Thực trạng về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phát triển công nghiệp năng lượng

Nếu thế kỉ 20 là thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì thế kỉ 21 lại là thế kỉ của xu hướng toàn cầu hoá, thế giới càng ngày càng phẳng hơn. Trong cơn lốc toàn cầu hóa đó, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài vòng xoáy của nó. Đã hơn 30 năm kể từ khi Việt Nam giành độc lập thống nhất hoàn toàn đất nước vào ngày 30/4 lịch sử và cũng cũng đã hơn 20 năm kể từ ngày Việt Nam xóa bỏ chế độ kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, sau mỗi lần chuyển mình đất nước lại to đẹp hơn, hiện đại hơn và mới mẻ hơn. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam bây giờ đã là một trong những nền kinh tế có sự phát triển năng động nhất thế giới. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, thiếu đói lương thực nước ta đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Đóng góp cho sự phát triển thần kỳ của Việt Nam là sự kết hợp nội lực của tất cả các thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là đầu tàu cho các nền kinh tế khác noi theo. Những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hoá nở rộ, bên cạnh thành phần kinh tế Nhà nước thì nhiều doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn mở cửa và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân. Trải qua những biến động thăng trầm trên thị trường, các doanh nghiệp tư nhân đã từng bước khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế, cùng với các thành phần kinh tế khác ngày ngày xây dựng một Việt Nam to đẹp hơn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu một doanh nghiệp không có những chính sách hợp lý để điều hành hoạt động kinh doanh của mình thì nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi. Bên cạnh các yếu tố cần thiết để tạo nên nguồn lực của doanh nghiệp như: vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý thì doanh nghiệp sẽ làm gì để khẳng định đươc vị thế của mình trước hàng loạt các đối thủ cạnh tranh khác. Cho dù một doanh nghiệp có những chiến lược mục tiêu dài hạn và ngắn hạn thế nào đi nữa thì cũng chỉ đảm bảo cuối cùng là làm thế nào để thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm của doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đều có một đích đến đó là tới được tay của người tiêu dùng. Doanh nghiệp ngày nay luôn phải tự đặt cho mình những câu hỏi: thị trường là ai? Thị trường cần gì? Làm thế nào để có thể duy trì được thị trường vốn có và phát triển được những thị trường mới? Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, Eid cũng không thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt đó. Trước thực tế đó cùng với kiến thức mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình thực tập tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng (Eid. Ltd. Co) tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về những điểm mạnh và yếu của công ty với mong muốn có thể áp dụng được những kiến thức được giảng dạy trên ghế nhà trường, đó chính là ly do thôi thúc tôi chọn đề tài: “ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng”. Eid là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động đa ngành đa lĩnh và do nhiều hạn chế trong công tác nghiên cứu nên ở bài viết này hiện tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong lĩnh vực cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc phụ vụ cho xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp. Đây cũng chính là lĩnh vực chiếm đa số trong tỷ trọng doanh thu của công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty phát triển công nghiệp năng lượng Chương 2: Thực trạng về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phát triển công nghiệp năng lượng. Chương 3: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng.

doc54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phát triển công nghiệp năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nếu thế kỉ 20 là thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thì thế kỉ 21 lại là thế kỉ của xu hướng toàn cầu hoá, thế giới càng ngày càng phẳng hơn. Trong cơn lốc toàn cầu hóa đó, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài vòng xoáy của nó. Đã hơn 30 năm kể từ khi Việt Nam giành độc lập thống nhất hoàn toàn đất nước vào ngày 30/4 lịch sử và cũng cũng đã hơn 20 năm kể từ ngày Việt Nam xóa bỏ chế độ kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường, sau mỗi lần chuyển mình đất nước lại to đẹp hơn, hiện đại hơn và mới mẻ hơn. Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam bây giờ đã là một trong những nền kinh tế có sự phát triển năng động nhất thế giới. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, thiếu đói lương thực nước ta đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Đóng góp cho sự phát triển thần kỳ của Việt Nam là sự kết hợp nội lực của tất cả các thành phần kinh tế trong đó thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là đầu tàu cho các nền kinh tế khác noi theo. Những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hoá nở rộ, bên cạnh thành phần kinh tế Nhà nước thì nhiều doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn mở cửa và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân. Trải qua những biến động thăng trầm trên thị trường, các doanh nghiệp tư nhân đã từng bước khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế, cùng với các thành phần kinh tế khác ngày ngày xây dựng một Việt Nam to đẹp hơn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu một doanh nghiệp không có những chính sách hợp lý để điều hành hoạt động kinh doanh của mình thì nguy cơ phá sản là không thể tránh khỏi. Bên cạnh các yếu tố cần thiết để tạo nên nguồn lực của doanh nghiệp như: vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý thì doanh nghiệp sẽ làm gì để khẳng định đươc vị thế của mình trước hàng loạt các đối thủ cạnh tranh khác. Cho dù một doanh nghiệp có những chiến lược mục tiêu dài hạn và ngắn hạn thế nào đi nữa thì cũng chỉ đảm bảo cuối cùng là làm thế nào để thu được lợi nhuận tối đa. Sản phẩm của doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đều có một đích đến đó là tới được tay của người tiêu dùng. Doanh nghiệp ngày nay luôn phải tự đặt cho mình những câu hỏi: thị trường là ai? Thị trường cần gì? Làm thế nào để có thể duy trì được thị trường vốn có và phát triển được những thị trường mới? Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có thể tồn tại được trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay. Là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, Eid cũng không thoát khỏi vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt đó. Trước thực tế đó cùng với kiến thức mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình thực tập tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng (Eid. Ltd. Co) tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về những điểm mạnh và yếu của công ty với mong muốn có thể áp dụng được những kiến thức được giảng dạy trên ghế nhà trường, đó chính là ly do thôi thúc tôi chọn đề tài: “ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng”. Eid là một công ty tư nhân nhỏ, hoạt động đa ngành đa lĩnh và do nhiều hạn chế trong công tác nghiên cứu nên ở bài viết này hiện tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trong lĩnh vực cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc phụ vụ cho xây dựng giao thông, xây dựng công nghiệp. Đây cũng chính là lĩnh vực chiếm đa số trong tỷ trọng doanh thu của công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty phát triển công nghiệp năng lượng Chương 2: Thực trạng về công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty phát triển công nghiệp năng lượng. Chương 3: Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát triển công nghiệp năng lượng. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty phát triển công nghiệp năng lượng Eid được thành lập và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0102000217 lần đầu vào ngày 29/03/2000. Trải qua nhiều lần thay đổi và lần thay đổi gần nhất là vào ngày 12/09/2007, giấy phép kinh doanh mới nhất của công ty được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Hiện tại công ty có trụ sở chính tại số 11 ngõ 81/381 đường Nguyễn Khang, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Văn phòng giao dịch của công ty đặt vị trí tại số 47, toà nhà TT4, khu đô thị Mỹ Đình- Sông Đà, Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Theo giấy phép kinh doanh thì phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm những hoạt động sau: - Xây dựng các dự án thuỷ điện, sản xuất và kinh doanh điện - Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí. - Tư vấn các dịch vụ vệ sinh môi trường, năng lượng sạch (CDM) - Cung cấp vật tư trang thiết bị chuyên dụng cho ngành y tế - Cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ ngành công nghiệp điện - Cung cấp vật tư thiết bị cho xây dựng và vận tải - Cung cấp Vật tư trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học (thiết bị phân tích, đo lường thí nghiệm) - Cung cấp thiết bị vật tư và các dịch vụ cho Công nghiệp hoá chất và xử lý nước thải - Kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng - Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá - Sản xuất và chế biến đồ gỗ xuất khẩu - Nhập khẩu Uỷ thác và giao nhận hàng hoá - Thiết kế hệ thống trạm điện từ 24 kV tới 220 kV - Xây lắp hệ thống trạm điện từ 24 kV tới 220 kV - Sản xuất tủ điện hạ và trung thế - Kinh doanh vận tải, vận chuyển hành khách đường bộ bằng ô tô. Vận tải biển v.v Tính cho tới thời điểm hiện nay thì công ty chỉ hoạt động trong một số lĩnh vực sau: - Buôn bán tư liệu sản xuất, bao gồm vật tư trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp điện tử, xử lý chất thải công nghiệp và dân dụng, thiết bị an toàn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thang máy vận chuyển hành khách và hàng hoá, trang thiết bị y tế, đo lường, thí nghiệm, thiết bị khoa học kỹ thuật, chế biến thực phẩm. - Xây dựng, lắp đặt các công trình điện, trạm điện tới 35KV và công trình giao thông. - Mua bán và sản xuất các hệ thống cấu kiện thép, dàn không gian (chủ yếu phục vụ công nghệ xây dựng và công trình giao thông). - Thiết kế, lắp đặt, cung cấp các máy móc thếit bị tự động hoá, không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình. - Sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điều hoà, tủ lạnh, thiết bị điện tử. - Kinh doanh các dịch vụ về nhà ở văn phòng cho thuê, khu đô thị, kinh doanh bất động sản. - Uỷ thác và nhận uỷ thác đầu tư. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi số 012000217 ngày 25/08/2004, vốn điều lệ của công ty là 7.000.000.000VNĐ. Cho tới thời điểm hiện tại thì con số này đã tăng gấp hơn 6 lần. Sự thay đổi này chứng tỏ được sự phát triển của công ty cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Nó được thể hiện rõ qua bảng sau: Hình 1.1: Sự thay đổi vốn góp cổ đông qua các năm Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm 2001-2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng vốn chủ sở hữu 7.000. 7.000 7.000 10.000 17.300 40.000 Nguồn: Company profile (2009) Trong đó, tỉ lệ vốn góp của các thành viên được thể hiện rõ trong bảng sau: Số liệu tính tới thời điểm 31/12/2009, Hình 1.2 Tỉ lệ vốn góp của các thành viên Đơn vị tính: % Tên thành viên góp vốn Vũ Văn Hải Trần Đức Trung Phạm Xuân Hải Phạm Ngọc Hà Nguyễn Văn Nam Bùi Mai Đông Tỉ lệ vốn góp 55% 10% 10% 5% 10% 10% Nguồn: company proflie (2009) 1.1.2 Định hướng phát triển Là một công ty tư nhân vừa mới thành lập, công ty có chủ trương đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh với nhiều hoạt động khác nhau, vừa là để thăm dò thị trường vừa có sự hỗ trợ cho nhau giữa các mảng kinh doanh. Nhưng mục tiêu chính của công ty là trở thành một nhà phân phối có uy tín trong lĩnh vực cung cấp vật tư xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông, thuỷ điện,…Vì vậy công ty chú trọng nghiên cứu phát triển nhóm hàng vật tư ngành xây dựng. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, số lượng các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng hiện tại và cả trong tương lai là rất lớn. Hơn nữa, các công trình xây dựng giao thông và điện lực luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của các cơ quan chính quyền nhà nước, vì vậy mà vốn đầu tư dành cho hạng mục này cũng sẽ rất lớn. Đánh giá được tiềm năng đó nên lựa chọn của công ty đi vào chú trọng phát triển nhóm hàng vật tư xây dựng công trình giao thông và điện lực là một lựa chọn mang tính chiến lược và hoàn toàn đúng đắn. Với tầm nhìn chiến lược như vậy, công ty đã đưa ra định hướng phát triển trong giai đoạn 2005-2015 như sau: - Củng cố thị trường hiện có và tìm cách phát triển những thị trường mới: hiện tại thì công ty đã chiếm lĩnh được một thị phần không nhỏ trên thị trường, nhưng tính chất cạnh tranh trong ngành ngày càng khắc nghiệt, vì vậy công ty Eid cố gắng thực hiện tố các công việc với các đối tác để từ đó cùng khách hàng hợp tác để cùng phát triển. Trong thời gian tới để có thể tạo dựng thêm nữa uy tín và hình ảnh của công ty, công ty chủ trương hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng,thân thuộc, khách hàng chiến lược. Phấn đấu tới 2015, Eid trở thành nhà cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp. Công ty Eid mong muốn nhân rộng thị mô hình hoạt động của mình ra khắp toàn quốc, rồi từ đó không chỉ cung cấp trang thiết bị xây dựng cho các công trình trong nước mà còn vươn ra toàn khu vực Đông Nam Á, với khởi đầu là hai nước bạn Lào và Campuchia. - Mục tiêu thứ hai trong định hướng phát triển giai đoạn 2005-2015 của công ty là chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng một chính sách tốt để thu hút nhân tài là một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty. Trôgn bối cảnh hiện nay khi mà các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn của nước ngoài đang ồ ạt xâm chiếm thị trường Việt Nam, vấn đề nhân sự thực sự đã trở thành một bài toán hóc búa cho những công ty vừa và nhỏ như công ty Eid. Muốn mở rộng thị phần, mở rộng hoạt động của công ty thì phải tuyển dụng được những cán bộ chuyên môn giỏi, tận tâm với công việc, trung thành với công ty. Nhận thức được vấn đề đó, nên công ty đang xây dựng chính sách giữ người giỏi và thu hút người tài về công ty. Bên cạnh đó, mỗi năm, công ty đều tổ chức những khoá tập huấn ngắn hạn để đạo tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ năng động, có mục tiêu phấn đấu. Trở thành một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực cung cấp thiết bị máy móc vật tư phục vụ cho ngành xây dựng, hoà nhập nhưng không hoà tan, đó là tiêu chí hàng đầu mà toàn thể cán bộ, công nhân viên tại công ty Eid luôn tâm niệm và phấn đấu thực hiện. 1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 1.2.1.1 Sơ đồ phòng ban Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành: ông Vũ Văn Hải Phó giám đốc: ông Đoàn Minh Hoàng Phó giám đốc: ông Bùi Mai Đông Hình 1.3: Cơ cấu tổ chức của công ty Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Phòng vật tư Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, dại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty. Tại công ty Eid, thì chủ tịch hội đồng quản trị cũng trực tiếp là giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, điều này hạn chế được những mâu thuẫn trong mục tiêu phát triển của công ty. Hai phó giám đốc có trách nhiệm cùng với giám đốc điều hành phụ trách các hoạt động kinh doanh của công ty. Tất cả các phòng ban đều làm việc dưới sự quản lý của giám đốc, chịu trách nhiệm báo cáo cho giám đốc tình hình hoạt động của công ty. Có thể nhận thấy, bộ máy hoạt động của công ty là khá gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Giữa các phòng ban có sự phân tách rõ ràng nhưng khi cần cũng có thể phối hợp một cách nhịp nhàng theo một mối quan hệ thống nhất. Tuy nhiên là một công ty hoạt động chủ yếu là kinh doanh bán sản phẩm, đại diện cho các hãng sản phẩm danh tiếng trên thế giới mà lại chưa có phòng marketing riêng rẽ, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1.2.1.2 Chức năng của các phòng ban - Phòng kinh doanh: phòng kinh doanh có chức năng lập các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn cũng như chiến lược phát triển dài hạn cho công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và hội đồng quản trị. Tại công ty Eid, phòng kinh doanh đảm nhiệm 4 chức năng chính như sau: lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện; thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối; đảm nhiệm chức năng chính trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp; phối hợp với các phòng ban khác nhằm thực hiện đầy đủ các chính sách phục vụ khách hàng theo đúng chính sách của công ty. - Phòng tài chính kế toán: là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty, tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nhiệm vụ tài chính kế toán của công ty. - Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm trước các vấn đề kĩ thuật của máy móc sản phẩm thiết bị của công ty. Kiểm tra, sửa chữa khi có yêu cầu. - Phòng vật tư: là nơi cung cấp, lưu giữ bảo quản vật tư cho công ty. Khi hàng hoá được nhập về hay xuất đi đều do phòng vật tư phụ trách và liên đới với phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về tình hình vật tư trong công ty. -Phòng hành chính : có chức năng chính là quản lý nhân sự trong công ty, lập và thực hiện các kế hoạch tuyển dụng cho công ty. Phòng còn có chức năng xây dựng, đảm bảo cho cán bộ trong công ty thực hiện đúng theo các nội quy của công ty đề ra, đảm bảo đời sống cũng như chăm lo, thực hiện các chế độ cho các cán bộ công nhân viên.Bên cạnh đó phòng còn làm công tác bảo quản các loại tài sản cho công ty. 1.2.2 Các nguồn lực của công ty 1.2.2.1 Nguồn nhân lực Trong thời buổi hiện nay khi thế giới ngày càng “phẳng” hơn thì sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật đã không còn là điều quan trọng nữa. Yếu tố con người, vốn nhân lực đã trở thành yếu tố then chốt quyết định tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Để có được năng lực sản xuất nhất định, doanh nghiệp phải có được một số lượng cán bộ công nhân viên thích hợp với trình độ phù hợp với công việc. Nếu doanh nghiệp nào sử dụng tốt nguồn lao động cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, tận dụng hết khả năng của lao động là một yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh về giá cả nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Eid là một công ty vừa và nhỏ đang từng ngày phát triển một vững mạnh hơn.Tính tới thời điểm 12/2009 thì công ty phát triển công nghiệp năng lượng có tổng cộng là 45 cán bộ công nhân viên. Trong đó: Cử nhân kinh tế: 7 người - Kỹ sư các ngành nghề: 16 người, bao gồm kỹ sư về các lĩnh vực sau: điện- điều khiển, nhiệt- điều hoà không khí, kỹ sư chế tạo máy, cử nhân hoá học. Nhân viên văn phòng: 7 người Công nhân vận tải hàng hoá: 4 người. Bộ máy nhân sự của công ty khá gọn nhẹ nhưng có sự kết hợp khá linh hoạt. Trong đó bộ phận nhân lực nòng cốt chính là 7 cử nhân kinh tế, có trách nhiệm chính với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Họ đều là những người trẻ, năng động, tháo vát, nhiệt tình với công việc. Công ty Eid có những tiềm lực cần thiết để phát triển. 1.2.2.2 Nguồn cung ứng hàng hoá Nguồn cung ứng hàng hoá với một công ty không có hoạt động sản xuất sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tìm được nhà cung cấp tốt, chất lượng sản phẩm đảm bảo nhưng lại có giá cả phải chăng là điều mà công ty Eid luôn quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty. Lựa chọn nhà cung cấp lí tưởng chính là tiền đề tạo hậu phương vững chắc cho hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nguồn cung hàng hoá mà công ty hiện đang sử dụng là từ các nhà cung cấp nước ngoài, các hãng sản xuất mà hiện công ty đang chịu trách nhiệm với tư cách làm đại diện cho hãng hoặc làm đại lý phân phối độc quyền. Sở dĩ công ty chọn các nhà cung cấp nước ngoài vì sự đa dạng của chủng loại sản phẩm cộng thêm chất lượng của các loại sản phẩm đó đã được quốc tế công nhận. Hơn nữa với những sản phẩm mà công ty kinh doanh, thị trường trong nước chưa có nhu cầu đáp ứng, nếu có thì cũng chỉ là trung gian mua bán sau khi nhập lại sản phẩm từ các hãng nước ngoài, giá thành cao do chi phí trung gian. 1.2.2.3 Tình hình sử dụng vốn tại công ty Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm các loại vốn như: vốn lưu động, vốn cố định, vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ tổ chức, huy động lại các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý vốn hiện có một cách hợp lý, sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh của mỗi công ty. Một nền tài chính lành mạnh có thể tạo ra sự phát triển mau chóng và ngược lạim nó sẽ ảnh hưởng xấu đến mục tiêu và chiến lược của công ty. Thông qua việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính trong bảng sau, ta có thể thấy được thực chất mối quan hệ giữa sử dụng vốn với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hình 1.4: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2006-2009 Đơn vị tính: triệuVNĐ Chỉ tiêu- Năm 2006 2007 2008 1. Tổng số vốn kinh doanh -Vốn chủ sở hữu 7.000 10.000 17.300 2. Tổng tài sản 8.112 27.953 28.327 3. Tổng các khoản phải trả 8.248 17.213,6 7.422 - Vay nợ 580,7 5.152 577,5 - Phải trả khách hàng 5.519,4 10.770 6.501,7 - Các khoản phải trả khác 2.175 1.291 342,5 Khả năng thanh toán tổng quát 202% 173% 382% Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm Khi mới thành lập tổng số vốn điều lệ của công ty chỉ là 2.000.000.000VNĐ, hiện tại thì con số này đã tăng gấp 20 lần, tính tới 7/2009 thì vốn điều lệ của công ty là 40.000.000.000VNĐ, tổng số vốn lưu động trong các hoạt động là 28.600.000.000VNĐ. Tổng tài sản cố định của công ty tính tới 31/12/2009 là 1.521.651.682VNĐ, trong đó máy móc, thiết bị văn phòng là 26.142.191 VNĐ, phương tiện vận tải truyền dẫn là 1.384.270.054 VNĐ, thiết bị dụng cụ dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp là 111.239.437 VNĐ. Ngoài công tác chính là hoạt động kinh doanh mua bán thành phẩm hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp trong nước, công ty có một số khoản đầu tư tài chính như đầu tư cổ phiếu vào công ty Vân Phong trị giá 5.250.000.000VNĐ, góp vốn liên doanh với công ty sông Cầu trị giá 2.000.000.000VNĐ, đầu tư vào xây dựng khách sạn. Hiện công ty có 2 dự án xây dựng và quản lý khách sạn tại đảo Tuần Châu, Quảng Ninh. Mặc dù tổng các khoản phải trả của công ty là khá lớn, trong đó khoản phải trả khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất, do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là nhập khẩu sản phẩm về phân phối lại cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, nhưng khả năng thanh toán của công ty là rất cao, lớn hơn 100%. Tóm lại, tình hình tài chính của công ty là khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.2.3 Cơ cấu mặt hàng của công ty 1.2.3.1 Chủng loại hàng hoá Hiện tại công ty đang cung cấp hàng hoá ở các lĩnh vực như sau: cung cấp thiết bị vật tư phục vụ ngành xây dựng, Công nghiệp sản xuất thép; Xi măng; Điện lực và các ngành công nghiệp khác. a Về lĩnh vực Xây dựng cầu đường , xây dựng công nghiệp, khai thác mỏ: Công ty đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy cho các nhà thầu thi công xây dựng với nhiều loại vật tư phong phú, máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ thi công: thanh dự ứng lực xây cầu (DUL); Cáp thép (cáp DUL); Neo (Anchorage); gối cầu- kh
Luận văn liên quan