Tiểu luận Chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng sôi động và không ngừng phát triển. Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm, không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái đang thu hút một sự chú ý đặc biệt của các học giả, các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi không chỉ ở Việt nam mà cả trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu, tìm tòi nhằm đưa ra một cơ chế chính sách điều hành tỷ giá hối đoái cũng như chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, lời giải đáp hoàn chỉnh vẫn còn đang ở phía trước. Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách ngoại hối của Việt Nam đã có nhiều thay đổi rõ rệt và cũng đem lại nhiều kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối“ có ý nghĩa thực tiễn to lớn, góp phần đưa ra những giải pháp tích cực phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

pdf67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối Tiểu luận Chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối Môn học:Tài chính quốc tế 1 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối PHẦN MỞ ĐẦU 1/.Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các giao dịch kinh tế và phi kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ quốc tế cũng sôi động và không ngừng phát triển. Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm, không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái đang thu hút một sự chú ý đặc biệt của các học giả, các nhà kinh tế, các nhà chính trị và nó trở thành một chủ đề thảo luận sôi nổi không chỉ ở Việt nam mà cả trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu, tìm tòi nhằm đưa ra một cơ chế chính sách điều hành tỷ giá hối đoái cũng như chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, lời giải đáp hoàn chỉnh vẫn còn đang ở phía trước. Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách ngoại hối của Việt Nam đã có nhiều thay đổi rõ rệt và cũng đem lại nhiều kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ Chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối“ có ý nghĩa thực tiễn to lớn, góp phần đưa ra những giải pháp tích cực phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2/.Mục đích & nhiệm vụ nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích và thực hiện các nhiệm vụ sau:  Tìm hiểu cơ sở lý luận về chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối, xác định rõ mục tiêu và các công cụ của hệ thống chính sách tỷ giá nói riêng và chính sách quản lý ngoại hối nói chung, phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái để làm rõ vai trò của ngân hàng trung ương trong việc can thiệp và điều tiết tỷ giá hối đoái. Môn học:Tài chính quốc tế 2 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối  Học tập kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối ở một số nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc...,từ đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.  Tìm hiểu thực trạng chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam, đánh giá những mặt làm được và những tồn tại cần hạn chế khắc phục  Trên cơ sở đó, nêu lên những định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam cho phù hợp xu thế thương mại hoá và hội nhập hiện nay. 3/.Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ yếu là tổng hợp và phân tích trên cơ sở so sánh đối chiếu các số liệu từ các nguồn tài liệu chính thống như các văn bản pháp định của ngành ngân hàng, sách, báo, tạo chí, internet…Để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam 4/.Ý nghĩa của đề tài: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung nghiên cứu của đề tài còn hạn chế và không thể tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên, với những vấn đề được trình bày trong đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập môn Tài chính quốc tế, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chính sách tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Môn học:Tài chính quốc tế 3 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI I. Chính sách tỷ giá hối đoái: 1. Khái niệm, cơ sở xác định và nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái (TGHĐ): 1.1. Khái niệm: Về hình thức: TGHĐ là giá đơn vị tiền tệ của một nước, được biểu hiện bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài, là hệ số quy đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ: TGHĐ giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 19.100VND/USD. Về nội dung: TGHĐ là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ…giữa các quốc gia. 1.2. Cơ sở xác định tỷ giá: Căn cứ xác định tỷ giá trong lịch sử - Căn cứ giá ngang giá vàng - chế độ bản vị vàng: tỷ giá được tính trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiền - Căn cứ vào giá trị đồng Bảng Anh - Chế độ bản vị đồng Bảng Anh - Căn cứ vào giá trị đồng Đô-la Mỹ - Chế độ tỷ giá đồng Đô-la Mỹ (Bretons Woods):USD được định giá so với vàng là 35$/ounce vàng. - Căn cứ vào quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường - Kết hợp giữa cung cầu ngoại tệ trên thị trường và sự điều tiết của chính phủ 1.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP): - Học thuyết ngang giá sức mua – P.P.P được hình thành trên cơ sở kinh doanh chênh lệch giá cả trên thị trường hàng hoá, dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường Môn học:Tài chính quốc tế 4 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối - Ngang giá sức mua: Với một tỷ lệ chuyển đổi nhất định thì sức mua (lượng hàng hoá mua được) của nội tệ và ngoại tệ là như nhau. - Quy luật ngang giá sức mua: Tỷ giá trên thị trường phải được xác định dựa trên cơ sở ngang giá sức mua. - Theo hình thức tuyệt đối hay quy luật một giá: Hàng hoá giống nhau sẽ có giá như nhau khi quy về một đồng tiền chung. Lý thuyết ngang giá sức mua chủ yếu dựa trên quy luật giá cả, và giả định rằng trong một thị trường hoàn hảo, mỗi loại hàng hoá nhất định chỉ có một mức giá. Công thức tính ngang giá sức mua như sau: Trong đó  S là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2  P1 là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 1  P2 là giá cả của hàng hoá X tính bằng đồng tiền 2 Một tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn. Nếu sử dụng tỷ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có thể sẽ có sự sai lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại ở các nước nghèo thì thường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Ví dụ, với 1 đôla ở Việt Nam ta có thể mua được nhiều thứ hơn 1 đôla tiêu ở Mỹ. Sự khác biệt giữa tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua và tỷ giá hối đoái thị trường là rất lớn. Việc tính toán ngang giá sức mua là rất phức tạp vì trên thực tế có sự khác biệt lớn về mức giá giữa các quốc gia. Người dân ở các quốc gia khác nhau có thói quen tiêu dùng khác nhau tức là sẽ có các giỏ hàng hoá khác nhau. Do đó, khi tiến hành so sánh ngang giá sức mua giữa các thời kỳ cần tính đến những tác động của nhân tố lạm phát. Môn học:Tài chính quốc tế 5 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối Công thức phản ánh mối liên hệ giữa lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái theo ngang giá sức mua: ef = (1+Ih)/(1+If )-1 Trong đó:  ef : phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ  Ih: mức lạm phát trong nước  If : mức lạm phát của nước ngoài Ta có:   Nếu Ih > If ef > 0 : đồng ngoại tệ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá mức lạm phát ở nước ngoài.   Nếu Ih < If ef < 0 : đồng ngoại tệ giảm giá khi lạm phát ở nước ngoài vượt quá lạm phát trong nước. 1.2.2 Hiệu ứng Fisher quốc tế: Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE – International Fisher Effect) sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát. Do đó, chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả chênh lệch trong lạm phát. Ta biết rằng nếu có ngang giá lãi suất (IRP) thì tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư từ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước. Theo điều kiện này, 1 công ty có tiền mặt ngắn hạn thặng dư có thể vẫn xem xét đầu tư nước ngoài, nhưng phải sẵn sàng để vị thế ngoại hối mở (không bảo hiểm). Với chiến lược này có đem đến 1 tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước hay không tùy thuộc vào điều gì xảy ra cho giá trị của đồng tiền đó. Môn học:Tài chính quốc tế 6 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối Minh họa hiệu ứng Fisher Quốc tế từ các góc độ khác nhau của nhà đầu tư TSSL cho Lạm % thay Nhà Chênh lệch lạm Lãi suất nhà đầu tư phát dự Tỷ suất Đầu tư đổi tỷ giá đầu tư phát dự kiến danh sau khi điều kiến sinh lợi vào dự kiến tại (Ih-If) nghĩa chỉnh trong thực (ef) TGHĐ nước Nhật 5% 5% 3% 2% Nhật Mỹ 3% - 6% = -3% -3 8 5 3 2 Canada 3% - 11% = -8% -8 13 5 3 2 Nhật 6% - 3% = 3% 3 5 8 6 2 Mỹ Mỹ 8 8 6 2 Canada 6% - 11% = -5% -5 13 8 6 2 Nhật 11% - 3% = 8% 8 5 13 11 2 Canada Mỹ 11% - 6% = 5% 5 8 13 11 2 Canada 13 13 11 2 Công thức tính tỷ suất sinh lợi thực sự (đã điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái) còn gọi là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác ở 1 ngân hàng nước ngoài (hay bất kỳ chứng khoán thị trường tiền tệ nào) là : r = (1 + if )(1 + ef) – 1 Theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước tính trung bình sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài. Tức là: r = ih Trong đó:  r : là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác nước ngoài.  if : là lãi suất ký thác trong nước.  ef : phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ  ih : là lãi suất ký thác nước ngoài r = (1 + ih)(1 + ef) – 1 = ih Bây giờ ta đi tìm ef : (1 + if)(1 + ef) = (1 + ih) (1 + ef) = (1 + ih) / (1 + if) => ef = (1 + if)/(1 + if) - 1 Môn học:Tài chính quốc tế 7 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối Ba lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), ngang giá sức mua (PPP) và hiệu ứng fisher quốc tế (IFE) liên quan đến việc xác định tỷ giá hối đoái. So sánh lý thuyết IRP, PPP và IFE Các biến số chính Lý thuyết Tóm tắt lý thuyết của lý thuyết Tỷ giá kỳ hạn của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền Phần bù khác sẽ chứa 1 phần bù (hay chiết khấu) được xác Ngang giá Chênh (hay chiết định bởi chênh lệch trong lãi suất giữa 2 quốc gia. lãi suất lệch lãi khấu) kỳ Kết quả, kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng (IRP) suất hạn ngừa sẽ thu được 1 tỷ suất sinh lợi không cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước. Phần trăm Tỷ giá giao ngay của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền Ngang giá thay đổi Chênh khác sẽ thay đổi để đáp ứng chênh lệch trong tỷ lệ sức mua trong tỷ lệch tỷ lệ lạm phát giữa 2 nước. Kết quả, sức mua của người (PPP) giá giao lạm phát tiêu dùng khi mua hàng hóa ở nước họ sẽ tương tự ngay với sức mua khi nhập hàng hóa từ nước ngoài. Tỷ giá giao ngay của 1 đồng tiền so với 1 đồng tiền Phần trăm khác sẽ thay đổi theo sai biệt trong lãi suất giữa 2 Hiệu ứng thay đổi Chênh nước. Kết quả, tỷ suất sinh lợi từ kinh doanh chênh Fisher quốc trong tỷ lệch lãi lệch không phòng ngừa trên thị trường tiền tệ nước tế (IFE) giá giao suất ngoài tính bình quân sẽ không cao hơn tỷ suất sinh ngay lợi trên thị trường tiền tệ nội địa từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước. 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của các nước hiện nay biến động hàng ngày, hàng giờ và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: tốc độ lạm phát, tình hình cán cân thanh toán, lãi suất ngân hàng, chính sách kinh tế, các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai…Có thể đề cập đến một số nhân tố chủ yếu sau: 1.3.1.Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thương mại: Môn học:Tài chính quốc tế 8 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. 1.3.2.Liên quan giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái: Trong số các yếu tố quyết định của tỷ giá hối đoái, lạm phát được coi là yếu tố quan trọng nhất. lý thuyết ngang giá sức mua quy định mối quan liên hệ chính xác giữa các tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đối của hai nước. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn lúc này các doanh nghiệp trong nước chịu cảnh ế ẩm, doanh thu sụt giảm, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia Môn học:Tài chính quốc tế 9 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước là một yếu tố quyết định quan trọng khác của tỷ giá hối đoái. Hiệu ứng fisher quốc tế quy định mối liên hệ chính xác giữa lãi suất tương đối và tỷ giá hối đoái của hai quốc gia. Tóm tắt mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá: Tỷ giá kỳ hạn Phần bù hoặc chiết khấu Ngang giá lãi suất (IRP) Chênh lệch lãi suất Chênh lệch lạm phát Hiệu ứng Fisher IFE Tỷ giá hối đoái kỳ vọng 1.3.3.Tác động của đầu tư quốc tế đến tỷ giá hối đoái: Đầu tư ra nước ngoài, có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp...) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu...). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm.  Mức cung tăng: Nhìn vào đồ thị cung cầu dưới đây, bạn có thể thấy rằng khi cung tăng, đường cung di chuyển ra góc xa về phía bên phải của đồ thị. Vì nó di chuyển về bên phải, giả định là đường cầu không di chuyển sẽ làm cho điểm cân bằng di chuyển xuống mức giá thấp hơn. Tóm lại điều này cho biết khi cung một đồng tiền tăng thì giá của đồng tiền đó sẽ giảm Môn học:Tài chính quốc tế 10 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối  Mức cung giảm: Nhìn vào đồ thị cung cầu dưới đây, bạn có thể thấy rằng khi cung giảm, đường cung di chuyển ra góc xa về phía bên trái của đồ thị. Vì nó di chuyển về bên trái, giả định là đường cầu không di chuyển sẽ làm cho điểm cân bằng di chuyển lên mức giá cao hơn. Điều này cho biết khi cung một đồng tiền giảm thì giá của đồng tiền đó sẽ tăng Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá Môn học:Tài chính quốc tế 11 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. 2. Chính sách tỷ giá hối đoái và vai trò của NHTW trong việc điều hành chế độ tỷ giá: 2.1. Khái niệm, mục tiêu và hệ thống chính sách tỷ giá 2.1.1.Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện là NHTW) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu của chính sách tiền tệ có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung nó bao gồm các mục tiêu: -Ổn định giá cả, với các yếu tố khác không đổi: + Khi phá giá đồng bản tệ (tức tỷ giá tăng)  giá hàng nhập khẩu tính bằng đồng bản tệ tăng  mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế tăng  lạm phát + Khi nâng giá đồng bản tệ (tức tỷ giá giảm)  giá cả hàng nhập tính bằng đồng bản tệ giảm  áp lực giảm lạm phát. Như vậy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm dạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể nâng giá đồng bản tệ; muốn kích thích lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá đồng bản tệ; muốn duy trì ổn định giá cả, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. -Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ, với các yếu tố khác không đổi: + Phá giá đồng bản tệ sẽ làm cho tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm Phá giá đồng bản tệ  Kích thích tăng trưởng và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tăng công ăn việc làm . Y↑ = C + I + G +X↑ - M↓ Phá giá đồng bản tệ làm cho ngành sản xuất không sử dụng đầu vào là hàng nhập khẩu sẽ tăng lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hoá nhập khẩu, từ đó mở Môn học:Tài chính quốc tế 12 Nhóm 4 Đề tài: Chính sách tỷ giá & chính sách quản lý ngoại hối rộng sản xuất, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm mới. + Ngược lại, nâng giá đồng bản tệ sẽ cho kết quả làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thu nhập. Như vậy, chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và tạo công ăn việc làm. Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá bản tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ. -Cân bằng cán cân vãng lai: Từ các tác động về tỷ giá ở trên, chính sách tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, là hai bộ phận cấu thành nên cán cân vãng lai. Do đó, chính sách tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân vãng lai. Với chính sách tỷ giá định giá thấ
Luận văn liên quan