Tiểu luận Các cơ quan nhà nước ở TW và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan đó

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy nhà nước ta vẫn giữ nguyên các đặc trưng cơ bản của nhà nước, trong đó “Nhà nước ban hành luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân” là đặc trưng thứ tư trong số năm đặc trưng của mọi nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật, tức là ban ra hệ thống các quy tắc xử sự cho mọi thành viên của xã hội. Để bảo đảm cho các quy tắc ấy được thực hiện, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, phổ biến giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện và trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định như việc áp dụng các biện pháp xử phạt đối với những người vi phạm pháp luật. Việc nhà nước ban hành luật và quản lý bắt buộc nhằm quản lý xã hội, giữ vững ổn định, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Pháp luật được Nhà nước ban hành thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước ta luôn coi xây dựng pháp luật là một hoạt động cơ bản và quan trọng hàng đầu. Những năm qua, đặc biệt là khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 ra đời, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước đã gặt hái được những kết quả đáng kích lệ. Góp phần to lớn vào sự thành công chung đó, phải kể tới hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương. Do vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các cơ quan nhà nước ở TW và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan đó” với hy vọng sẽ giúp bản thân và các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của các cơ quan nhà nước cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mà các cơ quan đó ban hành. Song, trong phạm vi của một bài tiểu luận nhỏ, em chỉ dừng lại xem xét, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm cũng như trình bày chung, tổng quát về các cơ quan Nhà nước và các loại văn bản quy phạm pháp luật mà không đi sâu vào từng bộ phận cụ thể.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7290 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các cơ quan nhà nước ở TW và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục & Đào tạo Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tiểu luận PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Đề tài: Các cơ quan nhà nước ở TW và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan đó) Sinh viên: Dương Văn Giáp MSSV: Sinh viên: MSSV: Sinh viên: MSSV: LỜI MỞ ĐẦU Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do vậy nhà nước ta vẫn giữ nguyên các đặc trưng cơ bản của nhà nước, trong đó “Nhà nước ban hành luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân” là đặc trưng thứ tư trong số năm đặc trưng của mọi nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật, tức là ban ra hệ thống các quy tắc xử sự cho mọi thành viên của xã hội. Để bảo đảm cho các quy tắc ấy được thực hiện, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tuyên truyền, phổ biến giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện và trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định như việc áp dụng các biện pháp xử phạt đối với những người vi phạm pháp luật. Việc nhà nước ban hành luật và quản lý bắt buộc nhằm quản lý xã hội, giữ vững ổn định, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Pháp luật được Nhà nước ban hành thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước ta luôn coi xây dựng pháp luật là một hoạt động cơ bản và quan trọng hàng đầu. Những năm qua, đặc biệt là khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 ra đời, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước đã gặt hái được những kết quả đáng kích lệ. Góp phần to lớn vào sự thành công chung đó, phải kể tới hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở trung ương. Do vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Các cơ quan nhà nước ở TW và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan đó” với hy vọng sẽ giúp bản thân và các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của các cơ quan nhà nước cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mà các cơ quan đó ban hành. Song, trong phạm vi của một bài tiểu luận nhỏ, em chỉ dừng lại xem xét, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm cũng như trình bày chung, tổng quát về các cơ quan Nhà nước và các loại văn bản quy phạm pháp luật mà không đi sâu vào từng bộ phận cụ thể. Đây là một đề tài không mới mẻ nhưng khá khó so với kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm thực tế của chúng em, vì vậy bài tiểu luận vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Khái niệm cơ bản về nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo Lê-nin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện". Nhà nước là một phạm trù lịch sử, và mọi nhà nước đều có các đặc trưng cơ bản của nhà nước, tuy nhiên Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa như trong chính tên gọi của nó, do vậy bên cạnh các đặc trưng cơ bản của nhà nước, Nhà nước ta có những đặc trưng riêng và cũng là bản chất của Nhà nước như sau: 1. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. 2. Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em. 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân. 4. Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. 5. Sự quan tâm giải quyết của Nhà nước và toàn xã hội đối với các vấn xã hội. 6. Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. 7. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia. 1.2 Hệ thống các cơ quan nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Việt Nam được tổ chức thành 4 cơ quan, đó là: 1. Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước hay còn gọi là các cơ quan đại diện, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bầu ra thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. 2. Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân. 3. Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương. 4. Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa phương. Đặc điểm riêng biệt trong việc tổ chức các cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Không có sự phân chia giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà là sự phân công có phối hợp giữa 3 ngành này. Chương 2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 2.1 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội đa dạng, phức tạp và không thể tách rời. Nhà nước hình thành để thực hiện nhiệm vụ tác động tới các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý theo ý chí của giai cấp thống trị. Thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước phải sử dụng một công cụ điều chỉnh tồn tại song song với sự tồn tại của Nhà nước, đó là pháp luật. Pháp luật được hình thành, phát triển bằng con đường nhà nước và Nhà nước chỉ tồn tại được khi có pháp luật. Nhà nước sử dụng pháp luật dưới nhiều hình thức như: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Trong những hình thức đó, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức tiến bộ nhất. Với những đặc điểm đặc biệt và ưu thế mà tập quán pháp, tiền lệ pháp không có, văn bản quy phạm pháp luật trở thành hình thức pháp luật chủ đạo và phù hợp nhất với kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, dù vai trò của văn bản quy phạm pháp luật đã được nhận định từ lâu thì phải tới năm 1996, khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần đầu tiên ra đời, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định cụ thể và thống nhất. Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong thời kì mới, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 3 tháng 6 năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009) của Quốc hội khóa XII ra đời, vì vậy, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật cũng có sự thay đổi: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Theo đó thì luật này cũng nêu rõ: “ Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.” 2.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật. - Văn bản luật: gồm Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật, đó là những văn bản do Quốc hội ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong Hiến pháp. Đó là những văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất. - Văn bản dưới luật: là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định. Những văn bản này có hiệu lực pháp lí thấp hơn các văn bản luật. Các văn bản này gồm: các pháp lệnh, nghị quyết, quyết định, nghị định, lệnh, chỉ thị, thông tư do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành. 2.3 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành. Các cơ quan nhà nước ở trung ương là những cơ quan đầu não của cả nước, thể hiện tập trung nhất quyền lực của một chế độ xã hội. Vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật do những chủ thể này ban hành có một vai trò rất đặc biệt. Nó không chỉ là những văn bản có phạm vi áp dụng rộng rãi nhất mà còn là cơ sở pháp lý để nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác ra đời. Giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành mang những đặc điểm sau: Văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội , là cơ sở cho việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính, văn bản quy phạm pháp luật do đó chỉ được ban hành bởi các chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật. Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài ra, các cá nhân cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Vì vậy, dấu hiệu đầu tiên để khẳng định văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành là văn bản được ban hành bởi những chủ thể: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với nhau hoặc với các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội . Trong phạm vi bài tiểu luận này, cho phép em chỉ đề cập đến các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước ở trung ương có hình thức do pháp luật quy định, cụ thể như sau: Về tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật (do cơ quan Nhà nước ở TW ban hành), điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định tên gọi của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành, bao gồm: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết liên tịch, Thông tư liên tịch. Việc quy định tên gọi của văn bản như trên đã thể hiện thẩm quyền về hình thức của các cơ quan ban hành văn bản: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan được quyền ban hành những loại văn bản nào và khi điều chỉnh một vấn đề pháp lý cụ thể, cơ quan ban hành phải ban hành đúng hình thức văn bản đó. Việc tuân thủ quy định về tên gọi nói riêng và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành nói chung là điều kiện cần để khẳng định nội dung của văn bản (là có chứa quy phạm pháp luật). Đồng thời, nó còn giúp phân biệt với các loại văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác cũng như với văn bản do các cá nhân ban hành; xác định thứ bậc, hiệu lực của từng loại văn bản. Bên cạnh tên gọi, pháp luật còn quy định về thể thức của văn bản quy phạm pháp luật, nhưng trong phạm vi của bài tiểu luận nên em xin phép không đề cập đến. 2.4 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động chuyên môn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoặc phối hợp thực hiện bằng việc xác lập những hình thức văn bản khác nhau. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, ý chí của nhà nước cùng các giá trị khách quan của xã hội được thể hiện thông qua ý chí chủ quan của những chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, để hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật đạt hiệu quả cao, chất lượng văn bản được bảo đảm thì một trong những vấn đề phải chú ý trước nhất đó là thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước ở Trung ương nói riêng được xem xét dưới hai góc độ: thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. 2.4,a Thẩm quyền về hình thức: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương hiện nay bao gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị định của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. (Nguyên mẫu của Điều 2, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 như sau: Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.  2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 4. Nghị định của Chính phủ. 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. 7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước. 10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. (Nguồn Trong đó, các dòng in đậm là các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ở trung ương) 2.4,b Thẩm quyền về nội dung: là giới hạn quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định. Về thực chất, đó là “giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định” Thẩm quyền này của các cơ quan Nhà nước ở trung ương trước hết được pháp luật quy định trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước như Luật Tổ chức Quốc hội 2001, Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002. Cụ thể thẩm quyền về nội dung khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước như sau: Quốc hội: Hiến pháp nước ta quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do đó, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là cơ sở của hệ thống pháp luật, Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, hình thức và bản chất của nhà nước. Bên cạnh quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội còn có quyền thông qua luật và sửa đổi luật. Luật quy định về các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Ngoài ra, Quốc hội còn có quyền quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội; các vấn đề về ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết. Ủy ban thường vụ Quốc hội: Với vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có một vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội được trao quyền ban hành hai loại văn bản là Pháp lệnh và Nghị quyết. Pháp lệnh được ban hành để quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện sẽ trình Quốc hội xem xét và quyết đinh ban hành thành luật. Bên cạnh đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn ban hành Nghi quyết để giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương,… và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Chính phủ: Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, số lượng các loại văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi theo hướng thu hẹp lại so với quy định trước đây. Do đó, để đảm bảo thẩm quyền của các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật cũng được mở rộng hơn. Nếu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi, bổ sung 2002) quy định Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị quyết và Nghị định thì pháp luật hiện hành đã quy định Chính phủ chỉ còn ban hành một hình thức văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định. Theo quy định tại Điều 14, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nghị định của Chính phủ còn quy định những vấn đề thuộc Nghị quyết trước đây: những biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội , quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân,... Khi có những vấn đề phát sinh cần thiết phải giải quyết nhưng chưa được luật hoặc pháp lệnh quy định thì Chính phủ có thể ban hành Nghị định để giải quyết vấn đề đó, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội với sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Trong hệ thống cơ quan tư pháp, chỉ có Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là có thẩm quyền độc lập trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. So với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung 2002), nội dung Nghị quyết do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành theo quy định của pháp luật hiện nay đã thu hẹp hơn, không còn nội dung tổng kết kinh nghiệm xét xử mà Nghị quyết được ban hành chỉ nhằm hướng dẫn các Tòa án thống nhất áp dụng pháp luật. Các văn bản liên tịch: Để hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới nhiều bộ, ngành đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có quy định hình thức văn bản quy phạm pháp luật liên tịch của các cơ quan nhà nước ở trung ương là Nghị quyết liên tịch và Thông tư liên tịch. Nghị quyết liên tịch được ban hành bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm hướng dẫn thi hành những vấn đề khi tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia
Luận văn liên quan