Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của ICJ

Vấn đề cơ cấu tổchức ICJ được điều chỉnh bởi các Điều 2 –33 của Quy chế TAQT (Statute of the Court) và Điều 1 – 18, 32 – 37 Luật của Tòa (Rules of the Court). Theo đó, ICJ sẽcó Chủtịch(President), Phó Chủtịch(Vice –president), Toàn th ểTòa(Full Court), ban xét xử (Chambers), Registrar và Registry. Chủtịch và Phó Chủtịch của ICJ được bầu chọn mỗi 3 năm và có th ểtái nhiệm ởlần bầu cửtiếp theo. Toàn thể tòa gồm một hội đồng thẩm phán độc lập với 15 thành viê n, trong đó không thểcó 2 thành viên có cùng quốc tịch. Những thành viên được chọn sẽtrởthành đại diện cho hệthống pháp luật thếgiới. Việc lựa chọn các thành viên không căn cứ vào quốc tịch hay khu vực. Tuy nhiên, trên th ực tế,những năm gần đây hội đồng thẩm phán thường bao gồm: 5 thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên thường trực HĐBA, 3 thẩm phán của Châu Á, 3 thẩm phán của Châu Phi, 2 thẩm phán của Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 của Đông Âu. 1 Việc bầu cửđểlựa chọn thẩm phán thành viên cho ICJ được thực hiện 3 năm 1 lần, mỗi lần chọn 5 thẩm phán. Người được lựa chọn là người có phẩm chất đ ạo đức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn của những cơ quan xét xửcao nhất ởquốc gia của họ; hoặc là những luật gia có thẩm quyền được công nhận trong lĩnh vực công pháp quốc tế. 2 Công việc bầu cửđược thực hiện đồng thời tại Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An. Cả2 cơ quan này hoàn toàn độc lập trong việc bầu cửvà không có bất k ỳ sựphân biệt nào giữa các thành viên thường trực, không thường trực của HĐBA. Ứng viên trúngcửlà người nh ận được đại đa sốphiếu của cảĐHĐ và HĐBA.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ cấu tổ chức của ICJ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ICJ 1. Cơ cấu Vấn đề cơ cấu tổ chức ICJ được điều chỉnh bởi các Điều 2 – 33 của Quy chế TAQT (Statute of the Court) và Điều 1 – 18, 32 – 37 Luật của Tòa (Rules of the Court). Theo đó, ICJ sẽ có Chủ tịch (President), Phó Chủ tịch (Vice – president), Toàn thể Tòa (Full Court), ban xét xử (Chambers), Registrar và Registry. Chủ tịch và Phó Chủ tịch của ICJ được bầu chọn mỗi 3 năm và có thể tái nhiệm ở lần bầu cử tiếp theo. Toàn thể tòa gồm một hội đồng thẩm phán độc lập với 15 thành viên, trong đó không thể có 2 thành viên có cùng quốc tịch. Những thành viên được chọn sẽ trở thành đại diện cho hệ thống pháp luật thế giới. Việc lựa chọn các thành viên không căn cứ vào quốc tịch hay khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây hội đồng thẩm phán thường bao gồm: 5 thẩm phán đại diện cho mỗi quốc gia thành viên thường trực HĐBA, 3 thẩm phán của Châu Á, 3 thẩm phán của Châu Phi, 2 thẩm phán của Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 của Đông Âu.1 Việc bầu cử để lựa chọn thẩm phán thành viên cho ICJ được thực hiện 3 năm 1 lần, mỗi lần chọn 5 thẩm phán. Người được lựa chọn là người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn của những cơ quan xét xử cao nhất ở quốc gia của họ; hoặc là những luật gia có thẩm quyền được công nhận trong lĩnh vực công pháp quốc tế.2 Công việc bầu cử được thực hiện đồng thời tại Đại Hội Đồng và Hội Đồng Bảo An. Cả 2 cơ quan này hoàn toàn độc lập trong việc bầu cử và không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thành viên thường trực, không thường trực của HĐBA. Ứng viên trúng cử là người nhận được đại đa số phiếu của cả ĐHĐ và HĐBA. Các thẩm phán thành viên của ICJ có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại, nhưng đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu tiên sẽ có 5 thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm và 5 1 Dispute Settlement – ICJ – UN 2 Statute of the International Court of the Justice, Art. 2 3 thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm được chọn theo phương pháp rút thăm ngay sau khi trúng cử3 (để đảm bảo 3 năm một lần bầu thay đổi số thành viên của ICJ). Các thành viên của ICJ sẽ nhận được quyền ưu tiên và miễn trừ ngoại giao trong quá trình thực thi công việc của mình. Trụ sở của ICJ được đặt ở La Hay, trong một số trường hợp ICJ có thể tổ chức xét xử ở một địa điểm khác.4 Thông thường, các phiên tòa của ICJ được tiến hành với sự tham gia của tất cả các thẩm phán (full Court), nhưng trong trường hợp các bên tranh tụng có yêu cầu khác, ICJ sẽ thành lập một Chamber đặc biệt có ít nhất 3 thẩm phán được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu kín. Số lượng thẩm phán hợp lệ để tiến hành xét xử trong mỗi phiên tòa có thể là 9 – 11 người, tùy theo quy định của Luật của Tòa.5 Như mọi tổ chức khác, ICJ có một Ban Thư ký (the Registry) đảm nhận các khâu hành chính, quản lý liên quan đến bốn mảng: pháp lý (judicial), ngoại giao (diplomatic), hành chính (administrative), ngôn ngữ (linguistic). Ban Thư ký bao gồm: (Registrar), (Deputy-Registrar), và các nhân viên khác (other officials). Registrar và Deputy-Registrar được ICJ bổ nhiệm với 7 năm nhiệm kỳ, và có thể tái ứng cử sau khi hết nhiệm kỳ. Các nhân viên khác của Ban Thư ký được ICJ bổ nhiệm dựa trên yêu cầu của Registrar, hoặc do chính Registrar bổ nhiệm với sự thông qua của Chủ tịch ICJ. 2. Bồi thẩm đoàn Để tiến hành xét xử một vụ án, bồi thẩm đoàn sẽ được cấu thành bao gồm tất cả các thẩm phán chính thức của ICJ và thẩm phán ad-hoc. Không có thành viên nào của bồi thẩm đoàn có thể bị loại, trừ trường hợp thẩm phán đó không tiếp tục đáp ứng được những điều kiện cần thiết.6 Theo Điều 16 của Quy chế TAQT, các thẩm phán khi đã trở thành thành viên chính thức của ICJ thì không được tham gia vào công tác chính trị, quản lý - hành chính hoặc đại diện cho chính phủ của một quốc gia nào. Ngoài ra, các thẩm phán không được tham gia giải quyết một vụ án của ICJ mà trước đó họ đã 3 Id. Art 13(1) 4 Id. Art 22 5 Id. Art 25 6 Id. Art 18 4 từng tham gia với tư cách là đại diện hoặc là luật sư cho một bên tranh tụng; hoặc là thành viên của ủy ban điều tra; hoặc là thành viên của một hội đồng trọng tài quốc gia hoặc quốc tế.7 3. Thẩm phán ad-hoc Để bảo đảm tính công bằng trong xét xử, Quy chế của ICJ có quy định về việc: nếu một bên tham gia tranh tụng có thẩm phán của quốc gia mình là thành viên của bench thì bên kia có quyền chọn thêm một thẩm phán ad-hoc. Trường hợp cả hai bên tranh tụng không có thẩm phán của quốc gia mình thì mỗi bên sẽ được chọn thêm một thẩm phán ad-hoc cho mình.8 Thẩm phán ad-hoc tốt nhất nên chọn một trong những thẩm phán có tên trong danh sách ứng cử thành viên của ICJ. Các thẩm phán ad-hoc trong quá trình xét xử có quyền và nghĩa vụ như thẩm phán thành viên của ICJ. 4. Ngôn ngữ chính thức Ngôn ngữ chính thức được ICJ sử dụng là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của một bên tham gia tranh tụng, ICJ cho phép sử dụng một ngôn ngữ khác và được phiên dịch lại sang tiếng Anh hoặc Pháp. I. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ICJ: ICJ là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, do đó, nguyên tắc hoạt động của cơ quan này phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định tổ chức này và các thành viên của nó phải hoạt động theo 7 nguyên tắc hoạt động sau: 1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên. 2. Nguyên tắc các thành viên phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ theo quy định của Hiến chương. 3. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. 7 Id. Art 17 8 Id. Art 31 5 4. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc phải từ bỏ đe doạ dung vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. 5. Nguyên tắc các thành viên của Liên Hợp Quốc giúp đỡ Liên Hợp Quốc trong mọi hành động của Liên Hợp Quốc mà tổ chức này áp dụng theo đúng quy định của Hiến chương. 6. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. 7. Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Trong đó, nguyên tắc 1, 6, và 7 được xem là những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ICJ. (1) Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia thành viên Nguyên tắc này có thể thấy ngay từ việc bầu các thành viên của Toà án công lý quốc tế. Tiêu chuẩn để bầu thẩm phán căn cứ vào năng lực cá nhân, quốc tịch, tương quan vị trí địa lý và hệ thống pháp luật trên thế giới. Bên cạnh các thẩm phán của Toà, khi phiên toà mở ra, các bên có thể lựa chọn thẩm phán ad hoc nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng. Khi một bên tranh chấp có thẩm phán mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài ad hoc của mình hoặc yêu cầu không đưa trọng tài mang quốc tịch phía bên kia vào danh sách thành viên tham gia xét xử. Hơn nữa, trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Toà đều được xác định dựa trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và khi thẩm quyền của Toà được viện dẫn đến thì thẩm quyền này là hoàn toàn độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào. (2) Nguyên tắc Liên Hợp Quốc đảm bảo để các quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng hành động theo các nguyên tắc này nếu điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Điều 5 quy chế Toà án công lý quốc tế của Liên hợp quốc quy định: Các nước thành viên Liên hợp quốc ipso facto là thành viên quy chế của ICJ. Bên cạnh đó, các 6 nước không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng có thể trở thành thành viên quy chế của ICJ. Sự mở rộng về thành viên này có thể xem là một nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo các quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. (3) Nguyên tắc Liên Hợp Quốc không được phép can thiệp vào công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia thành viên nào. Thực tế, không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình thực thi luật quốc tế của các quốc gia, trừ những có chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, khi có sự thỏa thuận của các quốc gia. Đối với phán quyết của ICJ, nếu một trong hai bên không chịu thi hành bản án, để giải quyết, phía bên kia có thể yêu cầu Hội đồng bảo an can thiệp đảm bảo chấp hành, còn ICJ không thể dùng sức mạnh của mình để buộc bên đó thực thi. Như vậy, có thể thấy ICJ không và không thể can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ một quốc gia nào. II. THẨM QUYỀN CỦA ICJ 1. Các thẩm quyền của ICJ: ICJ có hai dạng thẩm quyền: thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế và thẩm quyền tư vấn. a. Giải quyết tranh chấp quốc tế: Điều 36(1) Quy chế TAQT quy định: Tòa có thẩm quyền xét xử tòa tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành. Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp). 7 Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào. b. Thẩm quyền tư vấn Ngoài thẩm quyền xét xử, ICJ còn có thẩm quyền tư vấn theo yêu cầu của các cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Thẩm quyền này được quy định tại điều 96 Hiến chương LHQ: 1. Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể yêu cầu Tòa án quốc tế cho ý kiến tư vấn về mọi vấn đề pháp lý. 2. Các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên môn, mà lúc nào cũng được Đại hội đồng cho phép, cũng có quyền hỏi ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể đặt ra thong hoạt động của mình. Mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo và không có tính ràng buộc, những ý kiến tư vấn của ICJ có uy tín cũng như giá trị pháp lý rất lớn. Chúng góp phần phát triển luật pháp quốc tế và thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia. Ngoài ra, Tòa còn có các dạng thẩm quyền khác (liên quan đến các vấn đề có tính tạm thời và hỗn hợp) như: thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp liên quan đến chính thẩm quyền của Tòa đối với vụ việc; thẩm quyền của Tòa trong việc kiểm soát trình tự xét xử; thẩm quyền của Tòa đối với các biện pháp bảo hộ tạm thời; và việc chấm dứt các vụ tranh chấp… 2. Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa. Thẩm quyền của Tòa được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Sự chấp thuận của các bên được biểu hiện bằng những cách sau: a. Thỏa thuận đưa từng vụ việc cụ thể ra tòa (special agreement): Các quốc gia tranh chấp thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa sau khi đã xảy ra tranh chấp. Ví dụ: Hungary và Slovakia đã ký một thỏa thuận vào ngày 7 tháng 4 năm 1993 để đưa vụ việc liên quan đến dự án Gabcikovo Nagymaros ra ICJ [dự án xây dựng đập 8 Gabcikovo trên sông Danube, trong đó Hungary kiện Tiệp Khắc (hiện nay chỉ còn Slovakia) đã vi phạm nghĩa vụ hợp tác thiện chí (nguyên tắc “láng giềng thân thiện” – good neighborliness), gây tác hại đến những nguồn tài nguyên dùng chung]. Theo bản thỏa thuận đó, Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ việc nêu trên. b. Quy định trong điều ước quốc tế mà các bên tham gia (jurisdictional clause): Một cách phổ biến để xác định thẩm quyền của Tòa là thông qua thỏa thuận của các bên, khi tham gia các điều ước quốc tế, trong đó quy định đưa các tranh chấp ra ICJ. Thông thường, các quốc gia, thông qua các điều ước quốc tế, đã thỏa thuận trước với nhau sẽ đưa ra Tòa tất cả các vụ việc liên quan đến việc áp dụng và giải thích điều ước. Ví dụ: Vụ Gruzia đưa đơn kiện Nga vi phạm Công ước quốc tế về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination – CERD) mà cả Gruzia và Nga đều là thành viên. Trong đó, điều 22 CERD quy định: “bất cứ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều quốc gia liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước này, mà không được giải quyết bằng đàm phán hay những thủ tục được quy định riêng trong công ước này, sẽ được giao cho Tòa án Công lý Quốc tế theo đề nghị của một bên, trừ khi các bên liên quan đồng ý lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác”. Tòa xem xét và đưa ra kết luận Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc. Như vậy, thẩm quyền của ICJ được xác định dựa trên quy định của điều ước quốc tế mà các bên tham gia. c. Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của tòa theo Điều 36(2) Quy chế TAQT (declarations/optional clause): Thẩm quyền của ICJ còn được xác định thông qua tuyên bố của các quốc gia chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa (như là một nghĩa vụ bắt buộc) trong quan hệ với bất kỳ quốc gia nào khác cũng chấp nhận những nghĩa vụ tương tự, trong tất cả các tranh chấp liên quan đến những vấn đề được liệt kê tại điều 36(2) Quy chế TAQT bao gồm: (i) Việc giải thích một hiệp ước. 9 (ii) Bất kỳ câu hỏi nào về luật pháp quốc tế. (iii) Sự xuất hiện của bất kỳ nhân tố nào mà sự hình thành của nó sẽ dẫn đến một vi phạm nghĩa vụ quốc tế. (iv) Bản chất hoặc phạm vi bồi thường đối với việc vi phạm nghĩa vụ quốc tế. Các quốc gia chịu sự điều chỉnh của Quy chế TAQT có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa vào bất cứ thời điểm nào. (ví dụ: Austraylia tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ ngày 22/3/2002; Cameron 3/3/1994; Tây Ban Nha 20/10/1990; …) Tuyên bố của các quốc gia công nhận thẩm quyền của ICJ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Tức là thẩm quyền của Tòa chỉ tồn tại trong phạm vi những đồng thuận trong tuyên bố của các bên về vấn đề được đưa ra. Sự có đi có lại đó là một trong những đặc trưng quan trọng của phương thức optional clause. Do đó, mọi quốc gia công nhận thẩm quyền bắt buộc của Tòa đều có quyền đưa ra ICJ tranh chấp với một hoặc một vài quốc khác chấp nhận những nghĩa vụ tương tự thông qua việc đưa đơn kiện lên ICJ. Trên đây là ba phương thức chủ yếu để xác định thẩm quyền của Tòa. Ngoài ra, còn có các cách khác bao gồm: Forum Prorogatum: thẩm quyền của Tòa xác định theo ý chí của các bên được thể hiện một cách không chính thức hoặc được ngầm hiểu sau khi vụ việc được đưa ra xét xử. Quyết định của chính Tòa về thẩm quyền xét xử của Tòa: theo điều 36(6) Quy chế TAQT, chính tòa đưa ra quyết định về việc Tòa có thẩm quyền xét xử vụ việc hay không khi các bên có tranh cãi về vấn đề đó. Điều 79 Quy định của TAQT (Rules of Court) đưa ra những điều kiện mà các bên phải đáp ứng khi đệ trình những phản đối về thẩm quyền của Tòa. Việc giải thích một phán quyết: điều 60 Quy chế TAQT quy định trong trường hợp có tranh cãi về ý nghĩa hay phạm vi của một phán quyết, Tòa sẽ phân tích phán quyết đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Yêu cầu giải thích phán quyết có thể được 10 đưa ra dưới dạng văn bản thỏa thuận giữa các bên hay đơn của ít nhất một bên (theo điều 98 Luật của TAQT). Việc xem xét một phán quyết: Một đơn đề nghị xem xét lại một phán quyết của ICJ chỉ có thể được đệ trình khi nó liên quan đến một thực tế (fact) có tính chất quyết định thuộc bản chất của vụ việc; tòa án và bên đề nghị xem xét không biết đến thực tế đó khi phán quyết được đưa ra; và việc không biết gì đó không phải do sơ suất (theo điều 61(1) Quy chế TAQT). Đề nghị được đệ trình dưới dạng đơn, tuân theo những quy định của điều 99 Luật của TAQT. Dù các bên hữu quan xác định thẩm quyền của Tòa theo cách nào, thẩm quyền ấy không bị ảnh hưởng. 3. Các bảo lưu (reservations) đối với thẩm quyền của ICJ Trong trường hợp quốc gia đơn phương tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa, những vụ việc thuộc thẩm quyền của ICJ được giới hạn dựa trên tuyên bố của các quốc gia. Việc tuyên bố của các quốc gia có thể bao gồm bảo lưu đưa ra những ngoại lệ không thuộc thẩm quyền xét xử của ICJ, gồm có: - Những vụ việc được giải quyết bằng các biện pháp ngoại giao nhưng không đạt được kết quả. - Những vụ việc mà các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. - Những vụ việc liên quan đến những sự kiện xảy ra vào thời điểm có chiến tranh hay xung đột - Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia. Trên thực tế, các quốc gia khi đơn phương tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của ICJ đã đưa ra hàng loạt các bảo lưu hết sức đa dạng. 4. Luật áp dụng Những vụ việc được đưa ra ICJ được giải quyết theo luật quốc tế. Luật được áp dụng tại Tòa được quy định tại điều 38(1) Quy chế TAQT (Statute of International Court of Justice). Theo đó, luật áp dụng gồm: 11  Các công ước quốc tế chung hoặc khu vực đã qui định về những nguyên tắc được các bên tranh chấp thừa nhận.  Các tập quán quốc tế với tính chất là những chứng cứ thực tiễn chung được thừa nhận như những qui phạm pháp luật.  Các nguyên tắc đã được hình thành từ lâu đời được các quốc gia văn minh thừa nhận.  Các nghị quyết xét xử (mang tính chất án lệ quốc tế) và các học thuyết của các chuyên gia có uy tín về luật pháp quốc tế của các nước khác nhau cũng có thể được coi là nguồn bổ trợ để xác định các qui phạm pháp luật phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án quốc tế. Điều 38(2) đảm bảo quyền quyết định một vụ việc của Tòa, đảm bảo tính công bằng, nếu các bên đồng ý: “điều khoản này sẽ không phương hại tới thẩm quyền của Tòa trong việc đưa ra phán quyết cho vụ việc theo nguyên tắc en aequo et bono, nếu như các bên chấp thuận”. Tòa có thể dựa vào điều 38(1) để xét xử vụ việc theo các quy định của luật được áp dụng. Mặt khác, Tòa cũng có thể dựa vào điều 38(2) để đưa ra một bản án đảm bảo tính công bằng và có thể chấp nhận được đối với cả hai bên. III. TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH GIỮA PHILLIPINES VÀ CAMEROON 1. Chính phủ Phillipines đưa vụ việc này ra Toà theo điều 36(2), vậy điều 36(2) có ý nghĩa như thế nào? Điều 36(2) được trích nguyên văn trong Quy chế của Toà: “The states parties to the present Statute may at any time declare that they recognize as compulsory ipso facto and without special agreement, in relation to any other state accepting the same obligation, the jurisdiction of the Court in all legal disputes concerning: a. the interpretation of a treaty; b. any question of international law; 12 c. the existence of any fact which, if established, would constitute a breach of an international obligation; d. the nature or extent of the reparation to be made for the breach of an international obligation” Giải thích điều 36(2) ta có thể hiểu như sau: - Thứ nhất, điều 36(2) là một Optional Clause, nghĩa là các quốc gia không bắt buộc phải chấp nhận thẩm quyền xét xử của Toà trong tất cả các trường hợp xảy ra tranh chấp. Thực tế thì mỗi quốc gia khi tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo quy định tại điều 36(2) Quy chế TAQT đều kèm theo những điều khoản bảo lưu về các trường hợp mà Toà sẽ không có thẩm quyền xét xử. Và đặc biệt, tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của mỗi quốc gia và có thể đưa ra vào bất cứ thời điểm nào. - Thứ hai, với các quốc gia cùng là thành viên của điều 36(2) Quy chế TAQT thì không cần có những special agreements giữa các nước để công nhận thẩm quyền của Toà khi xảy ra tranh chấp. tranh chấp giữa các quốc gia này sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của ICJ theo nguyên tắc có đi có lại - một nguyên tắc quan trọng của optional clause. Giả sử nước A đã chấp nhận là thành viên của điều 36 khoản 2, nước B chưa chấp nhận thì nước B không có quyền kiện nước A. Phillipines tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của ICJ theo điều 36(2) vào ngà