Tiểu luận Có hay không sự dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tài nguyên thiên nhiên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ nhu cầu con người. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trực tiếp như: không khí sạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ. Tài nguyên thiên nhiên khác như: dầu mỏ, sắt thép, than đá, nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng.

pptx30 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Có hay không sự dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Có hay không sự dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ? Nội dung chính:Tài nguyên thiên nhiên1 Hội nhập kinhtế quốc tế2 Sự dịch chuyển TNTNtrong Hội nhập KTQT3 Ví dụ minh hoạ4 Kết luận vàGiải pháp5 1. Tài nguyên thiên nhiên là gì ?Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.Tài nguyên thiên nhiên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ nhu cầu con người.Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trực tiếp như: không khí sạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ. Tài nguyên thiên nhiên khác như: dầu mỏ, sắt thép, than đá, nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng. Thuộc tính của tài nguyên thiên nhiênThứ nhất, phân bổ không đồng đều giữa các khu vực địa lý khác nhau trên Trái Đất và trên cùng một lãnh thổ luôn tồn tại nhiều loại tài nguyên.Thứ hai, các tài nguyên có giá trị kinh tế cao thường tồn tại song song với quá trình hình thành lâu dài của tự nhiên.Tài nguyên thiên nhiên vùng cao Tây BắcCăn cứ mục đích sử dụng cụ thể.Tài nguyên thiên nhiên gằn liền với nhân tố thiên nhiên được phân theo dạng vật chất của nó như: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh học, tài nguyên rừng, tài nguyên biển Tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố con người và xã hội gồm có: tài nguyên lao động, tài nguyên thông tin, tài nguyên trí tuệ, tài nguyên văn hóaĐứng trên quan niệm môi trường.Tài nguyên có thể phục hồi: là các loại tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài với khả năng sử dụng của con người không vượt quá khả năng tái tạo của tự nhiên; thí dụ: tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật biểnTài nguyên không thể phục hồi: là loại tài nguyên phần lớn được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của lớp vỏ địa chất, ví dụ như: tài nguyên hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khoáng sản) và các khoáng vật. Tài nguyên không thể phục hồi khi khai thác và sử dụng thì bị mất đi và không có khả năng hồi phục được. Khai thác tài nguyên khoáng sản Titan tại tỉnh Bình Thuận.(không tái tạo được)Khai thác tài nguyên rừng.(tái tạo được)2. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?Theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. + Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; + Mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế.Sự dịch chuyển thường có xu hướng đi từ các quốc gia đang phát triển sang các quốc gia phát triển dưới hai hình thức, hoặc thấy được hoặc không thấy được.Sự dịch chuyển tài nguyên thấy được như là sự xâm chiếm, xâm lược lẫn nhau. Xâm chiếm đất đai, chiếm hữu đất đai để có được nguồn tài nguyên thiên nhiên sau đó lấy tài nguyên mang về. Sự dịch chuyển tài nguyên không thấy được thông qua việc mua bán TN xuyên biến giới. Đây là hình thức việc dịch chuyển TN một cách gián tiếp.Dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại làm TN trong nước cạn kiệt, nhập TN nước ngoài về để sản xuất thì đó cũng là có sự dịch tài nguyên từ nước ngoài vào trong nước.Phân tích sự dịch chuyển TNTN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Các hình thức tổ chức khai thác.Chính phủ trực tiếp đầu tư khai thác, bán tài nguyên thô cho doanh nghiệp nhà nước chế biến thành phẩm bán cho người tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu nước ngoài. Doanh nghiệp nhà nước trực tiếp đấu thầu đầu tư khai thác. Liên danh doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư khai thác. Nguyên nhân của việc di chuyển TNTN từ các nước kém phát triển sang các nước phát triểnNguồn lực tri thức của các nước kém phát triển còn nhiều hạn chế;Công nghệ lạc hậu;Nội lực tài chính hạn hẹp;Luật pháp lỏng lẻo dẫn đến nạn buôn lậu xuyên quốc gia;TNTN là một dạng của cải đặc biệt, chúng ta không phải sản xuất ra TN mà chỉ đơn thuần khai thác để dùng. Trong điều kiện yếu kém của nền kinh tế các nước kém phát triển cộng với việc tạo ra lợi nhuận quá dễ dàng từ việc khai thác nguồn TNTN nên việc chuyển dịch nguồn tài nguyên la không tránh khỏi.Nguyên nhân (tt)Nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia không có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, các mỏ quặng sắt, đồng, vàng, bôxít hay như nguồn tài nguyên nước, cáthiện nay bị khai thác một cách triệt để để phục vụ cho nhu cầu xuất khầu sang các quốc gia đang “khát” nguyên liệu như Trung Quốc, Nhật Bản, Ngoài ra vẫn còn tồn tại nạn buôn bán lậu các loại tài nguyên như xăng, dầu, gỗ của Việt Nam qua các nước lân cận: Trung Quốc, Lào, Campuchia, nên có thể nói rằng song song với sự hội nhập quốc tế, việc di chuyển tài nguyên ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.Vị thế của xuất khẩu gỗ ở Việt Nam ngày càng lớn, thị trường ngày càng được mở rộng qua các nước như Mỹ, khối EU, Nhật Bản, Điển hình ở Nhật Bản, thuế suất đối với gỗ nhập khẩu từ Việt Nam là 0%.Nhiều năm liên tiếp, dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, năm 2012 dầu thô là mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ 3 ở Việt Nam. Do nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng mặt hàng xăng dầu nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các loại xăng dầu đã qua xử lý về để tiêu dùng.Tình hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.Xuất khẩu than của Việt Nam trong năm 2013 đạt 11,6 triệu tấn, than thành phẩm toàn ngành đạt 41,19 triệu tấn, bằng 98,2% so với cùng kỳ 2012.Dự án khai thác quặng boxit để xuất khẩu sang Trung Quốc, việc khai thác cát lậu để xuất sang Singapore Khai thác tài nguyên dầu khí (tài nguyên không tái tạo được)Hệ quả của việc dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên.Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về môi trường: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều.Các hệ sinh thái như rừng, đất ngập nước... đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức ép của công nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn.Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng rõ ràng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới và cả nước ta. Hệ quả của việc dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên.Loài người đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện và phát triển, thiên tai ngày càng nặng nề. Tất cả những thảm họa đó và cả những hiện tượng bất thường về thời tiết trong những năm qua tại nhiều vùng trên thế giới đã gây tác hại vô cùng nghiêm trọng có nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người.Sự phát triển kinh tế với sự tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa thạch đã làm tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, do đó làm nhiệt độ mặt đất đã và đang tăng lên, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Thiên tai lũ lụt.Hệ quả của việc dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên.Sự nóng lên toàn cầu này có thể nói là đã gây ra những thay đổi bất thường về khí hậu và cũng là nguyên nhân của các thiên tai bất thường trên thế giới, đồng thời cũng vì thế mà nguồn lương thực và nguồn nước đang bị giảm sút và hậu quả là sự gia tăng số người phải từ bỏ quê hương tìm nơi khác để kiếm sống trên toàn thế giới. Một mặt khác, dân số thế giới cũng đang gia tăng một cách nhanh chóng và để nuôi sống số dân tăng lên, cần thêm nhiều lương thực, vì thế mà phải có thêm đất để trồng trọt và chăn nuôi. Hạn hán... nguyên nhân dân số tăng quá nhanh, con người phải tàn phá môi trường, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Hệ quả của việc dịch chuyển tài nguyên thiên nhiên.Nguồn nước cần thiết cho nông nghiệp cũng phải gia tăng, đang làm cho sông ngòi, hồ ao bị cạn kiệt và nguồn nước ngầm cũng giảm sút dần. Hơn thế nữa, để phát triển nông nghiệp, diện tích rừng nhiệt đới lại bị thu hẹp lại. Mất rừng nhiệt đới làm cho “lá phổi” của Trái đất hay “cái nôi của sự sống” không những bị tàn phá tại nhiều vùng, mà còn làm ảnh hưởng đến chế độ khí hậu toàn cầu. Sự khủng hoảng về môi trường toàn cầu hiện nay có thể nói là đã bị che lấp hay bị ngụy trang bằng những phúc lợi trước mắt có được từ sự phát triển kinh tế. Việc trá hình thông qua quan hệ đầu tư khai thác.Tổ chức PCP đặt vấn đề viện trợ.(KT,Y tế)Ký kết hợp đồng kinh tế hợp tác đầu tư.Viện trợ vốn nước ngoài (ODA,)Thỏa ThuậnNgầmVề Khai ThácTàiNguyên4. Ví dụ: Việc thu gom tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.Việc Trung Quốc tăng cường ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm của ngành khai khoáng Titan của Việt Nam để dự trữ, trong khi trữ lượng Titan của Trung Quốc được đánh giá đứng đầu thế giới là vấn đề đáng để suy nghĩ. Công nghệ thiếu, tiềm lực tài chính yếu dẫn đến Việt Nam đành phải chấp nhận bán thô tài nguyên khoáng sản quí hiếm của mình.Cũng như Titan, các loại khoáng sản khác như sắt, đồng, chì,cũng được Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam qua con đường chính thức lẫn tiểu ngạch qua biên giới. Trung Quốc thu gom tài nguyên thiên nhiênTrung Quốc đi “xâm chiếm” các nước về kinh tế, không cần mang theo súng ống, mà chỉ cần mang theo tiền và hàng hóa. Họ không “đánh”, mà “mua”. Một số chiến lược “tấn công kinh tế” của Trung Quốc ở mọi nơi mà họ đi đến là:+ Bán hàng đã chế biến với giá rẻ (đánh bại hàng sản xuất nội địa cũng như hàng nhập từ nơi khác); + Mua nguyên nhiên liệu thô và mua các quyền khai thác mỏ hay các doanh nghiệp khai thác mỏ (ở khắp các nơi trên thế giới, để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu cho Trung Quốc);+ Mua cả đất nông nghiệp và khai thác rừng ở các nơi; 5. Kết luận và giải pháp:a) Kết luận:Trong thời gian gần đây vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề cấp bách của thời đại mà loài người cần phải quan tâm giải quyết.Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hiện nay chỉ khai thác ở những nơi thuận tiện, khai thác lộ thiên, công nghệ khai thác chưa phù hợp với điều kiện khai thác của mỏ, hiệu quả chưa cao.Khẳng định là luôn luôn có sự dịch chuyển TNTN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.5. Kết luận và giải pháp: (tt)b) Giải pháp:Ở hầu hết các quốc gia thì TNTN là tài sản công do Chính phủ đứng ra quản lý và biến chúng thành nguồn lực để lo cho an sinh xã hội, do vậy: - Cần phải để nguyên TNTN cho thế hệ mai sau khi mà hiện tại bây giờ chưa đủ nguồn lực để khai thác và sử dụng TNTN đạt hiệu quả tối ưu nhất. - Cần phải có điều kiện thỏa thuận khai thác rõ ràng và tính đến giá cả, hoàn cảnh kinh tế trong tương lai. - Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách đấu thầu phù hợp đối với hoàn cảnh quốc gia đó. - Phải tính toán chính xác về trữ lượng TNTN.- Phải ổn định mức tiêu công của quốc gia.Kết luận (tt)- Sử dụng nguồn thu để đầu tư có hiệu quả cho các lĩnh vực khác. - Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế và học hỏi kinh nghiệm của các nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến./.
Luận văn liên quan