Tiểu luận Đặc điểm gây hại của nhóm sâu đục quả cà chua và công nghệ sinh học trong phòng chống nhóm sâu đục quả (trên cây công nghiệp)

Cà chua là một loại rau ăn quả được trồng rất phổ biến ở nước ta. Tính đa dụng và nhu cầu tiêu thụ cà chua tươi ngày càng lớn đã thúc đẩy sự phát triển cây cà chua như một trong những loại cây trồng chính. Ngoài ra, trồng cà chua đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, sâu đục quả là loại dịch hại đáng quan tâm nhất đối với nông dân trồng cà chua.

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2842 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đặc điểm gây hại của nhóm sâu đục quả cà chua và công nghệ sinh học trong phòng chống nhóm sâu đục quả (trên cây công nghiệp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học ............(((............  TIỂU LUẬN CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP Đề tài: “ Đặc điểm gây hại của nhóm sâu đục quả cà chua và công nghệ sinh học trong phòng chống nhóm sâu đục quả (trên cây công nghiệp)” Giảng viên hướng dẫn  :  PGS.TS Hồ Thị Thu Giang       Nhóm sinh viên (nhóm 7)  :  Nguyễn Thị Phương Dung Tạ Thị Mai Vũ Thị Luyến Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Tươi   Lớp  :  KHCTA – K52   Hà Nội 2011 SÂU ĐỤC QUẢ CÀ CHUA Sâu khoang : Spodoptera litura Fab Sâu xanh : Helicoverpa armigera Hubner Sâu xanh : Helicoverpa assulta Guenee Họ : Ngài đêm (Noctuidae) Bộ : Cánh vảy (Lepidoptera) I. ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CỦA NHÓM SÂU ĐỤC QUẢ CÀ CHUA Cà chua là một loại rau ăn quả được trồng rất phổ biến ở nước ta. Tính đa dụng và nhu cầu tiêu thụ cà chua tươi ngày càng lớn đã thúc đẩy sự phát triển cây cà chua như một trong những loại cây trồng chính. Ngoài ra, trồng cà chua đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, sâu đục quả là loại dịch hại đáng quan tâm nhất đối với nông dân trồng cà chua.  Phân bố Ba loài sâu này có phổ kí chủ rất rộng, phân bố khắp nơi. Sâu khoang là loài phân bố rộng khắp thế giới, ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Bắc Phi. Ở nước ta, có ở khắp nơi. Sâu xanh phân bố khắp các vùng trên thế giới, đặc biệt ở các vùng trồng bông. Tác hại. Các vụ cà chua trồng ở Việt Nam đều bị sâu đục quả gây hại tuy nhiên mức độ gây hại nặng, nhẹ phụ thuộc điều kiện khí hậu từng vụ. Sâu đục quả thường gây hại ở vụ cà chua xuân hè nặng hơn vụ đông. Trong vụ thu đông, sâu khoang là loại đục quả chủ yếu, còn trong vụ xuân hè loài gây hại chủ yếu là loài sâu xanh H. assulta. Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại. Triệu chứng gây hại của 3 loài sâu trên cà chua có những đặc điểm khác nhau, khi điều tra ngoài ruộng có thể phân biệt được rõ ràng. 3.1. Sâu khoang (S. litura) Sâu non hình ống tròn, mới nở có màu xanh sáng, dài khoảng 1mm, đầu to, đẫy sức có màu xám tro đến nâu đen, vạch lưng màu vàng ở đốt bụng thứ nhất có khoang đen to nên được gọi là sâu khoang. Sâu có 6 tuổi, đẫy sức trước khi hóa nhộng (tuổi 6) dài 38 – 50 mm. Sâu làm nhộng trong đất. Sâu khoang hại lá là chính. Lúc nhỏ chúng sống tập trung gần ổ trứng, gặm ăn chất xanh để lại biểu bì. Khi lớn dần thì cũng dần dần phân tán, tuổi 3 đã phân tán gần hết, lúc này sâu cắn thủng hoặc khuyết thành mảng. Khi cà chua có quả thì sâu đục quả để ăn. Sâu thường đục từ cuống quả vào bên trong ăn phần thịt quả. Sâu non mới nở sống tập trung và gậm những biểu mô của lá. Sang tuổi 2 sâu phân tán, xuất hiện 2 đốm đen, chưa có phản ứng với ánh sáng. Tuổi 3 xuất hiện 3 vạch chính, màu sắc sâu non thay đổi và có phản ứng với ánh sáng, phần lớn chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía dưới lá hoặc trốn vào đất. Ở tuổi 2 - 3 sâu có thể ăn lủng lá đục thành những lỗ nhỏ. Tuổi 4 - 5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, đôi khi chừa lại cuống lá, có phản ứng với ánh sáng rất mạnh. Tuổi 6 sâu hoạt động ít, ăn ít, cơ thể ngắn lại. Cuối tuổi 6 sâu không ăn, chui xuống đất, tạo thành nôi và hoá nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn dư thực vật. Sâu non lột xác 5 - 6 lần, sâu tuổi nhỏ ăn biểu bì của lá, sâu tuổi lớn ăn cả thịt lá chỉ chừa lại gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá cà chua rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Chúng làm nhộng trong đất. 3.2. Sâu xanh (H. armigera) Sâu non màu xanh, có chấm đen to trên ngực, đầu đen, lưng có 3 vệt dọc màu vàng, thân có nhiều u lông, trên mình sâu có một dãy đen mờ dần.Sâu non có 5 - 6 tuổi. Sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu sáng. Sâu non mới nở ăn lá non, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Sâu tuổi nhỏ chỉ cắn phá lá non, sâu tuổi lớn đục thủng lá hoặc cắn phá vào hoa, trái non, …đục nham nhở, đùn phân ra ngoài. Khi sâu hại trên quả cà chua thì thường đục từ giữa quả vào, vết lỗ đục gọn. Sâu thường chui ½ phía đuôi vẫn ở bên ngoài, phân sâu bám bên ngoài quả. Thiệt hại nặng nhất là khi sâu non xâm nhập vào quả. Những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả Trên cây cà chua sâu xanh phá hại búp non, nụ, hoa, quả; cắn đứt cuống quả làm quả rụng. Sâu còn đục vào thân cây, cắn điểm sinh trưởng, làm rỗng thân cây. Khi quả đã già và chín thì sâu thường đục từ cuống quả và chui vào nằm gọn bên trong, phân không đùn ra bên ngoài. Những quả cà chua bị hại có thể bị rụng hoặc gặp trời mưa thì bị thối nhanh chóng. Chất lượng quả giảm sút, ăn có mùi hôi khó chịu. * Vòng đời: 28 - 45 ngày - Trứng: 2 - 7 ngày - Sâu non: 14 - 20 ngày - Nhộng: 10 - 14 ngày - Trưởng thành: 2 - 4 ngày Bướm hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối, bướm có thể đẻ 1.000 quả trứng, trứng đẻ riêng từng quả thường ở mặt trên của lá non và gần quả. 3.3. Sâu xanh (H. assulta) Triệu chứng gây hại trên cây cà chua rất giống với sâu H. armigera, chỉ khác là vết đục lỗ của sâu không gọn mà nham nhở, có những vết bẩn khi sâu đã chui vào bên trong quả. Khi trời mưa quả dễ bị thối hơn. Mặt khác, khi sâu ăn lá để lại các lỗ thủng trên lá, khi đục trên quả thì theo hình xoáy trôn ốc. Tuổi 4, 5, 6 chủ yếu phá hại nụ quả. Quy luật phát sinh gây hại. Cả 3 loài phá hoại quanh năm, ở tất cả các vụ trồng cà chua. Vụ xuân hè bị hại nặng, tỷ lệ cây bị hại có khi đến 100% và quả bị thiệt hại nghiêm trọng. Ở vụ này trên các trà cà chua trồng sớm thường bị hại nặng hơn trồng chính vụ. Trong vụ đông sớm từ giai đoạn sau trồng đến khi cây bắt đầu ra nụ sự gây hại của các loài sâu xanh và sâu khoang đều thấp, sâu bắt đầu xuất hiện với mật độ cao khi cây bắt đầu có hoa và gây hại mạnh nhất khi cây thu quả rộ. Còn trong vụ xuân hè các loài sâu đục quả xuất hiện sớm ngay sau trồng. Đầu vụ sâu khoang hại mạnh hơn, tới giữa vụ gây hại của sâu khoang không nặng bằng 2 loài sâu xanh. Ở Nhật Bản, sâu xanh H. assulta có 2 – 3 thế hệ trên một năm. Nhộng qua đông trong đất ở những vùng có 3 thế hệ trong 1 năm thì trưởng thành xuất hiện vào các tháng : 5 – 6, 7 – 8 và 9 – 10. Trưởng thành đẻ trứng trên lá non, ngọn và trên nụ hoa. Giai đoạn trứng kéo dài 3 – 5 ngày, sâu non phát triển trong 19 – 28 ngày và giai đoạn nhộng 10 – 15 ngày. Mật độ sâu ở lứa tháng 5 – 6 thường có mật độ thấp hơn 2 lứa sau. Sự phát sinh số lượng của 2 lứa sau phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của tháng 7, 8. Nhiệt độ cao và ít mưa là điều kiện thích hợp nhất cho sâu non phát triển. Nếu năm nào vào thời gian này nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì sâu phát triển ít. Biện pháp phòng trừ. Đối với sâu đục trái cà thì khó có biện pháp phòng trừ mang lại hiệu quả như mong muốn vì đây là loài sâu rất kháng thuốc. Các biện pháp áp dụng nhằm hạn chế một số sâu đục trái như: - Luân canh với cây trồng khác không phải là ký chủ của sâu. - Nên làm đất kỹ trước khi trồng ở vụ sau để diệt nhộng còn sống trong đất, xử lý đất bằng thuốc hạt như: Vibasu 10 H, Diaphos 10G ... - Kiểm tra ruộng thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng, loại bỏ những trái bị hư. - Ở những vùng thường bị dịch sâu đục trái cà chua, khi cây cà chua đã ổn định số chùm trái non ở trên cây nên tiến hành cắt tỉa bớt các chùm nụ hoa. - Đối với sâu đục trái, việc phun thuốc BVTV có ý nghĩa khi xác định đúng thời điểm xuất hiện lứa sâu non mới nở (vì lúc nầy sâu chưa chui vào trong trái). Sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh như: ViBT 1.600WP, Dipel, Biocin 16 WP, Map-Biti WP, chế phẩm NVP hoặc nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng như: Match 50 ND, Nomolt 5 EC, Atabron 5 EC…. chú ý kỹ thuật phun và chọn loại thuốc phù hợp để tránh hiện tượng rụng nụ hoa và nụ quả của cây, giảm mức độ kháng thuốc của sâu. - Trước vụ trồng cà chua có thể trồng cây dẫn dụ để thu hút 3 loài sâu hại này đến để tiêu diệt chúng nhằm giảm bớt sâu hại trên cà chua. Cây dẫn dụ là những cây mà những loài sâu này ưa thích. - Làm bả độc để thu hút tiêu diệt trưởng thành trước đẻ trứng. Với sâu xanh có thể sử dụng axit oxalic hoặc oxalat amonium trộn nước đường và 1% thuốc trừ sâu Dipterex hoặc Padan. Với sâu khoang thì làm bẫy chua ngọt gồm : 4 phần mật mía (hoặc nước đường 50%) + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước chứa 1% thuốc trừ sâu Dipterex hoặc Padan. - Thường xuyên thu nhặt và hái những quả cà chua bị sâu đục để giảm bớt sự lây lan và tích lũy số lượng sâu trên đồng ruộng. - Sử dụng ong kí sinh Trichogramma dendrolimi. Đối với H. armigera có thể dùng thiên địch như: + Nhóm ăn mồi: Bọ xít, Bọ rùa, Chuồn chuồn cỏ... + Nhóm ký sinh: Các loài ong ký sinh Trichograma sp. + Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm Metarhizium, virus NPV - Sử dụng một số loại thuốc sinh học phòng trừ sâu đục quả cà chua có hiệu lực tốt như Delfin, Xentary, Tập kỳ, các chế phẩm Bacilus thuringiensis (Bt). Ngoài ra các chế phẩm NPV cũng rất hiệu quả. Với sâu khoang hiệu lực trừ sâu của Bt kém hơn (ngoài đồng diệt được 30 – 50% số lượng sâu), nhưng khi phun phối hợp với thuốc trừ sâu khác thì hiệu quả tốt. Người ta cũng đã thí nghiệm dùng NPV – P để trừ sâu khoang có kết quả tốt. Khi mật độ sâu cao, có thế sử dụng 1 số loại thuốc hóa học có hiệu lực trừ sâu đục quả cao nhưng ít độc và có thời gian phân giải nhanh như Decis, Trebon, Sherpa, Pegasus, Ethylthiometon, Fenvalerate vào khoảng 45 ngày trước thu hoạch. - Thời vụ gieo cấy đồng loạt. Mật độ gieo trồng thích hợp theo từng giống. - Bón phân cân đối. - Bắt sâu bằng tay giai đoạn đầu của cây, ngắt và hủy bỏ những chồi và quả bị đục. - Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn... - Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể phun thuốc trong nhóm Pyrethroid, thuốc vi sinh có nguồn gốc Bt, các loại thuốc gốc Abamectin, thuốc chống lột xác như Atabron. Lưu ý để phòng trị có hiệu quả cần phát hiện sâu non khi chưa đục vào quả và trong thời kỳ thu hoạch trái nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn. II. ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG PHÒNG CHỐNG SÂU ĐỤC QUẢ (TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP) Tạo gống kháng sâu bệnh hiện nay đang được nghiên cứu và ứng dựng rất nhiều trong các loại cây trồng hiện nay. Người ta đã phân lập và chuyển gen thành công gen mã hóa protein độc tố của Vi khuẩn Bacillus thuringiensis vào cây trồng tạo giống có khả năng kháng nhiều loại sâu hại đặc biệt là sâu đục thân hại thuốc lá, sâu xanh hại cà chua và sâu xanh đục quả bông… một số cây trồng chuyển gen Bt được trồng trên quy mô thương mại như cà chua, ngô, bông , khoai tây, đậu tương… Khi chuyển gen Bt kháng sâu vào cây trồng vi khuẩn này sản xuất ra các protein kết tinh rất độc đối với ấu trùng của nhiều loại côn trồng nhưng không độc đối với động vật có xương sống. Vi khuẩn này có thể sản sinh ra 4 loại độc tố hại côn trùng khác nhau: ngoại độc tố α, β, γ toxin và nội độc tố δ toxin. Trong đó nội độc tố toxin là quan trọng nhất. Tinh thể protein do vi khuẩn tạo ra sau khi xâm nhập vào côn trùng sẽ bị các protease trong ruột côn trùng phân giải thành các đoạn nhỏ trong đó có đoạn mang khối lượng phân tử là 68000 dalton chứa gần 1200 axit amin có hoạt tính độc gây hỏng ruột côn trùng. Ngoài ra, Bt còn có hướng chuyển các gen mã hóa cho các protein ức chế hoạt động của enzym protease làm hỏng quá trình tiêu hóa của côn trùng. MỘT SỐ HÌNH ẢNH  Sâu xanh (Helicoverpa armigera) đục quả cà chua   Sâu khoang Sâu xanh (Helicoverpa armigera) Sâu xanh đục quả bông Sâu xanh đục quả đậu tương
Luận văn liên quan