Tiểu luận Công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh

Tập hợp đoàn kết thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn Thanh niên mà Bác Hồ luôn căn dặn phải thực hiện. Người cho rằng: “Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên”. Tr¬ước những yêu cầu thực tế của đất n¬ước trong thời kỳ đổi mới, hiện nay việc tập hợp đoàn kết thanh niên càng là một vấn đề hết sức cần thiết. Tại Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh thì vấn đề thu hút, tập hợp đoàn kết đoàn viên thanh niên đã trở thanh một mắt xích trọng yếu trong việc xây dựng tổ chức Đoàn ngày một vững mạnh cả về số lượng và chất l¬ượng. Sau hai năm học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam (khoá 2008 - 2010), qua quá trình thực tập tại Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, tôi đã nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu "Công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh ". Để hoàn thành chuyên đề, ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đ¬ược sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng uỷ Chính quyền, các ban ngành đoàn thể Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí cán bộ Huyện Gia Bình và các đồng chí Đoàn viên Thanh niên ở các cơ sở Đoàn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Đặc biệt là Cô giáo Trần Thị Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Trong thời gian nghiên cứu không thật dài, nhưng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành một cách tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài đ¬ược hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn!

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6730 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Tập hợp đoàn kết thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn Thanh niên mà Bác Hồ luôn căn dặn phải thực hiện. Người cho rằng: “Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên”. Trước những yêu cầu thực tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hiện nay việc tập hợp đoàn kết thanh niên càng là một vấn đề hết sức cần thiết. Tại Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh thì vấn đề thu hút, tập hợp đoàn kết đoàn viên thanh niên đã trở thanh một mắt xích trọng yếu trong việc xây dựng tổ chức Đoàn ngày một vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Sau hai năm học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam (khoá 2008 - 2010), qua quá trình thực tập tại Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, tôi đã nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu "Công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh ". Để hoàn thành chuyên đề, ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng uỷ Chính quyền, các ban ngành đoàn thể Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí cán bộ Huyện Gia Bình và các đồng chí Đoàn viên Thanh niên ở các cơ sở Đoàn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Đặc biệt là Cô giáo Trần Thị Tuyết Nhung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Trong thời gian nghiên cứu không thật dài, nhưng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành một cách tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Toàn Thắng BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - BCHTW : Ban chấp hành Trung ương - ĐCS : Đảng Cộng Sản - CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - TNCS : Thanh niên Cộng sản - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - HĐND: Hội đồng nhân dân - UBND: ủy ban nhân dân - VH-VN,TDTT: Văn hóa - Văn nghệ, Thể dục thể thao - MTTQ: Mặt trận Tổ Quốc - BTV: Ban thường vụ - ATGT: An toàn giao thông - ĐVTN: Đoàn viên Thanh niên - LHTN: Liên hiệp Thanh Niên - THPT: Trung học phổ thông - BCĐ : Ban chỉ đạo - ĐTN: Đoàn Thanh niên MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................1 BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................2 MỤC LỤC .......................................................................................................................................3 PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..........................................................................................5 I- LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ......................................................................................................5 II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................6 III- KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..........................7 IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ……...….........................…7 PHẦN B: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ....................................................................9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN I . MỘT SỐ KHÁI NIỆM ...........................................................................................................9 1 Khái niệm về Thanh niên ........................................................................................................9 2. Khái niệm về tập hợp Thanh niên...........................................................................................9 3. Khái niệm về đoàn kết Thanh niên.........................................................................................9 4. Khái niệm về tập hợp đoàn kết Thanh niên............................................................................9 5. Khái niệm phương thức .........................................................................................................9 6. Khái niệm phương thức tập hợp đoàn kết Thanh niên......................................................... 10 7. Khái niệm đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh........................................................... 10 II. NHŨNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN ....................................................................................................................../................. 10 1. Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Thanh niên và công tác Thanh niên............................................................................................................................................ 10 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp đoàn kết Thanh niên...................................................... 13 3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác tập hợp đoàn kết Thanh niên .........17 III. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN .................................................................................................................20 1 Vị trí, vai trò của tổ chức Đoàn .............................................................................................20 2. Các hoạt động của tổ chức đoàn đã làm được trưng tập hợp đoàn kết Thanh niên thời gian qua ..................................................................................................................................................21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN CỦA HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH.................................................................................................................... 23 I. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRI, XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH............................................................................................................................................23 1 Về vị trí địa lý............................................................................................................................23 2. Về tình hình dân cư .................................................................................................,..,,...........23 3. Về kinh tế................................................................................................................................23 4. Về chính trị.............................................................................................................................24 5. Về văn hoá xã hội...................................................................................................................25 Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH ............................................................................................... 27 1 Thực trạng công tác Đoàn - Hội - Đội.....................................................................................27 2. Các phơng thức đoàn kết, tập hợp thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH.................................................................................31 3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác tập hợp, đoàn kết Thanh niên và bài học kinh nghiệm ..................................................................................................................................................42 4. Kinh nghiệm.........................................................................................................................45 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT......................................47 I NHŨNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TẬP HỢP, ĐOÀN KẾT THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH.....47 1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đoàn kết, tập hợp Thanh niên trong giai đoạn hiện nay ..................................................................................................................................................47 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, đoàn kết Thanh niên ở Huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh...................................................................................................................48 II. NHŨNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ........................................................................................ 50 1 Đối với các cấp uỷ Đảng .........................................................................................................50 2. Đối với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể..................................................................50 3. Đối với các cấp bộ Đoàn ........................................................................................................51 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................54 PHẦN A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 - LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục bồi dưỡng Thanh niên, phát huy vai trò làm chủ tiềm năng to lớn của Thanh niên, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCHTW khoá VII khẳng định: “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác Thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thành bại của cách mạng". (ĐCS Việt Nam: Văn kiện hội nghị lần thứ IV BCH TW khoá VII nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội 1993 trang 82). Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh quốc tế biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển kinh tế trí thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH, HĐH). Nhà nước và xã hội cần tăng cường đầu tư chăm lo để lực lượng thanh niên phát triển, trưởng thành nhanh chóng và cống hiến nhiều nhất cho đất nước. Đoàn TNCS HỒ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên trong những năm qua bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tổ chức Đoàn đã thu hút tập hợp đoàn kết thanh niên và phát huy sức mạnh to lớn vai trò xung kích của thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trước những yêu cầu đổi mới cách mạng hiện nay nhiệm vụ tập hợp đoàn kết thanh niên cần phải có nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng ở từng vùng, từng miền nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh niên. Trong những năm qua tổ chức đoàn kết trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh đã có những chuyển biến rõ rệt về nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp với nhu cầu nguyện vọng ĐVTN. Các cấp uỷ Đảng chính quyền đã có sự quan tâm đến công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế: Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp bởi vì: Thanh niên đi làm ăn nhiều, ít tham ra vào các hoạt động của Đoàn, hình thức sinh hoạt chưa được thường xuyên, đội ngũ cán bộ đoàn hội ít được đào tạo về kỹ năng và năng lực hoạt động, nên hoạt động Đoàn chưa đạt được hiệu quả cao. Để góp phần làm cho phong trào Đoàn thêm sôi động và phong phú nên tôi chọn chuyên đề: "Tìm hiểu các phương thức tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh ", để nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. II- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 Mục đích: Trên cơ sở khảo sát thực tế làm rõ thực trạng công tác tập hợp đoàn kết thanh niên ở địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh, tìm hiểu và rút ra bài học cần thiết và nêu ra những giải pháp thiết thực, kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trong thời gian tới. 2. Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực liễn của vấn đề tập hợp đoàn kết thanh niên hiện nay. - Khảo sát thực trạng công tác tập hợp thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. - Tìm hiểu những kết quả thực trạng cũng như thuận lợi khó khăn của công tác tập hợp đoàn kết thanh niên hiện nay. - Đề xuất giải pháp thiết thực với cấp uỷ Đảng chính quyền, các cấp bộ đoàn nhằm nâng cao chất lượng công tác lập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. III: KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Khách thể nghiên cứu: - Đoàn thanh mến trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. - Đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Đảng chính quyền cơ sở. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Đoàn viên thanh niên từ 16 - 30 tuổi - Công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. 3.Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh . - Về thời gian: Từ năm 2006 đến nay. IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó chủ yếu là: - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu. - Gặp gỡ đối thoại với đoàn viên cơ sở. - Đọc báo cáo tổng kết các cấp bộ đoàn. - Phân tích số liệu tổng hợp đối chiếu so sánh. - Phương pháp lập bảng thống kê. 2. Kết cấu của đề tài Chuyên đề gồm các phần: Phần A: Những vấn đề chung Phần B: Nội dung cơ bản của chuyên đề Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tập hợp đoàn kết thanh niên. Chương II: Thực trạng công tác tập hợp đoàn kết thanh niên trên địa bàn Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh. Chương III: Giải pháp, kiến nghị, đề xuất. KẾT LUẬN PHẦN B NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1 Khái niệm về Thanh niên. Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. (Luật Thanh niên) Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên là lực lượng trẻ, là tấm gương phản ánh xã hội hiện lại và thể hiện xu hướng phát triển của tương lai. 2. Khái niệm về tập hợp Thanh niên. Là sự tự nguyện của Thanh niên có mục đích, tổ chức rõ ràng nhằm đáp ứng nhu cầu , nguyện vọng của Tuổi trẻ. 3. Khái niệm về đoàn kết Thanh niên. Là sự tự nguyện và thống nhất trong tư tưởng và hành động. Nó thể hiện ý chí vươn lên trong học lập, lao động và trong công tác của Thanh niên. 4. Khái niệm về tập hợp đoàn kết Thanh niên. Là việc quy tụ, liên kết đông đảo các tầng lớp Thanh niên không phân biệt giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, vùng miền, Thanh niên trong nước hay sống định cư ở nước ngoài thành một khối thống nhất do Đoàn làm nòng cốt, nhằm giáo dục, động viên và phát huy cao độ lực lượng Thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 5. Khái niệm phương thức. Là cách thức, biện pháp, phương pháp, con đường để tiếp cận và thu hút lôi cuốn Thanh niên. 6. Khái niệm phương thức tập hợp đoàn kết Thanh niên. Phương thức tập hợp đoàn kết Thanh niên là cách thức để một lực lượng xã hội cuốn hút Thanh niên, tập hợp họ lại và giáo dục họ đi theo mục lý tưởng mục tiêu của mình. Phương thức bao gồm cả nội dung và hình thức, các phương tiện, phương pháp, biện pháp. Nó cũng bao gồm cả loại hình, tình hình thực tiễn và xu thế quy luật. Do đó phương thức đoàn kết, tập hợp Thanh niên là hết sức đa dạng, phong phú. Vấn đề tổng hợp lại và vận dụng một cách sáng tạo vào tong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cho phù hợp. 7. Khái niệm đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức Chính trị - xã hội của Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những Thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh. II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP ĐOÀN KẾT THANH NIÊN. 1. Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Thanh niên và công tác Thanh niên. a. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng được tổ chức lại. Luận điểm “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" là một trong các luận điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử. Điều đáng chú ý là sức mạnh của quần chúng với tư cách là người sáng tạo ra lịch sử, không thể là sức mạnh tự phát, mù quáng mà là sức mạnh tự giác và có tổ chức. Chính vì thế V.I Lênin đã nêu rất sớm khẩu hiệu: "Hãy tổ chức lại". Người cho rằng khẩu hiệu đó "phải được thực hiện lập tức" bởi vì: "Nếu chúng ta tỏ ra mạnh dạn, có sáng kiến trong việc thành lập những tổ chức mới thì chúng ta phải từ bỏ những tham vọng rỗng tuếch muốn đóng vai trò đội tiên phong". Do vậy, quán triệt luận điểm này phải nắm được cốt lõi của vấn đề là quần chúng "được tổ chức lại". Nếu không "tổ chức lại" thì sức mạnh của số đông chỉ là sức mạnh tự phát, thiếu định hướng. Và nếu không được tổ chức lại, không được định hướng thì số đông chưa chắc đã tạo nên sức mạnh. b. Phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ Thanh niên. Khi bàn về Đoàn Thanh niên, V.I Lênin đã nêu được luận điểm "là người Cộng sản, tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ Thanh niên". Bởi vì "phải từ ý chí hàng triệu, hàng chục triệu người sống lẻ loi, rời rạc, phân tán. mà xây dựng nên một ý chí thống nhất.". Đồng thời Người kửăng định "Không có sự đoàn kết đó, không có tự giác kỷ luật đó thì sự nghiệp của chúng ta sẽ không có hy vọng gì cả". Quán triệt các luận điểm trên, phải nắm được yêu cầu mà Lênin đã chỉ ra cho mọi người trong hoạt động thực tiễn là "phải tuyển mộ những chiến sĩ trẻ tuổi một cách mạnh dạn hơn, rộng rãi hơn và nhanh chóng hơn vào hàng ngũ tất cả mọi loại tổ chức của chúng ta. Nhằm mục đích ấy, phải xây dựng hàng trăm tổ chức mới không một phút chậm trễ". Đồng thời, bằng "tổ chức" Thanh niên lại để "đoàn kết" Thanh niên. Ngược lại lấy mục tiêu "Đoàn kết toàn thể thế hệ Thanh niên" để chỉ đạo toàn thể quá trình tập hợp, tổ chức rộng rãi Thanh niên bằng "tất cả mọi loại tổ chức", bằng "hằng trăm tổ chức mới" của chúng ta. c. Khai thác khả năng tự tổ chức của quần chúng Thanh niên. Thanh niên bao giờ cũng là một đối tượng quần chúng đặc thù mang trong mình tính đa dạng của "thế hệ đang lớn lên". Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành mỗi người Thanh niên tất yếu phải tham gia vào các nhóm dân cư xã hội khác nhau. Tập hợp đầu tiên mà họ gia nhập là tập hợp gia đình, họ hàng. Sau đó tập hợp mang tính xã hội đầu tiên mà họ gia nhập là hệ thống giáo dục quốc dân và lao động xã hội (tập hợp này mang tính tất yếu để đảm bảo cho mỗi thành viên có thể tồn tại, phát triển trong cộng đồng xã hội). Và cuối cùng tùy thuộc theo mức độ trưởng thành mà họ tham gia vào các tổ chức xã hội với những cấp độ khác nhau như Hội nghề nghiệp, giới tính, Đội, Đoàn và Đảng. Ba hệ thống tập hợp phổ biến nói trên có sắc thái tập trung khác nhau. Tập hợp gia đình, họ hàng trên cơ sở huyết thống, tập hợp giáo dục - lao động trên cơ sở chức phận xã hội. Song chúng tác động lẫn nhau (vận động lồng ghép giữa các hệ tập hợp), phản ánh tính phong phú, đa dạng trong tổ chức và sinh hoạt của cộng đồng Thanh niên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại khi gia đình nhiều thế hệ (Tứ đại đồng đường) phân hoá thành gia đình hạt nhân (gia đình 2 thế hệ), khi phân công lao động diễn ra ngày càng gay gắt, quá trình chuyên môn hoá ngày càng
Luận văn liên quan