Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại BIDV Bến Tre, từ đó đưa ra nhân xét và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng

Bến Tre, một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – vùng có điều kiên tự nhiên ưu đãi, vựa lúa lớn nhất của nước Việt Nam, nhiều nguồn lợi thu về từ cây ăn trái, thuỷ hải sản, có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo chiến lược an toàn lương thực thực phẩm quốc gia và xuất khẩu. Ngày 19/01/2009 cầu Rạnh Miễu được khánh thành và đưa vào sử dụng, bắt trên sông Tiền, nối liền 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, nó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Bến Tre phát triển. Vào ngày 11/8/2009, Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre là đô thị loại III. Sự kiện này đã tạo một bước ngoặc mới cho nền kinh tế tỉnh Bến Tre trong việc thu hút vốn đầu tư – một nhân tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế bền vững. Việc Bến Tre khánh thành cầu Rạch Miễu và việc Bến Tre trở thành đô thị loại III đã tạo điều kiện rất tốt cho nền kinh tế Bến Tre phát triển. Tuy nhiên, hiện nay sau 4 năm, kinh tế Bến Tre vẫn chưa phát triển tốt như mong đợi. Trong quá trình học tập tại trường, em biết rằng một trong những nhân tố làm cho nền kinh tế phát triển đó là phải có vốn, mà hiện nay có rất nhiều Ngân hàng thừa vốn, thừa tiền huy động. Trong khi đó cá nhân và các doanh nghiệp không thể tiếp cận tới nguồn vốn vay. Đó là lý do mà em tìm hiểu đề tài tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng để làm báo cáo tốt nghiệp cho mình. Nhằm tìm hiểu hoạt động cho vay tại Ngân hàng trên tỉnh Bến Tre, cụ thể là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Qua đó góp phần nhỏ trong việc phát triển tín dụng tại Ngân hàng và mong ước lớn hơn nữa là phát triển nền kinh tế của quê hương em.

docx35 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại BIDV Bến Tre, từ đó đưa ra nhân xét và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Nhận xét của đơn vị thực tập ii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii Nhận xét của giáo viên phản biện iv Mục lục ix Danh sách chữ viết tắt xi Danh sách các bảng, sơ đồ xii Lời mở đầu xv CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH BẾN TRE 1 Giới thiệu về ngân hàng BIDV 1 Lịch sử hình thành và phát triển 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3 Chức năng và nhiệm vụ ngân hàng 4 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của ngân hàng 4 Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bến Tre 4 Quá trình hình thành và phát triển 4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 6 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong các năm 2011, 2012, 2013 9 Ảnh hưởng của nền kinh tế hiện nay đến hoạt động của Ngân hàng 10 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE 11 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của Ngân hàng 11 2.1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Bến Tre 11 2.1.2 Tỷ lệ huy động vốn cho tín dụng tại BIDV Bến Tre 12 Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại BIDV Bến Tre 13 2.2.1 Sản phẩm tín dụng ngắn hạn tại BIDV Bến Tre 13 2.2.2 Quy trình tín dụng 14 2.2.3 Doanh số cho vay ngắn hạn tại BIDV Bến Tre 15 2.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng 16 2.2.3.2 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế 17 2.2.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn tại BIDV Bến Tre 18 2.2.4.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng 19 2.2.4.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế 20 2.2.5 Dư nợ cho vay ngắn hạn tại BIDV Bến Tre 21 2.2.5.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn phân theo đối tượng 22 2.2.5.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế 23 2.2.6 Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Bến Tre 24 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn 25 2.3.1 Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn huy động cho tín dụng 25 2.3.2 Hệ số thu nợ ngắn hạn 25 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn/ tổng dư nợ: 26 CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE 28 3.1 Nhận xét 28 3.1.1 Thuận lợi 28 3.1.2 Khó khăn 28 3.2 Kiến nghị 29 Kết luận 30 Tài liệu tham khảo 31 LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Bến Tre, một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – vùng có điều kiên tự nhiên ưu đãi, vựa lúa lớn nhất của nước Việt Nam, nhiều nguồn lợi thu về từ cây ăn trái, thuỷ hải sản, có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo chiến lược an toàn lương thực thực phẩm quốc gia và xuất khẩu. Ngày 19/01/2009 cầu Rạnh Miễu được khánh thành và đưa vào sử dụng, bắt trên sông Tiền, nối liền 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang, nó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Bến Tre phát triển. Vào ngày 11/8/2009, Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre là đô thị loại III. Sự kiện này đã tạo một bước ngoặc mới cho nền kinh tế tỉnh Bến Tre trong việc thu hút vốn đầu tư – một nhân tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế bền vững. Việc Bến Tre khánh thành cầu Rạch Miễu và việc Bến Tre trở thành đô thị loại III đã tạo điều kiện rất tốt cho nền kinh tế Bến Tre phát triển. Tuy nhiên, hiện nay sau 4 năm, kinh tế Bến Tre vẫn chưa phát triển tốt như mong đợi. Trong quá trình học tập tại trường, em biết rằng một trong những nhân tố làm cho nền kinh tế phát triển đó là phải có vốn, mà hiện nay có rất nhiều Ngân hàng thừa vốn, thừa tiền huy động. Trong khi đó cá nhân và các doanh nghiệp không thể tiếp cận tới nguồn vốn vay. Đó là lý do mà em tìm hiểu đề tài tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng để làm báo cáo tốt nghiệp cho mình. Nhằm tìm hiểu hoạt động cho vay tại Ngân hàng trên tỉnh Bến Tre, cụ thể là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Qua đó góp phần nhỏ trong việc phát triển tín dụng tại Ngân hàng và mong ước lớn hơn nữa là phát triển nền kinh tế của quê hương em. Mục tiêu nghiên cứu Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại BIDV Bến Tre, từ đó đưa ra nhân xét và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NH. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bến Tre, Số 21 Đại Lộ Đồng Khởi, Phường 3, TP Bến Tre. Số liệu qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/4/2014 đến ngày 25/4/2014 Kết cấu đề tài Ngoài phần đầu ra và phần kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: _Chương I: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre _Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre _Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - CHI NHÁNH BẾN TRE Giới thiệu về ngân hàng BIDV Lịch sử hình thành và phát triển Tên đầy đủ : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Bank of Investment and Development of Vietnam Tên gọi tắt : BIDV Địa chỉ : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : 04 22205544 Fax : 04 22200399 Website : www.bidv.com.vn Email : bidv@hn.vnn.vn Ngày 26/04/1957: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những Ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam. Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ ngày 1/1/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Từ năm 1996 – Hiện nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh, Sơ đồ cơ cấu tổ chức NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM KHỐI LIÊN DOANH NH liên doanh VID-PUBLIC (VID-PUBLIC BANK) NH liên doanh Lào - Việt (LAO-VIET BANK) CT liên doanh quản lý đầu tư BIDV-VP (BVIM) Công ty liên doanh tháp BIDV KHỐI NGÂN HÀNG Sở giao dịch chi nhánh 79 chi nhánh cấp 1 62 chi nhánh cấp 2 3 Sở giao dịch KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Trung tâm công nghệ thông tin (BITC) Trung tâm đào tạo (BTC) KHỐI CÔNG TY CT Cho thuê tài chính (BLC) CT Cho thuê tài chính II (BLCII) CT Chứng khoán (BSC) CT Quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC) CT Bảo hiểm BIDV (BIC) Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng BIDV (Nguồn: BIDV Bến Tre) Chức năng và nhiệm vụ ngân hàng Chức năng: Ngân hàng BIDV có chức năng chính là huy động tiền gửi của khách hàng để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và thanh toán, ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ. Nhiệm vụ: Kinh doanh đa  ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của ngân hàng Qua các năm, dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng BIDV đã từng bước hoàn thiện và ổn định, kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, lấy được sự tin cậy của khách hàng, khẳng định vị thế là Ngân hàng Quốc doanh thứ 2 ở Việt Nam. Lợi nhuận hằng năm tăng liên tục qua các năm ( tăng trên 25%) từ năm 2011- 2013. Cụ thể năm 2013 tăng thêm 2.991 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng tới 3.027 triệu đồng. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bến Tre Quá trình hình thành và phát triển Ngày 26/4/1975: Thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng Kiết thiết tỉnh Bến Tre trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam là tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bến Tre. Đây là thời kì mà NH thực hiện vai trò trung tâm tiền mặt, trung tâm thanh toán, trung tâm tín dụng. Ngày 24/6/1981: chi nhánh NH Kiến thiết tỉnh Bến Tre đổi tên thành NH Đầu tư và xây dựng tỉnh Bến Tre trực thuộc NH Đầu tư và xây dựng Việt Nam. Với nhiệm vụ duy trì hoạt động cấp phát vốn cho các dự án đầu tư trên địa bàn. Ngày 1/7/1988: Chi nhánh NH Đầu tư và xây dựng bị giải thể và sáp nhập vào Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bến Tre. Ngày 1/4/1990: Phòng đầu tư và phát triển tỉnh Bến Tre được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là một thành viên của NH Đầu tư và Xây dựng, trụ sở đặt tại tỉnh Bến Tre nhưng chịu sự quản lí trực tiếp củ Trung ương, vốn thành lập do NH Đầu tư và Xây dựng cấp 100%. Ngày 26/11/1990: Phòng Đầu tư và Phát triển được tổ chức lại và chính thức mang tên chi nhánh NH TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Bến Tre theo QĐ số 105/NH-QĐ của Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, Chi nhánh Bến Tre có 2 phòng giao dịch trực thuộc, hơn 50 nhân sự, thu nhập bình quân mỗi người trên 10 triệu đồng 1 tháng. NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bến Tre có những thông tin chính như sau: Tên giao dịch : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bến Tre Tên gọi tắt : BIDV Bến Tre Địa chỉ : Số 21, Đại Lộ Đồng Khởi, Phường 3, TP. Bến Tre Điện thoại : (0753) 826084 Fax : (0753) 826084 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Giám Đốc Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức tại NH BIDV Bến Tre Khối Quản lý nội bộ Khối Tác nghiêp Khối QHKH Khối trực thuộc Khối QLRR Phòng GD Mỏ Cày Phòng TC-HC Phòng GDKH doanh nghiệp Phòng QLRR Phòng QHKH doanh nghiệp Phòng GD Bình Đại Phòng KHTH Phòng GDKH cá nhân Phòng QHKH cá nhân (Nguồn: BIDV Bến Tre) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh doanh trong cơ quan theo quyền hạn của Chi nhánh mình. Trong quyết định thành lập ngân hàng mà Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quy định cụ thể. Phòng Quan Hệ Khách Hàng: -Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng đảm bảo an toàn,hiệu quả. -Phòng tín dụng có chức năng tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh thực hiện chính sách phát triển khách hàng,quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại với từng khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay. -Chịu trách nhiệm Maketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng. -Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan. -Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn và trung dài hạn theo đúng thể lệ chế độ của ngành, quy định của nhà nước. -Thực hiện thu nợ, theo hợp đồng tín dụng đó ký giữa Ngân hàng và khách hàng. Phòng Quản Trị Tín Dụng: -Lưu giữ hồ sơ vay vốn, thế chấp của khách hàng,lập hồ sơ kinh tế của khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh. -Thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc. Phòng Quản Lý Rủi Ro: -Đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định, xây dựng các chương trình, các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình của nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về công tác thẩm định. -Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến than gia trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng. -Tham gia ý kiến chính sách tín dụng của chi nhánh. Tham gia ý kiến và phối hợp với các phòng trong việc tham gia ý kiến với các vấn đề chung của chi nhánh. -Lập các báo cáo về công tác thẩm định theo quy định. -Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và của chi nhánh. Phòng Giao Dịch Khách Hàng: -Tham mưu với Ban giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác giao dịch với khách hàng, công tác thanh toán và các mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của công việc, bảo đảm chấp hành đúng chế độ, thể lệ quy định của nhà nước, của ngành. -Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. -Chịu trách nhiệm thực hiện, xử lý các giao dịch với khách hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đó ban hành và các quy định nội bộ của chi nhánh. Phòng Kế Hoạch Tổng hợp: -Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. -Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn để kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn. -Đầu mối tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh; công tác thi đua trong toàn ngành. -Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn. -Theo dõi tiến độ kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh. -Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất. -Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh. Phòng Tổ Chức Hành Chính: -Tham mưu cho giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh. -Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo. -Quản lý lao động, ký hợp đồng lao động sau khi được Giám đốc duyệt, xây dựng nội quy, quy định, duy trì và giữ gìn nề nếp kỉ cương, kỷ luật lao động trong cơ quan TMCP Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bến Tre. -Thực hiện tuần tra canh gác, bảo đảm tuyệt đối tài sản và an ninh trật tự của cơ quan. -Quản lý phương tiện vận tải, vận chuyển tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bến Tre. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong các năm 2011, 2012, 2013 Bảng 1.3 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong các năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 95.683 100 120.593 100 124.815 100 24.910 26,03 4.222 3,38 Chi phí 67.347 70,39 89.266 74,02 90.461 72,48 21.919 32,55 1.195 1,34 Lợi nhuận 28.336 29,61 31.327 25,98 34.354 27,52 2.991 10,56 3.027 9,66 (Nguồn: BIDV Bến Tre) Doanh thu: tăng qua các năm, năm 2012 tăng lên đến 24.910 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 26,03%. Năm 2013 tăng thêm 4.222 triệu đồng so với 2012 tương ứng tăng 3,38%. Nguyên nhân tăng là do tình hình tín dụng của chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Chi phí: ta thấy, chi phí tỉ lệ chiếm khá cao và tăng qua các năm, năm 2012 tăng tới 21.919 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 32,55%. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do doanh thu tăng kéo theo chi phí cũng tăng theo, và vì để cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn, chi nhánh đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Lợi nhuận: Qua các năng tăng khoảng 10%, mức tăng khá ổn định. Cụ thể năm 2012 tăng thêm 2.991 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 10,56%. Năm 2013 tăng thêm 3.027 triệu đồng tương ứng tăng 9,66%. Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Ảnh hưởng của nền kinh tế hiện nay đến hoạt động của Ngân hàng Cuộc khủng hoảng Tài chính – Kinh tế toàn cầu xảy ra vào cuối năm 2008, đã gây ra tác động to lớn đến hoạt động của các NHTM trong nước nói chung cũng như các NHTM đóng trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng. Nhưng Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Bến Tre đã tập trung mọi nỗ lực hết mình cố gắn thay đổi các chính sách về lãi suất, về phí và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và mang lại những kết quả cao nhất cho chi nhánh. Kết quả đạt được là các hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng đều tăng trưởng qua các năm. NH luôn chú trọng thiết lập các mối quan hệ khách hàng mới nhưng cũng không quên duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của Ngân hàng 2.1.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Bến Tre Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Bến Tre ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Không kỳ hạn 315.375 25,05 251.421 20,97 211.814 16,30 -63.954 -20,28 -39.607 -15,75 Ngắn hạn 748.087 59,42 739.979 61,72 815.916 62,78 -8.108 -1,08 75.937 10,26 Trung dài hạn 195.520 15,53 207.586 17,31 271.959 20,92 12.066 6,17 64.373 31,01 Tổng 1.258.982 100 1.198.986 100 1.299.689 100 -59.996 -4,77 100.703 8,40 (Nguồn : BIDV Bến Tre) Tổng vốn huy động: Qua các năm có sự biến động nhưng nhìn tổng quan thì có xu hướng tăng, cho thấy tình huy động vốn của Ngân hàng có chiều hướng tốt. Năm 2012 doanh số là 1.198.986 triệu đồng giảm 59.996 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 4,77% so với năm 2011 mức giảm ko đáng kể. Năm 2013, vốn huy động đạt doanh số 1.299.689 triệu đồng tăng 100.703 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,40% so với cùng kì năm 2012. Vốn huy động không kì hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng. Do đó nguồn vốn này thường không ổn định. Phần lớn đây là tiền gửi của các TCKT gửi vào ngân hàng nhằm thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán chứ không phải để hưởng lãi suất. Năm 2012 giảm 20,28% sang năm 2013 giảm 15,75%. Nguyên nhân là do nên kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng, các doanh nghiệp hoạt động không có lãi. Vốn huy động ngắn hạn: chiếm tỉ lệ chủ yếu qua các năm (chiếm trên 50% trên tổng vốn huy động của Ngân hàng). Vốn huy động này được huy động chủ yếu từ các hộ nông dân vì Bến Tre vốn là một vùng đất chuyên về ngành nông nghiệp đặc thù là trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản, người dân chủ yếu mua nguyên liệu như thức ăn thuỷ sản, phân bón để phục vụ sản xuất, vì vậy vốn huy động ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao ở chi nhánh. Năm 2011 doanh số huy động là 739.979 triệu đồng giảm 8.108 triệu đồng so với năm 2011 ( doanh số là 748.087 triệu đồng). Sang năm 2013 doanh số tăng 75.937 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,26% so với cùng kì năm 2012. Vốn huy động trung dài hạn: Mặc dù cạnh tranh rất gay gắt với các NHTM trên địa bàn nhưng nhờ vào uy tín, chất lượng của ngân hàng đối với khách hàng kết hợp với sự điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo c
Luận văn liên quan