Tiểu luận Cân đối ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đặc biệt trong xu thế kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề thu chi NSNN cần có một cơ cấu thu chi hợp lý hơn. Thu như thế nào để tận dụng được nguồn trong nước, không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài bảo đảm nguồn thu ổn định. Và chi như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân, vừa không góp phần tăng lạm phát và đảm bảo chi trong giới hạn của thu. Đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam vẫn đang phải nghiên cứu và thực thi. Trong thời gian qua, thực trạng cân đối NSNN của Việt nam thường xuyên là bội chi với mức 6.9% GDP năm 2009 và 6.2% năm 2010. Điều này cũng tác động lại nền kinh tế làm cho lạm phát tăng, không đủ nguồn vốn đầu tư các hạng mục cơ bản, tăng nợ vay nước ngoài, làm cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ xung đột lẫn nhau, . Nhưng quan trọng hơn cả, nó là chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính quốc gia, ảnh hướng đến uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế. Do vậy, để đảm bảo cân đối NSNN thì chính phủ các nước đã có những biện pháp như kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tránh tình trạng thất thoát, chi sai, định hướng và dự toán thu chi hợp lý theo từng năm và tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại từng thời điểm. Đối với việt Nam, trong thời kỳ kinh tế mở như hiện nay thì việc cân đối thu chi lại càng quan trọng hơn nữa. Bởi có những khoản thu trong thời gian tới do hội nhập sẽ giảm thuế một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn sẽ giảm dần. Còn chi thì sẽ tăng lên do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, chi đảm bảo an sinh cho người dân. Do vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về đề tài “Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về thực trạng trong thời gian gần đây của cân đối ngân sách cũng như đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về việc hoàn thiện cân đối NSNN của Việt nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Về lý luận: tìm hiểu sâu hơn những khái niệm, lý luận có liên quan đến Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường. - Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu chi ngân sách nhà nước, biện pháp cân đối NSNN 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong cân đối NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp thảo luận nhóm. Các số liệu được sử dụng trong đề tài là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn: các báo, tạp chí kinh tế, internet, các luận văn thạc sĩ 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về Ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015 Chương 3: Một số nhận định và kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.

doc72 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6496 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cân đối ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Ngân sách Nhà nước CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM GVHD : TS. Nguyễn Thanh Dương NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 Phạm Thị Kim Oanh Nguyễn Thị Phương Trần Khánh Sang Trần Thị Mộng Tâm Đào Quý Kiên Tâm Dương Thị Thu Thảo Nguyễn Thị Thanh Thảo Đỗ Đình Thi KHOA : Tài chính ngân hàng LỚP : Cao học khoá 10 BẢN CAM KẾT Chúng tôi gồm những thành vên ký tên dưới đây là học viên lớp cao học Khoá 10 chuyên ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng cùng cam kết: Tất cả các thành viên đều tham gia viết tiểu luận nay. Mức độ tham gia đóng góp của các thành viên là ngang nhau, từng thành viên thực hiện công việc theo sự phân công được tất các các thành viên thông qua. Điểm số của tiểu luận cũng chính là điểm số của từng thành viên. Họ tên và chữ ký của từng thành viên: Họ và tên  Năm sinh  Chữ ký   Phạm Thị Kim Oanh  1985    Nguyễn Thị Phương  1986    Trần Khánh Sang  1985    Trần Thị Mộng Tâm  1984    Đào Quý Kiên Tâm  1982    Dương Thị Thu Thảo  1987    Nguyễn Thị Thanh Thảo  1985    Đỗ Đình Thi  1985    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung Ương NSĐP : Ngân sách đại phương DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân THUẾ TNDN : Thuế Thu nhậpp doanh nghiệp THUẾ TNCN : Thuế Thu nhập cá nhân THUẾ TTĐB : Thuế tiêu thụ đặc biệt XNK : Xuất nhập khẩu GTGT : Giá trị gia tăng TP.HCM : thành phố Hồ Chí Minh VN : Việt Nam XDCB : Xây dựng cơ bản Mục lục MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6 1.1 Khái quát về NSNN 6 1.1.1 Khái niệm NSNN 6 1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN 6 1.1.3 Vai trò của NSNN 8 1.2 Khái quát về Cân đối NSNN 9 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN 9 1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường 10 1.3 Các chỉ tiêu cấu thành Cân đối NSNN 13 1.3.1 Thu NSNN 13 1.3.2 Chi NSNN 15 1.3.3 Tình trạng ngân sách Nhà nước - Bội chi ngân sách. 17 1.4 Các quan điểm về cân đối NSNN 19 1.4.1 Quan điểm ngân sách cân bằng 19 1.4.2 Quan điểm ngân sách chu kỳ 19 1.4.3 Quan điểm ngân sách thâm hụt 20 1.4.4 Quan điểm về ngân sách duy nhất và hai ngân sách 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 22 2.1 Thực trạng Cân đối NSNN của VN trong giai đoạn 2001-2010 22 2.1.1 Thực trạng thu 22 2.1.2 Thực trạng chi 30 2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010 38 2.2 Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010 43 2.2.1 Ưu điểm: 43 2.2.2 Nhược điểm: 44 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 46 3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 46 3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 51 3.3 Hoàn thiện cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 52 3.3.1 Trong điều kiện bình thường 52 3.3.2 Trong điều kiện lạm phát cao. 59 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đặc biệt trong xu thế kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề thu chi NSNN cần có một cơ cấu thu chi hợp lý hơn. Thu như thế nào để tận dụng được nguồn trong nước, không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài bảo đảm nguồn thu ổn định. Và chi như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân, vừa không góp phần tăng lạm phát và đảm bảo chi trong giới hạn của thu. Đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam vẫn đang phải nghiên cứu và thực thi. Trong thời gian qua, thực trạng cân đối NSNN của Việt nam thường xuyên là bội chi với mức 6.9% GDP năm 2009 và 6.2% năm 2010. Điều này cũng tác động lại nền kinh tế làm cho lạm phát tăng, không đủ nguồn vốn đầu tư các hạng mục cơ bản, tăng nợ vay nước ngoài, làm cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ xung đột lẫn nhau, …. Nhưng quan trọng hơn cả, nó là chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính quốc gia, ảnh hướng đến uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế. Do vậy, để đảm bảo cân đối NSNN thì chính phủ các nước đã có những biện pháp như kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tránh tình trạng thất thoát, chi sai, định hướng và dự toán thu chi hợp lý theo từng năm và tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại từng thời điểm. Đối với việt Nam, trong thời kỳ kinh tế mở như hiện nay thì việc cân đối thu chi lại càng quan trọng hơn nữa. Bởi có những khoản thu trong thời gian tới do hội nhập sẽ giảm thuế một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn sẽ giảm dần. Còn chi thì sẽ tăng lên do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, chi đảm bảo an sinh cho người dân. Do vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về đề tài “Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về thực trạng trong thời gian gần đây của cân đối ngân sách cũng như đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về việc hoàn thiện cân đối NSNN của Việt nam. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Về lý luận: tìm hiểu sâu hơn những khái niệm, lý luận có liên quan đến Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường. Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu chi ngân sách nhà nước, biện pháp cân đối NSNN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong cân đối NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp thảo luận nhóm. Các số liệu được sử dụng trong đề tài là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn: các báo, tạp chí kinh tế, internet, các luận văn thạc sĩ… KẾT CẤU ĐỀ TÀI Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận chung về Ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015 Chương 3: Một số nhận định và kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát về NSNN 1.1.1 Khái niệm NSNN Theo Điều 1 luật ngân sách nhà nước 2002, ngân sách nhà nước được định nghĩa là: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN chính là một đạo luật tài chính do Quốc hội ban hành, dự toán về các khoản thu chi thực hiện trong một năm của một quốc gia, bên cạnh đó NSNN còn là một công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước thực hiện và điều tiết hoạt động kinh tế- xã hội của đất nước. 1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN Bản chất của ngân sách nhà nước Mọi hoạt động của NSNN phản ánh hoạt động phân phối các nguồn tài chính, vì vậy NSNN thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là những mối quan hệ giữa một bên là nhà nước và một bên là xã hội. Các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính để hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước bao gồm: Thứ nhất: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Nhóm quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành thu của quỹ NSNN bằng hình thức thuế của tất cả các doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng quỹ NSNN, nhà nước còn cấp phát các khoản chi về phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp nhà nước, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong một số ngành hoạt động nếu xét thấy cần thiết. Bằng các quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp, nhà nước có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên, toàn diện về mặt tài chính đối với doanh nghiệp theo chính sách và pháp luật tài chính. Thứ hai: Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Quan hệ kinh tế giữa NSNN với những đơn vị này được phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị quản lý nhà nước theo các dự toán kinh phí. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay các đơn vị thuộc lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế bằng hoạt động của mình họ có nguồn thu dưới hình thức phí, lệ phí. Nguồn thu này một phần các đơn vị văn hóa, giáo dục, y tế làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách (thuế), một phần trang trải các khoản chi tiêu của mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Thứ ba: Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với hộ gia đình và dân cư. Một bộ phận dân cư làm nghĩa vụ tài chính với nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí. Một bộ phận dân cư khác nhận từ ngân sách nhà nước các khoản trợ cấp xã hội theo chính sách quy định. Thứ tư: Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với thị trường tài chính. Xuất phát từ chính sách tài chính - tiền tệ, từ cung cầu về vốn trên thị trường, nhà nước có thể tham gia trên thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứng khoán của kho bạc nhà nước (tín phiếu, trái phiếu, chứng từ đầu tư) nhằm huy động vốn của tất cả các chủ thể trong xã hội đáp ứng yêu cầu cân đối vốn của ngân sách nhà nước. Nhà nước tham gia góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh hoặc cho các đơn vị kinh tế vay dưới hình thức tín dụng nhà nước. Như vậy, NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Chức năng của ngân sách nhà nước. Là một phạm trù kinh tế chứa đựng các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trinh phân phối, NSNN thực hiện hai chức năng: chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Chức năng phân phối Chức năng phân phối của NSNN phản ánh sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. Đối tượng phân phối của NSNN là các nguồn tài chính của xã hội. Trong quá trình phân phối ngân sách phải tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu phân phối hợp lý, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ngân sách sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu phân phối của ngân sách không hợp lý, trái với quy luật kinh tế thì sẽ gây ra hậu quả to lớn đối với tốc độ phát triển kinh tế, kìm hãm tăng trưởng và gây rối loạn trong phân phối lưu thông. Chức năng giám đốc. Chức năng giám đốc là hệ quả của chức năng phân phối, bắt nguồn từ tính tất yếu khách quan phải theo dõi, kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Giám đốc của NSNN được thực hiện trong quá trình huy động vốn cho ngân sách, trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước cho những mục đích xác định. Chức năng giám đốc của ngân sách nhà nước được thực hiện bằng đồng tiền. Ở đâu có sự vận động tiền vốn của NSNN thì ở đó đều thực hiện giám đốc bằng đồng tiền. Giám đốc của NSNN có phạm vi rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực và gắn với tính hiệu quả của toàn bộ nền kinh tê quốc dân. 1.1.3 Vai trò của NSNN Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Vai trò về mặt tài chính này của NSNN được xác định trên cơ sở bản chất kinh tế của NSNN. Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước phải được thoả mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của NSNN được xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải thực hiện và phát huy. Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của NSNN. Đây là vai trò của NSNN được xuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong một gian đoạn phát triển nhất định. Thay đổi cơ chế kinh tế ở nước ta hiện nay đã tác động trực tiếp đến NSNN và được thể hiện ở hai mặt: thay đổi cơ cấu thu và chi của ngân sách nhà nước; thay đổi vai trò và nhiệm vụ của NSNN trong nền kinh tế, đặc biệt là thay đổi phương pháp cấp phát tài chính cho các nhu cầu của doanh nghiệp. Nhà nước sử dụng NSNN là công cụ để điều tiết quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội theo ba nội dung cơ bản: Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng kinh tế xã hội. Điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát. Điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội. 1.2 Khái quát về Cân đối NSNN 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN Khái niệm về cân đối Ngân sách Nhà nớc Cân đối NSNN là tổng hợp các khoản thu và chi của NSNN trong một thời kỳ (thường là một năm) và nguồn bù đắp thiếu hụt hoặc sử dụng kết dư của NSNN. Qua khái niệm nói trên, có thể hiểu cân đối NSNN theo các nội dung cơ bản sau: Cân đối NSNN là cân đối về mặt giá trị, nó phản ánh nguồn lực tài chính được tập trung dưới sự quản lý của Nhà nước và dùng để phân phối cho các nhu cầu chi tiêu theo những mục tiêu nhất định. Cân đối thu chi NSNN được xác định trên cơ sở thực thu, thực chi ngân sách; thu chi NSNN bao gồm những yếu tố nào, khoản mục nào, đối tượng phạm vi ra sao thì đối với mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt nhất định, song một nguyên tắc chung đó là trên cơ sở thực tế có phát sinh. Các khoản thu chi phản ánh trong cân đối NSNN được thực hiện trong năm tài chính; dẫu rằng có các khoản thu chi không thuộc thời kỳ này, nhưng thực tế có phát sinh trong nằm tài chính đều được phản ánh vào cân đối năm đó. Cân đối thu chi NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương; phạm vi và mức độ ảnh hưởng của cân đối NSTW và ngân sách các cấp chính quyền địa phương cũng có sự khác nhau, tuỳ theo sự phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý ngân sách của mỗi nước. Đặc điểm của cân đối Ngân sách Nhà nước Cân đối NSNN là một bộ phận của cân đối thu chi tài chính. Đặc điểm này thể hiện qua các nội dung cơ bản sau: Cân đối thu chi tài chính là cân đối nguồn lực tài chính theo nghĩa rộng mang tính chất toàn xã hội, nó bao gồm thu chi trong và ngoài ngân sách, thu chi tín dụng và thu chi tiền tệ của các thành phần kinh tế; còn cân đối NSNN phản ánh nguồn lực tài chính mà Nhà nước có thể chi phối trực tiếp. Cân đối thu chi tài chính phản ánh sự tập trung và phân phối vốn tiền tệ toàn xã hội, là sự cân đối tổng hợp nguồn lực tài chính ở tầm vĩ mô; còn cân đối NSNN thể hiện nguồn lực tài chính được tập trung vào NSNN thông qua thuế và các công cụ tài chính khác; đồng thời phản ánh khâu then chốt của nền kinh tế có được cân đối về mặt tài chính hay không. Cân đối thu chi tài chính mang đặc tính của kế hoạch có tính chỉ đạo; phản ánh quan hệ cân đối, phân bổ nguồn lực tài chính toàn xã hội, chỉ đạo và điều hoà việc sử dụng phối hợp các loại vốn; còn cân đối NSNN về thực chất thể hiện sự cân đối thu chi tài chính trong khuôn khổ tài chính Nhà nước, có đặc tính của kế hoạch pháp lệnh. Cân đối NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong cân đối thu chi tài chính, đó là tụ điểm tài chính lớn của nền kinh tế. Cân đối thu chi NSNN có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua cân đối Ngân sách Nhà nước, Nhà nước đưa ra các chính sách tài chính trong từng thời kỳ và sử dụng quyền lực tài chính của mình để điều tiết thu nhập xã hội, phục hưng và phát triển kinh tế. Đồng thời thông qua đó Nhà nước thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát các hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô. 1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường Cân đối NSNN được bắt đầu từ việc quyết định vai trò của nhà nước, và nó là công cụ để can thiệp vào hoạt động kinh tế – xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, cân đối NSNN có các vai trò sau đây: Cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Kinh tế học vĩ mô chỉ ra rằng, cân đối NSNN là một trong ba cân đối quan trọng của nền kinh tế. Để ổn định kinh tế vĩ mô, ba cân đối này phải đảm bảo: (S-I) + (T-G) = (X-M) => (G - T) = (S-I) + (M-X) (1) Trong đó: S là tiết kiệm của khu vực tư nhân; I là đầu tư của khu vực tư nhân; T là thu NSNN; G là chi tiêu NSNN; X là kim ngạch xuất khẩu và M là kim ngạch nhập khẩu. Từ công thức (1) ta thấy một trong ba cân đối này không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến các cân đối còn lại. Và, chính sách cân đối NSNN thông qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu và quyết định mức bội chi NSNN hàng năm hoàn toàn có thể tác động đến tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư cũng như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần thực hiện được các mục tiêu của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng GDP thực ở tốc độ cao và ổn định; tỷ lệ thất nghiệp thực tế được giữ ở mức thất nghiệp tự nhiên; lạm phát được duy trì ở mức vừa phải và có thể dự đoán được; duy trì tỷ giá hối đoái ổn định tương đối; ổn định cán cân thương mại nhằm chủ động trong quản lý nợ nước ngoài và hạn chế những áp lực của phần còn lại của thế giới lên hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Cân đối ngân sách nhà nước góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế Do sự chi phối của quy luật kinh tế khách quan, nền kinh tế thị trường vận động theo tính chu kỳ của nó. Thông qua cân đối NSNN, nhà nước có thể can thiệp để bằng phẳng hóa các chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái, quy mô sản xuất thu hẹp, của cải vật chất tạo ra giảm, năng suất lao động xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng…Trong bối cảnh này, với chính sách tài khóa mở rộng: giảm thuế và tăng chi tiêu, chính phủ có thể thực hiện chính sách kích cầu để phục hồi kinh tế. Chính sách này có thể làm gia tăng chi phí của nền kinh tế, do việc gia tăng bội chi NSNN, gia tăng cung tiền và lạm phát… Bởi vậy, để tối thiểu hóa chi phí, yêu cầu chính sách kích cầu từ mở rộng chính sách tài khóa phải có hiệu quả. Sự phục hồi kinh tế nhờ thực hiện chính sách này phải làm giảm nhẹ gánh nặng của NSNN đối với khoản chi trợ cấp xã hội, đem lại nguồn thu để NSNN trở về tình trạng cân bằng và đẩy lùi lạm phát. Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, quy mô kinh tế mở rộng, của cải vật chất tạo ra nhiều, năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp giảm. Trong giai đoạn này, chính phủ chủ động thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, thắt chặt trong chi tiêu NSNN nhằm kìm hãm hiện tượng phát triển quá “nóng” của nền kinh tế. Thặng dư NSNN trong giai đoạn hưng thịnh được dành cho dự trữ, trả nợ – nhất là nợ nước ngoài, hoặc thực hiện những chương trình, dự án dài hạn, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững, ổn định. Kế đến là tạo lập ngân sách bổ sung. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ, bên cạnh việc sử dụng quỹ dự trữ, nhà nước có thể phát hành trái phiếu chính phủ để tạo nguồn thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và tài trợ cho những chương trình, dự án lớn có tính hiệu quả và khả thi nhằm phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu chính phủ phải được đặt trong một khuôn khổ quản lý nợ công hợp lý để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó đến tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư. Cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả Thật ra, quan hệ giữa cân đối NSNN và phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả là mối quan hệ nhân quả liên hoàn. Cân đối NSNN góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả. Ngược lại, phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả sẽ giúp cho cân đối NSNN kỳ sau thuận lợi hơn. Cân đối NSNN có thể góp phần phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả ngay từ khi lậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhom 5-De tai 3.doc
  • pdfNhom 5-De tai 3.pdf
  • pptNhom 5-De tai 3.ppt
Luận văn liên quan