Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân nhựa tân Liên Hưng

_ Doanh Nghiệp Tư Nhân Nhựa Tân Liên Hưng được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5001000562 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Long An cấp ngày 07 tháng 03 năm 2003. Tên Doanh nghiệp : Doanh Nghiệp Tư Nhân nhựa Tân Liên Hưng Tên giao dịch : Doanh Nghiệp Tư Nhân nhựa Tân Liên Hưng Trụ sở chính : Xã Đức Hoà Hạ - Huyện Đức Hoà – Tỉnh Long An. Điện thoại : 8773930 ( 08 ). Vốn điều lệ 8.000.000.000 đồng. _ Doanh Nghiệp Tư Nhân Nhựa Tân Liên Hưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về lãi lỗ. Có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng ACB chi nhánh Củ Chi được sử dụng con dấu riêng theo quy định Nhà nước.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân nhựa tân Liên Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỰA TÂN LIÊN HƯNG ( ( ( 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN : 1.1.1. Lịch sử hình thành của Doanh Nghiệp. _ Doanh Nghiệp Tư Nhân Nhựa Tân Liên Hưng được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5001000562 do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Long An cấp ngày 07 tháng 03 năm 2003. Tên Doanh nghiệp : Doanh Nghiệp Tư Nhân nhựa Tân Liên Hưng Tên giao dịch : Doanh Nghiệp Tư Nhân nhựa Tân Liên Hưng Trụ sở chính : Xã Đức Hoà Hạ - Huyện Đức Hoà – Tỉnh Long An. Điện thoại : 8773930 ( 08 ). Vốn điều lệ 8.000.000.000 đồng. _ Doanh Nghiệp Tư Nhân Nhựa Tân Liên Hưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về lãi lỗ. Có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng ACB chi nhánh Củ Chi được sử dụng con dấu riêng theo quy định Nhà nước. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh Nghiệp: _ Thực hiện chủ trương đổi mới cơ cấu kinh tế và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dung đất từ năm 2000 đến 2015 của Tỉnh nhà, Đức Hoà đã mạnh dạn khai thác các diện tích đất hoang hoá trước đây cũng như một số diện tích chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành những khu công nghiệp lớn mạnh, đầu tư giao thông, cầu cống .... tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất cho nền công nghiệp hoá hiện đại hoá của Tỉnh nhà. Do vậy nhu cầu ống nhựa sử dụng cho các công trình xây dựng cơ bản rất lớn. Để góp phần đáp ứng nhu cầu cần tiêu dùng ngày càng tăng trên địa bàn huyện Đức Hoà, cùng với các nhà đầu tư ngoài Tỉnh, Doanh Nghiệp Tư nhân Nhựa Tân Liên Hưng đăng ký thành lập và hoạt động sau khi đã tìm hiểu thị trường (nhu cầu) và tình hình thực tế. _ Doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên Hưng được thành lập tại khu vực Đức Hoà, song doanh nghiệp xuất thân từ làng nghề truyền thống chuyên sản xuất ống nhựa cho ngành xây dựng và đã tham gia sản xuất ra sản phẩm ống nhựa từ nhiều năm nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh. _ Năm 2002 Doanh nghiệp mới thành lập nhưng đến năm 2003 Doanh nghiệp mới thực sự đi vào hoạt động, qua 1 năm kể từ khi thành lập đến nay Doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm và ngày càng tạo được uy tín đối với người tiêu dùng. Trong mỗi tháng Doanh nghiệp cho ra sản phẩm ống nhựa thành phẩm chất lượng tốt đạt 200 tấn / tháng. Mỗi năm dự tính sẽ sản xuất ra 2.500 tấn ống nhựa các loại để phục vụ cho chính cơ sở. - Ống nhựa từ ( 21 đến ( 168. - Số lượng 200 tấn/ tháng . - Dự toán 1 năm sẽ sản xuất ra mặt hàng ống nhựa chính phẩm 2.500 tấn /năm . - Giá bán theo tính toán với giá nguyên vật liệu hiện tại (chính và phụ ) doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm ống nhựa loại 1 bằng 8.000 đồng /1kg. Trừ chi phí quản lý sản xuất, chi phí nguyên liệu chính và phụ,khấu hao tài sản và các chi phí khác, lợi nhuận thu được từ sản xuất là 1 – 1,5 % trên tổng doanh thu. _ Lĩnh vực hoat động : Doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên hưng là doanh nghiệp sản xuất ống nhựa được thành lập nhằm mục đích sản xuất ra các mặt hàng ống nhựa các loại, phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và các tỉnh lân cận đáp ứng cho các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Trong khi nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong dân hiện rất cần thiết. 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp: _ Hiện nay tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Điều này có nghĩa là tất cả các phân xưởng sản xuất nhận lệnh sản xuất từ phòng tổ chức lãnh đạo, các phòng ban chức năng đó là bộ phận tham mưu đóng vai trò giúp việc cho chủ doanh nghiệp. 1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý : Sơ đồ 1.1 1.2.2 Nhiêm vụ và quyền hạn của các phòng ban: _ Chủ doanh nghiệp: Là người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định và điều lệ của doanh nghiệp. Hạch toán và xây dựng các chiến lược định hướng về sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chỉ đạo trực tiếp và phân công nhiệm vụ từ các phòng ban cho đến các phân xưởng sản xuất. Trực tiếp xét duyệt và phê chuẩn các loại báo cáo, văn bản, hợp đồng… Trình các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình tài chính cho cơ quan quản lý. Ra quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật theo quy định chung. _ Quản lý: Là người trực tiếp điều hành sản xuất, tổ chức sản xuất trong kỳ, là người tham mưu cho chủ doanh nghiệp thực hiện các đơn đặt hàng sản xuất gia công và cũng là người trực tiếp làm việc với các đối tác để triển khai sản xuất. Phân công nhiệm vụ cho các phòng ban. Trực tiếp ký các văn bản thuộc thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm và hoạt động kinh doanh . _ Phòng tổ chức hành chánh : Tổ chức quản lý về nguồn nhân lực, hành chính lao động, tổ chức lực lượng lao động sao cho mang tính chất cân đối nhằm giải quyết kịp thời cho các phân xưởng sản xuất. Chịu trách nhiệm chấm công cho toàn doanh nghiệp dựa trên bảng chấm công của từng đơn vị. Đảm trách công tác văn thư, hoàn chỉnh soạn thảo các văn bản liên quan đến chế độ chính sách nhằm áp dụng và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dõi giám sát tình hình lao động hiện tại của doanh nghiệp. Giải quyết các chính sách, chế độ do nhà nước ban hành đối với người lao động như; tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, các chế độ về BHXH, BHYT như ốm đau, thai sản… Thực hiện việc tuyển dụng đào tạo chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên ( tiền cơm, chi phí tăng giãn ca…) Duy trì đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, nội quy, quy định của đơn vị. Tổ chức thực hiện các yêu cầu về vệ sinh an toàn lao động. Bảo vệ tài sản, vật tư, hàng hóa… Quản lý con dấu của doanh nghiệp , tiếp nhận khách cho chủ doanh nghiệp, quan hệ với chính quyền , quản lý công văn đến và đi. _ Phòng tài chính kế toán: Chủ doanh nghiệp về mặt tài chính của doanh nghiệp, ghi chép, cập nhật và phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguyên vật liệu, tình hình tăng giảm tài sản cố định, biến động vốn bằng tiền mặt… Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Tổ chức theo dõi suốt quá trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và chuyển giao cho khách hàng. Hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính của đơn vị. Thực hiện đúng các chế độ chính sách kế toán do bộ tài chính và nhà nước ban hành. _ Phòng kế hoạch – vật tư: Tiếp cận các đơn đặt hàng, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, tiến hành xây dựng các dự trù vật tư, cân đối vật tư phục vụ cho sản xuất sau đó sẽ tiến hành đặt vật tư. Tính toán thời gian giao hàng, lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phát hành các lệnh sản xuất, đồng thời theo dõi tiến độ sản xuất của các đơn đặt hàng. Tổ chức quản lý vật tư hàng hóa. Tìm hiểu và khai thác thị trường cung cấp nguyên vật liệu, vật tư, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ về tiêu thụ. _ Phòng kỹ thuật: Thực hiện các chức năng tư vấn về kỹ thuật cho chủ doanh nghiệp. Kiểm tra và đánh giá chất lượng, số lượng, nguyên phụ liệu trước khi sản xuất. Thiết lập các quy tắc, quy trình kỹ thuật, quy trình chất lượng sản phẩm, lên kế hoạch thời gian lao động, kế hoạch nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã dựa trên yêu cầu của khách hàng. . Qui trình công nghệ sản xuất : 1.3.1. Công tác tổ chức sản xuất của doanh nghiệp theo quy trình sau: - Nhựa phế liệu được tuyển chọn và phân loại - Cắt nhỏ các loại có kích thước cỡ to - Phân loại nhựa, sàn lọc nguyên liệu. - Đưa phế liệu vào máy trộn, máy xay để tạo hạt . - Chuyển sang bộ phận đùn ống, thành phẩm…. Sản xuất ống nhựa chính phẩm : - Đưa keo vào lò nung ở nhiệt độ quy định sau đó đưa ra chuyển keo vào máy đùn ống thành sản phẩm ống nhựa từ ( 21 - ( 168 theo ý định . - Kiểm tra OTK chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm đạt chất lượng được nhập kho và đưa ra thị trường tiêu thụ. - Trong quá trình thực hiện sản xuất, do yêu cầu kĩ thuật có thể phát sinh thêm hay bớt đi một vài công đoạn thì cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp có kiến nghị điều chỉnh thêm hoặc bớt đi để quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục. 1.3.2. Sơ đồ công nghệ sản suất: Sơ đồ 1.2 1.4. Bộ máy kế toán: - Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp bởi chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý của các nhân viên trong bộ máy kế toán. - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân nhựa Tân Liên Hưng là mô hình tổ chức kế toán tập trung , toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp. Toàn bộ nhân viên kế toán đều chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ trực tiếp của kế toán trưởng . 1.4.1 SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.3 1.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong bộ máy kế toán: _ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp, làm tham mưu cho chủ doanh nghiệp về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong doanh nghiệp.Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định . _ Kế toán thanh toán: Ghi chép phản ảnh đầy đủ, kịp thời chính xác khoản công nợ phải thu, phải trả chi tiết theo từng đối tượng. Giám sát thực hiện chế độ thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán, ngăn ngừa tình trạng vi phạm kỷ luật thanh toán, thu nộp ngân sách. Có nhiệm vụ theo dõi đòi nợ khách hàng và trả nợ nhà cung cấp khi đến hạn. _ Kế toán nguyên vật liệu: Tổ chức ghi chép, phản ảnh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập xuất tồn kho vật liệu Cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về nguyên vật liệu cho chủ doanh nghiệp cũng như các phòng ban khác có liên quan. Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, kho, phòng ban thực hiện các chứng từ, sổ sách ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản nhập xuất, các định mức dự trữ, định mức tiêu hao. Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá và lập báo cáo về nguyên vật liệu. _ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Ghi chép phản ảnh giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng quỹ lương. Tính toán chính xác và phân bổ hợp lý chi phí tiền lương, cũng như các khoản trích theo lương phù hợp với từng đối tượng lao động. Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở phân xưởng, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tiền lương. _ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Xây dựng giá thành kế hoạch theo định mức có sẵn . xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất của đơn vị. Tổ chức, ghi chép phản ảnh tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ doanh nghiệp. Xác định giá thành sản phẩm dở dang đồng thời tính giá thành thực tế vào cuối kỳ. Kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm. Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. _ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Tổ chức ghi chép phản ảnh tổng hợp, chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm theo từng giá. Kiểm kê đánh giá thành phẩm tồn kho, theo dõi các khoản hư hao tổn thất . . . . _ Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban. Trong bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp, các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp, đặc biệt là mối quan hệ về chứng từ. 1.5.Hình thức kế toán: _ Hiện nay công tác kế toán tại doanh nghiệp được tin học hoá bởi phần mềm kế toán Visual Basic các mẫu sổ chứng từ ghi sổ, bảng kê và một một số mẫu chứng từ được thiết kế sẵn trên máy. Điều đó đã giúp ích cho bộ phận kế toán trong việc ghi chép và lưu trữ chứng từ. Giảm bớt được phần nào gánh nặng cho nhân viên kế toán nhờ đó bộ phận kế toán luôn đảm bảo công tác báo cáo đúng thời hạn. 1.5.1. SƠ ĐỒ : Ghi chú: Sơ đồ.1.4 Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra 1.5.2. TRÌNH TỰ GHI SỔ : _ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. _ Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ(cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác in báo cáo tài chính theo qui định. _ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện cá thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi bằng tay. Bộ sổ kế toán của Doanh Nghiệp: - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ kế tóan chi tiết Các phương pháp kế toán cơ bản đang được thực hiện tại doanh nghiệp : _ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. _ Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Tại doanh nghiệp hiện đang áp dụng tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp Bình quân gia quyền cuối tháng. _ Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định Hiện tại ở doanh nghiệp đang tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. _ Phương pháp tính thuế GTGT Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. _ Niên độ kế toán Niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 _ Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán Tiền tệ sử dụng trong kế toán tại doanh nghiệp là đồng Việt Nam . _ Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả hoạt hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản từ loại 1 đến loại 9. 1.6 NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN : 1.6.1 Thuận lợi . Doanh Nghiệp có được bộ máy kế toán có trình độ, năng động và đội ngũ nhân viên lao động có tay nghề cao... 1.6.2 Khó khăn . Một trong những khó khăn của Doanh Nghiệp hiện nay đó là Nguyên Vật Liệu đầu vào do biến động về giá cả thị trường đã làm ảnh hưởng đến Doanh Nghiệp… CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1. Cơ sở lý luận : 2.1.1. Khái niệm : 2.1.1.1. Khái niệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: Chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, đ dng trực tiếp để chế tạo sản phẩm…. - Chi phí nguyên vật liệu chính: Là những chi phí khi qua sản xuất cấu tạo nên thực thể sản phẩm như: nhựa phế liệu trong công nghiệp... Thông thường các chi phí này được tính trực tiếp cho các đối tượng sử dụng có liên quan. - Chi phí vật liệu phụ: là vật liệu trong quá trình sử dụng có tác dụng đảm bảo cho quá trình sản xuất được bình thường. Nó không cấu tạo nên thực thể sản phẩm. - Chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chạy máy móc thiết bị chuyên dùng… 2.1.1.2 Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT: bao gồm tất cả các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện công việc sản xuất tại các phân xưởng (lương chính, phụ , BHXH…) _ Tiền lương chính: là khoản thù lao trả cho người lao động trong thời gian làm việc, nó gắn liền với khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nhất định. Vì vậy thường được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng có liên quan. _ Tiền lương phụ: là khoản thù lao trả cho người lao động trong thời gian ngưng, nghỉ việc, bởi nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau. _ Bảo hiểm x hội: là khoản tiền bổ sung cho công nhân viên và được sử dụng để tài trợ trong những trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản, mất sức lao động…. _ Bảo Hiểm Y Tế: là khoản chi phí doanh nghiệp và người lao động nộp cho cơ quan y tế để tài trợ khi có phát sinh như khám chữa bệnh. _ Kinh phí công đoàn: là các khoản được tính theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực tế và được tính vào chi phí sản xuất. Quỹ này dùng để duy trì hoạt động công đoàn cấp trên và công đoàn cơ sở. _ Bảo Hiểm Thất Nghiệp: 2.1.1.3. Khái niệm chi phí sản xuất chung: là chi phí có liên quan đến việc tổ chức,quản lý và phục vụ ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như: tiền lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền. 2.1.2. Đặc điểm: _ Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng hợp chi phí từ khi bắt đầu đưa vật liệu vào quá trình sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm và đưa sản phẩm đi tiêu thụ. _ Sản phẩm đóng vai quan trọng trong doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp là nguồn thu chính yếu của doanh nghiệp.Để doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao thì việc tính giá thành sản phẩm rất cần thiết. _ Để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải tiêu hao nhiều chi phí như nguyên vật liệu,công cụ - dụng cụ, nhân công và rất nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 2.1.3. Phân loại chi phí: Chi phí sản xuất được xem như một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để đáp ứng được các yêu cầu trên chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. 2.1.3.1. Phân loại chi phí theo sản xuất: - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Phân loại theo khoản mục có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ công tác tổ chức kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành
Luận văn liên quan