Tiểu luận Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo thỏa ước lahay về kiểu dáng công nghiệp và liên hệ tại Việt Nam

Trong xu thế mở cửa, tự do hóa thương mại như hiện nay, cùng với sự thâm nhập sâu và rộng của tất cả các nền kinh tế thì sở hữu trí tuệ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ có một vai trò nhất định trong việc giảm thiểu những tranh chấp và loại bỏ những rủi ro không đáng có của các chủ thể tham gia thương mại quốc tế. Một trong những đối tượng của của sở hữu trí tuệ đang được quan tâm hiện này là kiểu dáng công nghiệp. Quyền sở hữu trí tuệ cho đối tượng này đã và đang được điều chỉnh bởi các luật quốc gia, các công ước, thỏa ước quốc tế. Trong số đó có Thỏa ước Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp 1925 – văn kiện lahay 1960, quy định về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của Thỏa ước Lahay, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải tìm hiểu Thỏa ước này nói chung và quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Lahay mà cụ thể là văn kiện Lahay 1960 nói riêng. Đó sẽ là tiền đề giúp Việt Nam không bị thụ động khi chúng ta quyết định tham gia Thỏa ước này.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo thỏa ước lahay về kiểu dáng công nghiệp và liên hệ tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC š¶› TIỂU LUẬN MÔN HỌC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO THỎA ƯỚC LAHAY VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM Họ và tên: Phạm Thị Thiều SBD: 49 Lớp: 17 B KTTG & QHKTQT Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Vũ Chí Lộc HÀ NỘI – THÁNG 5-2011 ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO VĂN KIỆN LAHAY 1960 VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM Trong xu thế mở cửa, tự do hóa thương mại như hiện nay, cùng với sự thâm nhập sâu và rộng của tất cả các nền kinh tế thì sở hữu trí tuệ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ có một vai trò nhất định trong việc giảm thiểu những tranh chấp và loại bỏ những rủi ro không đáng có của các chủ thể tham gia thương mại quốc tế. Một trong những đối tượng của của sở hữu trí tuệ đang được quan tâm hiện này là kiểu dáng công nghiệp. Quyền sở hữu trí tuệ cho đối tượng này đã và đang được điều chỉnh bởi các luật quốc gia, các công ước, thỏa ước quốc tế. Trong số đó có Thỏa ước Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp 1925 – văn kiện lahay 1960, quy định về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của Thỏa ước Lahay, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải tìm hiểu Thỏa ước này nói chung và quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Lahay mà cụ thể là văn kiện Lahay 1960 nói riêng. Đó sẽ là tiền đề giúp Việt Nam không bị thụ động khi chúng ta quyết định tham gia Thỏa ước này. Trang bị kiến thức Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước hết chúng ta cần phải biết kiểu dáng công nghiệp là gì. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. Với tư cách là một đối tượng của sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp chỉ để cập đến các khía cạnh thẩm mỹ hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm chứ không thể hiện các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng bên trong của sản phẩm. Các văn kiện và quy chế điều chỉnh về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo thỏa ươc Lahay Thỏa ước Lahay 1925 được cụ thể hóa bằng Văn kiện Lahay 1934 và văn kiện Lahay 1960, kèm theo Quy chế thi hành thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày 01.01.1999 (sau đây gọi là Quy chế). Các quốc gia khác nhau có thể chịu sự điều chỉnh của văn kiện Lahay phiên bản khác nhau nên khi nộp đơn, người nộp đơn phải chú ý xem đơn đăng ký của mình được điều chỉnh bởi văn kiện nào. Trong phạm vi của tiểu luận này, chúng ta chỉ nghiên cứu về Văn kiện Lahay 1960 (sau đây gọi là Văn kiện 1960) và việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo văn kiện này. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng quốc tế Một bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Văn kiện Lahay 1960 bao gồm có tờ khai đơn, một số hình ảnh , hình vẽ hoặc bản sao, mẫu vật, mô hình của các kiểu dáng được đăng ký và các khoản phí phải nộp (quy định rõ trong Quy chế). Bộ hồ sơ đăng ký được nộp trực tiếp tại Văn phòng quốc tế hoặc thông qua các trung gian là Cơ quan quốc gia của nước Thành viên nếu luật quốc gia của nước đó cho phép như vậy. Ngày đăng ký được coi là ngày mà Văn phòng quốc tế nhận được một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, các khoản phí nộp kèm theo đơn. Bộ hồ sơ hoàn chỉnh phải được đựng trong cùng một phòng bì hoặc một bao gói duy nhất. Mọi kích thước bên ngoài của bao gói / phong bì này không được lớn hơn 30 cm, và tổng trọng lượng không được vượt quá 4 kg ( Quy tắc 12 của Quy chế). Như vậy, khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cũng phải lưu ý những quy định về hình thức của tờ khai đơn cũng như của bộ hồ sơ để tránh lãng phí thời gian trong việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình. Hình thức và nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp Hình thức của tờ khai đơn Theo quy tắc 8 của Quy chế, tờ khai phải được lập theo mẫu tờ khai do Văn phòng quốc tế ban hành, tờ khai nên được đánh máy để đảm bảo yêu cầu dễ đọc, dễ lưu trữ. Mỗi đơn đăng ký được lập thành hai bản và có đầy đủ chữ ký của người nộp đơn đăng ký. Về mặt ngôn ngữ, một đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Văn kiện 1960 phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Thêm vào đó, ngôn ngữ của thư giao dịch giữa người nộp đơn đăng ký hoặc người chủ sở hữ với Văn phòng quốc tế, ngôn ngữ của việc ghi nhận, thông báo việc đăng ký cũng được thực hiện bằng ngôn ngữ của chính đơn đăng ký ban đầu. Nội dung bắt buộc của tờ khai đơn Thông tin người nộp đơn đăng ký Người nộp đơn phải ghi đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ, điện thoại liên lạc trên form tờ khai. Nếu người nộp đơn đăng ký là cá nhân thì tên phải được nêu là họ và tên, họ được đặt trước tên. Nếu người nộp đơn đăng ký là pháp nhân thì tên được nêu là tên đầy đủ, chính thức của pháp nhân đó. Theo Văn kiện 1960, những chủ thể đươc phép đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Văn phòng quốc tế là công dân của các Nước thành viên của thỏa ước hoặc những người không phải công dân của các Nước thành viên nhưng cư trú, có trụ sở công nghiệp hoặc thương mại hoạt động thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của Nước thành viên. Quy định này rõ ràng là rất linh hoạt và tạo điểu kiện tối đa cho những chủ thể muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Lahay. Danh sách các nước thành viên nơi người nộp đơn yêu cầu đăng ký quốc tế có hiệu lực Đăng ký kiểu dáng tại Văn phòng quốc tế sẽ có hiệu lực tại mỗi Nước thành viên được người nộp đơn chỉ định trong đơn y như thể tất cả các yêu cầu về thể thức theo quy định của luật quốc gia để được chấp nhận bảo hộ được người nộp đơn tuân thủ và y như thể tất cả các thao tác hành chính cần thiết để chấp nhận bảo hộ được cơ quan Nước thành viên thực hiện. Tính tới thời điểm ngày 15/4/2011 trong số 58 nước và các tổ chức thành viên của thỏa ước Lahay thì có 34 nước (Bỉ, Pháp, Đức, Ý…) đã trở thành thành viên của Văn kiện 1960. Tuy nhiên, việc đăng ký kiểu dáng tại các nước Thành viên khác có thể vấp phải sự từ chối bảo hộ của Cơ quan quốc gia đó nếu luật quốc gia của Nước thành viên quy định như vậy. Thông thường, trong vòng 6 tháng kể từ ngày Cơ quan quốc gia của Nước thành viên nhận được số công báo định kỳ có công bố đăng ký quốc tế, Nước thành viên có quyền từ chối bảo hộ bằng cách thông báo cho Văn phòng quốc tế. Sau thời hạn này, từ chối không có hiệu lực và đăng ký của người nộp đơn nghiễm nhiên được công nhận tại các Nước thành viên mà người đó đăng ký bảo hộ. Trong trường hợp bị từ chối, người nộp đơn đăng ký có quyền khiếu nại tới Cơ quan quốc gia của Nước thành viên từ chối bảo hộ giống như thể người đó đã nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cơ quan quốc gia đó. Như vậy, khi quyết định Nước thành viên mà đăng ký tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực, người nộp đơn đăng ký phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng xem kiểu dáng sản phẩm của mình có đảm bảo điều kiện để có được sự bảo hộ ở Nước thành viên đó hay không. Thông tin vể kiểu dáng trong đơn đăng ký quốc tế và sản phẩm mang kiểu dáng Người nộp đơn phải ghi rõ trong đơn đăng ký về những thông tin liên quan đến số lượng kiểu dáng được đăng ký. Số lượng tối đa kiểu dáng công nghiệp đăng ký trong đơn lên tới 100 kiểu dáng với điều kiện số kiểu dáng này phải được áp dụng cho cùng một nhóm sản phẩm theo bảng Phân loại quốc tế Locarno (gồm 99 nhóm sản phẩm và 219 phân nhóm) và phải phù hợp với các quy định về tính đơn nhất của kiểu dáng có thể áp dụng tại một số Nước thành viên (như Estonia, Kyrgyzstan, Romania, Singapore, Cộng hòa Ả Rập Syrian) nếu người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng của sản phẩm ở các nước trên. Bên cạnh đó, người nộp đơn cần phải liệt kê xem có bao nhiêu tài liệu mình họa cho kiểu dáng sản phẩm ở dạng màu, bao nhiêu tài liệu ở dạng đen trắng; hay số lượng mẫu thí nghiệm được người đăng ký gửi cùng với bộ hồ sơ của mình. Yêu cầu về tài liệu hình ảnh, bản sao, mẫu vật, mô hình của các kiểu dáng hoặc sản phẩm đi kèm với đơn đăng ký được quy định rất rõ ràng và chặt chẽ tại Quy tắc 12 của Quy chế.Theo đó, mỗi kiểu dáng hoặc sản phẩm được trình bày trong các ảnh hoặc các hình vẽ kèm theo đơn phải được trình bày theo kích thước mà người nộp đơn đăng ký mong muốn được công bố, với điều kiện một trong các kích thước đó không được nhỏ hơn 3cm. Kích thước trình bày của các sản phẩm cũng không được lớn hơn 16cm x 16cm. Các ảnh chụp hình vẽ phải đạt chất lượng cho phép phân biệt rõ tất cả các chi tiết của sản phẩm được trình bày trong đó và có thể sao chép được theo các quy định tại Hướng dẫn hành chính. Ngoài số lượng kiểu dáng được đăng ký, đơn đăng ký còn phải chỉ rõ tên gọi chính xác của sản phẩm hoặc các sản phẩm dự định mang kiểu dáng. Việc phân loại sản phẩm ở mục này được dựa vào bảng Phân loại quốc tế Locarno. Nội dung không bắt buộc của tờ khai đơn Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và triển lãm Mọi đơn có thể nêu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của một hoặc nhiều đơn đăng ký sớm hơn đã nộp tại hoặc đối với một hoặc nhiều quốc gia thành viên Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp với điều kiện phải chỉ ra ngày nộp đơn đăng ký sớm hơn, số của đơn đăng ký sớm hơn và chỉ ra quốc gia mà tại đó đơn đăng ký sớm hơn đã được nộp. Quyền ưu tiên này có thể được hiểu như sau, một người nộp đơn hoặc chủ sở hữu đã nộp đơn đăng ký đầu tiên tại Cơ quan quốc gia của một Nước thành viên (nước đầu tiên) nào đó của Liên minh quốc tế về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong vòng 6 tháng sau đó, khi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Văn phòng quốc tế với yêu cầu được đăng ký quốc tế tại Nước thành viên khác (nước khác) của Liên minh quốc tế thì người đó có thể yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên đối với đăng ký quốc tế của mình. Như vậy nếu chỉ ra được 3 điều kiện đối với đăng ký sớm hơn đã nêu ở trên thì được phép hưởng quyền ưu tiên của đăng ký sớm hơn. Khi đó, ngày ưu tiên sẽ là ngày nộp đơn đầu tiên. Cần lưu ý rằng, ngày nộp đơn đăng ký đầu tiên sớm hơn ngày nộp đơn đăng ký quốc tế hơn sáu tháng thì quyền hưởng ưu tiên của người nộp đơn đăng ký quốc tế sẽ bị từ chối. Đối với việc trưng bày triển lãm, mọi đơn đều có thể chỉ ra rằng sản phẩm hoặc các sản phẩm mang kiểu dáng đã được trưng bày tại một triển lãm quốc tế chính thức hoặc triển lãm quốc tế được công nhận là chính thức, cùng với địa điểm tổ chức triển lãm và ngày mà sản phẩm hoặc các sản phẩm lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm đó. Các nội dung không bắt buộc khác Mọi đơn đều có thể chỉ ra một đại diện hoặc tuyên bố về tác phẩm thực sự của kiểu dáng. Đại diện được chỉ định phải đáp ứng một trong hai yêu cầu. Một là tên của đại diện được nêu trong tờ khai đó có chữ ký của người nộp đơn, hai là có giấy ủy quyền riêng được người nộp đơn đăng ký hoặc chủ sở hữu ký, được nộp cho Văn phòng quốc tế. Cách ghi tên và địa chỉ đại diện trên tờ khai đơn cũng được thực hiện giống như với các ghi tên và địa chỉ của người nộp đơn đăng ký. Một tờ khai đơn có thể mô tả tóm tắt các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng kể cả màu sắc. Nội dung này thông thường là không bắt buộc ngoại trừ trường hợp người nộp đơn đăng ký quốc tế đăng ký bảo hộ ở nước Romania và nước Cộng hòa Ả rập Syrian. Cần lưu ý mô tả tóm tắt này không nên vượt quá 100 từ và chỉ nên liên quan tới những đặc điểm có thể nhìn thấy được trong tài liệu mô hình thay vì những đặc điểm kỹ thuật của kiểu dáng công nghiệp hay khả năng ứng dụng của nó. Nếu mô tả vượt quá 100 từ thì phí phụ trội sẽ là 2 đồng francs Thụy Sỹ một từ. Đơn đăng ký quốc tế có thể yêu cầu trì hoãn công bố. Thông thường, nếu không có yêu cầu đặc biệt nào khác, Văn phòng quốc tế sẽ công bố trong công báo đình kỳ về ảnh hoặc các hình vẽ khác của sản phẩm mang kiểu dáng được đăng ký dưới dạng đen trắng hoặc dạng màu theo yêu cầu của người nộp đơn, ngày đăng ký quốc tế, và các thông tin cụ thể khác theo Quy tắc 16 của Quy chế và gửi công báo định kỳ đến các Cơ quan quốc gia trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, việc công bố theo cách thức trên sẽ được hoãn đến thời hạn mà người nộp đơn yêu cầu. Thời hạn này không được vượt quá mười hai tháng tính từ ngày đăng ký, hoặc từ ngày ưu tiên. Trong suốt khoảng thời gian trì hoãn công bố này, Văn phòng quốc tế phải bảo mật các đăng ký của người nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể yêu cẩu công bố ngay hoặc rút đơn xin từ cốói công bố bất kỳ thời gian nào trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ hoặc ngày được coi là ngày nộp hồ sơ. Sau thời hạn này, nếu người nộp đơn đăng ký không nộp các khoản phí cần phải nộp thì Văn phòng quốc tế bị hủy bỏ và không thực hiện việc công bố đăng ký quốc tế đó. Phí đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo văn kiện 1960 (thực hiện theo biểu phí ngày 01/01/2010) Các loại phí trong đăng ký quốc tế Một đơn đăng ký quốc tế được điều chỉnh hoàn toàn hay một phần theo Văn kiên 1960 phải chịu các khoản phí (được tính bằng đồng franc Thụy Sỹ) như sau: Phí đăng ký quốc tế Phí công bố quốc tế Các khoản phí quốc gia thông thường Các khoản phí quốc gia về xét nghiệm tính mới Phí đăng ký quốc tế (basic fee) cho một kiểu dáng được đăng ký là 397 franc Thụy Sỹ, và 19 franc Thụy Sỹ cho thêm một kiểu dáng được đăng ký trong cùng đơn đăng ký với kiểu dáng ở trên. Phí công bố đăng ký (publication fee) chung là 17 franc Thụy Sỹ cộng thêm 150 franc Thụy sỹ cho mỗi trang tài liệu được công bố. Các khoản phí quốc gia thông thường (Standard designation fee) được quy định khác nhau theo từng cấp độ được đăng ký. Cấp độ càng cao thì mức phí càng cao. Riêng phí quốc gia về xét nghiệm tính mới (Individual designation fee) được ấn định bởi Cơ quan quốc gia hoặc Cơ quan khu vực của quốc gia tiến hành xét nghiệm tính mới. Khoản phí này không được nhiều hơn ¾ mức phí phải nộp đối với các kiểu dáng được đăng ký tại các cơ quan này hoặc không được nhiều hơn 75 franc Thụy Sỹ đối với mỗi kiểu dáng. Khoản phí quốc gia thông thường được nộp đối với bất kỳ quốc gia nào đều được khấu trừ đi khoản phí quốc gia về xét nghiệm tính mới của chính quốc gia đó yêu cầu. Đối với các đơn đăng ký của các chủ thể là công dân hoặc được coi là công dân của các Nước kém phát triển nhất theo danh sách của Liên hợp quốc hoặc nằm trong tổ chức liên kết quốc tế mà thành viên đa phần là nước kém phát triển nhất thì mức phí đăng ký, phí công bố và các khoản phí quốc gia thông thường mà chủ thể này phải chịu sẽ được giảm đi 10% so với mức bình thường. Thời hạn và phương thức nộp phí Các khoản phí đăng ký quốc tế phải được nộp tại thời điểm đăng ký cho Văn phòng quốc tế hoặc muộn nhất là sau 3 tháng tình từ ngày Văn phòng quốc tế có thông báo nếu đơn đăng ký quốc tế có sai sót nào đó. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký yêu cầu trì hoãn công bố thì phí công bố có thể nộp sau – khi người nộp đơn yêu cầu công bố Có hai hình thức nộp phí, hình thức thứ nhất là người nộp đơn đăng ký ghi nợ vào một tại khoản ký quỹ được mở với Văn phòng quốc tế, nêu rõ tên của chủ tài khoản, số tài khoản và chỉ ra bên cung cấp tài khoản đó; hình thức thứ hai là chỉ chính xác tổng phí được trả, hình thức trả và bên thanh toán. Như vậy nếu dùng hình thức thứ nhất thì chúng ta không cần thiết phải cụ thể hóa tổng phí phải trả cho Văn phòng quốc tế và như vậy sẽ tránh được rủi ro về những khoản phí bất thường có thể phát sinh. Một số vấn đề khác của việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp Gia hạn đăng ký Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn, mỗi lần năm năm thông qua việc nộp phí gia hạn theo quy định tại Quy chế trong năm cuối cùng của kỳ hạn năm năm. Thời hạn gia hạn đăng ký quốc tế được kéo dài 6 tháng với điều kiện phải nộp bổ sung phí ấn định trong quy chế. Khi gia hạn, người đăng ký phải chỉ rõ số đăng ký quốc tế và các nước thành viên nơi gia hạn đăng ký sẽ có hiệu lực. Vấn đề bảo hộ đối với đăng ký Thời hạn bảo hộ theo quy định của một Nước thành viên đối với kiểu dáng được nêu trong đơn đăng ký quốc tế không được ít hơn mười năm kể từ ngày đăng ký quốc tế nếu đăng ký được gia hạn và không ít hơn năm năm kể từ ngày đăng ký quốc tế nếu đăng ký không được gia hạn. Ngoài ra, văn kiện 1960 và Quy chế thi hành thỏa ước Lahay 1999 cũng có quy định về một số vấn đề như thay đổi quyền sở hữu, từ bỏ đăng ký, quá trình đăng bạ, công bố cho kiểu dáng công nghiệp được đăng ký … Các form tờ khai mẫu và biểu phí cũng có thể tìm thấy trong trong web của tổ chức sở hữ trí tuệ thế giới WIPO Liên hệ với việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam Điều kiện bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp Cục Sở hữu trí tuệ, có địa chỉ tại 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội là Cơ quan có thẩm quyển cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Một kiểu dáng công nghiệp được chấp nhận đăng ký bảo hộ khi đáp ứng đủ ba điều kiện như sau: Có tính mới trên phạm vi thế giới: nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng. Có tính sáng tạo: nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Có khả năng áp dụng công nghiệp: nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Một bộ hồ sơ hợp lệ của đơn xin đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng giống như bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng quốc tế của Văn kiện 1960, gồm có một tờ khai đơn, bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ (5 bộ), bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và các chứng từ chứng minh việc nộp phí, lệ phí cho việc đăng ký. Hình thức của bộ hồ sơ Về ngôn ngữ, mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng Tiếng Việt. Riêng giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác, các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên có thể được làm bằng các ngôn ngữ khác nhưng phải dịch ra Tiếng Việt. Về trình bày, bộ hồ sơ phải tuân theo những tiêu chí nhất định. Một là các tài liệu này đều phải được trình bày theo chiều dọc ( riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4, trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20 mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn. Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì phải ghi rõ số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả Rập. Quy định này rõ ràng và chi tiết hơn với quy định về hình thức trình bày bộ hồ sơ đăng ký quốc tế theo Văn kiện 1960 và Quy chế của thỏa ước Lahay. Hai là các tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoa, sửa chữa ….. Ba là, nếu tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp. Nội dung của tờ khai đơn Phần chính của tờ khai đơn gồm có 10 mục chính với chi tiết như sau: - Mục 1: tên kiểu dáng công nghiệp - ghi tên gọi phản ánh chính xác bản chất của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp. Ngoài ra người nộp đơn còn phải ghi rõ số phân loại của sản phẩm theo bảng phân loại quốc tế Lonarco. Hệ thống phân loại này cũng đang được áp dụng cho đăng ký quốc tế theo thỏa ước Lahay. - Mục 2: Chủ đơn – ghi họ tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc của người nộp đơn đăng ký. - Mục 3: Đại diện của chủ đơn– nêu tên của đại diện được chỉ định trong đơn. - Mục 4: Tác giả - nêu tên và địa chỉ liên lạc tác giả thực sự của kiểu dáng công nghiệp. - Mục 5: Yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và chỉ dẫn về đơn là căn cứ để được xác định ngày ưu tiên. - Mục 6: Phí, lệ phí – ghi rõ số lượng kiểu dáng đăng ký, số tài liệu được công bố… và tổng số tiền phải nộp cho đăng ký đó. - Mục 7: Các tài liệu có trong đơn – liệt kê các tài liệu khác gửi cùng tờ khai đơn trong bộ hồ sơ. - Mục 10: Chữ ký của chủ đơn. Như vậy, những nội dung cần khai trong tờ khai đơn khi đăng ký kiểu dáng tại Việt Nam có phần đơn giản hơn so với nội dung đơn đăng ký quốc tế theo thỏa ước Lahay. Quy trình nộp hồ sơ và thời hạn xét duyệt Việc xử lý một bộ hồ sơ đăng ký kiểu dáng quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam được thực hiện qua ba bước, đó là thẩm định về hình thức (được tiến hành trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn), công bố đơn hợp lệ (trong vòng 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn
Luận văn liên quan