Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Nông nghiệp Đông Phương  Giấy phép ĐKKD : 0306.054.404  Ngày đăng ký : 2008  Đại diện pháp luật : Văn Thị Thủy Chức vụ: Tổng Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : 18/2X Phạm Văn Chiêu, P. 9, Q. Gò Vấp,Tp. Hồ Chí Minh  Ngành nghề chính : Trồng cây có hạt chứa dầu, trồng cây lấy quả chứa dầu, trồng cây dược liệu; Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quả gấc, chanh dây. I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu  Địa điểm xây dựng : 500 hecta huyện Tân Phước và 200 hecta Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang  Diện tích đất : 700 hecta  Nội dung đầu tư : + Xây dựng vùng nguyên liệu trồng Gấc tập trung với quy mô 700 hecta. + Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, xây dựng nhà sơ chế, nhà kho, nhà bảo quản, nhà điều hành. + Xây dựng hệ thống xử lý rác thải nông nghiệp. + Mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.  Quy mô đầu tư : + Cây dược liệu gấc : 700 hecta  Mục tiêu đầu tư : - Xây dựng cơ sở sản xuất nguyên liệu gấc áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. - Xây dựng vùng phát triển vùng nguyên liệu gấc.  Mục đích đầu tư : - Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm nói chung và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nói riêng. - Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương; - Góp phần phát triển bền vững an ninh lương thực, an ninh y tế và an sinh xã hội. - Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số); - Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : 106,356,516,113 đồng

pdf40 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG Tiền Giang - Tháng 2 năm 2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH VĂN THỊ THỦY NGUYỄN BÌNH MINH Tiền Giang - Tháng 2 năm 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN .............................................. 1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư .......................................................................................... 1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án ..................................................................................... 1 I.3. Căn cứ pháp lý ......................................................................................................... 2 CHƯƠNG II: CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ....... 3 II.1. Tác dụng của Gấc ................................................................................................... 3 II.2. Tình hình phát triển công nghệ chế biến thực phẩm trong nước và xuất khẩu ...... 4 II.3. Tiềm năng cho phát triển trồng Gấc nguyên liệu của huyện Tân Phước, Tiền Giang .............................................................................................................................. 5 II.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 5 II.3.2. Điều kiện về dân số và lao động ......................................................................... 6 II.4. Quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư ..................................................... 6 II.4.1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp............................................................ 6 II.4.2. Quy hoạch và kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật .................. 7 II.4.3. Quy hoạch xây dựng huyện Tân Phước .............................................................. 8 CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG............................................................. 9 III.1. Phân tích đánh giá khái quát thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án ........ 9 III.2. Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu ...................................... 9 III.2.1. Phân đoạn thị trường ........................................................................................ 9 III.2.2. Thị trường mục tiêu ........................................................................................ 10 III.3. Xác định sản phẩm của dự án ........................................................................... 10 III.4. Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án đầu tư trong tương lai .. 10 III.4.1. Phân tích thực trạng cầu thị trường ............................................................... 10 III.4.2. Dự báo cầu ...................................................................................................... 11 III.4.3. Dự báo cung .................................................................................................... 12 III.5. Nghiên cứu công tác tiếp thị sản phẩm ............................................................ 12 III.5.1. Đối tượng tiêu thụ sản phẩm .......................................................................... 12 III.5.2. Lựa chọn phương pháp giới thiệu sản phẩm ................................................. 12 III.5.3. Xác định về giá cả ............................................................................................ 13 III.5.4. Lựa chọn phương án phân phối sản phẩm ..................................................... 13 III.6. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường sản phẩm của dự án ...................................................................................................................................... 13 CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN ................ 14 IV.1. Mô tả sản phẩm ................................................................................................... 14 IV.2. Lựa chọn hình thức đầu tư .................................................................................. 14 IV.2.1. Hình thức đầu tư .............................................................................................. 14 IV.2.2. Loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh dự án ............................ 14 IV.3. Lựa chọn công nghệ cho dự án ........................................................................... 15 IV.4.1. Quy trình công nghệ trồng gấc ........................................................................ 15 IV.3.2. Đặc điểm kỹ thuật trồng gấc ............................................................................ 15 IV.4. Địa điểm thực hiện dự án .................................................................................... 18 IV.5. Giải pháp xây dựng công trình ........................................................................... 18 IV.5.1. Phương án bố trí tổng mặt bằng ....................................................................... 18 IV.5.2. Phương án kiến trúc xây dựng dự án ............................................................... 19 IV.5.3. Giải pháp kết cấu xây dựng ............................................................................. 19 IV.6. Đánh giá sơ bộ tác động đến môi trường ............................................................ 20 IV.6.1. Các tác động đến môi trường ........................................................................... 20 IV.6.2. Giải pháp khắc phục ........................................................................................ 20 IV.7. Lịch trình thực hiện dự án ................................................................................... 21 CHƯƠNG V: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ ................................................ 22 V.1. Tổ chức quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư ..................................... 22 V.2. Mức lương nhân viên ........................................................................................... 24 CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ......................................................... 25 VI.1. Nội dung tổng mức đầu tư .................................................................................. 25 VI.2. Tiến độ đầu tư ..................................................................................................... 26 CHƯƠNG VII: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................................... 27 VII.1. Cấu trúc nguồn vốn ........................................................................................... 27 VII.2. Cơ cấu nguồn vốn .............................................................................................. 27 VII.3. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay ................................................ 27 CHƯƠNG VIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ............................................... 30 VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ............................................................ 30 VIII.2. Tính toán chi phí của dự án .............................................................................. 30 VIII.2.1. Lực lượng lao động của trang trại ................................................................. 30 VIII.2.2. Chi phí hoạt động hằng năm ......................................................................... 31 VIII.3. Doanh thu từ dự án ........................................................................................... 32 VIII.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án .......................................................................... 33 VIII.4.1. Hiệu quả kinh tế dự án .................................................................................. 33 VIII.4.2. Báo cáo ngân lưu dự án ................................................................................. 34 VIII.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ................................................................... 35 CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 36 XI.1. Kết luận ............................................................................................................... 36 XI.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 36 --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 1 DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Nông nghiệp Đông Phương  Giấy phép ĐKKD : 0306.054.404  Ngày đăng ký : 2008  Đại diện pháp luật : Văn Thị Thủy Chức vụ: Tổng Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : 18/2X Phạm Văn Chiêu, P. 9, Q. Gò Vấp,Tp. Hồ Chí Minh  Ngành nghề chính : Trồng cây có hạt chứa dầu, trồng cây lấy quả chứa dầu, trồng cây dược liệu; Sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quả gấc, chanh dây. I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Xây dựng vùng nguyên liệu trồng gấc xuất khẩu  Địa điểm xây dựng : 500 hecta huyện Tân Phước và 200 hecta Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang  Diện tích đất : 700 hecta  Nội dung đầu tư : + Xây dựng vùng nguyên liệu trồng Gấc tập trung với quy mô 700 hecta. + Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm, xây dựng nhà sơ chế, nhà kho, nhà bảo quản, nhà điều hành. + Xây dựng hệ thống xử lý rác thải nông nghiệp. + Mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.  Quy mô đầu tư : + Cây dược liệu gấc : 700 hecta  Mục tiêu đầu tư : - Xây dựng cơ sở sản xuất nguyên liệu gấc áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. - Xây dựng vùng phát triển vùng nguyên liệu gấc.  Mục đích đầu tư : - Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu và tiến tới hòa hợp trong khu vực và trên thế giới về kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm nói chung và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nói riêng. - Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương; - Góp phần phát triển bền vững an ninh lương thực, an ninh y tế và an sinh xã hội. - Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số); - Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : 106,356,516,113 đồng --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 2 DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU  Vòng đời dự án : Trong vòng 20 năm, bắt đầu từ 2014 đến 2016 phát triển và thu hoạch vùng nguyên liệu gấc. I.3. Căn cứ pháp lý  Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy định một số điều chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Quyết định 81/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/05/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Hoá dược đến năm 2015 tầm nhìn 2025.  Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020;  Căn cứ Nghị định số 62/2010/NĐ-CP, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;  Căn cứ QĐ số : 3379/QĐ –UBND, ngày 28/10/2008 của UBND Tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 3 DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU CHƯƠNG II: CĂN CỨ CHỦ YẾU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ II.1. Tác dụng của Gấc Gấc là một cây dược liệu đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai. Trái gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn y học. Gấc có những tác dụng sau: 1. Bổ sung Vitamin: Giúp đôi mắt sáng đẹp. Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. 2. Công dụng làm đẹp: Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherolcao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,... Không chỉ vậy hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm. 3. Phòng chống ung thư: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotenelàm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệtDo đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường. Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em. 4. Tác dụng tốt với tim mạch: Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ. 5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa: Các món ăn từ gấc không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. 6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể: Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể. 7. Hạt gấc, loại thuốc dân gian: Hạt gấc cũng là loại thuốc dân gian. Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4 DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtasethường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa II.2. Tình hình phát triển công nghệ chế biến thực phẩm trong nước và xuất khẩu Hiện nay, nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thảo dược của người tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt đối với các nước phát triển. Một khi công nghệ chiết xuất tinh chất ngày càng cao và hiện đại cùng với các công trình nghiên cứu khoa học đã thừa nhận một số hoạt chất có trong trái cây thiên nhiên giúp cải thiện sức khỏe như là Quả Gấc Việt Nam. Gần đây việc ứng dụng đó được ứng dụng rộng rãi khi các nhà khoa học trong nước và quốc tế chứng minh được rằng “trong quả gấc ở Việt Nam có chứa các hoạt chất (lycopene, Beta – Carotene,) giúp bảo vệ sức khỏe, cải thiện tình trạng cơ thể ,Và ứng dụng đó được các nhà sản xuất áp dụng cho sản xuất mỹ phẩm (Kem đánh răng, sữa tắm); thực thẩm (bánh kẹo, bột ngũ cốc, kem, trà); Thực phẩm chức năng (Dầu gấc, viên ang dầu gấc, bột gấc); Gia vị thay thế phẩm màu (nấu xôi, chè, bánh,..); Dược phẩm (Cồn gấc, các dạng vitamin,); Nước giải khát (Nước cốt gấc,) Từ ứng dụng trên, trên thực tế hiện nay nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu vô cùng lớn, cụ thể: + Thị trường xuất khẩu :  Hoa Kỳ: nhu cầu chủ yếu gấc tươi đông lạnh ở dạng puree, được người dân sử dụng để chế biến thức ăn, thức uống hàng ngày). Sản lượng xuất khẩu vào thị trường này bình quân 500 tấn đến 1000 tấn/năm, bình quân khoảng 150 hecta.  Ấn Độ: Là nước đứng đầu về công nghệ chiết xuất tinh dầu, nhu cầu lượng gấc sấy khô tương đối lớn, bình quân 300 -500 tấn/năm, tương đương khoảng 11.000 tấn gấc tươi/năm, diện tích trồng dự kiến khoảng 366 hecta.  Nhật Bản: Là nước tiêu thụ phần lớn lượng dầu gấc Việt Nam, nhu cầu bình quân tại thị trường này khoảng 50.000 dầu gấc nguyên chất/năm, tương đương khoảng 2.988 tấn/năm, diện tích trồng bình quân khoảng 106 hecta.  Thái Lan: Nước tiêu thụ gấc trái và bột gấc của Việt Nam nhiều nhất, bình quân khoảng 7000 tấn/ năm (gấc tươi), tương đương 250 hecta.  Thị trường Châu Âu: Nhu cầu gấc tươi đông lạnh của Việt Nam, nhu cầu hàng năm khoảng trên 19.600 tấn, tương ứng diện tích canh tác khoảng 700 hecta.  Thị trường trong nước: Nước giải khát, thực phẩm chức năng,với nhu cầu khoảng trên 10.000 tấn/năm, tương ứng diện tích canh tác khoảng 357 hecta. II.3. Tình hình trồng gấc hiện tại của cả nước - Miền Bắc: Khoảng 18 tỉnh thành có trồng gấc theo quy mô hộ gia đình, trồng phân tán và rãi rác. Tuy nhiên diện tích canh tác nhiều và tập trung ở tỉnh Hải Dương với diện tích canh tác khoảng 500hecta tận dụng; Thái Bình trên 100hecta, Bắc Giang diện tích còn lại khoàng 120 hecta, Hưng Yên diện tích khoảng 200 hecta, các tỉnh còn lại ở Phía Bắc (Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định, Hà Nội, Thanh Hóa,) khoảng 150hecta. Tuy nhiên, hầu hết diện tích canh tác Gấc ở các địa phương này đều tận dụng, nhỏ lẻ, không tập trung. Mặt khác, thời tiết khí hậu ở miền Bắc Gấc chỉ cho trái từ tháng 8, 9 hàng năm và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm. Sản lượng gấc thu hoạch khu vực Miền Bắc mỗi --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5 DỰ ÁN XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU TRỒNG GẤC XUẤT KHẨU năm không quá 5.000 tấn. Chính vì vậy, quy tròn diện tích canh tác thì đến thời điểm lập dự án thì tổng diện tích canh tác chuyên cây Gấc thì khu vực Miền Bắc có khoảng 178 hecta. -Miền Nam: Thông qua dự án phát triển Gấc của Công ty CP Nông Nghiệp Đông Phương, hiện nay khu vực miền Nam gồm các tỉnh: Tây Ninh (170 hecta), Long An (30 hecta), Tiền Giang (20 hecta), Đồng Nai (17 hecta), Daknong(67 hecta).Trong đó, có 60% đất tận dụng ( gò đồi, trồng xen cây trồng khác hoặc vườn tạp). Do thời tiết khí hậu ôn hòa, thuận lợi kết hợp với độ ẩm không khí cao, độ ẩm trong đất cao là yếu tố giúp cây Gấc phát triển tốt, liên tục cho nên, gấc trồng ở khu vực này cho trái quanh năm. Như vậy có thể nói việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng Gấc xuất khẩu tại địa phương đặc biệt như ở địa bàn huyện Tân Phước, và Cai Lậy Tiền Giang là một lựa chọn đúng đắn, những lợi thế của Tiền Gia