Tiểu luận Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down

Trong các công trình nhà cao tầng, người ta thường thiết kế một hoặc một vài tầng hầm để làm tầng kĩ thuật, chứa đựng máy móc thiết bị, hệ thống kĩ thuật và xử lý như: bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết bị lọc, bể nước sạch hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều khiển, tủ phân phối điện. Ngoài ra, còn làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và gara ô tô.

docx24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận “ Công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng bằng phương pháp Top – Down” GVHD: ĐỖ THỊ MỸ PHƯƠNG ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở nước ta hiện nay, do sức ép dân số, dẫn đến một nhu cầu cao về không gian sống và làm việc, mà đặc biệt là đối với các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội. Và nhà cao tầng lại là một giải pháp tối ưu cho nhu cầu này. Nhà cao tầng xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 80. Ban đầu, nhà cao tầng có tầng hầm ở nước ta được xây dựng theo phương pháp truyền thống (Bottom – Up: thi công tầng hầm xong mới tiến hành thi công phần thân). Trong hơn ba thập niên học hỏi và nghiên cứu, kĩ sư Việt Nam đã tiếp cận được với nhiều công nghệ thi công nhà cao tầng tiên tiến từ các nước phát triển, mà nổi trội nhất là công nghệ thi công Top – Down. Trong phương pháp thi công Top – Down, ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cos ±0.00) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cos ±0.00 (trên mặt đất). Trong giới hạn của bài thuyết trình, chúng em xin được giới thiệu một cách tổng quát nhất về phương pháp thi công này. Một công công trình điển hình áp dụng phương pháp thi công Top – Down. CÔNG NGHỆ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG CÓ TẦNG HẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TOP – DOWN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN. Lịch sử: Công nghệ Top – Down đã vào Việt Nam được gần 20 năm. Công trình đầu tiên là Harbourview – Nguyễn Huệ (1993-1994 do công ty Bachy Solatance thi công), công trình thứ hai là Saigon Center và sau đó là nhiều công trình khác. Sài gòn Center Harbourview – Nguyễn Huệ Sự cần thiết của tầng hầm trong nhà cao tầng: Trong các công trình nhà cao tầng, người ta thường thiết kế một hoặc một vài tầng hầm để làm tầng kĩ thuật, chứa đựng máy móc thiết bị, hệ thống kĩ thuật và xử lý như: bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết bị lọc, bể nước sạch hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều khiển, tủ phân phối điện. Ngoài ra, còn làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và gara ô tô. Bãi xe bên dưới tầng hầm 1 công trình. Về góc độ chịu lực, tầng hầm giúp công trình đỡ bớt tải nền đất phía trên; đưa trọng tâm công trình thấp xuống, giúp công trình chịu lực ngang của gió, bão, động đất tốt hơn. Tuy nhiên việc thi công tầng hầm nói riêng và phần ngầm nói chung thường rất khó khăn và là thách thức đối với nhiều nhà thầu. Mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng về cấu tạo nền đất, mặt cắt địa chất, chiều cao mực nước ngầm... nên không thể chỉ sử dụng kinh nghiệm mà đòi hòi cần có hiểu biết đầy đủ về khoa học và công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng của công trình. Các phương pháp thi công phần ngầm truyền thống thường dùng tường chắn và hệ thanh chống để đào đất và thi công phần ngầm công trình từ dưới lên mà đại diện của các phương pháp này là: Phương pháp sử dụng tường chắn bằng cừ ván thép (Sheel piles) và hệ thống thanh chống (Bracing System); phương pháp này bên cạnh một số ưu điểm thì bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản là tốn kém về kinh tế tiến độ thi công chậm và độ chính xác kém. Đối với những nhà sử dụng tường barrette quanh chu vi nhà đồng thời làm tường cho tầng hầm nhà nên thi công tầng hầm theo kiểu Top – Down. Ưu và nhược điểm của phương pháp thi công Top – Down: Ưu điểm: Ưu điểm đáng chú ý nhất của công nghệ thi công Top – Down là vấn đề về mặt bằng và tiến độ thi công. Về mặt bằng, khi thi công bằng công nghệ này, ta không cần diện tích đào móng lớn và đỡ tốn chi phí để làm tường chắn đất độc lập. Đặc biệt đối với công trình giao thông dạng hầm giao thông, phương pháp này giúp sớm tái lập mặt đường để giao thông. Về tiến độ thi công: tầng hầm được thi công đồng thời với hữu hạn các tầng ở phần thân công trình, điều này làm giảm thời gian thi công công trình đến mức tối đa. Qua thực tế ở một số công trình cho thấy, để thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày khi áp dụng công nghệ Top – Down. Trong khi đó, thi công theo phương pháp truyền thống mất khoảng 45 đến 60 ngày. Do đó, với nhà có 3 tầng hầm thì thời gian thi công là từ 3 đến 6 tháng, tiết kiệm được từ 5 đến 6 tháng so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, do phải tăng chi phí gia cường an toàn phần dưới nên tổng chi phí của công trình sẽ bị đội lên khá nhiều Một ưu điểm đáng kể nữa của phương pháp thi công Top – Down là không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing System) để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm, không phải tốn chi phí cho hệ chống phụ. Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp vướng không gian thi công và rất tốn kém. Bên cạnh đó, khi thi công Top – Down, ta có thể giảm đến mức thấp nhất các chi phi cho hệ thống giáo chống, coffa cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên mặt đất, sử dụng mặt đất để làm coffa cho sàn tầng hầm. Trong khi đó, đối với phương pháp đào truyền thống thì chi phí cho công tác chống đỡ và neo là khá cao, kéo dài thời gian thi công và đòi hỏi các thiết bị tiên tiến. Ngoài ra, phương pháp thi công Top – Down còn giải quyết được các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm...). Khi thi công trong đô thị, trung tâm thành phố, xung quanh công trình thường có nhiều công trình kiến trúc khác. Nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm thì sẽ dẫn đến không đảm bảo ổn định cho các công trình kiến trúc cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún nứt...), phương án thi công Top-down giải quyết được vấn đề này. Thi công Top – Down còn giúp quá trình thi công tránh khỏi sự ảnh hưởng của thời tiết vì đã có sàn tầng trệt bao che trong lúc thi công các tầng hầm. Điều kiện làm việc tránh được ảnh hưởng của thời tiết, song gặp nhiều trở ngại khác trong thi côg Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm được nói đến bên trên, công nghệ thi công tầng hầm nhà cao tầng theo phương pháp Top – Down cũng có những bất cập sau: Kết cấu cột tầng hầm phức tạp; Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công; Thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm; Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hoá; Thi công trong tầng hầm kín, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động; Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Phương pháp công nghệ chính: Trong công nghệ Top - Down, các tầng hầm được thi công theo cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo công nghệ cọc nhồi bê tông tới cos ±0.00 (không tính phần bê tông chất lượng kém trên đỉnh vào trong thành phần tường). Riêng các cọc khoan nhồi bê tông nằm dưới móng cột ở phía trong mặt bằng nhà thì không thi công tới mặt đất mà chỉ tới ngang cos móng (không tính phần bê tông đầu cọc nhồi, phải tẩy bỏ đi sau này). Phần trên, ngay bên dưới móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới cos ±0.00. Các cốt thép hình này, là trụ đỡ (kingspot) các tầng nhà hình thành trong khi thi công Top-down, nên nó phải được tính toán để chịu được tất cả các tầng nhà, mà được hoàn thành trước khi thi công xong phần ngầm (gồm tất cả các tầng hầm cộng thêm một số hữu hạn các tầng thuộc phân thân đã định trước). Cột thép được hàn nối vào lồng côt thép của cọc nhồi. Tiếp theo đào rãnh trên mặt đất (làm khuôn dầm), dùng ngay mặt đất để làm khuôn hoặc một phần của khuôn đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cos ±0.00. Khi đổ bê tông sàn cos ±0.00 phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm. Sàn này phải được liên kết chắc với các cốt thép hình làm trụ đỡ chờ sẵn nêu trên, và liên kết chắc với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh viễn của sàn bê tông này). Sau khi bê tông dầm, sàn tại cos ±0.00 đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cos ±0.00. Sau đó lại tiến hành đổ bê tông sàn tầng hầm này, ngay trên mặt đất vừa đào, tương tự thi công như sàn tại cốt không, rồi tiến hành lắp ghép cốt thép cột tầng hầm, lắp khuôn cột tầng hầm và đổ bê tông chúng. Cứ làm như cách thi công tầng hầm đầu tiên này, với các tầng hầm bên dưới. Riêng tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì tiến hành thi công kết cấu móng và đài móng. Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi công xong hết các kết cấu của tầng hầm người ta mới thi công hệ thống thang bộ và thang máy lên xuống tầng hầm. Một số tầng hữu hạng của phần thân công trình được thi công trong lúc thi công hầm. [Ducat Place II – Moscow] Do công nghệ thi công Top – Down phải kết hợp nhiều biện pháp thi công phức tạp, điều kiện thi công khó khăn, yêu cầu kỹ thuật cao nên khi áp dụng công nghệ này, người kỹ sư trên công trường cần chú ý tới các yếu tố kỹ thuật như loại bê tông, cấp phối bê tông; hệ thống giá đỡ, cột chống; các loại máy móc, thiết bị; và những yếu tố khách quan khác nảy sinh trong quá trình thi công. Những yếu tố kỹ thuật cần thiết khi áp dụng công nghệ thi công Top - Down. Cốt thép đỡ tạm (Kingpost): Có thể nói cốt thép đỡ tạm là trái tim của công nghệ Top – Down. Khi thi công tầng hầm theo phương pháp này, ta phải sử dụng các cột thép để đỡ các sàn tầng hầm, và nếu thi công kết cấu phần thân đồng thời với thi công tầng hầm thì các cột thép chống tạm này phải chịu được thêm cả tải trọng của các phần thân ấy nữa. Số lượng các sàn mà cột thép chống tạm cần phải đỡ sẽ được lấy theo tiến độ thi công phần thân nhà. Các cột thép đỡ tạm sau này sẽ được bọc bê tông trở thành những cột chịu lực của công trình. Việc tinh toán các cột này sẽ theo những phương pháp tinh toán và quy định riêng. Trong thực tế người ta dùng thép I có gia cường thép góc hoặc ống thép với khả năng chịu lực từ 200 - 1000 tấn. Các cột thép đỡ tạm phải được đặt đúng vào vị trí các cột chịu lực của công trình và thường được cắm sẵn vào các cọc khoan nhồi từ khi thi công cọc khoan nhồi. Tuy nhiên, các cột thép chỉ thích hợp cho thi công các công trình có ít hơn 3 tầng hầm. Khi số lượng tầng hầm lớn hơn  5 thì việc sử dụng hệ cột thép như trên sẽ không đủ khả năng chịu lực. Do hệ cột thép đỡ tạm phải đỡ được toàn bộ số tầng hầm phía nên áp lực lên hệ cột này là rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, khi thi công nhà cao tầng có nhiều hơn 5 tầng hầm, người ta thường sử dụng hệ thống cột chống tạm ống thép nhồi bê tông. Vật liệu: Bê tông: Do yêu cầu thi công gần như liên tục nên nếu chờ bê tông tầng trên đủ cường độ rồi mới tháo ván khuôn và đào đất thi công tiếp phần dưới thì thời gian thi công kéo dài. Để đảm bảo tiến độ nên chọn bê tông cho các cấu kiện từ tầng 1 xuống tầng hầm là bê tông có phụ gia tăng trưởng cường độ nhanh để có thể cho bê tông đạt 100% cường độ sau ít ngày(theo thiết kế công trình này là 7 ngày) . Các phương án sau : Tăng cường độ bê tông bằng việc sử dụng phụ gia giảm nước Bổ sung phụ gia hoá dẻo hoặc siêu dẻo vào thành phần gốc , giảm nước trộn, giữ nguyên độ sụt nhăm tăng cường độ bê tông ở các tuổi. Trong công trình này bê tông dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94% cường độ sau 7 ngày . Cốt liệu bê tông là đá dăm cỡ 1-2 . Độ sụt của bê tông 6 - 10 cm. Ngoài ra còn dùng loại bê tông có phụ gia trương nở để vá đầu cột , đầu lõi thi công sau , neo đầu cọc vào đài ... Phụ gia trương nở nên sử dụng loại khoáng khi tương tác với nước xi măng tạo ra các cấu tử nở 3CaO.Al2O3.3CaSO4.(31-32)H2O (ettringite) . Phụ gia này có dạng bột thường có nguồn gốc từ : Hỗn hợp đá phèn (Alunit) sau khi được phân rã nhiệt triệt để ( gồm các khoáng hoạt tính Al2O3 , K2SO4 hoặc Na2SO4 , SiO2) và thạch cao 2 nước (CaSO4.2H2O). Mônôsulfôcanxialuminat 3CaO.Al2O3.CaSO4.nH2O , khoáng silic hoạt tính và thạch cao 2 nước. Hàm lượng phụ gia trương nở thường được sử dụng 5-15% so với khối lượng xi măng. Không dùng bột nhôm hoặc các chất sinh khí khác để làm bê tông trương nở. Đối với bê tông trương nở cần chú ý sử dụng : Cát hạt trung, hạt thô Mdl = 2.4 - 3.3; Độ sụt thấp = 2 - 4 cm ; max = 8cm; Kết hợp với phụ gia. Vật liệu khác: Khi thi công sàn - dầm tầng hầm thứ nhất, lợi dụng đất làm ván khuôn đỡ toàn bộ kết cấu . Do vậy , đất nền phải được gia cố đảm bảo cường độ để không bị lún , biến dạng không đều . Ngoài việc lu lèn nền đất cho phẳng chắc còn phải gia cố thêm đất nền bằng phụ gia . Mặt trên nền đất được trải một lớp Polyme nhằm tạo phẳng và cách biệt đất với bê tông khỏi ảnh hưởng đến nhau. Các chất chống thấm như vữa Sika hoặc nhũ tương Laticote hoặc sơn Insultec . Hạ mực nước ngầm để thi công các tầng hầm: Khi thi công các tầng hầm bằng phương pháp “TOP-DOWN” thường gặp nước ngầm gây khó khăn rất nhiều cho việc thi công, thông thường người ta phải kết hợp cả hai phương pháp là hạ mực nước ngầm bằng ống kim lọc và hệ thống thoát nước bề mặt gồm các mương tích nước. hố thu nước và máy bơm. Việc thiết kế các hệ thống hạ mực nước ngầm và thoát nước này phải được tính toán riêng cho từng độ sâu thi công theo từng giai đoạn. Khi thi công cũng phải coi trọng và luân thủ đúng yêu cầu thiết kế của công tác này. Thi công đào đất, thông gió và chiếu sáng: Trong các công trình áp dụng phương pháp Top – Down, khi tiến hành đổ sàn của tầng trệt hay sàn các tầng hầm (trừ tầng hầm cuối cùng) người ta chừa hai đến ba lỗ tại phần sàn ấy (trong đó có một lỗ là đường lên xuống của tầng hầm; thang bộ hoặc thang máy) để vận chuyển đất lên. Việc thi công các lỗ ấy trên sàn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thi công đất (đào, vận chuyển đất khỏi hầm). Máy và các thiết bị đào, vận chuyển ở đây tuy là loại chuyên dùng cho đào tầng hầm nhưng do sử dụng đất thay dàn giáo để đỡ ván khuôn nên chiều cao đào cũng như độ mở gầu đào của máy vẫn bị khống chế. Ngoài ra, các lỗ này còn đóng vai trò lớn trong việc chiếu sáng và thông gió. Tuy nhiên, người ta vẫn phải lắp đặt các hệ thống chiếu sáng hỗ trợ, đồng thời phải tính toán sao cho các luồng không khí tuần hoàn qua các lỗ và thuận tiện cho công tác đất như đã nói bên trên. Tận dụng các lỗ chừa để thông gió, chiếu sáng và vận chuyển đất. Máy và thiết bị sử dụng trong quá trình thi công: Do điều kiện thi công phức tạp, yêu cầu công nghệ cao nên việc sự dụng các máy và thiết bị trong qua trình thi công là rất cần thiết. Tuy nhiên, các máy và thiết bị phải được thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện làm việc phức tạp trong lúc thi công: không gian chật hẹp; chiều cao bị giới hạn; thiếu ánh sáng và không thoáng khí…. Có thể phân các loại máy và thiết bị thành các nhóm cơ bản sau: Phục vụ công tác đào đất phần ngầm: thường dùng các máy đào đất loại nhỏ, máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ công, máy khoan bê tông. Máy san đất. Phục vụ công tác vận chuyển : hay sử dụng cần trục nhỏ phục vụ chuyển đất từ nơi tập kết sau khi đào trong lòng nhà ra lên xe ô tô chuyển đất đi xa; bố trí thùng chứa đất , xe chở đất tự đổ. Cần trục chuyên dụng để vận chuyển đất đào từ hầm lên. Phục vụ công tác thi công tường vây và cọc nhồi: các gầu đào, cẩu treo gầu; máy khoan tạo lỗ. Gầu đào chuyên dụng thi công cọc barrette làm tường vây. Phục vụ công tác khác : bố trí máy bơm, thang thép đặt tại lối lên xuống , hệ thống đèn điện chiếu đủ độ sáng cho việc thi công dưới tầng hầm. Phục vụ công tác thi công bê tông : trạm bơm bê tông , xe chở bê tông thương phẩm , các thiết bị phục vụ. Ngoài ra tuỳ thực tế thi công còn có các công cụ chuyên dụng khác. QUÁ TRÌNH THI CÔNG CỤ THỂ QUA CÁC BƯỚC. Thi công tường chắn đất (Diagram wall). Tường chắn đất phải được thi công thành một chu vi kín. Cấu tạo của cấu kiện này là các tường bê tông cốt thép, có thể kết hợp với cọc nhồi xen kẽ để tham gia chịu lực cùng kết cấu móng. Toàn bộ quá trình thi công tường chắn đất thường theo 5 bước: Thi công tường dẫn; Đào đất - giữ vách hố đào bằng dung dịch bentonite; Thổi rửa hố đào bằng phương pháp luân chuyển bentonite; Đặt khối (CWS) và tấm chắn nước; Gia công lắp đặt ống đổ bê tông và đổ bê tông theo phương pháp rút ống. Các giai đoạn thi công được minh họa như sau: BƯỚC 1: LÀM TƯỜNG DẪN HƯỚNG BƯỚC 2: LẤY ĐẤT THEO TƯỜNG DẪN HƯỚNG BƯỚC 3 và BƯỚC 4: ĐẶT "CỐT THÉP GIA CƯỜNG" (REINFORCEMENT-BAR CAGE) ĐỔ BÊ-TÔNG. BƯỚC 5: LẬP LẠI QUÁ TRÌNH TỪ 2 ĐẾN 4 CHO ĐẾN KHI HOÀN TẤT. Khi tường vây đã được thi công thành một chu vi kín quanh diện tích xây dựng, ta bắt đầu tiến hành giai đoạn kế tiếp. Thi công cọc khoan nhồi tại vị trí các cột chịu lực. Dựa theo bản thiết kế để xác đinh vị trí các cột chịu lực sau khi công trình hoàn tất, từ đó xác đinh tim cọc và tiến hành thi công theo trình tự đã học. Qui trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi có thể tóm tắt bằng biểu đồ: Kiểm tra, chọn trạm trộn bê tông Trộn thử, kiểm tra Chọn thành phần cấp phối bê tông Trộn bê tông Gia công cốt thép Buộc, dựng lồng thép Vận chuyển, tập kết Chuẩn bị Định vị Đặt ống vách Khoan Xác định độ sâu (nạo vét) Lắp đặt cốt thép Lắp ống đổ bê tông Xử lý cặn lắng Đổ bê tông Rút ống vách Trộn bentonite Cất chứa bentonite Cung cấp bentonite Lọc cát Thu hồi bentonite Tuy nhiên, cần xem xét đến phương án sử dụng kingpost hay cột thép nhồi bê tông để có biện pháp thi công hợp lý. Cụ thể như sau: Nếu sử dụng kingpost, khi thi công cọc khoan nhồi đến đài móng thì tiến hành lắp kingpost (thường sử dụng thép hình chữ I) vào đầu cọc khoan nhồi. Nếu dùng phương án cột thép nhồi bên tông, cần quan tâm đến cấu tạo của cốt thép bên trong cột chống (ống hình tròn hoặc ống hình chữ nhật), quá trình thi công cột chống trên công trường, khả năng chịu lực của cột (số tầng hầm và tầng thượng tối đa mà cột chịu được)… Sau hai gia đoạn trong đất, ta bắt đầu tiến hành thi công song song tầng hầm đầu tiên và tầng trệt của công trình. Trước tiên là hệ dầm sàn tầng trệt. Thi công hệ dầm sàn tầng trệt (cos ±0.00). Thi công sàn trệt [Ducat Place II – Moscow]. Là hệ dầm sàn đầu tiên trong công trình, hệ dầm sàn tầng trệt đóng vai trò giằng chống cho tường chắn đất (Diagram Wall) bằng cách liên kết trực tiếp với tường qua các mối nối. Sử dụng mặt đất tại chỗ để làm khuôn, có thể sử dụng các tấm thép đặt lên nền đất để sàn sau khi bê tông đạt cường độ có bề mặt bằng phẳng. Tất nhiên không cần tốn cột chống vì đã đặt sàn lên mặt đất. Khi thi công sàn này, cũng như sàn các tầng hầm tiếp theo, cần chừa các lỗ trống có kích thước khoảng 2mx4m để vận chuyển đất, vật liệu thi công tầng hầm bên dưới; đồng thời giúp hỗ trợ thông gió, thông khí, ánh sáng. Thông thường, người ta tận dụng lỗ cầu thang, lỗ thang máy và chừa thêm một số lỗ ở các vị trí khác. Trường hợp ngay tại vị trí của lỗ chừa có cột, người ta sử dụng cột lắp ghép. Sau khi hoàn tất, vá các lỗ này và lắp ghép cột vào đúng vị trí thiết kế. Các công đoạn thi công chính: Đào một phần đất để tạo chiều cao cho việc thi công dầm sàn tầng tầng trệt; Ghép ván khuôn dầm sàn tầng trệt; Đặt cốt thép dầm sàn tầng trệt, hàn nối với cốt thép của cột chống thép và cốt thép của tường vách; Chống thấm cho các mối nối giữa sàn và tường vách; Đổ bê tông dầm sàn tầng trệt; Bảo dưỡng đến khi bê tông sàn tầng trệt đạt cường độ yêu cầu (Chờ 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu). Thi công hệ dầm sàn cho các tầng tiếp theo (trừ tầng đáy). Hệ dầm sàn của các tầng tiếp theo được thi công ngay sau khi bê tông sàn tầng trệt đạt cường độ yêu cầu. Các lỗ chừa khi thi công sàn tầng trệt lúc này được sử dụng như đường vận chuyển trong công tác đào đất. Đất được đào thủ công hoặc bằng các loại máy, thiết bị nhỏ, chuyên dụng cho thi công top – down, nhưng có năng suất thấp. Đất sau khi đào, được tập trung tại các lỗ chừa, sau đó, các thiết bị cẩu, cạp chuyên dụng, được bố trí phía trên sẽ vận chuyển đất từ hố đào ra khỏi tầng đang thi công và đổ bên ngoài. Thi công tầng hầm thứ nhất [Ducat Place II– Moscow] Các công đoạn thi công chính: Tháo ván khuôn dầm sàn tầng phía trên; Đào đất để