Tiểu luận Các triệu chứng thiếu khoáng ở thực vật

Cho đến năm 2011 loài người đã biết được 118 nguyên tố hóa học. Trong đó có 94 nguyên tố tồn tại trong tự nhiên và 24 nguyên tố được tổng hợp nhân tạo. Trong cây người ta tìm thấy trên 60 nguyên tố hóa học tồn tại, khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với cấu tạo, dinh dưỡng và sinh lý đối với cây trồng được gọi là các nguyên tố thiết yếu. Số các nguyên tố trong cây còn lại không rõ chức năng, có thể chúng xuất hiện theo sự ngẩu nhiên, không giúp ích cho cây và đôi khi còn gây hại. Chúng tôi những người thực hiện hy vọng bài báo cáo này sẽ làm rõ phần nào về các nguyên tố khoáng thiết yếu.

docx36 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các triệu chứng thiếu khoáng ở thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ˜ oOo ™ Đề tài: CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU KHOÁNG Ở THỰC VẬT BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: SINH LÍ THỰC VẬT Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Anh Thoa TP.HCM, Tháng 2 năm 2016 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ˜ oOo ™ Đề tài: CÁC TRIỆU CHỨNG THIẾU KHOÁNG Ở THỰC VẬT BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: SINH LÍ THỰC VẬT Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Anh Thoa Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Anh Thư 3008140260 Bùi Văn Sự 3008140170 Huỳnh Ngọc Quang 3008140018 Nguyễn Hữu Tuấn 3008140019 Huỳnh Thanh Hải 3008140339 Phạm Đỗ Thảo Vy 3008140202 TP.HCM, Tháng 2 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin trân thành cảm ơn Ths. Trần Thị Anh Thoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.Một lần nữa nhóm chúng tôi xin trân thành cảm ơn cô. Mặc dù bài tiểu luận đã hoàn thành nhưng khó tránh những sai sót.Mong rằng sẽ nhận được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Từ đó, chúng tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện những bài tiều luận tiếp theo cũng như đồ án sau này và nghề nghiệp tương lai. Sau cùng chúng tôi xin chúc Ths. Trần Thị Anh Thoa và toàn thể các thầy cô trong Khoa thật dồi dào sức khỏe, niềm vui để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ mai sau. Trân trọng cảm ơn! NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi những người thực hiện bài tiểu luận này xin cam đoan: Bài tiểu luận do các thành viên trong nhóm cùng chung tay làm việc, có sự phân công rõ ràng và công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, không sao chép bất cứ bài tiểu luận của bất kì ai. Các nội dung trong đây đã được tham khảo kỉ lưỡng trước khi đưa vào bài tiều luận. Chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cô và Khoa về những cam đoan này. TP.HCM, ngày 29 tháng 2 năm 2016 NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG STT Tên bảng hoặc sơ đồ Số trang 1 Bảng 1.1. Hàm lượng các nguyên tố thiết yếu trong cây. 2 2 Bảng 2.1: Bảng tóm tắt vai trò của một số nguyên tố khoáng thiết yếu cho thực vật 5 3 Sơ đồ 2.1: Trình bày vai trò của K trong quá trình hô hấp. 8 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Tên hình Số trang 1 Hình 2.1: Cấu trúc của một số protein 6 2 Hình 2.2: Diệp lục và cấu trúc của diệp lục. 6 3 Hình 2.3: Hocmon tăng trưởng Auxin và GA 7 4 Hình 2.4: Kali trong quá trình làm tăng cường độ quang hợp. 7 5 Hình 2.5: Vai trò của K trong đóng mở khí khổng. 8 6 Hình 2.6: Sự tham gia của P trong cấu trúc ADN, ARN 9 7 Hình 2.7: Photpho cấu tạo nền lớp photpholipit 10 8 Hình 2.8: Sự ảnh hưởng của Caxi trong quá trình phân bào 11 9 Hình 2.9: Vai trò của Ca trong quá trình thẩm thấu qua màng 11 10 Hình 2.10: Cấu trúc của diệp lục với sự tham gia của Magie. 12 11 Hình 2.11: Vai trò của Mg đối với sự ra hoa kết quả 12 12 Hình 2.12: Cấu trúc của acid amin có sự tham gia của lưu huỳnh 13 13 Hình 2.13: Vai trò của Bo trong quá trình thụ phấn và đậu quả 14 14 Hình 2.14: Cấu trúc của emzym có sự tham gia của Fe 15 15 Hình 2.15: Sự tăng quá trình tổng hợp đạm cho các cây họ đậu dưới tác động của Mo 16 16 Hình 2.16: Vai trò của kẽm trong phát triển hạt phấn 16 17 Hình 3.1: Tổng quang về hiện tượng thiếu khoáng ở cây 17 18 Hình 3.2: Biểu hiện thiếu Nito 18 19 Hình 3.3: Biểu hiện thiếu photpho 19 20 Hình 3.4: Biểu hiện thiếu kali 19 21 Hình 3.5: Biểu hiện thiếu Magie 20 22 Hình 3.6: Biểu hiện thiếu Canxi 20 23 Hình 3.7: Biểu hiện thiếu lưu huỳnh 21 24 Hình 3.8: Biểu hiện thiếu đồng 21 25 Hình 3.9: Biểu hiện thiếu Bo 22 26 Hình 3.10: Biểu hiện thiếu sắt 22 27 Hình 3.11: Biểu hiện thiếu mangan 23 28 Hình 3.12: Biểu hiện thiếu molypden 23 29 Hình 3.13: Biểu hiện thiếu kẽm 23 30 Hình 4.1: Một số loại phân đa lượng 24 31 Hình 4.2: Một số loại phân trung lượng 25 32 Hình 4.3: Một số loại phân phức hợp 26 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cho đến năm 2011 loài người đã biết được 118 nguyên tố hóa học. Trong đó có 94 nguyên tố tồn tại trong tự nhiên và 24 nguyên tố được tổng hợp nhân tạo. Trong cây người ta tìm thấy trên 60 nguyên tố hóa học tồn tại, khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với cấu tạo, dinh dưỡng và sinh lý đối với cây trồng được gọi là các nguyên tố thiết yếu. Số các nguyên tố trong cây còn lại không rõ chức năng, có thể chúng xuất hiện theo sự ngẩu nhiên, không giúp ích cho cây và đôi khi còn gây hại. Chúng tôi những người thực hiện hy vọng bài báo cáo này sẽ làm rõ phần nào về các nguyên tố khoáng thiết yếu. Nội dung bài luận này được chia làm 5 phần cụ thể như sau: Phần I: Giới thiệu tổng quan. Ở phần này chúng tôi sẽ trình bày khái quát về các nguyên tố khoáng, đặt biệt là các nguyên tố khoáng thiết yếu cũng như là cách phân loại chúng. Phần II: Vai trò của các nguyên tố khoáng thiết yếu. Có hiểu được vai trò của chúng, ta mới biết được khi thiếu chúng cây sẽ biểu hiện như thế nào? Phần III: Biểu hiện của hiện tượng thiếu khoáng ở cây. Phần này sẽ gúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về việc thiếu khoáng, từ đó có thể đề ra các biện pháp khắc phục. Phần IV: Nguồn gốc cung cấp khóang thiết yếu. Chúng ta sẽ biết được những thứ có thể bổ sung khoáng thiết yếu cho cây từ đó có thể khắc phục hiện tượng thiếu khoáng ở cây. Phần cuối: Phần kết luận. Biển học là vô bờ, do đó còn nhiều điều còn chưa đề cập đến hay còn sai sót chắc chắn là không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp từ Ths. Trần Thị Anh Thoa cũng như các thầy cô trong Khoa, để các bài báo cáo, luận sau này có thể hoàn thiện hơn tránh những sai lầm không đáng có. Cuối cùng, xin chúc Ths. Trần Thị Anh Thoa và quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Xin trân thành cảm ơn ! NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN I. Tổng quan 1.1. Các nguyên tố thiết yếu Khi phân tích thành phân hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn 60 nguyên tố có trong thành phân của cây. Tuy nhiên chì có một số nguyên tố nhất định là rất cần thiết cho cây trồng gọi đó là các nguyên tố thiết yếu. Theo Armon và Stout (năm 1939) : “ Nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có vai trò sinh lý rõ ràng và thiếu nó cây không thể hoàn tất chu kì sống bình thường của mình”. Theo Galston (năm 1980), có tất cả khỏang 16 nguyên tố thiết yếu ( C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl). Đến năm 1998, Lincoln Taiz bỏ sung thêm ba nguyên tố ( Na, Si, Ni) nâng tổng số các nguyên tố thiết yếu lên 19 nguyên tố. Hàm lượng các nguyên tố thiết yếu đã được trình bày cụ thể dưới bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Hàm lượng các nguyên tố thiết yếu trong cây. Nguyên tố thiết yếu Hàm lượng tính theo chất khô % chất khô ppm Nguồn gốc từ H2O và CO2 H C O Nguồn gốc từ đất Nguyên tố đa lượng N K Ca Mg P S Si Nguyên tố vi lượng Cl Fe B Mn Na Zn Cu Ni Mo 6 45 45 1,5 1 0.5 0.2 0.2 0.1 0.1 100 100 20 50 10 20 6 0.1 0.1 Khi có đủ các nguyên tố thiết yếu cùng với năng lượng từ mặt trời cung cấp thì cây có thể tồng hợp tất cả các chất hữu cơ cần thiết cho các hoạt động sinh lý, quá trình tăng trưởng, phát triển của cây và hoàn thành chu kì sống của mình. Ngoài 19 nguyên tố thiết yếu đó ra, cây trong cũng cần rất nhiều các nguyên tố khác mà thiếu chúng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nhưng cây vẫn hoàn thành chu kì sống của mình. Chúng có thể được tích lũy trong mô của thực vật. Ví dụ như nhôm (Al) không được xem là nguyên tố thiết yếu nhưng nói chung cây có thể chứa một hàm lượng nhôm từ 0.1 -500 ppm. Đôi khi trong dung dịch dinh dưỡng có thể bổ sung một lượng nhỏ Al để kích thích sự sinh trưởng ở cây(Marschner, 1995). Ngoài ra nhiều loài thuộc chi Astragalus, Xylorrbiza và Stanleya có tích lũy thêm selen (Se), cũng chưa rõ vai trò của nguyên tố này đối với các chi này như thế nào theo Lauchi (1993). Coban (Co) là thành phần của cobanalanin ( gồm vitamin 12 và các sản phẩm phân giải) là cấu tử của một nhóm emzym cố định nito cũa một số vi khuẩn. Sự thiếu hụt Co sẽ kiềm hãm sự phát triển và hoạt động của các nốt sần cố định nito. Tuy nhiên, thực vat không cố định nito hoặc cố định nito nhưng được cung cấp nitat hoặc amon thì không cần Co. 1.2. Ngyên tố khoáng vá phân loại. 1.2.1. Quan điểm về nguyên tố khoáng. Có hai quan điểm về nguyên tố khoáng trong cây. Quan điểm thứ nhất: Nguyên tố khoáng là các nguyên tố có trong tro TV (phân tích tro TV khi đốt chúng ở nhiệt độ cao khoảng 600oC). Theo quan điểm này các nguyên tố C, H, O, N sẽ mất đi dưới dạng khí CO2, NO2, O2, N2 hoặc là hơi nước (chiếm khoảng 95%). Còn 5% còn lại là các nguyên tố khoáng theo đó N không phải là nguyên tố khoáng. Quan điểm thứ hai: Trừ các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O tức cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O thì còn lại các nguyên tố còn lại đều được xem là các nguyên tố khoáng như vậy Nito (N) được xem là một nguyên tố khoáng (do nó được rễ hấp thụ trong đất). Quan điểm này được nhiều nhà khoa học thừa nhận. 1.2.2. Phân loại nguyên tố khoáng. Dựa vào hàm lượng của các nguyên tố khoáng trong thực vật: Nguyên tố đa lượng: N, P, K. Nguyên tố trung lượng: S, Mg, Ca. Nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mn, B, Mo, Zn, Ngoải ra, còn các nguyên tố siêu vi lượng: Hg, Au, Cd, Ra, Trong bài báo cáo này, nhóm sẽ trình bày theo kiểu phân loại này. Do nhiều yếu tố khách quan nhóm chỉ trình bày các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Phần chi tiết sẽ được trình bày cụ thể ở các phần dưới. Dựa vào chức năng của chúng trong cây: Nhóm 1 (gồm S, N): Các chất tham gia vào cấu tạo các chất trong cây như protein, các emzym, nucleit, Nhóm 2 (gồm P, B, Si): Các chất có vai trò dự trữ năng lượng và giữ toàn vẹn cấu trúc. Nhóm 3 (gồm K, Mg, Ca, Mn, Cl, Na): Các nguyên tố tồn tại ở dạng ion. Nhóm 4 (gồm Fe, Cu, Mo, Zn, Ni): Các chất có liên quan đến vận chuyển điển tử. Dựa vào khả năng di động của cây: Nhóm các nguyên tố di chuyển: N, K, Mg, P, Cl, Na, Zn, Mo. Nhóm các nguyên tố không di chuyển: Ca, S, Fe, B ,Cu. II. Vai trò của khoáng thiết yếu 2.1. Vai trò chung Các nguyên tố khoáng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật: Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản nhất của chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan. Như các nguyên tố đa lượng là những nguyên tố có vai trò chủ yếu trong việc tạo nên chất sống, có thể nói mọi chất khoáng đều ít nhiều có ở dạng liên kết trong các hợp chất hữu cơ bởi các liên kết hóa học hay hóa lý và có độ bền khác nhau. Ví dụ N, S là thành phần bắt buộc của protein; P, N có mặt trong acid nucleic, phospholipid; Mg và N cấu tạo nên chlorophyll. Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý của cây. Vai trò điều chỉnh của các nguyên tố khoáng được thực hiện thông qua: Tác động đến các chỉ tiêu hóa lý hóa, keo của chất nguyên sinh như điện tích, độ bền, khả năng ngậm nước, độ phân tán, độ nhớt v.v... Tác động đến các hệ enzyme và hệ thống các hợp chất khác có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và trao đổi năng lượng... Các nguyên tố khoáng có khả năng làm tăng tính chống chịu của thực vật đối với các điều kiện bất lợi như một số nguyên tố đại lượng, vi lượng làm tăng tính chống chịu hạn, chịu rét. chịu bệnh... Bảng 2.1: Bảng tóm tắt vai trò của một số nguyên tố khoáng thiết yếu cho thực vật Phân loại Tên nguyên tố Dạng cây hấp thụ Vai trò cơ bản trong cơ thể thực vật Nguyên tố đại lượng Nito NH4+ và NO3- Thành phần của Protein, acid nucleic, Photpho HPO42-và H2PO4- Thành phần của acid nucleic, ATP, photpholipit, coenzym, Kali K+ Hoạt hóa emzim, cân bằng nước và ion, đóng mở khí khổng, Nguyên tố trung lượng Canxi Ca+ Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa emzym, Magie Mg+ Thành phần của diệp lục. Lưu huỳnh SO22- Thành phần của protein. Nguyên tố vi lượng Sắt Fe2+và Fe3+ Thành phần xitocrom, tổng hợp diệp lục. Mangan Mn2+ Hoạt hóa nhiều enzym Bo B4O72- và BO33- Liên quang đến hoạt động của mô phân sinh. Clo Cl- Quang phân li nước và cân bằng ion. Kẽm Zn2+ Hoạt hóa enzym Đồng Cu2+ Hoạt hóa nhiều enzym Molipden MoO42- Cần cho sự trao đổi nito. 2.2. Vai trò của từng loại khoáng 2.2.1. Nhóm đa lượng 2.2.1.1 . Vai trò của nito (Nitrogen- N). Nếu tuân theo quan điểm các nguyên tố khoáng là các nguyên tố được lấy từ đất (trừ C, H, O) thì N được xem là một nguyên tố khoáng do được rễ hấp thụ từ đất. Đối với thực vật thì N đống vai trò hết sức sinh lý quan trọng đặc biệt đối với sự sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất. Nito có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ có vai trò quyết định trong hoạt động trao đổi chất, năng lượng và các hoạt động sinh lý khác. Nito là nguyên tố quan trọng cấu tạo nên các phân tử protein, mà protein lại có vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật. Protein là thành phần chủ yếu cấu tạo nên chất nguyên sinh của tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các cơ quan trong tế bào, Protein là thành phần bắt buộc của các emzym. Hình 2.1: Cấu trúc của một số protein Nito có trong thành phần của acid nucleic (ADN, ARN) : Duy trì và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau. Acid nucleic đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp protein. Giữ vai trò quan trọng trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào. Nito là thành phần quan trọng cấu tạo nên chất diệp lục- chloropyll (diệp lục a C55H72O5N4Mg, diệp lục b C55H70O6N4Mg). Diệp lục hấp thụ và biến đổi quang năng thành hóa năng thông qua quá trình quang hợp của thực vật. Tồng hợp các chất cung cấp cho sự sống của các sinh vật khác. Hình 2.2: Diệp lục và cấu trúc của diệp lục. Nito là thành phần cấu tạo của các phytohocmon như auxin và xytokinin. Là hai hocmon quan trong trong quá trình phân chia và sinh trưởng của thực vật. Hình 2.3: Hocmon tăng trưởng Auxin và GA Nito tham gia vào thành phần của ADP, ATP giữ vai trò trong việc trao đổi năng lượng đặc biệt là trong quá trình quang hợp và hô hấp. Nito tham gia vào thành phần của phytochrom, có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật có liên quan đến ánh sáng như sự nảy mầm, tính hướng quang, phản ứng theo chu kì, 2.2.1.2. Vai trò của kali ( Potassium-K). Vai trò sinh lí của K chưa được biết một cách đầy đủ và rõ ràng. Đến nay người ta biết chắc chắn rằng: K rất dễ xâm nhập vào tế bào, làm tăng tính thấm của thành tế bào đối với các chất khác. Do đó K ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất theo các chiều hướng khác nhau. Có thể tóm tắt vai trò sinh lí của K như sau: K ảnh hưởng đến quá trình trao đổi carbonhydrate, thể hiện ở chỗ làm tăng cường độ quang hợp, tăng quá trình vận chuyển các hợp chất carbonhydrate trong cây. Kali ảnh hưởng theo hướng tích cực đến quá trình sinh tổng hợp các sắc tố trong lá. Hình 2.4: Kali trong quá trình làm tăng cường độ quang hợp. K ảnh hưởng tốt đến quá trình đẻ nhánh, hình thành bông và chất lượng hạt ở các cây ngũ cốc. K ảnh hưởng mạnh đến hô hấp. Phần lớn các tác giả cho rằng K làm tăng quá trình hô hấp. Vấn đề này được minh hoạ bằng sơ đồ về sự tham gia của K vào các phản ứng của quá trình đường phân và chu trình Krebs. Sơ đồ 2.1: Trình bày vai trò của K trong quá trình hô hấp. K tham gia vào quá trình hoạt hoá nhiều enzyme như: amylase, invertase phospho-transacetylase, acetyl-CoA-cystease, pyruvat-phospho-kinase, ATP-ase,...cân bằng nước và ion, đóng mở khí khổng. Hình 2.5: Vai trò của K trong đóng mở khí khổng. K liên quan đến trao đổi chất protein và acid amine. Nhiều thực nghiệm cho thấy K làm tăng quá trình sinh tổng hợp protein và acid amine. Khi thiếu K thì sự tích tụ amoniac tăng đến mức độ độc đối với cây. 2.2.1.3. Vai trò của photpho ( Phosphoros- P). Cơ thể thực vật sử dụng P dưới dạng muối của acid phosphoric. Các gốc acid tham gia vào thành phần một chất hữu cơ nhất định bằng quá trình phosphoryl hóa và sau đó truyền cho các chất khác (bằng cách phosphoryl hoá). Bằng con đường này, cơ thể thực vật đã tạo ra tất cả các chất chứa P cần thiết cho sự sống của cây. Các hợp chất P gặp trong cơ thể thực vật khác nhau về bản chất hoá học cũng như về chức năng sinh lí. Có thể chia làm 6 nhóm các hợp chất P như sau: Nhóm nucleotid (bao gồm AMP, ADP, ATP). Các nucleotid này đóng vai trò rất quan trọng trong các quá trình cố định, dự trữ và chuyển hoá năng lượng, đồng thời chúng tham gia vào tất cả quá trình biến đổi và sinh tổng hợp các carbohydrate, lipid, protein, quá trình trao đổi acid nucleic trong cơ thể TV. Hệ thống coenzyme như CoI (NAD), CoII (NADP), FAD, FMN. Đây là các nhóm hoại động của các enzyme oxi hóa khử, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các phản ứng oxi hóa khử trong cây, đặc biệt là quá trình quang hợp, hô hấp quá trình đồng hóa nitơ. . Các acid nucleic và các nucleoprotein. P tham gia trong thành phần của ADN, ARN có vai trò trong quá trình di truyền của cây, liên quan đến quá trình tổng hợp protein, các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Hình 2.6: Sự tham gia của P trong cấu trúc ADN, ARN Các polyphostphate. Chúng có thể phosphoryl hoá ARN và có thể coi chúng là các hợp chất cao năng giống như ATP. Thực vật cần các polyphosphate này để hoạt hoá ARN trong quá trình sinh tổng hợp protein và acid nucleic. Các estephosphate của các loại đường (như­ hexose P, triose P, pentose P...).Đây là các dạng đường hoạt hóa, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi carbohydrate. Các phospholipid, là hợp chất chứa P rất quan trọng cấu tạo nên hệ thống màng sinh học như màng sinh chất, màng không bào, màng các bào quan... Đây là các màng có chức năng bao bọc, quyết định tính thấm, trao đổi chất và năng lượng. Chức năng của màng gắn liền với hàm lượng và thành phần của phospholipid trong chúng. Hình 2.7: Photpho cấu tạo nền lớp photpholipit Ngoài ra P còn có vai trò: Liên kết với kim loại tạo nên một hệ thống đệm đảm bảo độ pH trong tế bào chỉ xê dịch trong một phạm vi nhất định (6-8). Đối với quang hợp P ảnh hưởng đến khâu tổng hợp sắc tố, quá trình quang phosphoryl hóa, quá trình tạo chất hữu cơ trong pha tối của quang hợp. P có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trao đổi nước và khả năng chống chịu của cây. Nhiều tài liệu cho rằng P là dạng phân có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây ra hoa, kết quả sớm hơn. 2.2.2 Nhóm trung lượng. 2.2.2.1. Vai trò của canxi ( Calcium- Ca). Cây hút Ca ở dạng cation của các muối khác nhau. Ca ở thân, lá nhiều hơn là ở rễ và mô già nhiều hơn mô non. Ca tập trung nhiều trong vỏ tế bào ở dạng pectat Ca, một phần nằm trong chất nguyên sinh và dịch bào ở dạng muối oxalate Ca. Một số chức năng cụ thể của Calcium: Tham gia xây dựng cấu trúc tinh vi của tế bào sống, là nhân tố hình thành trong cấu trúc không gian của nhiều bào quan như ribosome, nhân, ty thể, Là cầu nối trung gian giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh. Tham gia vào quá trình phân chia tế bào ( góp phần hình thành màng nhân của tế bào). Hình 2.8: Sự ảnh hưởng của Caxi trong quá trình phân bào Cùng với Mg, Ca làm cầu nối giữa ADN với protein của nhân tế bào (do Ca có ở trong chromosome). Ca còn có tác dụng điều tiết mạnh mẽ các quá trình sinh lý và trao đổi chất của tế bào (do Ca ảnh hưởng đến trạng thái hóa lý của chất nguyên sinh, đến độ nhớt, tính thẩm thấu). Hình 2.9: Vai trò của Ca trong quá trình thẩm thấu qua màng Ca có tác dụng trung hòa các acid hữu cơ ở trong cây tạo thành các dạng muối, do đó hạn chế độc cho cây. Ca còn có tác dụng làm giảm độc của ion H+ trong đất và là nhân tố chủ yếu điều hòa độ chua của tế bào. Ca làm tăng khả năng hấp thụ Mo và làm giảm khả năng đồng hóa của các nguyên tố vị lượng như B, Mn, Cu, Zn,. 2.2.2.2. Vai trò của magie (Magnesium- Mg). Trong cây Mg dưới dạng ion Mg2+, là thành phần khá ổn định của cơ thể mặc  dầu hàm lượng không lớn lắm. Trong cây Mg ở 3 trạng thái: liên kết trong chất nguyên sinh, tham gia thành phần của phân tử diệp lục, hoặc ở dạng tự do hay ở dạng muối vô cơ
Luận văn liên quan