Thiết kế dao tiện định hình gia công chi tiết: Vật liệu thép C45

Dao tiện định hình có hai loại chính theo hình dáng đó là loại dao hình lăng trụ và dao tiện hình tròn , trong hai loại trên em chọn loại dao lăng trụ vì chúng có những ưu điểm sau : - Được gá kẹp bằng mang cá có độ cứng vững cao - Dao lăng trụ chỉ gây ra sai số gia công 1 còn dao hình tròn còn gây ra sai số gia công 2. - Góc sau có thể lựa chọn giá trị lớn vì điều kiện gia công cho phép . - Truyền nhiệt tốt ,tuổi thọ cao ,mài lại dao dễ . Dựa vào những ưu điểm trên vậy em chọn loại dao tiện định hình lăng trụ gá hướng kính .

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế dao tiện định hình gia công chi tiết: Vật liệu thép C45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án môn học dụng cụ cắt Chương I Thiết Kế Dao Tiện Định Hình Đề Bài : Thiết kế dao tiện định hình gia công chi tiết : Vật liệu thép C45 1.Phân tích chi tiết gia công Chi tiết gia công bao gồm các mặt trụ tròn xoay,các mặt côn có kích thước là f15, f25 và f35, . Các kích thước chi tiết được chế tạo theo cấp chính xác h10, độ nhám bề mặt RZ =20mm. Vật liệu chi tiết gia công là thép C45 đường kính giữa các đoạn không có sự thay đổi đột ngột , kết cấu đối xứng . 2.Chọn loại dao : Dao tiện định hình có hai loại chính theo hình dáng đó là loại dao hình lăng trụ và dao tiện hình tròn , trong hai loại trên em chọn loại dao lăng trụ vì chúng có những ưu điểm sau : Được gá kẹp bằng mang cá có độ cứng vững cao Dao lăng trụ chỉ gây ra sai số gia công D1 còn dao hình tròn còn gây ra sai số gia công D2. Góc sau a có thể lựa chọn giá trị lớn vì điều kiện gia công cho phép . Truyền nhiệt tốt ,tuổi thọ cao ,mài lại dao dễ . Dựa vào những ưu điểm trên vậy em chọn loại dao tiện định hình lăng trụ gá hướng kính . 3. Chọn vật liệu dao tiên định hình. Dao tiện định hình thường có biên dạng phức tạp, làm việc trong điều kiện cắt nặng nề, lực cắt lớn, nhiệt cắt lớn. Vì vậy cần chọ vật liệu làm dao có độ cứng lớn, độ bền nhiệt lớn, độ bền cơ học và khả năng chống mòn tốt. Với vật liệu chi tiết gia công là thép C45 cần gia công đạt cấp chính xác IT10, độ nhẵn cấp 4. Chọn vật liệu dao tiện định hình là thép gió P18. 4. Chọn thông số hình học dao tiện định hình. + Góc sau a: Dao tiện định hình thường cắt với lớp phoi mỏng nên góc sau a ( a = 80 á 150) được chọn lớn hơn so với dao tiện thường. - Chọn a = 120 + Góc trước g: Phụ thuộc vào cơ tính của vật liệu gia công (g = 150 á 200). - Theo bảng 2 - 4/( 9), với vật liệu chi tiết gia công là thép C45 có sb = 610 N/mm2 , HB = 163 á 229. - Chọn g = 15o 5. Tính chiều cao profin dao + Điểm cơ sở được chọn là điểm ngang tâm chi tiết và xa chuẩn kẹp của dao nhất . Vậy ta chọn điểm cơ sở tại điểm 1 . + Hoành độ: Biểu thị kích thước chiều trục của các điểm trên biên dạng lưỡi cắt của dao so với điểm cơ sở ngang tâm 1. Đây là dao tiện định hình hướng kính gá thẳng nên kích thước chiều trục của các điểm biên dạng trên lưỡi cắt đúng bằng kích thước chiều trục của các điểm tương ứng trên chi tiết gia công : l1 = 0 ( mm ) l3 = 17( mm ) l5 = 37( mm) l2 = 12 ( mm ) l4 = 22( mm ) A = risingi =r1sing = 7.5.sin150 = 1.941(mm) ị gi =arcsin() B = r1cosg = 7.5.cos150 = 7.244 (mm) Ci =ricosgi ị ti = Ci – B = ricosgi – r1cosg1 hi = ti.cos(a + g) mà cos(a + g) = cos(120 + 150) = 0,891 + Tính profin dao tiện định hình tại điểm 1đ h1=0. Tại đỉêm i: t i = Ci - B = r2Cos gi - rCosg gi =arcsin () hi ={ r i cos[arcsin ()] - rcosg}. cos(a + g) Sơ Đồ Tính Profin Dao t1 = C1 – B = 0 ; h1 = 0; + Tại điểm 2 có r2 = 12.5 h2 = 4.55 + Tại điểm 3 có r3 =17.5 mm h4 = 9.04mm Điểm hi ri li 1 0 7.5 0 2 4.55 12.5 12 3 9.04 17.5 17 4 4.55 12.5 17 5 9.04 17.5 22 6 4.55 12.5 35 5. Chọn kích thước kết cấu dao tiện định hình. 5.1 Kích thước kết cấu : - Chọn theo hình dáng lớn nhất tmax của chi tiết gia công + Chiều cao hình dáng lớn nhất: Với những ưu điểm của dao tiện định hình lăng trụ là cho sai số gia công nhỏ, bảo đảm độ cứng vững tốt khi kép chặt và gia công chi tiết đạt độ chính xác cao về hình dáng và kích thước phù hợp với chi tiết cần gia công. Vậy ta chọn dao tiện để gia công chi tiết đã cho là dao tiện hình lăng trụ. - Theo bảng 2 - 1/( 6 ) ta có kích thước kết cấu của dao tiện định hình lăng trụ: Chiều cao hình dáng lớn nhất của chi tiết Kích thước dao tiện Kích thước M phụ thuộc d B H E A F r d M 5,5 19 75 6 25 15 0,5 6 34.46 5.2 Kích thước phần phụ Phần phụ của profin dụng cụ cắt dùng để vát mép và chuẩn bị cho nguyên công cắt đứt chi tiết khỏi phôi có kích thước như sau : + Chiều rộng lưỡi cắt phụ b = 1 mm + Chiều rộng lưỡi dao xén mặt đầu a = 1 mm + Góc nghiêng j = 30;j1 = 300 + Chiều rộng lưỡi dao cắt đứt g = 2 mm + Chiều rộng vát chi tiết f = 0,5 mm + Chiều rộng vát lưỡi cắt đứt d = Vậy chiều rộng dao L = Lc + a + b + d + c = 37 + 1 + 1 + 3 + 3 = 45 mm. 6. Xác định dung sai kích thước profin dao tiện định hình. Độ chính xác hình dáng kích thước của chi tiết gia công phụ thuộc vào dộ chính xác hình dáng kích thước biên dạng của dao. Vì vậy cần xác định dung sai kích thước biên dạng dao chặt chẽ. Trong quá trình gia công chi tiết định hình có thể coi dao như là chi tiết trục ( bị bao ). Vì vậy nên bố trí trường dung sai kích thước biên dạng dao như đối với trục cơ sở, nghĩa là sai lệch trên bằng không và sai lệch dưới âm. Bố trí như vậy, sai số biên dạng dao sẽ tao ra sai số có thể sửa được trên biên dạng chi tiết. Chi tiết gia công bằng dao tiện định hình đạt cấp chính xác IT10, ta chọn cấp chính xác của dao tiện định hình có cấp chính xác IT8 dựa vào kích thước biên dạng dao và cấp chính xác của dao: - Theo bảng 2 - 7/(31) ta được các sai lệch kích thước biên dạng dao, sai lệch kích thước góc : - 15’ - Sai lệch đường kính của các điểm biên dạng chi tiết: F25-0,084 ; F35-0,1 - Sai lệch kích thước chiều trục của dao l1 = 0 ( mm ) ; l2 = 12-0,027 ; l3 = 18,4-0,033( mm ) ; l4 = 22-0.033( mm ) ; l5 = 37-0,039 (mm). Sai lệch chiều cao hình dáng của dao: h2-4-6= 4,55-0,014 ; h3-5 =9,04-0.018 7. Điều kiện kỹ thuật của dao tiện định hình. 7.1. Vật liệu phần cắt : Thép gió P18 Vật liệu thân dao : Thép 45 7.2. Độ cứng sau nhiệt luyện - Phần cắt : HRC 62á65 - Phần thân dao : HRC 30á40 7.3. Độ nhẵn - Mặt trước và mặt sau dao thép gió lớn hơn cấp 8 ( Ra 0,63 mm ) - Các mặt chuẩn định vị và kẹp chặt: đạt cấp 8 ( Ra = 0,63 mm ) - Các mặt còn lại đạt cấp 10 ( Ra = 2,5 mm ) Sai lệch các góc sắc (a + g) : ±0,50 ; Vật liệu thép C45 Chương III Thiết kế dao phay định hình Đề Bài : Thiết kế giao phay định hình gia công chi tiết : Vật liệu thép C45 1.Phân Tích Chi Tiết Và Chọn Dao Chi tiết có dạng rãnh ,profin mặt cắt bao gồm các đường thẳng và giao các dường thẳng ,có chiều sâu gia công lớn nhất hmax = 8mm và sb = 610N/mm2 .Chiều rộng chi tiết gia công l = 30 mm. Từ chiều cao lớn nhất của chi tiết h0 = 8mm , tra (bảng 10 – V) ta có đường kính đỉnh dao D = 90 mm , vì D < 100 vậy ta chọn loại dao liền thân, đáy rãnh thoát phoi đáy phẳng . Có các thông số hình học như sau : D d h K C H e z d1 r 90 32 8 4.5 15 17 25o 10 34 1.5 2. Vật liệu chế tạo dao Đối với dao phay có kích thước nhỏ ,loại dao liền thân chọn vật liệu thép gió P18 có tính chất cơ lý sau : + Saukhi nhiệt luyên đạt độ cứng HRC = 62 á 65. + Sau khi ram HRC = 64 á 65. + Độ chịu nhiệt cắt 5000 á 6000C 3. Chọn thông số hình học phần cắt và kết cấu dao + Giá trị góc trước và góc sau được chọn theo (bảng 2-V) , ứng với vật liệu gia công theo yêu cầu , điều kiên gia công thô : g = 150 a = 120 + Số răng dao được chọn theo đường kính ngoài ( bảng 10-V): Z = 10 + Lượng hớt lưng K : + Chiều cao toàn bộ răng : H = h + r + K = 8 + 1,5 + 6 = 15.5 (mm). + Chiều rộng dao phay : B = l + 2 = 30 + 2 = 32 (mm). 4. Tính toán profin dao phay định hình 4.1 Tính toán profin trong tiết diện chiều trục : Chọn điểm cơ sở tại điểm 1’-2’ . Chiều cao profin chi tiết kể từ điểm cơ sở là hci. Vậy chiều cao profin của dao tại điểm bất kì (được kí hiệu là hdi ) được tính hdi = hci - Dhi (1) Mà R0 = R1.sing = Ri.sin(g + qi) => sin (g + qi) = qi = Ta có lượng giảm K do đường cong hớt lưng Acsimet tỉ lệ với Dhi . Vậy để xác định Dhi ta lập tỉ lệ : Thay vào CT (1) ta có Từ công thức tổng quát trên ta có thể tính toán cụ thể đối với các điểm của profin dao : + Tính đối với điểm 1 Tại điểm 1 tacó R1 = 37 ; hc1 = 8 + Tính đối với điểm 2 Tại điểm 2 tacó R2 = 38 ; hc2 = 7 + Chiều rộng profin li trên chi tiết và trên profin dao không thay đổi l1 =0 ; l2 = 10 ; l3 = 25 ; l4 = 30 Ta có bảng tính toán profin dao trên tiết diện chiều trục : Điểm li Dhi hci hdi 1 0 0.56 8 7.44 2 10 0.56 7 0 3 25 0 0 0 4 30 0 0 6,44 4.2 Tính toán profin trong tiết diện mặt trước của dao : Để tính toán profin trong tiết diên mặt trước của dao từ các giao điểm của bán kính Ri với mặt trước ta kẻ các đường vuông góc với mặt trước và chiều cao của các điểm này tính từ điểm cơ sở được đặt là hti chính là chiều cao profin theo tiết diện mặt trước : Dựa vào hình vẽ ta có các công thức tổng quát sau : Mà qi = + Tính toán tại điểm 1 q1 = + Tính toán tại điểm 4 q2 = Từ các điểm ta có bảng tính toán profin trong tiết diện mặt trước: Điểm li Ri qi hti 1 0 37 3,35 8,35 2 10 45 0 0 3 25 45 0 0 4 30 38 2,85 7,3 Thiết kế dao truốt lỗ TRụ Dao truốt là một loại dụng cụ cắt có năng xuất cao thường dùng để gia công những bề mặt định hình trong và ngoài. Sau khi truốt, bề mặt gia công có thể đạt độ chính xác cấp 8 á 7 và đạt độ nhẵn 6 á 8 ( Ra = 2,50 á 0,63 ). Cũng có thể đạt tới độ nhẵn cấp 9 ( Ra = 0,32 ). Dao truốt là loại dao chuyên dùng. Vì vậy chỉ cần thay đổi lượng dư, hoặc kích thước bề mặt gia công hoặc vật liệu chi tiết là phải tính toán thiết kế và chế tạo dao truốt mới. Dao truốt cho năng xuất và độ nhẵn cao nhưng có nhược điểm là lực cắt lớn và dao chóng mòn. Khi lượng chạy dao lớn và khi lượng chạy dao nhỏ thì sảy ra hiện tượng trượt do đó ảnh hưởng tới chất lượng gia công. Chọn kiểu dao truốt Theo đề tài ta gia công bề mặt tru trong do vậy dùng dao truốt kéo và tiến hành trên máy truốt ngang. 2. Chọn vật liệu dao truốt. Với vật liệu chi tiết gia công là thép 45 ta chọn vật liệu làm dao là thép gió P18 vì thép gió có độ cứng khá cao, độ bền cao và khả năng chống mài mòn cao. 3. Chọn sơ đồ truốt. Khi truốt có thể dùng 4 sơ đồ truốt là truốt lớp, truốt ăn dần, truốt nhóm và truốt tổ hợp. Vì thiết kế dao để truốt lỗ then hoa với bề mặt định hình có biên dạng phức tạp nên ta chọn sơ đồ truốt ăn dần. (Hình vẽ) 4. Xác định lượng dư gia công. - Lượng dư khi truốt phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ, truốt lỗ then hoa định tâm theo đường kính ngoài nên lượng dư tính theo một phía ( Theo bán kính ) được tính theo công thức: Trong đó: Dmax = 32,027 : Đường kính lỗ ngoài sau khi truốt. Domin = 31 : Đường kính lỗ trước khi truốt. Suy ra: 5. Xác định lượng nâng của răng dao. Việc chọn lượng nâng của răng dao phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu gia công, kết cấu dao truốt và độ cứng vững của chi tiết, trị số lượng nâng Sz ảnh hưởng lớn đến độ bóng bề mặt ra công, lực truốt và chiều dài dao truốt, nếu chọn Sz lớn thì chiều dài dao truốt tính được sẽ ngắn, dễ chế tạo, năng xuất cao, nhưng lực truốt sẽ lớn, làm răng dao sẽ mòn theo mặt trước và mặt sau ảnh hưởng xấu đến đọ chính xác và độ nhẵn bề mặt gia công. bóng cả mặt sau và mặt trước của dao đồng thời năng mài lại răng dao với chất lượng cao. Răng cắt thô đầu tiên thường bố trí lượng nâng bằng 0 để chỉ làm nhiệm vụ sửa đúng biên dạng lỗ phôi, các răng cắt thô còn lại có lượng năng bằng nhau và được xác định theo bảng 3 - 5 /(55) ta có: Sz = 0,03mm Để tránh giảm lực cắt đột ngột giữa răng cắt thô và răng sửa đúng được bố trí từ 2 á 4 răng cắt tinh với lượng nâng giảm dần. Thường chọn 3 răng cắt tinh với lượng nâng có thể được bố trí như sau: Lượng nâng sơ bộ của răng cắt tinh là: + Lượng nâng của răng cắt tinh thứ nhất là: Szt1= 0,8.Sz = 0,8.0,03 = 0,024 + Lượng nâng của răng cắt tinh thứ hai là: Szt2= 0,6.Sz = 0,6.0,03 = 0,018 + Lượng nâng của răng cắt tinh thứ ba là: Szt1= 0,4.Sz = 0,4.0,03= 0,012 6. Xác định số răng dao Z. 6.1. Răng cắt thô: Số răng cắt thô Zth của dao truốt được xác định phụ thuộc vào sơ đồ cắt. Với sơ đồ truốt ăn dần ta có: Trong đó: A: Lượng dư tính theo một phía. A = 0,5135 mm At : Lượng dư của các răng cắt tinh. Sz: Lượng nâng của răng cắt thô ứng với sơ đồ truốt ăn dần Vậy ta có: Lấy Zth = 16 răng. 6.2. Răng sửa đúng. Số răng sửa đúng Zsđ được chọn theo cấp chính xác của bề mặt gia công và kiểu dao truốt. - Theo bảng 3 - 7/(57) ta có: Dao truốt lỗ tru: Zsđ = 5 7. Góc độ của dao truốt. + Góc sau của dao truốt phụ thuộc vào kiểu dao truốt. - Theo bảng 3 - 8 /(58) ta có: Đối với răng cắt thô: a = 3o : sai lệch = 30’ Đối với răng cắt tinh: a = 2o : sai lệch = 15’ Đối với răng sửa đúng: a = 1o : sai lệch = 15’ Để tăng độ bền kích thước, trên mặt sau của răng sửa đúng được để lại dải cạnh viền f = 0,05 á 0,2 mm ( chọn f = 0,1 mm ). + Góc trước g: Chọn phụ thuộc vào vật liệu gia công. - Theo bảng 3 - 9/(58) ta có: Răng cắt thô: g = 16o 8. Xác định hình dáng răng, kích thước răng và rãnh chứa phoi. Dao truốt có 3 dạng rãnh chứa phoi: Dạng lưng cong, dạng lưng thẳng và dạng đáy bằng. Với vật liệu chi tiết gia công là thép 45 có độ cứng trung bình thường tạo ra phoi dây, để cuốn phoi được chặt chẽ, giả nhỏ kích thước rãnh phoi nên chon rãnh dạng lưng cong. Hình dáng, kích thước răng và rãnh chứa phoi phụ thuộc vào vật liệu gia công và tiết diện phoi do một răng dao cắt ra. Diện tích rãnh chứa phoi F được xác định theo công thức: F = f.k Trong đó: f: Diện tích tiết diện phoi ( mm2 ) f = L.Sz = 50.0,03 = 1,5 ( mm2 ) L: Chiều dài bề mặt được truốt Sz: Lượng nâng của răng cắt thô K: Hệ số điền đầy rãnh - Theo bảng 3 - 10/(59) với Sz = 0,03mm đ k = 3 Suy ra: F = 1,5.3 = 4,5 ( mm2 ) + Bước răng dao truốt được xác định : 1,13 h 2,397 Chọn h = 3 t = (2,52,8)h t = 7,5; b = (0,3 0,4)t b = 2,5 R =(0,65 0,8)t R = 5,5 ; r = (0,5 0,55)h r = 1,5 Hình vẽ *. Kiểm nghiện khả năng chúa phoi của rãnh theo điều kiện: Trong đó: H: Chiều sâu rãnh phoi Thay số ta được: Ta thấy điều kiện trên thoả mãn khả năng chứa phoi. Để thuận tiện cho việc chế tạo dao, bước răng của các răng cắt thô, cắt tinh và răng sửa đúng đều lấy bằng nhau. Song để giảm chiều dài chung của dao truốt, nâng cao độ chính xác của bề mặt gia công, bước răng cắt tinh và răng sửa đúng được lấy giảm đi so với bước răng cắt thô. - co bảng : . h t b r R f 3 7,5 2,5 1,5 5,5 0,1 9. Xác định số răng đồng thời tham ra cắt. Khi truốt số răng đồng thời tham gia cắt luôn thay đổi từ trị số nhỏ nhất Zmin đến trị số lớn nhất Zmax. + Số răng nhỏ nhất tham gia cắt: + Số răng lớn nhất tham gia cắt: 10. Xác định kích thước các răng. Đường kíng răng cắt thô đầu tiên: D1 = Dmin + 2q = 31,019 với q = 0,0095 D2 = D1 + 2Sz = 31,019 + 2.0,03 = 31.079 D3 = 31,139 ………………………. D 16 = 31,909 + - Chiều dài phần cắt răng là: - Chiều dài phần răng sửa đúng là: 11. Chọn kết cấu rãnh chia phoi. Trong tiết diện vuông góc với trục dao có dạng như hình vẽ Tra bảng ta chọn được só rãnh là 12 rãnh Khi truốt cần bố trí rãnh chia phoi trên những răng cắt nhằm chi chiều rộng cắt thành những đoạn nhỏ với chiều rộng mỗi đoạn không lớn hơn 6mm do đó phoi dễ cuốn và dễ thoát, biến dạng phoi giảm. Đáy rãnh chia phoi thường nghiêng so với trục dao 1 góc a = 3o á 5o. hình vẽ 12. Xác định hình dáng kích thước đầu kẹp dao truốt. Ta tính được D’1 = 22 - Tra bảng 4.1.4 ta có D1 = 28 ; D1’ = 22 ; d = 4 ; a = 16 a1 = 10; a2 = 0,5 ;a3 = 28 ; f = 5 l1 = 125 ; Hình vẽ. 13. Xác định kích thước cổ dao và côn chuyển tiếp. Đường kính cổ dao lấy nhỏ hơn đường kính đầu dao (D1 )2mm với dung sai theo h12. D2 = D1 - 2= 28 - 2 = 26. đ D2 = 26-0,30 ( mm ). Hình vẽ. Chiều dài cổ dao là: L2 = lg -– l3 = ( lh + lm + lb ) – l3 Với l1 = 125 ; l3 : Phần côn chuyển tiếp lấy: l3 = 15 ( mm ). l4 : Chiều dài phần định hướng: l4 = 40 ( mm ). L : Khoảng cách từ đầu dao đến đỉnh răng cắt thô thứ nhất. lh : Khe hở giữa mặt đầu với thành máy truốt, thường lấy lh = 5 á 10 ( mm ) đ lấy lh = 8 ( mm ) lm : chiều dày thành máy truốt lm = 20 á 30 ( mm ) đ lm = 25 lb : Chiều dày vành ngoài của bạc tỳ lb = 12 ( mm ). đ l2 = 8 + 25 +12 – 15 = 30 ( mm ). Tính L : Khoảng cách từ đầu dao đến đỉnh răng cắt thô thứ nhất. L = l1 + l2 + l3 + l4 = 125 + 30 + 15 + 45 = 215 ( mm ). 14. Xác định kích thước phần định hướng phía trước Đường kính phần định hướng trước lấy bằng đường kính lỗ trước khi truốt với dung sai theo kiểu lắp lỏng e8: Chiều dài phần định hướng trước lấy bằng: L4 = ( 0,75 á 1 )lc = 0,9lc = 0,9.50 = 45 ( mm ). 15. Xác định phần định hướng sau. Đối với lỗ trụ phần định hướng sau được xác định như sau : Dđhs = Dsđ = 32 +f7 Đường kính phần định hướng sau được chế tạo với dung sai lắp lỏng f7. Tra bảng dung sai và lắp ghép TCVN 2244 - 77 ta có: ( mm ). Chiều dài phần định hướng sau được xác định bằng (0,5 – 0,7) chiều dài lỗ 16. Xác định chiều dài dao truốt. Ld = L + l5 + l6 + l7 L : Khoảng cách từ đâùu dao đến đỉnh răng cắt thô thứ nhất ( L = 225 ). l5 : Chiều dài phần định hướng cắt. l5 = 142,5 ( mm ). l6 : Chiều dài phần răng sửa đúng. l6 = 52,5 ( mm ). l7 : Chiều dài phần định hướng sau. l7 = 30 ( mm ). Thay số vào ta được: Ld = 215 + 142,5 + 52,5+ 30 = 441( mm ) 18. Tính lực truốt. Lực truốt lớn nhất khi truốt lỗ then hoa là: B:chiều dài lưỡicắt trên 1 vòng răng tính cho răng thứ nhất, tính B = 58,2(mm) q : lực cắt đơn v ị phụ thuộc vật liệu gia công(tra bảng) q = 160(N/mm) Số răng đồng thời tham gia cắt lớn nhất: Zmax = 7 : Các hệ số điều chỉnh xét tới ảnh hưởng của góc trước, độ mòn của dao và dung dịch trơn nguội đến lực cắt. - Tra bảng 3 - 27/(73) ta có: Vậy ta xác định được lực cắt lớn nhất là: 19. Kiểm nghiệm lực truốt và độ bền dao truốt. Muốn làm việc được lực kéo Q của máy truốt phải lớn hơn lực truốt Pmax Để đảm bảo độ bền kéo cho dao cần thoả mãn điệu kiện: F : Diện tích tiết diện nguy hiểm ở đầu kẹp hay ở rãnh răng cắt thô thứ nhất. F =3,14.D12/4 = 754,4 mm đ - Theo bảng 3 - 29/(74) ta có: đ đ Thoả mãn độ bền kéo. 20. Chọn hình dáng kích thước lỗ tâm. - Theo bảng 3 - 30/(75) ta chọn loại B có các kích thước sau: Hình vẽ d = 2,5 ; D = 6 ; L = 6 L1 = 3 ; D2 = 0,8 21. Các điệu kiện của dao. a, Vật liệu: Thép P18. b, Độ cứng sau khi nhiệt luyện: - Phần răng và phần định hướng sau đạt: HRC 62 á 65 - Phần định hướng trước: HRC 58 á 62 - Phần đầu dao: HRC 40 á 47 c, Độ nhẵn bề mặt: - Cạnh viền của răng sủa đúng: Cấp 9 ( Ra = 0,32 ) - Mặt trước, mặt sau của răng, mặt côn làm việc của lỗ tâm, các bề mặt định hướng: Cấp 8 ( Ra = 0,65 ) - Mặt đáy răng, mặt trụ ngoài của đầu dao, côn chuyển tiếp, các rãnh chia phoi cấp 7 ( Ra = 1,25 ) - Các bề mặt không mài: Cấp 6 ( Ra = 2,5 ). d, Sai lệch lớn nhất của đường kính các răng trừ 2 răng cắt tinh cuối cùng: - Theo bảng 3 - 34/(76) sai lệch lớn nhất của đường kính các răng cắt trừ 2 răng cắt tinh cuối cùng không được vượt quá - 0,020 ( mm ) e, Sai lệch lớn nhất của đường kính 2 răng cắt tinh cuối và răng sửa đúng: Không được vượt quá giới hạn cho trong bảng 3 - 35/(78): - 0,010 (mm ) g, Sai lệch tích luỹ bước vòng: Không được vượt quá giới hạn cho trong bảng 3 - 37/(79): 0,018 ( mm ) h, Dung sai chiều dày răng sửa đúng: Không được vượt quá giới hạn cho trong bảng 3 - 38/(79): 0,007 ( mm ) i, Độ dảo hướng kính của đường kính ngoài răng sửa đúng và 2 răng cắt tinh cuối cùng: Phải nằm trong giới hạn dung sai của đường kính tương ứng. Độ đảo phần còn lại của dao truốt không được vượt quá 3 lần dung sai của đường kính tương ứng. j, Sai lệch giới hạn của cạnh viền răng sửa đúng: Bằng ± 0,1 mm, chiều rộng cạnh viền của răng cắt k, Độ elíp trên phần làm việc: Phải nằm trong giới hạn dung sai của đường kính tương ứng. m, Sai lệch cho phép chiều sâu rãnh chứa phoi: Không được vượi quá + 0,3 ( mm )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDADAO~1.DOC
  • docTRUOTL~1.DOC
Luận văn liên quan