng các bộ mẫu thí nghiệm đ- ược lấy như bảng 1. Yêu cầu nước trong 24 giờ đầu tiên để bảo dưỡng. Đo lại kích thước mẫu trước khi chuẩn bị thí nghiệm. Tổng số mẫu dầm có vết nứt mồi là: 2 x 4 x 3 = 24 mẫu dầm (4 bộ dầm với 2 cấp bê tông 60 MPa và 80 MPa, mỗi bộ đúc 3 mẫu dầm). Bảng 1. Bảng các kích thước cơ bản của các mẫu dầm thí nghiệm Kích thước Loại dầm B(mm) W(mm) S(mm) L(mm) ao(mm) D1 50 50 150 165 10 D2 50 100 300 330 20 D3 50 200 600 660 40 Dầm có tạo nứt mồi (3 bộ dầm) D4 50 400 1200 1320 80 3.1.3. Thiết bị thí nghiệm Ván khuôn chuẩn bị đồng bộ cho các kích thước và hình dạng mẫu thí nghiệm khác nhau. Máy nén có khống chế được gia tăng tải trọng trong quá trình chất tải. Thiết bị đo biến dạng, độ võng, độ mở rộng đường nứt (LVDT - Linear Variable Displacement Transducer), thiết bị đo lực (Loadcell). 3.1.4. Bố trí thí nghiệm Đo độ võng dầm: Sử dụng một thanh treo để treo cảm biến đo chuyển vị LVDT (Linear Variable Displacement Transducer) theo phương thẳng đứng, đầu của LVDT đặt lên tấm nhôm phẳng dán cố định vuông góc với mẫu dầm. Đo độ mở rộng vết nứt (CMOD – Crack Mouth Open Displacement): đặt LVDT theo phương nằm ngang như hình 2. Để đo lực sử dụng LOADCELL 10 tấn. Tất cả các thiết bị được nối với máy TDS 530 để đo tự động. VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 45 Hình 2. Thiết bị thí nghiệm 3.15. Quy trình thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên máy trong điều kiện khống chế biến dạng để đảm bảo lan truyền nứt là ổn định, Thời gian gia tải trong khoảng từ 1 đến 10 phút. 3.16. Kết quả cần đo Các kết quả yêu cầu đo gồm: Tải trọng giới hạn phá huỷ Pmax. Thời gian gia tải t (cho từng cấp tải). Quan hệ ứng suất biến dạng tải trọng - độ võng (ở mặt cắt giữa nhịp) (P-v). Quan hệ tải trọng - độ mở rộng đường nứt (P-CMOD). Hình 3. Mẫu dầm thí nghiệm trước và sau khi phá huỷ 3.2.Phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm Các giá trị tải trọng Pmax làm lan truyền các đường nứt mồi của các mẫu dầm bê tông cường độ cao được thống kê như ở bảng 3 được so sánh với kết quả thí nghiệm từ năm 2006 của tác giả Trần Thế Truyền với các cấp bê tông thường từ 20 MPa đến 50 MPa (bảng 2) [11]. Bảng 2. Các tải trọng Pmax với các loại bê tông thường Tải trọng lan truyền nứt Pmax (N) cho từng kích thước dầm Các cấp bê tông thí nghiệm D1 D2 D3 D4 Ký hiệu 20 MPa 1652,30 2810,76 4227,13 7824,46 Poi(20) 25 MPa 2331,15 3073,67 5502,43 10412,33 Poi(25) 30 MPa 2495,96 3254,17 6246,03 10975,43 Poi(30) 35 MPa 2813,80 3556,32 6467,73 11885,80 Poi(35) 40 MPa 2819,69 3783,91 7166,21 12533,26 Poi(40) 50 MPa 3006,08 4107,64 7882,34 13259,20 Poi(50) VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 46 Bảng 3. Tải trọng Pmax với các loại bê tông cường độ cao Tải trọng lan truyền nứt Pmax (N) cho từng kích thước dầm Các cấp bê tông thí nghiệm D1 D2 D3 D4 Ký hiệu 60 MPa 4117 5683 9000 16050 Poi(60) 80 MPa 4717 6625 10633 17500 Poi(80) Từ các kết quả thí nghiệm trên tính ra được giá trị các đặc trưng nứt của bê tông thí nghiệm gồm: - Hệ số cường độ ứng suất giới hạn (KC) và độ bền nứt giới hạn (GC). Các kết quả này được biểu diễn theo cường độ chịu nén f’c, chiều cao dầm W của bê tông như hình 4, hình 5; - Năng lượng nứt giới hạn Gf theo mô hình SEM của Bazant, và chiều dài đặc trưng (cf tính theo Bazant và lch tính theo Hillerborg) của vùng phá huỷ (FPZ) như hình 6 [8]. Hình 4. Biến đổi hệ số cường độ ứng suất Kc và độ bền nứt Gc theo f’c Hình 5. Biến đổi hệ số cường độ ứng suất Kc và độ bền nứt Gc theo kích thước dầm W Dựa trên mối quan hệ GF  2.5 Gf có thể xác định năng lượng nứt toàn phần của bê tông GF từ năng lượng nứt không toàn phần Gf (xác định theo SEM); ngoài ra cũng ngoại suy được đường cong ứng xử mềm hóa (softening behavior) theo quan hệ trên. K I C - f ' c (D 1, D 2 ,D 3, D 4 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 20 30 40 50 60 70 80 90 f ' c (M pa) D1_REF D2_REF D3_REF D4_REF D1_NEW D2_NEW K I C - W (M 20 M 80) 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1.25 1.50 1.75 2.00 2.25 0.05 0.15 0.25 0.35 0.45 W (m) M20 M25 M30 M35 M40 VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 47 Hình 6. Biến đổi các giá trị năng lượng nứt (Gf và GF) và chiều dài đặc trưng nứt (lch) theo f’c Thí nghiệm để xác định được quan hệ tải trọng - độ võng (P-v) đầy đủ (có cả phần ứng xử mềm hoá của bê tông) để từ đó xác định năng lượng nứt toàn phần GF theo phương pháp công phá hoại là tương đối khó vì để đo được quan hệ này thì điều kiện thí nghiệm đòi hỏi phải rất hiện đại và đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết. Ở nước ngoài, việc đo đạc số liệu tương đối dễ dàng, quá trình gia tải với các máy điều khiển thủy lực tự động, với các kênh điều khiển đo lực kiểu loadcell hay kiểu đo áp lực, các giá trị chuyển vị, độ mở rộng vết nứt được đồng bộ hóa thu thập dữ liệu với các hệ thống ghi dữ liệu (Data Acquisition hoặc Data Logger). Với cơ sở vật chất và năng lực của các phòng thí nghiệm ở Việt Nam hiện nay, việc tiến hành đo quan hệ tải trọng - độ võng (P-v) hoặc tải trọng - độ mở rộng đường miệng đường nứt (CMOD) có thể thực hiện tương đối dễ dàng với các bộ cảm biến đo chuyển vị (LVDT), thiết bị đo lực (Loadcell); tuy nhiên, để xác định đường cong mềm hóa hay quan hệ sau Pmax (Post peak) là không thể, vì chưa có đầy đủ các thiết bị điều khiển tự động, quá trình gia tải thủ công, chưa đồng bộ hóa dữ liệu với các thiết bị thu thập số liệu, do đó quan hệ tải trọng - độ võng (P-v) đầy đủ (có cả ứng xử mềm hoá của bê tông) để từ đó xác định năng lượng nứt toàn phần GF theo phương pháp công phá hoại theo thí nghiệm chưa thể thực hiện được. Việc chọn mẫu thí nghiệm và quy trình thí nghiệm trên cơ sở các gợi ý của RILEM, của các tác giả như Bazant và đặc biệt là điều kiện thí nghiệm trong nước, các quy trình về bê tông và kết quả có trước. Kết quả thí nghiệm bê tông cường độ cao cho thấy sự gia tăng cường độ ( 'cf ) khoảng 160% so với bê tông thường, các hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn Gc tăng khoảng 30% đến 50%; tuy nhiên, năng lượng nứt Gf và GF lại gia tăng rất ít, chỉ khoảng 8% đến 30%; đặc biệt chiều dài đặc trưng lch lại giảm đáng kể so với sự gia tăng cường độ ( 'cf ), điều này chứng tỏ rằng chỉ số giòn (tỷ lệ nghịch lch) của bê tông cường độ cao khá lớn làm giảm vùng phát triển nứt của bê tông. So sánh với các kết quả nghiên cứu tương tự ở nước ngoài cho thấy: phạm vi biến đổi của các đặc trưng nứt của bê tông theo các cấp hạng bê tông hay theo kích thước các mẫu thí nghiệm là gần như nhau (Bazant, 1990; Karihaloo, 1995). Kết quả của Bazant (1990), Gf gia tăng khoảng 12% đến 25% khi cường độ ( 'cf ) khoảng 160%). Biến thiên của các giá trị thí nghiệm thu được có dạng như các nghiên cứu của tác giả trên. 4. Kết luận và kiến nghị Một bộ dữ liệu về các đặc trưng nứt cơ bản như hệ số cường độ ứng suất giới hạn KC, độ bền nứt giới hạn GC và năng lượng nứt Gf của bê tông cường độ cao 60 MPa và 80 MPa đã được tính toán, đánh giá và có so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong nước và trên thế giới. Kết quả này hoàn toàn có thể là số liệu tham khảo cho những nguời quan tâm. Đây cũng mới chỉ cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho của các nghiên cứu khác của các tác giả bài báo liên quan đến việc sử dụng lí thuyết rạn nứt và phá huỷ bê tông trong tính toán thiết kế và chẩn đoán phá hoại của các công trình như dầm sàn khung BTCT, dầm cầu, vỏ hầm hay tường chắn. Cần thiết phải có các nghiên cứu sâu hơn để có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu này trong thực tế tính toán thiết kế các công trình xây dựng bằng bê tông cường độ cao. 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 20 40 60 80 100 l ch (m ) f'c (Mpa) lch - f'c (M20M80) lch-f'c_REF lch-f'c_NEW lch-f'c_CEB/FIP 90 VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2014 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BAZANT Z., DRAHOMIR N., Propose for standard test of modulus of rupture of concrete with its size dependence, ACI material journal, Jan-Feb 2001. 2. BAZANT.Z, QIANG YU and GOANGSEUPZI, Choice of standard fracture test for concrete and its statistical evaluation, International Journal of Fracture, 118, Dec 2002, pp. 303-337. 3. BAZANT.Z, Concrete fracture model: testing & practice, Engineering Fracture Mechanics, 69, January 2002, pp. 165-205. 4. SHAH.P.S, Size effect method for determining of fracture energy and process zone size of concrete, Materials and Structures, 23, Nov 1991, pp. 461-465. 5. PLANAS, J. AND ELICES, M., Toward a measure of GF: An analysis of experimental results, Fracture Toughness and Fracture Energy of Concrete, Elsevier Science Publishers, Amsterdam, 1986, pp. 381-390. 6. BAZANT. Z.P and PLANAS.J,. Fracture and size effect in concrete and other quasi-britle materials. CRC Press LLC, USA, 224 pages, 1998. 7. BAZANT.Z.P and OH.H.B,. Crack band theory for fracture of concrete, Bordas-Dunod, Paris, 23 pages, 1983. 8. BHUSHAN KARIHALOO,. fracture mechanics & structural concrete, Longman Scientific & Technical, New York, 330 pages, 1995. 9. TRAN THE TRUYEN, CHARLIER ROBERT, A method for predicting the permeability of damaged concrete, Science Journal of Transportation, No3, Hanoi- Chengdu-Moscou, 3/2011. 10. TRẦN THẾ TRUYỀN, Nghiên cứu ứng dụng các mô hình phá huỷ dòn bê tông vào tính toán thiết kế các công trình giao thông, Báo cáo đề tài KHCB, ĐHGTVT, 2008. 11. TRẦN THẾ TRUYỀN, Nghiên cứu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các đặc trưng nứt của các loại bê tông dùng trong xây dựng cầu, Báo cáo đề tài KHCB, ĐHGTVT, 2006. 12. TRẦN THẾ TRUYỀN, NGUYỄN ĐĂNG HƯNG, NGUYỄN NGỌC LONG, Mô hình hiệu ứng kích thước và ứng dụng trong xác định năng lượng nứt và mô đun phá hoại của một số loại bê tông thường dùng ở Việt Nam, Tuyển tập hội nghị cơ học toàn quốc lần thứ 8, Hà Nội, 12/2007. 13. TRẦN THẾ TRUYỀN, NGUYỀN XUÂN HUY,. Phá hủy, rạn nứt bê tông: cơ học và ứng dụng, NXB Xây dựng, Hà Nội, Việt Nam, 200 trang, 2011. Ngày nhận bài: 28/4/2014.
Luận văn liên quan