Thuế GTGT, thực trạng & phương hướng hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam

Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Những cải cách về thuế của thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động.đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia. Đối với Việt Nam trong thời gian tới, khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiếp tục sau này khi Việt Nam được gia nhập WTO thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới. Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Nó có vai trò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng không thể phủ nhận. Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX trong kỳ họp thứ 11 dã biểu quyết thông qua luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 ‘để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước’. Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau hơn 3 năm được đưa vào áp dụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ : Số thu ngân sách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất ít hơn nhiều so với Luật thuế doanh thu.Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT còn nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sân chơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những kẽ hở để trốn lậu thuế. Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lập pháp, những nhà quản lý. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, là một sinh viên ngân hàng - tài chính có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung : “Thuế Giá trị gia tăng, thực trạng và phương hướng hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam”. Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế GTGT mà em có điều kiện tiếp cận trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng Chíng sách Thuế, Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính. Đề án bao gồm các nội dung chính sau : Chương I : Đại cương về thuế và thuế Giá trị gia tăng. ChươngII : Thực trạng và vai trò Luật thuế GTGT tại Việt Nam. Chương III : Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT tại Việt Nam.

doc86 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế GTGT, thực trạng & phương hướng hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Những cải cách về thuế của thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động...đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia. Đối với Việt Nam trong thời gian tới, khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tiếp tục sau này khi Việt Nam được gia nhập WTO thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới. Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Nó có vai trò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng không thể phủ nhận. Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX trong kỳ họp thứ 11 dã biểu quyết thông qua luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 ‘để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước’. Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau hơn 3 năm được đưa vào áp dụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ : Số thu ngân sách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất ít hơn nhiều so với Luật thuế doanh thu...Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT còn nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sân chơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những kẽ hở để trốn lậu thuế... Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lập pháp, những nhà quản lý. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, là một sinh viên ngân hàng - tài chính có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung : “Thuế Giá trị gia tăng, thực trạng và phương hướng hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam”. Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế GTGT mà em có điều kiện tiếp cận trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng Chíng sách Thuế, Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính. Đề án bao gồm các nội dung chính sau : Chương I : Đại cương về thuế và thuế Giá trị gia tăng. ChươngII : Thực trạng và vai trò Luật thuế GTGT tại Việt Nam. Chương III : Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT tại Việt Nam. MỤC LỤC Nội dung : Trang Lời nói đầu 1 Mục lục 3 Chương I : Đại cương về thuế và Thuế GTGT 5 I. Các vấn đề chung về thuế 5 1. Khái niệm và dặc điểm về thuế 5 2. Những khái niệm cơ bản chung của Thuế GTGT 7 Chương II : Thực trạng và vai trò Luật thuế GTGT ở Việt Nam 14 I. Thực trạng Luật thuế GTGT ở Việt Nam 14 A. Sự cần thiết ban hành Luật thuế GTGT 14 B. Nội dung cụ thể của Luật thuế GTGT 15 a. Đối tượng chịu Thuế GTGT 15 b. Đối tượng nộp Thuế GTGT 16 c. Căn cứ và phương pháp tính thuế 17 1. Giá tính Thuế GTGT 17 2. Thuế suất Thuế GTGT 19 3. Phương pháp tính Thuế GTGT 23 d. Hoàn Thuế GTGT 30 4. Đối tượng và trường hợp được hoàn Thuế GTGT 30 5. Đối tượng được hoàn Thuế GTGT có trách nhiệm 31 e. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 32 6. Đăng ký nộp thuế 32 7. Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp Ngân sách Nhà nước 33 8. Nộp thuế giá trị gia tăng 36 9. Quyết toán thuế giá trị gia tăng 39 10. Miễn giảm thuế giá trị gia tăng 39 II. Kết quả và vai trò của Thuế GTGT đối với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi được ban hành đến nay 41 A. Những kết quả bước đầu sau hơn 3 năm thực hiện Luật thuế GTGT 41 1. Về sản xuất, kinh doanh 41 2. Về thu Ngân sách nhà nước 45 3. Về công tác quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp 47 4. Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế 48 5. Thúc đẩy việc củng cố tố chức ngành thuế 48 6. Thúc đẩy việc củng cố tố chức ngành thuế 49 III. Những hạn ché nảy sinh trong quá trình triển khai Luật thuế GTGT 50 1. Về đối tượng chịu thuế 50 2. Về thuế suất 51 3. Về phương pháp tính thuế 55 4. Về quản lý và sử dụng hoá đơn : 56 5. Về khấu trừ Thuế GTGT 57 6. Kê khai nộp thuế 57 7. Về hoàn thuế 57 8. Về chế tài 58 Chương III : Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT 60 I. Kinh nghiệm sử lý vướng mắc về Thuế GTGT ở một số nước 60 1. Trung Quốc 60 2. Inđônêxia 62 3. Singapore 64 II. Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT 65 1. Về đối tượng chịu thuế 66 2. Đối tượng không chịu Thuế GTGT 67 3. Về thuế suất 68 4. Về phương pháp tính thuế 69 5. Quản lý và sử dụng hoá đơn 71 6. Khấu trừ thuế 74 7. Với việc kê khai nộp thuế 74 8. Về hoàn thuế 75 9. Về chế tài 75 Kết luận 79 Phụ lục (Bảng đối tượng không chịu Thuế GTGT của một số nước) 80 Danh mục tài liệu tham khảo 81 Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ 1. Khái niệm và đặc điểm của thuế Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo luật định không hoàn lại trực tiếp đối với các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Xuất phát từ định nghĩa trên ta có thể thấy một số tính chất cơ bản và quan trọng của thuế Thuế là khoản đóng góp mang tính chất cưỡng chế và pháp lí cao. Nó được qui định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và có những chế tài đi kèm nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công dân. Chúng ta đều biết rằng thuế là nguồn thu để nuôi sống Bộ máy của Nhà nước và thực hiện các chính sách của Nhà nước. Để bảo đảm sự tồn tại của mình, Nhà nước cần phải sử dụng quyền lực của mình để bắt buộc người dân đóng góp vào cho ngân sách Nhà nước. Thuế là khoản đóng góp mang tính không hoàn trả trực tiếp đối với các cá nhân và tổ chức nộp thuế. Đặc điểm này giúp ta có thể phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí- hai nguồn thu khác trong ngân sách của Nhà nước. Trong khi phí và lệ phí là những khoản đóng góp khi các cá nhân và tổ chức sử dụng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thì ngược lại thuế là khoản đóng góp bắt buộc đối với các công dân khi họ nằm trong đối tượng đưọc điều chỉnh của Luật thuế mà nhà nước không có trách nhiệm phải hoàn lại trực tiếp cho người nộp dưới bất cứ hình thức nào. Trong nguồn thu ngân sách của Nhà nước thì thuế chiếm một tỉ trọng rất lớn. Thuế là cơ sở quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và giúp bộ máy Nhà nước có thể thực hiện được các chính sách đặt ra. Thông thường thì thuế chiếm tới xấp xỉ 90% nguồn thu ngân sách của Chính phủ. Tuỳ theo qui mô, mức độ phát triển và chính sách thuế của từng quốc gia mà sẽ quyết định giá trị thuế thu được. Thuế chứa đựng trong nó rất nhiều các sắc thuế khác nhau với các đối tượng bị điều chỉnh khác nhau. Tất cả chúng ta đều đang bị điều chỉnh bởi luật thuế, chúng ta phải nộp thuế mà đôi khi bản thân chúng ta không biết rằng mình đang phải nộp thuế cho Nhà nước. Nó bao gồm các loại thuế như VAT, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế thuế nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... Chính vì diện bao quát rất rộng của thuế nên nó có khả năng tập trung nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Bảng số liệu của Việt Nam dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được phần nào vai trò của thuế trong nguồn thu ngân sách Bảng 1 : CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị: tỉ VN đồng Chỉ tiêu  1996  1997  1998  1999  2000 (ước tính)  2001 (kế hoạch)   Tổng thu NSNN  62.387  65.352  72.965  78.489  90.664  86.275   Thu từ thuế của DNNN  25.887  27.149  18.911  32.114  44.994  41.182   Thu thuế của DN khác  28.101  27.574  31.388  35.802  34.549  36.078   Thu ngoài thuế  6.856  8.043  10.523  8.212  9.221  7.115   Viện trợ  1.543  2.586  2.143  2.361  1.900  1.900   Nguồn www.worldbank.org.vn Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được thuế chiếm trong tổng nguồn thu ngân sách tới xấp xỉ 85% và chiếm khoảng xấp xỉ gần 20% GDP mỗi năm. Với vai trò đặc biệt, chính sách thuế đang ngày càng được chính phủ các nước quan tâm xây dựng nhằm đảm bảo phù hợp và có hiệu quả hơn nữa; hiệu quả cảvề mặt kinh tế cũng như công bằng xã hội. Phân loại thuế Để có thể hiểu rõ hơn bản chất và thuận tiện trong việc nghiên cứu để xây dựng các chính sách thuế, người ta phân loại thuế ra thành các loại thuế cụ thể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Theo tính chất điều tiết của thuế, người ta chia thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế mà đối tượng nộp thuế cũng đồng thời là đối tượng chiụ thuế. Thuế gián thu là loại thuế mà đối tượng chịu thuế không trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước mà thông qua một đối tưọng khác gọi là đối tượng nộp thuế. Theo phạm vi điều tiết của thuế, người ta chia thành thuế chung và thuế có lựa chọn. Theo cơ sở thuế, người ta chia thành các loại như sau: Thuế thu nhập Thuế tài sản: Loại thuế này đánh trên các tài sản có giá trị. Thuế kinh doanh: loại thuế này đánh vào các hoạt động kinh doanh Thuế tiêu dùng: loại thuế này đánh vào hàng hóa mà bạn tiêu dùng. Ngoài ra, tuỳ theo các tiêu thức nghiên cứu khác nhau mà người ta chia ra thành các loại thuế có các tên gọi khác nhau: thuế tài nguyên, thuế môi trường, thuế đất đai... 2. Những khái niệm cơ bản chung của Thuế GTGT . Giá trị gia tăng và Thuế GTGT Giá trị gia tăng là khoản giá trị mới tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông tới tiêu dùng. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) còn được gọi là VAT (Value Added Tax) là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về hình thức, Thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán . Về bản chất, người chịu Thuế GTGT là người tiêu dùng, hoặc người sản xuất, hoặc cả người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu của loại hàng hoá đó trên thị trường 2.1.1 Thuế GTGT có các khái niệm chung : Đối tượng chịu Thuế GTGT : Là những hàng hoá, dịch vụ theo quy định của luật pháp phải chịu thuế và thuế được tính dựa trên giá trị bằng tiền của hàng hoá, dịch vụ đó. Mỗi quốc gia khi xây dựng Luật thuế GTGT đều nghiên cứu kỹ lưỡng danh mục hàng hoá, dịch vụ là đối tượng chịu Thuế GTGT bởi vì mặc dù thuế có vai trò rất quan trọng đối với chính sách vĩ mô của mỗi quốc gia nhưng không vì thế mà gây ra khó khăn cho bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Có những hàng hoá, dịch vụ cầ được ưu tiên phát triển, có những hàng hoá, dịch vụ cần được kiểm soát và công cụ điều tiết quan trọng nhất của nhà nước chính là thuế. Phạm vi điều chỉnh của luật thuế GTGT là rất rộng lớn và do đặc điểm đối tượng chịu thuế là hầu hết các hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nên sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và thái độ của dân cư là hết sức to lớn. Vì là thuế gián thu, khoản thuế GTGT được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của người mua về khoản thuế mình phải nộp. Đồng thời với đối tượng chịu Thuế GTGT, để khuyến khích việc phát triển sản xuất, kinh doanh của một số mặt hàng, một số hoạt động dịch vụ các chính phủ thường ban hành danh mục đối tượng không chịu Thuế GTGT. Ta có thể tham khảo bảng đối tượng không chịu Thuế GTGT của một số nước (Phụ lục I - Nguồn : Tờ trình chính phủ đề án sửa đổi bổ xung Luật thuế GTGT) Đối tượng nộp thuế : Là đối tượng trực tiếp có quan hệ về mặt nghĩa vụ đối với cơ quan thuế. Là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu Thuế GTGT theo quy định trong Luật thuế GTGT của từng nước. Tuy nhiên ta có thể hiểu đối tượng tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu toàn bộ số thuế tính trên giá trị gia tăng từ khâu sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng. Trong qua trình luân chuyển trên thị trường cơ quan thuế luôn phải tiến hành tính toán thu thuế đầu ra và hoàn thuế đầu vào cho các khâu luân chuyển trên thị trường. Hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng đã bao hàm toàn bộ Thuế GTGT của các khâu trước trong giá. Căn cứ và phương pháp tính thuế Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế bao gồm giá tính thuế và thuế suất Giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ là giá chưa có thuế của hàng hoá, dịch vụ đó. Ta có thể tham khảo biểu Thuế GTGT của một số nước trên thế giới như sau : Bảng 2 : MỘT SỐ BIỂU THUẾ GTGT TRÊN THẾ GIỚI Nước  Số lượng thuế suất  Các mức thuế suất (%)   Inđônêxia  1  10%      Philipin  1  10%      Thái Lan  1  10%      Singapore  1  3%      Trung Quốc  2  13%  17%     Australia  1  10%      Hàn Quốc  1  10%      Nhật  1  5%      Đan Mạch  1  25%      Thuỵ Điển  3  6%  12%  25%    Pháp  2  5.5%  19.6%     Việt Nam  4  0%  5%  10%  20%   (Nguồn : Tờ trình chính phủ đề án sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT ) Thuế suất áp dụng cho Luật thuế GTGT được nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Thuế suất Thuế GTGT thông thường chỉ gồm từ 1 đến 3 mức nhưng trên thế giới xu hướng đơn giản hoá số lượng thuế suất Thuế GTGT nhằm đơn giản hoá biểu thuế, đơn giản hoá công tác hành chính thuế cũng như tạo sự thông thoáng, cởi mở sẵn sàng hội nhập các nhóm, các cộng đồng kinh tế chung khu vực và châu lục. Biểu Thuế GTGT được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc đánh thuế dựa vào khả năng nộp thuế của các đối tượng khác nhau Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định sự điều tiết mạnh hay yếu chính phủ đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Ta có thể thấy mức thuế suất của các nước chủ yếu chỉ có 1 mức. Vừa đảm bảo công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế trên thị trường đồng thời tạo thuận lợi cho việc quản lý của nhà nước do việc tính thuế đơn giản, tránh những phức tạp nảy sinh do việc có nhiều mức thuế suất gây nên. Phương pháp tính thuế : Về mặt lý thuyết có 4 phương pháp xác định số thuế phải nộp : Phương pháp cộng thẳng (trực tiếp) hay còn gọi là phương pháp kế toán : Thuế GTGT = thuế suất x (tiền công + lợi nhuận) Phương pháp cộng gián tiếp (vì giá trị gia tăng không được tính đến) : Thuế GTGT = (thuế suất x tiền công) + (thuế suất x lợi nhuận) Phương pháp trừ trực tiếp (cũng gọi là phương pháp kế toán) : Thuế GTGT = thuế suất x (giá đầu ra – giá đầu vào) Phương pháp trừ gián tiếp (còn gọi là phương pháp hoá đơn hay phương pháp khấu trừ) Thuế GTGT = (thuế suất x giá đầu ra) - (thuế suất x giá đầu vào) Trong 4 phương pháp trên, các nước đã có tổng kết là phương pháp thứ 4 có nhiều ưu điểm hơn do : Nó gắn với hoá đơn, chứng từ, vì vậy mang tính pháp luật cao hơn và dễ kiểm tra, kiểm soát. Đơn giản hơn vì doanh nghiệp chỉ cần căn cứ vào hoá đơn đầu vào, đầu ra để kê khai nộp thuế và nộp thuế hàng tháng. Còn 3 phương pháp trên dựa vào sổ sách kế toán nên phức tạp và không kịp thời. Vì vậy, hầu hết các nước đều áp dụng phương pháp khấu trừ thuế với nguyên tắc là số Thuế GTGT đầu ra ghi trên hoá đơn bán hàng khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào ghi trên hoá đơn mua hàng. Ở Việt Nam ta sử dụng hai phương pháp tính Thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng . Hầu hết các nước đã áp dụng Thuế GTGT đều có quy định mức doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế. Ví dụ Inđonêxia 60.000 USD/năm; Thuỵ Điển 200.000 SEK/năm; Trung Quốc 1.8 triệu nhân dân tệ/năm...Đối với hộ kinh doanh có doanh số trên mức quy định phải nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; đối với hộ kinh doanh có doanh số dưới mức quy định hoặc không phải nộp Thuế GTGT mà chỉ phải nộp thuế thu nhập hoặc có nước đánh Thuế GTGT nhưng theo một tỷ lệ ấn định trên doanh thu. 2.1.2 Vai trò của Thuế GTGT Nền kinh tế ngày càng phát triển hàng hoá, dịch vụ luân chuyển và tiêu dùng ngày càng nhiều nên số Thuế GTGT phát sinh sẽ ngày một lớn và chiếm vị trí quan trong trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia từ thuế. Thông thường, ở những nước càng phát triển thì tỉ trọng đóng góp của thuế VAT chiếm khá cao. Ta có thể thấy được điều đó qua số liệu một số nước phát triển trong khối OECD “ Năm 1980 tỷ lệ thuế VAT của các nước trong khối OECD là 17% GDP, trong khi đó tỉ lệ này vào năm 1995 là 15%”. Ta cũng có thể xem cấu trúc thuế trong khối OECD từ năm 1980-1995 để từ đó thấy được vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong nguồn thu ngân sách chính phủ hàng năm ở những nước phát triển. Ta có bảng sau : Bảng 3 : THAY ĐỔI CẤU TRÚC THUẾ TRONG KHỐI OECD TỪ 1980-1995 (tỉ lệ % trong tổng thu)  1980  1985  1990  1995   Thuế thu nhập cá nhân  32  30  30  27   Thuế thu nhập công ty  7  8  8  8   Bảo hiểm xã hội  25  25  25  25   Thuế tài sản  5  5  5  5   Thuế tiêu dùng chung  14  16  17  18   Thuế VAT  17  16  15  15   (Nguồn OECD Revenue Statistic) Tuy phần đóng góp của Thuế GTGT giảm đôi chút trong tỷ trọng tổng thu về thuế của khối OECD nhưng OECD bao gồm các nước phát triển nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1980-1995 nên lượng đóng góp vào ngân sách của những nước này là rất đáng kể. Thuế GTGT là loại thuế được các Chính phủ ở các nước phát triển sử dụng rộng rãi do kết cấu đơn giản, dễ kiểm soát khả năng đóng góp cho ngân sách đáng kể và có vai trò nhất định trong việc điều hành chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế khác. Chính sách tài khóa của chính phủ là chính sách sử dụng chi tiêu chính phủ và thuế là hai công cụ cơ bản để điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế, khi nền kinh tế suy thoái thì chính phủ có thể tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để từ đó kích cầu và đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại; còn khi nền kinh tế đang ở thời kì phát triển quá nóng so với mức bình thường thì chính phủ lại giảm chi tiêu của mình hoặc tăng thuế để làm giảm tổng cầu. Bên cạnh chức năng là một trong những công cụ thực hiện chính sách tài khoá của chính phủ, Thuế GTGT được coi là có vai trò to lớn hơn trong việc làm trong lành hoá thị trường, việc khuyến khích sử dụng hoá đơn đối với các thành phần kinh tế để tính và nộp thuế làm cho mỗi người dân có ý thức hơn về nghĩa vụ và quyền của mình đối với Nhà nước.
Luận văn liên quan