Thiết kế lò đốt chất thải rắn sinh hoạt công suất 100kg/h

Thế giới đang ngày càng phát triển không ngừng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v Trong đó, rác thải sinh hoạt hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại của toàn thế giới. Dân số ngày càng tăng, lượng rác thải cũng theo tỉ lệ mà tăng theo, nó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe loài người. Tuy vậy, rác cũng là một phần của cuộc sống. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự quan tâm của toàn thế giới, rác không chỉ đi ra từ cuộc sống mà nó còn quay lại cuộc sống, phục vụ đời sống con người, cùng con người xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ các nước hiện đại mà tất cả các nước trên toàn thế giới đang cố gắng xử lý rác thải một cách hợp lý nhất để xây dựng một thế giới mới - thế giới không rác thải. Cho đến nay, chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ưu điểm chính của công nghệ chôn lấp ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại chất thải rắn khác nhau so với công nghệ khác. Tuy nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra những hình thức ô nhiễm khác như ô nhiễm nước, mùi hôi, ruồi nhặng, côn trùng Hơn nữa, công nghệ chôn lấp không thể áp dụng để xử lý triệt để các loại chất thải y tế, độc hại. Ngoài ra trong quá trình đô thị hoá như hiên nay, quỹ đất ngày càng thu hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn vị trí làm bãi chôn lấp rác. Vì vậy, áp dụng một số biện pháp xử lý rác khác song song với chôn lấp là một nhu cầu rất thiết thực. Công nghệ đốt chất thải rắn, một trong những công nghệ thay thế, ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi đặc biệt với loại hình chất thải rắn y tế và độc hại. Công nghệ đốt chất thải rắn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi kèm với biện pháp khai thác tận dụng năng lượng phát sinh trong quá trình đốt.

doc45 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 10648 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế lò đốt chất thải rắn sinh hoạt công suất 100kg/h, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thế giới đang ngày càng phát triển không ngừng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v Trong đó, rác thải sinh hoạt hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại của toàn thế giới. Dân số ngày càng tăng, lượng rác thải cũng theo tỉ lệ mà tăng theo, nó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe loài người. Tuy vậy, rác cũng là một phần của cuộc sống. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự quan tâm của toàn thế giới, rác không chỉ đi ra từ cuộc sống mà nó còn quay lại cuộc sống, phục vụ đời sống con người, cùng con người xây dựng cuộc sống mới. Không chỉ các nước hiện đại mà tất cả các nước trên toàn thế giới đang cố gắng xử lý rác thải một cách hợp lý nhất để xây dựng một thế giới mới - thế giới không rác thải. Cho đến nay, chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ưu điểm chính của công nghệ chôn lấp ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại chất thải rắn khác nhau so với công nghệ khác. Tuy nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra những hình thức ô nhiễm khác như ô nhiễm nước, mùi hôi, ruồi nhặng, côn trùngHơn nữa, công nghệ chôn lấp không thể áp dụng để xử lý triệt để các loại chất thải y tế, độc hại. Ngoài ra trong quá trình đô thị hoá như hiên nay, quỹ đất ngày càng thu hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn vị trí làm bãi chôn lấp rác. Vì vậy, áp dụng một số biện pháp xử lý rác khác song song với chôn lấp là một nhu cầu rất thiết thực. Công nghệ đốt chất thải rắn, một trong những công nghệ thay thế, ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi đặc biệt với loại hình chất thải rắn y tế và độc hại. Công nghệ đốt chất thải rắn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi kèm với biện pháp khai thác tận dụng năng lượng phát sinh trong quá trình đốt. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn ( còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thảiTrong đó, rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần, chất lượng rác thải ở từng khu vực, từng quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học, kĩ thuật. Bất kì hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường đi, tại nơi công cộngđều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng là các chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại môi trường sống. Cho nên rác thải sinh hoạt có thể định nghĩa là các thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. 1.2 Thành phần của rác thải sinh hoạt - Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm khoảng 64.7 % về khối lượng. - Cây gỗ chiếm khoảng 6.6 % về khối lượng. - Giấy, bao bì giấy chiếm khoảng 2.1 % về khối lượng. - Plastic khó tái chế chiếm khoảng 9.1% về khối lượng. - Cao su, đế giày dép chiếm khoảng 6.3 % về khối lượng. - Vải sợi, vật liệu sợi chiếm khoảng 4.2 % về khối lượng. - Đất đá, bê tông chiếm khoảng 1.6 % về khối lượng. - Thành phần khác chiếm khoảng 5.4 % về khối lượng. 1.3. Tác động của rác thải đến môi trường và con người 1.3.1. Ô nhiễm do rác Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất, nước. Gây hại sức khỏe: Những nơi vứt rác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não,) Rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan cho người các bệnh như: dịch hạch, sốt có thể dẫn đến tử vong. Rác gây mùi hôi thối khó chịu cho xung quanh. Ô nhiễm nước: Rác sinh hoạt không được thu gom thải vào kênh rạch, sông hồgây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm do trong nước, làm mất mỹ quan gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Ô nhiễm không khí: Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra CO2, SO2, CO, H2S, NH3ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp gây cháy nổ. Ô nhiễm đất: Nước rò rỉ trong các bãi rác gây ô nhiễm đất. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm do rác thải sinh hoạt: Trình độ hiểu biết của nguời dân còn thấp (không thấy rõ tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi và tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, không biết tận dụng phế phẩm thừa làm phân bón). Ý thức, trách nhiệm còn kém (không bỏ rác đúng nơi quy định, bảo thủ không muốn thực hiện theo những chủ trương về bảo vệ môi trường đã đề ra vì sợ tốn tiền). Các cấp chính quyền địa phương còn lơ là đối với việc quản lý môi trường. Ở khu vực đô thị, quá trình đô thị hóa hiện nay kéo theo một số lượng người dân ở nông thôn ra thành phố sống đã gây nên những xáo trộn lớn lao trong sinh hoạt ở các vùng dân cư và vấn đề rác thải đang có nguy cơ ngày càng tăng, đặc biệt là trong các đô thị mới, khu kinh tế tập trung như nhà mới mọc nhiều gây khó khăn cho thu gom, nhà quá nghèo hoặc nhà giàu không muốn hòa nhập cộng đồng dẫn đến tình trạng không giữ vệ sinh chung (nhà trên có thể vứt rác xuống sân gây ô nhiễm), các khu đô thị hóa dọc trục giao thông, các trung tâm công nghiệp tập trung không được quản lý chặt chẽ. 1.3.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam - Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp. - Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn quốc ước tính khoảng 1,28tr tấn/năm.Trong đó khu vực đô thị là (từ loại 4 trở lên) là 6,9tr tấn/năm (chiếm 54%),lượng chất thải còn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuọc huyện.Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh. - Dự báo tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt đô thị từ 2014 là vào khoảng hơn 12tr tấn/năm và đến 2020 khoảng 22tr tấn/năm. Như vậy với lượng gia tăng lượng chất thải rắn như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng do chất thải rắn gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. 1.4 Mục đích xử lý chất thải rắn bằng lò đốt • Tái sử dụng và tái sinh chất thải. • Không làm phát tán các chất gây nguy hại vào môi trường. • Chuyển từ các chất độc hại thành các chất ít độc hại hơn hay vô hại. • Giảm thể tích chất thải trước khi chôn lấp. 1.5 Xử lý chất thải rắn • Việc lựa chọn phương pháp, công nghệ xử lý dựa trên một số tiêu chí: Khối lượng, thành phần, đặc tính của chất thải rắn. Điều kiện kinh tế, hạ tầng của địa phương. Hiệu quả của công nghệ xử lý (đầu tư, bảo hành, bảo dưỡng, sản phẩm). Đặc điểm của nguồn tiếp nhận. Tiêu chuẩn môi trường. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ 2.1 Các phương pháp chính xử lý chất thải rắn Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp chính xử lý chất thải rắn 2.2 Công nghệ thiêu đốt chất thải rắn sinh hoạt Công nghệ thiêu đốt là đốt chất thải một cách có kiểm soát trong một vùng kín, mang nhiều hiệu quả. Quá trình đốt được thực hiện hoàn toàn, phá hủy hoàn toàn chất thải độc hại bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học, giảm thiểu hay loại bỏ hoàn toàn độc tính. Hạn chế tập trung chất thải cần loại bỏ vào môi trường bằng cách biến đổi chất rắn, lỏng thành tro. Việc quản lý kim loại, tro và các sản phẩm của quá trình đốt là khâu quan trọng. Tro là một dạng vật liệu rắn, trơ gồm C, muối, kim loại. Trong quá trình đốt, tro tập trung ở buồng đốt (tro đáy), lớp tro này xem như chất thải nguy hại. Các hạt tro có kích thước nhỏ có thể bị cuốn lên cao (tro bay). Tàn tro cần chôn lấp an toàn vì thành phần nguy hại sẽ trực tiếp gây hại. Lượng kim loại nặng được xác định qua việc kiểm tra khói thải và tro dư của lò đốt. Thành phần khí thải chủ yếu là CO2, hơi nước, NOx, hydrigen cloride và các khí khác. Các khí vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người và môi trường, vì vậy cần có hệ thống xử lý khói thải từ lò đốt. Lò đốt thường được chia làm 2 buồng Buồng đốt chính: gồm 2 giai đoạn + Giai đoạn 1: chất thải được sấy khô. + Giai đoạn 2: cháy và khí hóa. Buồng đốt sau: gồm 3 giai đoạn + Giai đoạn 3: phối trộn. + Giai đoạn 4: cháy ở dạng khí. + Giai đoạn 5: ôxi hoá hoàn toàn. Các yếu tố quyết định sự hiệu quả của lò đốt: sự cân bằng năng lượng, hệ thống kiểm soát chế độ đốt, nhiệt độ nóng chảy trong buồng đốt, độ ẩm của chất thải. Phương pháp đốt là phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất để xử lý triệt để chất thải y tế nguy hại Các kiểu lò cơ bản Có 2 kiểu lò cơ bản: Lò quay (chuyển động quay): có cấu tạo hình trụ, nằm ngang. Chuyển động quay quanh trục của lò làm chất thải được đảo trộn đều, nâng cao hiệu quả cháy. Lò được chế tạo với công suất lớn, chi phí đầu tư và vận hành rất cao. Lò tĩnh (không chuyển động): có cấu tạo đơn giản, hiệu quả cao. Công suất thiết kế của lò tĩnh thường là nhỏ hoặc trung bình. Có các loại lò: lò đốt thiết kế đơn giản, lò đốt 1 khoang, lò đốt 2 khoang. So sánh một số đặc điểm các loại lò đốt: Bảng 2.1: Đặc điểm một số lò đốt. Đặc điểm Lò 1 khoang Lò 2 khoang Lò quay Công suất (kg/ngày) 100 – 200 200 – 1000 500 – 3000 Nhiệt độ (oC) 300 – 400 800 – 1000 1200 – 1600 Bộ phận làmsạch khí Khó lắp đặt Lắp với lò lớn Có sẵn Nhân lực Cần đào tạo Có chuyên môn Trình độ cao Chi phí Tương đối thấp Chi phí cao Khá đắt Phương pháp thiêu đốt phụ thuộc hiệu quả sử dụng của từng loại lò: Lò đốt thùng quay (Rotary – Kiln Incineration) Cấu tạo lò đốt thùng quay được thể hiện trong hình 2 Hình 2.2: Lò đốt thùng quay. Đây là loại lò đốt được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến hiện nay, lò đốt có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn rác tốt, đạt hiệu quả cao. Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Ở Mỹ lò đốt thùng quay chiếm tới 75% số lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt tầng sôi chiếm 10%, còn lại 15% các loại lò khác. Cấu tạo của lò đốt bao gồm: a.) Buồng sơ cấp Là một tang quay với tốc độ điều chỉnh được, có nhiệm vụ đảo trộn chất thải rắn trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt hơi dốc với độ nghiêng từ (1 – 5)/100, nhằm tăng thời gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động tro ra khỏi lò đốt. Phần đầu của lò đốt có lắp một béc phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt nhiên liệu nhằm đốt nóng cho hệ thống lò đốt. Khi nhiệt độ lò đạt trên 8000C thì chất thải rắn mới được đưa vào để đốt. Giai đoạn để đốt sơ cấp, nhiệt độ lò quay khống chế từ 800 – 9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng lượng giữ được nhiệt độ này thì bộ điều chỉnh bec-phun dầu/gas tự động ngắt. Khi nhiệt độ hạ thấp hơn 8000C thì bộ đốt tự động làm việc trở lại. b.) Buồng đốt thứ cấp Đây là buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi, chưa cháy hết bay lên từ lò sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ 950 – 11000C. Thời gian lưu của khí thải qua buồng thứ cấp từ 1,5 – 2s. Hàm lượng ôxy dư tối thiểu cho quá trình cháy là 6%. Có các tấm hướng để khí thải vừa được thổi qua vùng lửa cháy của bộ phận đốt phun dầu vừa xáo trộn mãnh liệt để cháy triệt để. Khí thải sau đó được làm nguội rồi qua hệ thống xử lý khí trước khi qua ống khói thải ra môi trường. Ưu điểm: Có khả năng đốt nhiều loại rác thải và các trạng thái khác nhau của chất thải. Kiểm soát được thời gian lưu chất thải trong lò. Xáo trộn cao và tiếp xúc hiệu quả với không khí trong thùng quay. Giảm tối thiểu lượng rác thải. Thải bỏ trực tiếp chất thải trong thùng kim loại. Khuyết điểm: Lôi cuốn các hạt, phân tử vào trong dòng khí gas. Gia công lò khó. Tổn thất nhiệt đáng kể trong tro thải. Cách vận hành trong phương thức kết xỉ quá trình chất thải vô cơ hay thùng kim loại làm tăng điều kiện duy trì bảo quản thùng quay . Lò đốt thủ công đơn giản: giảm đáng kể trọng lượng và thể tích chất thải, chi phí đầu tư và vận hành rất thấp, không tiêu hủy được nhiều hóa chất, dược chất, thải khói đen, bụi tro và khí độc ra môi trường. Lò đốt 1 buồng: hiệu quả khử khuẩn cao, giảm đáng kể trọng lượng và thể tích chất thải, cặn tro có thể chôn lấp, chi phí đầu tư, vận hành thấp, không cần nhân viên vận hành trình độ cao. Nhược điểm: thải ra một lượng đáng kể khí gây ô nhiễm, phải lấy tro và bồ hóng định kỳ, không hiệu quả khi tiêu huỷ chất thải hoá học và dược học. Lò đốt 2 buồng: hiệu quả khử khuẩn cao, xử lý được chất thải nhiễm khuẩn, hầu hết chất thải hoá học và dược học nhưng không tiêu hủy hoàn toàn thuốc gây độc tế bào. Lò đốt tầng sôi (tháp đốt tầng sôi / Fluid – Bed Furnace) Lò đốt tầng sôi là một tháp hình trụ đứng, bên trong chứa một lớp cát dày 40 – 50cm nhằm: nhận nhiệt và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho rác ướt. Lò đốt làm việc ở chế độ tĩnh. Lớp cát được gió thổi xáo động làm chất thải rắn bị tơi ra, xáo động nên theo cháy dễ dàng. Chất thải lỏng khi bơm vào lò sẽ bám dính lên bề mặt các hạt cát nóng đang xáo động, nhờ vậy sẽ bị đốt cháy còn thành phần nước sẽ bay hơi hết. Hình 2.3: lò đốt tầng sôi Đem chôn Chôn Sấy lò Nạp rác GĐI GĐII Làm nguội Tro Bộ phận giải nhiệt Buồng phản ứng Bộ phận lọc Hệ thống bơm hoá chất Hóa chất sau phản ứng Hình 2.4: Sơ đồ vận hành lò đốt Nguyên lý vận hành: lò sử dụng nhiệt để thiêu hủy rác qua 2 buồng đốt, buồng sơ cấp (giai đoạn I) rác được đốt ở 700 oC, buồng thứ cấp gia tăng nhiệt đến 1000 oC, đảm bảo đốt cháy hoàn toàn khí từ buồng sơ cấp. Bicabonate Natri và than hoạt tính tạo phản ứng trung hoà nhằm giảm lượng acid, kim loại nặng, lọc bụi trước khi thải ra ngoài. 2.3 Tình hình áp dụng công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt Tình hình áp dụng công nghệ lò đốt chất thải rắn Nhờ tính ưu việt của công nghệ đốt mà ở hầu hết các nước trên Thế giới ưu tiên áp dụng phương pháp đốt để phân hủy rác thải. Ở các nước Tây âu có khoảng 23% tổng lượng chất thải rắn được đốt có tới 80% là đốt có thu hồi năng lượng, ở Mỹ 28 bang có lò đốt thu hồi năng lượng, ở Đức lượng rác đem đốt chiếm 36%;Canada 80%; Pháp và Bỉ 54%; Đan Mạch 48%; Anh 90%; Ý 75%; Nhật 75%... Để xử lý hơn 400 triệu tấn rác thải nguy hại hàng năm, ở Nhật Bản đã có khoảng 3.000 lò đốt rác. Ở Ba Lan, tại cảng Gdansk đả lắp đặt 1 lò quay đốt chất thải có công suất đốt 2,5 tấn/giờ, chất thải được đốt từ các ngành công nghiệp dầu khí, thực phẩm, dược phẩm, hóa chất... Lò đốt hoạt động 290 ngày/năm, đốt liên tuc, 75 ngày bảo trì và sửa chữa lò. Lò đốt tối đa là 20.000 tấn chất thải/năm. Nhiệt độ sau buồng đốt thứ cấp tối thiểu phải đạt từ 850 – 900 0C. Để giảm NOx trong khí thải, ở đây người ta dùng dung dịch Urê 40% trong nước để xử lý. Khí thải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của Ba Lan trước khi thải ra môi trường. Ở Mỹ, Anh, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Canada đã triển khai nhiều lò đốt chất thải nguy hại trong đó thu hồi nhiệt để cấp cho nồi hơi phát điện. Ở Mỹ, Canada chủ yếu đốt chất thải theo công nghệ lò quay (khoảng 70%), trong khi đó ở các nước Châu Âu lại chủ yếu là đốt trên lò nhiệt phân tĩnh. Tình hình áp dụng công nghệ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam Ở Việt Nam, rác thải nguy hại với độc tính đã và đang tác động tiêu cực một cách trầm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sống. Trước đây do chưa được quan tâm đúng mức, hầu hết các loại rác nguy hại trên được thugom và đưa đi xử lý chung với rác sinh hoạt. Theo thống kê của Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường, mỗi ngày các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong cả nước thải ra môi trường khoảng 50.000 tấn chất thải rắn, trong đó gồm 26.877 tấn chất thải công nghiệp, 21.828 tấn chất thải sinh hoạt và 240 tấn chất thải y tế (toàn ngành y tế có 826 Bệnh viện), trong số đó 12 – 25 % là chất thải y tế nguy hại cần xử lý đặc biệt bằng phương pháp thiêu đốt. Những năm gần đây, đã có nhiều đơn vị trong nước tham gia vào việc nghiên cứu chế tạo lò đốt rác với nhiều chủng loại và công suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết bảo vệ môi trường hiện nay như: lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha do Công ty TNHHMTV Đức Minh sản xuất với tính năng nổi trội là khả năng xử lý mỗi giờ là 500kg rác, lò đốt cỡ nhỏ NFI - 120 công nghệ Nhật, có công suất 150 - 500 kg/giờ tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du , tỉnh Bắc Ninh,.... 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đốt chất thải rắn sinh hoạt Nhiệt độ: ở buồng sơ cấp nhiệt độ phải phù hợp với loại chất thải đem đốt để đạt được chế độ nhiệt phân tối ưu, ở buồng thứ cấp nhiệt độ đủ cao để phản ứng cháy xảy ra nhanh và hoàn toàn. Sự xáo trộn: ở buồng sơ cấp ít xáo trộn để giảm phát sinh bụi; ở buồng thứ cấp cần sự xáo trộn tốt để tăng hiệu quả tiếp xúc giữa chất cháy và chất ô xy hoá. Thời gian: thời gian lưu cháy ở buồng thứ cấp phải đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn. Thành phần và tính chất của chất thải: Thành phần cơ bản của chất thải: C + H + O + N + S + A + W = 100%. C, H là những thành phần cháy chính tạo nên nhiệt trị của chất thải. Lưu huỳnh cũng là thành phần cháy nhưng toả nhiệt ít và nó được coi là thành phần có hại vì tạo ra khí SOx. Oxy và nitơ là chất vô ích. Nó làm giảm thành phần cháy của chất thải Độ tro (A) và độ ẩm (W) là những yếu tố tiêu cực, chúng làm giảm thành phần chất cháy. Ngoài ra các muối vô cơ, muối alkalin cũng làm khó khăn cho quá trình đốt. Nhiệt trị: Nhiệt trị có liên quan tới quá trình sinh nhiệt trong khi cháy. Một chất thải có nhiệt trị không đáng kể thì đốt không phải là giải pháp xử lý thiết thực. Nói chung một chất thải có nhiệt trị thấp hơn 1000 Btu/lg (556 kcal/kg) thì không có khả năng đốt. Ảnh hưởng của hệ số dư không khí: Hệ số cấp khí (α) là tỷ số giữa lượng không khí thực tế và lượng không khí lý thuyết. Giá trị α có liên quan tới sự tăng hay giảm nhiệt độ của lò đốt. Chương 3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 3.1 Thông số thiết kế 3.1.1 Thông số đầu vào : Công suất 100kg/h Bảng 3.1: Thành phần lý hóa của chất thải rắn sinh hoạt Hợp phần % trọng lượng Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng (kg/m3) Khoảng giá t