Tiểu luận Công tác tôn giáo của mặt trận tổ quốc tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay

I. Lý do chọn đề tài Hơn mấy nghìn năm lịch sử, đời sống tinh thần của xã hội ta luôn bị chi phối bởi nhiều học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Điều đó cho thấy rằng tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nó liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động đến văn hóa, đạo đức, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Chính vì vậy mà sau ngày về nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy được tầm quan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo và Người đã tuyên bố khẳng định chính sách về “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta”. Và chính sách đó đã góp phần quan trọng vào việc tập hợp toàn bộ các tầng lớp, giai cấp, cộng đồng xã hội tạo nên sức mạnh dẫn đến thắng lợi vang dội của cách mạng Việt Nam. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một nhân tố góp phần bảo đảm cho sự phát triển của xã hội và cho sự thành công của cách mạng nước ta. Trải qua hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán vận dụng sáng tạo và không ngừng bổ sung đường lối phát triển chính sách tôn giáo để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Hơn nữa, Việt Nam là một nước có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và đang có xu hướng phát triển cho nên Nghị quyết 24 về công tác tôn giáo của Bộ Chính trị 1990 đã khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Nhằm cụ thể hơn Nghị quyết 24, Bộ Chính trị đã họp và ra Chỉ thị 37CT/TW ngày 2/7/1998 về “Công tác tôn giáo trong tình hình mới” tạo thêm động lực cho công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong mấy thập kỷ gần đây, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được nhiều người quan tâm, theo dõi trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Thực tiễn làm công tác tôn giáo sẽ rất khó khăn và lúng túng nếu không có ánh sáng của lý luận soi đường và lý luận về tôn giáo sẽ xơ cứng nếu không bắt rễ được vào thực tiễn công tác tôn giáo. Vấn đề đặt ra cần phải quan tâm, giải quyết vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo như thế nào cho phù hợp với tình hình mới và ở từng địa phương cụ thể. Làm sao để công tác tôn giáo thực sự là động lực để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu và tìm hiểu một cách cụ thể ở từng địa phương. Do đó, từ những lý luận chung và trên cơ sở thực tiễn cụ thể ở tỉnh Long An, chúng ta tổng kết được những thành tựu và hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm huy động toàn xã hội tham giai vào công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ những nhận thức trên, tác giả đã chọn vấn đề “Công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận cho mình. II. Tổng quan nghiên cứu Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhân loại. Trước đây vấn đề công tác tôn giáo chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách cụ thể. Từ khi Bộ chính trị ra nghị quyết về công tác tôn giáo thì vấn đề tôn giáo mới thực sự được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc và rộng rãi hơn. Gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo như là: - Đề tài cấp Nhà nước “Điều tra cơ bản về tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu tôn giáo - “Anh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay”. Công trình nghiên cứu của tập thể : PGS. Nguyễn Tài Thư, PGS – TS. Nguyễn Văn Huyên. - Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam – Đặng Nghiêm Vạn - Nxb Chính trị quốc gia, 2003. - Tôn giáo và mấy vấn đề về tôn giáo Nam Bộ – Nxb Khoa học xã hội, 2001. - Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam – Nxb Chính trị quốc gia, 2004. - Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam – Nguyễn Dương Hồng – Nxb Khoa học xã hội, 2004. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo – Lê Hữu Nghĩa – Nguyễn Đức Lữ – Nxb Tôn giáo, 2003. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, bài viết và các công trình nghiên cứu khác bàn về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo. Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu, tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc triển khai Nghị quyết của Đảng ở tỉnh Long An để từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tôn giáo ở cơ sở. III. Những đóng góp mới của tiểu luận Khái quát tình hình, thực trạng công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An trong việc triển khai Nghị quyết của Đảng. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. IV. Bố cục của tiểu luận Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Trong phần nội dung gồm: 3 chương, 7 mục và 13 tiểu mục.

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8938 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công tác tôn giáo của mặt trận tổ quốc tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan