Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ

Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng được đáp ứng, không chỉ về số lượng mà còn phong phú về cả mẫu mã và chất lượng ngày càng cao. Nó cũng đồng nghĩa với lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều và trở thành vấn đề nhức nhối và bức xúc không chỉ riêng từng vùng, từng quốc gia mà cả trên toàn thế giới. Thực tế đã có những kiện tụng, tranh chấp bãi đổ rác và quan điểm về hàng phế thải giữa các quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực trạng về tình hình ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang nhức nhối, nước ta cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, sử dụng nhiều phương pháp như chôn lấp, đốt rác và sản xuất phân bón hữu cơ từ rác v.v. mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và chỉ phù hợp với từng đối tượng rác. Thêm nữa các công nghệ xử lý rác từ trước, chủ yếu là công nghệ nhập ngoại, rất đắt tiền và chưa phù hợp với rác thải Việt Nam chưa qua phân loại. Yêu cầu thực tế cần có công nghệ vừa đảm bảo hiệu quả xử lý vừa phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và biến nguồn hữu cơ này thành phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

docx64 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng được đáp ứng, không chỉ về số lượng mà còn phong phú về cả mẫu mã và chất lượng ngày càng cao. Nó cũng đồng nghĩa với lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều và trở thành vấn đề nhức nhối và bức xúc không chỉ riêng từng vùng, từng quốc gia mà cả trên toàn thế giới. Thực tế đã có những kiện tụng, tranh chấp bãi đổ rác và quan điểm về hàng phế thải giữa các quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực trạng về tình hình ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang nhức nhối, nước ta cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, sử dụng nhiều phương pháp như chôn lấp, đốt rác và sản xuất phân bón hữu cơ từ rác v.v. mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và chỉ phù hợp với từng đối tượng rác. Thêm nữa các công nghệ xử lý rác từ trước, chủ yếu là công nghệ nhập ngoại, rất đắt tiền và chưa phù hợp với rác thải Việt Nam chưa qua phân loại. Yêu cầu thực tế cần có công nghệ vừa đảm bảo hiệu quả xử lý vừa phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và biến nguồn hữu cơ này thành phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Vì vậy, đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt, năng suất 10 tấn rác/giờ” có thể xem là một phương án giải quyết việc ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Đây không phải là một đề tài mới vì đã có nhiều nơi trong cả nước áp dụng phương pháp này, nhưng là một đề tài có tính thực tiễn cao, bên cạnh việc giải quyết vấn đề bức bách là ô nhiễm môi trường đang rất cần ý thức trách nhiệm của người dân và của toàn xã hội, nó còn tạo ra sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp sạch. Phân bón vi sinh có ưu điểm là không gây tổn hại cho môi trường, là loại phân bón chứa nhiều VSV có lợi cho môi trường, giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Phân vi sinh sẽ thay thế dần cho phân bón hoá học, thích hợp cho phát triển nông nghiệp bền vững. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Tổng quan về rác thải sinh hoạt Khái niệm Chất thải rắn (còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, hoạt động và sản xuất của con người và động vật. Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, bệnh viện, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Chất lượng và số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật. Bất kỳ hoạt động sống nào của con người, tại nhà, trường học hay nơi công sở đều sinh ra một lượng rác đáng kể, trong đó có cả hai loại vô cơ và hữu cơ. Vì vậy có thể định nghĩa rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích vô cơ và hữu cơ phục vụ đời sống con người, chúng không còn được sử dụng và bị trả lại môi trường sống. Tình hình ô nhiễm rác thải Trên thế giới Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do sự bùng nổ dân số, nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao, theo đó lượng các chất thải do con người gây ra càng nhiều và đa dạng về thành phần. Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ Mumbai là một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất. Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Chúng ta có thể tìm thấy rác bẩn ở khắp mọi nơi trong thành phố này. Nên nơi đây còn được gọi là “kinh đô” của thế giới về rác thải [11]. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày. 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố [12]. Ở Anh, lượng rác thải năm 2008 là 18,1 triệu tấn, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà hoạt động môi trường tại Anh đã gọi xứ sở sương mù là “hố rác của châu Âu” [13]. Nếu tính bình quân mỗi người một ngày đưa vào môi trường 0,5kg chất thải thì mỗi ngày trên thế giới hơn 6 tỷ người sẽ thải vào môi trường hơn 3 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ thải trên 1 tỷ tấn rác thải. Với một lượng rác khổng lồ như vậy, việc xử lý chất thải sinh hoạt đã trở thành một ngành công nghiệp thu hút nhiều công ty lớn. Tuy nhiên các bãi rác tập trung vẫn tồn tại và ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này do nhiều nguyên nhân, từ thiếu vốn đầu tư, thiếu thiết bị đến thiếu kiến thức về chuyên môn, không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc quản lý rác. Rác có thể gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường đất, nước, không khí.[1] Ở Việt Nam Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề môi trường cũng bị ảnh hưởng theo. Việt Nam ta với trên 85 triệu người đã thải ra mỗi năm hơn 15 triệu tấn rác. Trong đó rác sinh hoạt đô thị và nông thôn chiếm khoảng 12,8 triệu tấn; rác công nghiệp khoảng 2,7 triệu tấn; lượng rác thải y tế khoảng 2,1 vạn tấn, lượng rác thải độc hại trong công nghiệp là 13 vạn tấn và rác thải trong nông nghiệp (kể cả hóa chất khoảng 4,5 vạn tấn) .[1] Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19.9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rach Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%),[14] Theo thống kê hiện nay trên cả nước có 91 bãi rác lớn, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa tới 19%. Trong khi đó có 49 bãi rác (chiếm gần 54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi rác chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lý, các chất ô nhiễm không khí, tạo ra nhiều mùi hôi thối hoặc các loại con trùng, ruồi muỗi, chuột, bọ,.. gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân đặc biệt là những người dân sống cạnh bãi rác. Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm rác thải sinh hoạt hiện nay xuất phát từ thực trạng quản lý môi trường và ý thức của người dân. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà khoa học và người dân nhằm tìm ra giải pháp hợp lý trong việc giảm thiểu, tái sử dụng và quay vòng rác thải đô thị.[1] Sự hình thành rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt được tạo ra trong hoạt động sống của con người, chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm, dịch vụ, thương mại. Các chất thải tạo ra từ các bếp ở các gia đình hay các nhà bếp tập thể, các loại này có bản chất dể phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.. Ngoài ra còn có cả những chất khó phân hủy như: các loại bao nilông, giẻ rách, các loại bao bì từ cellulose. Chất thải từ khu vực thương mại như chợ siêu thị. Số lượng này rất lớn và đa dạng. Chất thải từ các khu vui chơi, giải trí, nhà trường, khách sạn, nhà máy, xí nghiệp Thành phần rác thải rắn Chất thải sinh hoạt là loại chất thải phức tạp được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Thành phần của nó gồm: Rác hữu cơ : 41,98 % Giấy : 5,27 % Nhựa, cao su : 7,19 % Len, vải : 1,75 % Thủy tinh : 1,42 % Đá, đất sét, sành sứ : 6,89 % Xương, vỏ hộp : 1,27 % Kim loại : 0,59 % Tạp chất : 33,67 % Khối lượng riêng chất thải: 800kg/m3 Thành phần chiếm nhiều nhất là hợp chất hữu cơ, do đó có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh.[15] Vi sinh vật (VSV) có trong rác thải sinh hoạt Các VSV có trong rác thải thường xuất hiện từ hai nguồn cơ bản sau: Có sẵn trong chất thải từ nguồn sinh ra nó, trong đó có VSV, giun, sán thường có sẵn trong chất thải ngay từ khi bắt đầu bỏ chất này vào môi trường. Đây là nguồn VSV nhiều nhất và tập trung nhất. VSV nhiễm vào chất thải từ không khí, đất, nước trong quá trình thu nhận, vận chuyển và cả trong quá trình xử lý. Hệ sinh thái chất thải là hệ sinh thái không bền vững. Nó biến động rất nhanh trong suốt quá trình tồn trữ chất thải.[2] Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt Phương pháp chôn lấp Nguyên lý: Đây là phương pháp chôn lấp rác vào các hố đào có tính toán về dung lượng, có gia cố cẩn thận để kiểm soát khí thải và kiểm soát lượng nước rò rỉ. Nguyên lý của phương pháp này là tạo môi trường yếm khí để VSV tham gia phân huỷ các thành phần hữu cơ có trong rác thải, có kiểm soát hiện tượng ô nhiễm nước, đất và không khí. Ngày nay phương pháp chôn lấp đã được cải tiến thành chôn lấp tích cực hay chôn lấp kiểu ủ sinh học (landfill bioreactor). Nguyên tắc của phương pháp này giống như chôn lấp. Nhưng với chôn lấp kết hợp với ủ sinh học rác sẽ được ủ trong hố ủ được thiết kế như reactor để tránh rò rỉ nước rác và được bổ sung những chế phẩm vi sinh khử mùi hôi của quá trình phân hủy. Ưu điểm: Chi phí đầu tư ít. Xử lý được một lượng rác đáng kể. Nhược điểm: Diện tích tiêu tốn lớn. Thời gian phân hủy chậm, kể cả với phương pháp chôn lấp kiểu ủ có bổ sung chế phẩm sinh học. Gây ô nhiễm không khí do thoát ra các loại khí như CH4, CO2, H2S, NH3, indol và nhiều khí khác gây mùi khác. Gây ô nhiễm tầng nước ngầm do nước mưa thấm vào bãi rác tạo ra lượng nước rò rỉ rất lớn, rửa trôi các chất dễ phân hủy. Phương pháp đốt Nguyên lý: Rác thải sau khi thu gom, vận chuyển về được đốt trong các lò đốt, có thể thu nhiệt để chạy máy phát điện, còn phần tro có thể đem chôn lấp. Ưu điểm: Tiêu diệt được mầm bệnh, loại bỏ được các chất độc hại trong chất thải. Hạn chế được vấn đề ô nhiễm liên quan đến nước rác. Cho phép xử lý nhiều loại rác. Tiết kiệm được diện tích đất cho chôn lấp. Nhược điểm: Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị rất cao. Gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, khó kiểm soát lượng khí thải chứa dioxin, gây hiệu ứng nhà kính và các bệnh đường hô hấp. Tốn nhiều nhiên liệu đốt. Phương pháp này chỉ thích hợp với rác thải công nghiệp, rác thải y tế. Không thích hợp cho xử lý rác thải sinh hoạt có hàm lượng rác hữu cơ cao như ở Việt Nam. Phương pháp lên men kị khí tạo CH4 Nguyên lý: Sử dụng các chủng VSV phân hủy rác trong điều kiện kị khí để tạo sản phẩm cuối cùng là khí CH4 phục vụ cho quá trình chạy máy phát điện hay để nấu ăn trong hộ gia đình. Ưu điểm: Tận dụng nguồn rác thải để chuyển thành một nguồn năng lượng quý. Tiêu diệt kí sinh trùng gây bệnh. Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn, yêu cầu về kỹ thuật cao. Sản phẩm tạo thành dễ rò rỉ gây ô nhiễm nguồn nước. Phương pháp ủ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ Nguyên lý: Phương pháp ủ chất thải hữu cơ là quá trình phân giải một loạt các chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt, bùn cặn, phân gia súc, dưới tác dụng của tập đoàn VSV bản địa và VSV bổ sung vào. Quá trình ủ được thực hiện trong cả điều kiện hiếu khí và kị khí của VSV ưa nhiệt để phân hủy rác thải sinh hoạt thành sản phẩm phân bón có chất lượng.[1- tr 106] Công nghệ có thể là ủ đống tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kì hoặc vừa thổi khí vừa đảo, và mới hơn là công nghệ xử lý rác thải trong các bioreactor đã khắc phục được nhược điểm là nước rác, mùi và chất lượng phân hữu cơ đầu ra của các phương pháp trước đó. Ưu điểm: Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong hành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai. Tiết kiệm đất sử dụng bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện sống của cộng đồng. Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được. Phân loại rác thải sử dụng được các chất có thể tái chế như kim loại màu, sắt thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa,) phục vụ nông nghiệp. Nhược điểm:[3-tr18] Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nạp liệu thủ công, năng suất kém. Phần pha trộn và đóng bao thủ công nên chất lượng không đều. Phân vi sinh Phân vi sinh là gì? Phân VSV (gọi tắt là phân vi sinh) là chế phẩm có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, có sức hoạt lực cao, sử dụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây nhằm tăng cường sự cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng, vitamine cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp các chất kháng sinh, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất.[16] Thành phần của phân vi sinh Thành phần phân vi sinh gồm có: VSV được tuyển chọn, chất mang và VSV lạ. VSV được tuyển chọn là VSV được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học và hiệu quả sinh học đối với đất, cây trồng. Chất mang: là chất VSV cấy vào đó để tồn tại và phát triển. Chất mang không chứa chất có hại cho VSV, người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. VSV lạ Ngoài ra, trong phân vi sinh còn chứa các chất hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng, các chất khoáng, vitamin,[17] Các loại phân vi sinh chủ yếu:[18] Phân vi sinh cố định đạm (N) Khái niệm: là chế phẩm có chứa VSV cố định Nitơ sống được đưa vào đất hoặc rễ cây để tăng cường sự cố định Nitơ của khí trời nhằm cung cấp thêm đạm cho cây trồng. Có 3 loại phân VSV cố định đạm (N): Loại 1: Phân vi sinh cố định đạm cộng sinh với cây họ đậu. Ví dụ: Phân Nitrgin, Rhidafo,có tác dụng: làm tăng khả năng xâm nhập của các VSV vào hệ rễ của các cây họ đậu và khả năng cố định N của cây. Loại 2: Phân vi sinh cố định N sống tự do. Ví dụ: Phân Azotobacterin có tác dụng xử lý hạt giống và tăng năng suất từ 5-10%. Loại 3: Các vi khuẩn Lam cố định đạm. Phân vi sinh phân giải lân Khái niệm: là các loại phân có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ có chứa lân (Phospho), phân giải chất lân khó tan thành dễ tan cho cây trồng có khả năng hấp thu được.  Tác dụng: Tăng cường cung cấp lân đã phân giải cho cây trồng. Tăng sức hoạt động cho các VSV khác trong đất. Cung cấp các chất điều hòa sinh trưởng. Cung cấp kháng sinh phòng chống sâu bệnh. Phân vi sinh phân giải Kali Khái niệm: là phân hay chế phẩm có chứa các chủng VSV có khả năng phân giải các hợp chất chứa kali thành các muối kali dễ tan cây có thể sử dụng được.  Tác dụng: Cung cấp chất kali dễ tiêu cho cây trồng, góp phần tăng năng suất và phẩm chất nông sản. Cung cấp chất điều hòa sinh trưởng và chất kháng sinh cho cây trồng.  Phối hợp với các loại phân VSV khác để cải thiện tính chất đất.  Phân VSV phân giải Cellulose Khái niệm: là loại phân hay chế phẩm có chứa nhiều loại nấm và xạ khuẩn có khả năng phân giải mạnh chất cellulose. Tác dụng: Chế biến phân rác, ủ phân chuồng. Tăng cường quá trình phân giải các xác bã thực vật trong đất.  Cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu cho cây trồng, cải thiện độ màu mỡ của đất. Nguyên liệu sản xuất Chế phẩm EM Khái niệm [19] EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các VSV hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài VSV kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm : vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn. Hoạt động của VSV có trong chế phẩm EM Mỗi loại VSV trong chế phẩm EM có một chức năng hoạt động riêng của chúng. Các VSV này là VSV có lợi chung sống trong một môi trường và hỗ trợ cho nhau, do vậy hiệu quả hoạt động của chế phẩm EM tăng lên gấp nhiều lần. Trong chế phẩm EM, loài VSV hoạt động chủ yếu là vi khuẩn quang hợp. Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh dưỡng cho các VSV khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Mặt khác vi khuẩn quang hợp cũng sử dụng các chất do các VSV khác sản sinh ra. Hiện tượng này gọi là cùng tồn tại và hỗ trợ nhau. EM sử dụng các chất do rễ cây tiết ra cho các sự tăng trưởng như hydratcacbon, axit amin, axit nucleic, vitamin và hormon là những chất dễ hấp thụ cho cây. Vì vậy cây xanh phát triển trong vùng đất có EM. Chúng ta hiểu rằng EM không phải là một hóa chất nông nghiệp và vì vậy không được sử dụng như hóa chất nông nghiệp. Ngược lại, EM là một hỗn hợp các chủng VSV được phân lập từ các hệ sinh thái. Nó là một thực thể sống, không chứa bất kỳ một tổ chức nào do kỹ thuật di truyền tạo ra. Nó được phép sản xuất ở các nước khác nhau, EM được tạo ra từ sự nuôi cấy hỗn hợp các VSV có trong tự nhiên. Hiện nay EM được sản xuất ở trên 20 nước trên thế giới. EM được sử dụng với chức năng sinh vật hữu hiệu đầu tiên như làm thành phân compost, phân hủy các chất hữu cơ làm sạch môi trường, kiểm soát được sâu hại và bệnh tật, tất cả điều đó thực hiện được là nhờ việc đưa EM - một tổ hợp các VSV có ích vào môi trường cây trồng. Do vậy, sâu hại và các tác nhân gây bệnh được kiểm soát, ngăn ngừa các quá trình tự nhiên bằng sự tăng khả năng cạnh tranh và đối kháng của các VSV hữu hiệu trong EM. Hiệu quả tác dụng của chế phẩm EM [20] EM có hiệu quả khử mùi rất tốt, nó có tác dụng khống chế mùi hôi trong rác thải, nước thải, giảm một số thông số vật lý, hóa học để đảm bảo về mặt vệ sinh môi trường. Do đó bất cứ loại chất hữu cơ nào cũng có thể sử dụng làm compost với EM được mà không bị phát sinh mùi hôi thối. EM sẽ làm phân hủy các chất hữu cơ rất nhanh, khi đó nó sẽ được hấp thụ vào trong đất. Đó là sự khác biệt với mọi phương pháp bình thường khác khi muốn phân hủy hữu cơ phải mất nhiều tháng trời. EM sẽ tạo một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng từ các chất hữu cơ cho cây trồng. EM làm mất hiệu lực côn trùng và sâu hại nhưng không có tác dụng đối với VSV có lợi. EM phát triển hệ miễn dịch tiềm tàng của cây trồng và vật nuôi, vì vậy tăng cường sức đề kháng của cây. EM có khả năng biến các loại chất thải thành loại có ích, không độc hại, bao gồm các chất thải từ nước cống, từ nước thải độc hại công nghiệp. EM làm chậm khả năng quá trình ăn mòn của kim loại, giảm chi phí thay thế máy móc. Men vi sinh phân hủy rác hữu cơ Men vi sinh là loại men tổng hợp dạng bột hoặc lỏng được sản xuất từ các chủng VSV phân giải chất xơ (Tricloderma, Streptomyces), chủng VSV phân giải chất hữu cơ (Bacillus, Candida) và chủng VSV kích thích sinh trưởng (Azotobacter) có khả năng hoạt động mạnh trong môi trường chứa chất hữu cơ. Men vi sinh có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng theo hai hướng sau: Vô cơ hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ dễ tiêu. Mùn hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ và hữu cơ đơn giản hơn, kết hợp quá trình tự tiêu và tự giải của VSV. Hệ VSV có trong men vi sinh Vi khuẩn Vi khuẩn đóng vai trò chính trong quá trình phân huỷ và cũng là nguồn phát sinh nhiệt. Hầu hết chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và sử dụng hệ enzyme để phân huỷ hoá học nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau. Là VSV hay gặp nhất tham gia vào chu trình cacbon, nitơ, hidro, lưu huỳnhCác chi hay gặp nhất: Pseudomonas, Athrobacter, Alcaligenes, Acetobacter, Bacillus, Nitrosomonas,Trong đó chi Pseudomonas, Athrobacter luôn chiếm ưu thế trong phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ. Xạ khuẩn Nhóm VSV này có cấu tạo giống cả vi khuẩn và nấm, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xâm nhập chất ô nhiễm. Thuộc nhóm gram dương và phân bố rất rộng trong các môi trường sinh thái khác nhau nên xạ khuẩn là một trong ba nhóm chiếm ưu thế. Có một số chi và loài tạo các chất kháng sinh khác nhau nhưng lại có loài chuyển hóa hữu cơ rất tốt, kể cả các chất độc và khó chuyển hóa. Đây là nhóm VSV chuyển hóa và tạo mùn lớn nhất trong đất bằng cách phân huỷ các hợp chất hữu cơ phức tạp như lignin, cellulose, chitin, protein... Chi Streptomyces là chi chiếm ưu thế và có thể chiếm đến 90% tổng các đại diện của thế giới xạ khuẩn. Những chi xạ khuẩn Mycobacterium, Terrabacterm Nocardia có khả năng chuyển hóa, phân hủy các hợp chất clo khó phân hủy. Nhóm xạ khuẩn chịu nhiệt và ưa nhiệt có vai trò rất lớn trong xử lý rác thải có nguồn gốc hữu cơ. Trong ô nhiễm chất thải rắn, xạ khuẩn luôn chiếm ưu thế