Tiểu luận Đánh giá hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện trung ương Huế

ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong vài chục năm gần đây khoa học kỹ thuật nói chung, y dược nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng về thuốc: Nhiều thuốc mới, hoạt tính sinh học mạnh, tác hại nhiều, đồng thời với sự tiến bộ trong dược trị liệu ta cũng chứng kiến nhiều hậu quả xấu do việc dùng thuốc không hợp lý của thầy thuốc, lạm dụng thuốc do việc tự chữa bệnh mà thiếu kiến thức của nhân dân nhiều nước. Chi phí thuốc ngày càng tăng, bên cạnh đó kiến thức mới tăng nhanh (lượng thông tin nhiều), riêng trong lĩnh vực dược học xuất hiện các môn học mới: Dược lý học, Dược lực học, Dược động học, Sinh dược học, Tương tác thuốc, Dược lý thời khắc và Sinh học phân tử . liên tục ra đời, đòi hỏi sự phân công, tích luỹ kiến thức thông tin trong phân ngành hẹp của mình. (1) Chính vì những vấn đề nêu trên tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Mục tiêu cụ thể: 1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị. 2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc ) tại Khoa Dược và các Khoa điều trị. 3. Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện. Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc. 4. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc. 5. Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh án, giao ban, đi bệnh phòng. 6. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng (phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ điện tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web.). 7. Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược.). 8. Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ trợ và đào tạo y tá-điều dưỡng

pdf38 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 5455 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện trung ương Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA DƯỢC TRẦN HỮU LINH PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TIỂU LUẬN THỰC HÀNH TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG KHOÁ 2014-2016 HUẾ, 2016 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trong bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Y Dược Huế đã cho tôi các bài học kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học Y Dược Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và khoa Dược – Bệnh viện Trung ương Huế đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trong quá trình thực hiện tiểu luận. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Bài tiểu luận này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của mọi người. Huế, tháng 06 năm 2016 Trần Hữu Linh Phương ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong vài chục năm gần đây khoa học kỹ thuật nói chung, y dược nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng về thuốc: Nhiều thuốc mới, hoạt tính sinh học mạnh, tác hại nhiều, đồng thời với sự tiến bộ trong dược trị liệu ta cũng chứng kiến nhiều hậu quả xấu do việc dùng thuốc không hợp lý của thầy thuốc, lạm dụng thuốc do việc tự chữa bệnh mà thiếu kiến thức của nhân dân nhiều nước. Chi phí thuốc ngày càng tăng, bên cạnh đó kiến thức mới tăng nhanh (lượng thông tin nhiều), riêng trong lĩnh vực dược học xuất hiện các môn học mới: Dược lý học, Dược lực học, Dược động học, Sinh dược học, Tương tác thuốc, Dược lý thời khắc và Sinh học phân tử ... liên tục ra đời, đòi hỏi sự phân công, tích luỹ kiến thức thông tin trong phân ngành hẹp của mình. (1) Chính vì những vấn đề nêu trên tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Mục tiêu cụ thể: 1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị. 2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc) tại Khoa Dược và các Khoa điều trị. 3. Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện. Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc. 4. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc. 5. Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh án, giao ban, đi bệnh phòng. 6. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng (phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ điện tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web...). 7. Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược...). 8. Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ trợ và đào tạo y tá-điều dưỡng. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: + Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện. + Các văn bản, quy định nội bộ tại bệnh viện liên quan đến hoạt động Dược lâm sàng. + Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện. + Thực trạng triển khai Dược lâm sàng tại một số bệnh viện Việt Nam. 1. Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện: 1.1. Giai đoạn 1990s-2010s: Thông tư số 08/BYT-TT, ngày 4/7/1997 lần đầu tiên nhắc đến cụm từ chuyên gia về thuốc: Dược sĩ được coi là chuyên gia về thuốc có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc cho bác sĩ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho từng người bệnh, hỗ trợ nhân viên y tế khác (PL 1) Các thông tư khác (2004,2009): Liên quan đến thông tin thuốc, ngăn chặn các phản ứng có hại liên quan đến thuốc.. Bắt đầu triển khai ở mức độ hạn chế các hoạt động chung của DLS. Năm 2006: Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai những hoạt động đầu tiên tại khoa lâm sàng. 1.2. Giai đoạn 2010s-2014s: Thông tư số 31-12/TT BYT (2012): lần đầu quy định chức năng, nhiệm vụ của một ‘Dược sĩ lâmsàng’: Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.(PL 2) Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện: Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.(PL 3) Chiến lược phát triển ngành Dược quốcgia đến 2020, tầm nhìn 2030(QĐ 68-TTg): Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược. (PL 4) - Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: đ) 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. e) Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. - Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 2. Các văn bản, quy định nội bộ tại Bệnh viện Trung ương Huế liên quan đến hoạt động Dược lâm sàng: Quyết định 494/QĐ-BVH của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế về việc Thành lập Đơn vị Thông tin thuốc: Đơn vị Thông tin thuốc Bệnh viện Trung ương Huế có nhiệm vụ triển khai hoạt động đơn vị thông tin thuốc, thông tin chống độc trong bệnh viện (PL 5) Quy định của Ban Giám đốc (ra ngày 20/11/2013) về Báo cáo và xử trí phản ứng có hại của thuốc (PL 6) nêu rõ nhiệm vụ của Khoa Dược: + Tiếp nhận báo cáo từ các khoa lâm sàng, ghi vào sổ theo dõi ADR. + Tổng hợp báo cáo hàng tháng cho Ban Giám đốc và Trung tâm DI&ADR Quốc gia. + Khi nhận được thông tin có ≥2 trường hợp sốc phản vệ đối với cùng một loại thuốc thì lập tức ngừng cấp phát loại thuốc đó, báo cáo Ban Giám đốc và thông báo đến tất cả các khoa lâm sàng tạm ngừng sử dụng loại thuốc đó. Quyết định 582 (tháng 12/2013) và 455 (tháng 8/2014) của Giám đốc về việc Thành lập Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc và ADR: Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc và ADR có nhiệm vụ thực hiện công việc theo thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 của Bộ Y tế. (PL 7,8,9) Văn bản của Ban Giám đốc ngày 02/12/2013 về Qui trình Thông tin thuốc tại Bệnh viện (PL 10) nêu rõ nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc: + Thu thập, tiếp nhận các văn bản, qui định về thông tin thuốc từ Sở Y tế, Cục dược, Bộ y tế. + Cung cấp các văn bản, qui định, thông tư về thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện. + Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc và trình Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện. + Gửi báo cáo ADR đến Trung tâm DI&ADR Quốc gia. + Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị, cập nhật thông tin về thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm vi bệnh viện. + Tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi Bệnh viện. Tờ trình của Ban chủ nhiệm Khoa dược ngày 02/12/2015 về việc “Thực hành dược lâm sàng” (PL 11) đã được Giám đốc phê duyệt và cử các dược sĩ lâm sàng thực hành dược lâm sàng với các nội dung như sau: + Tham gia giao ban đầu ngày cùng Khoa lâm sàng. + Tham gia thăm khám bệnh nhân cùng các bác sĩ hàng ngày, tham gia các phiên hội chẩn tại khoa + Thực hiện việc duyệt Phiếu lãnh thuốc hàng ngày của các Khoa theo qui định đã được ban hành. + Góp ý, đề nghị thay thế thuốc đối với các trường hợp nhận thấy chưa hợp lý. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 Công văn số 127 ngày 02/08/2013 về việc Tổ chức Khoá đào tạo Kỹ năng Cảnh Giác Dược (PL 12) cho các cán bộ Điều dưỡng trưởng với mục tiêu: Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế để có thể thực hiện và chia sẻ chuyên môn về công tác cảnh giác dược tại đơn vị công tác. 3. Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động DLS tại bệnh viện: CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ TRA CỨU, THAM KHẢO Loại hình thông tin Hình thức tài liệu tra cứu Tên tài liệu tra cứu Thông tin chung Sách Dược thư Quốc gia Việt Nam Dược thư Quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến cơ sở, 2007 Martindale: The Complete Drug Reference Trực tuyến Micromedex – DrugDex Phản ứng có hại của thuốc Sách Meyler’s Side Effects of Drugs Tài liệu tra cứu thông tin chung Sử dụng thuốc trên những đối tượng đặc biệt Sách Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em (Bệnh viện Nhi TW) Tài liệu tra cứu thông tin chung Tương tác thuốc Sách Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định Phần mềm Drug Interaction Facts Trực tuyến Micromedex – DrugReax Tương hợp – tương kị thuốc tiêm Sách Handbook on Injectable Drugs Injectable Drugs Guide Trực tuyến Trissel’s IV Compatibility Tài liệu tra cứu thông tin chung Bào chế Sách Dược Điển Việt Nam Dược động học Sách Dược động học những kiến thức cơ bản Tài liệu tra cứu thông tin chung Ngộ độc thuốc Sách Kháng sinh Sách Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh) Tài liệu tra cứu thông tin chung ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 Loại hình thông tin Hình thức tài liệu tra cứu Tên tài liệu tra cứu Dược liệu Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) Dược lâm sàng/điều trị/ y khoa nói chung Sách Cẩm nang điều trị nội khoa (sách dịch từ Manual of Medical Therapeutics) Các nguyên lý y học nội khoa Harrison (sách dịch từ Harrison’s Principles of Internal Medicine) Dược lâm sàng (Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội) Dược lâm sàng và điều trị (Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội) Dược lý học lâm sàng (Bộ môn Dược lý - Đại học Y Hà Nội) Trực tuyến Therapeutic Guidelines - eTG complete Hướng dẫn điều trị Sách Các Hướng dẫn điều trị, phác đồ điều trị (Bộ Y tế đã ban hành) Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa (Hội Tim mạch Việt Nam) Nghiệp vụ thông tin thuốc Sách Drug Information: A Guide for Pharmacists Khác 4. Thực trạng triển khai DLS Việt Nam: 4.1. Nhiều dự án hợp tác quốc tế: - Dự án NPT VNM 240 (từ năm 2007-2011) do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua chương trình tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NUFFIC, Hà Lan). Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 Mục tiêu cụ thể: 1) Xây dựng chương trình khung đào tạo dược sỹ có tính cập nhật, hiện đại, trên cơ sở đó xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ lâm sàng đáp ứng được yêu cầu của việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. 2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia công tác đào tạo dược lâm sàng thông qua bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiên tiến và đào tạo nhân lực sau đại học cho 6 trường tham gia. 3) Xây dựng môi trường đào tạo dược sỹ lâm sàng dựa vào kỹ năng, để đào tạo dược sỹ có đủ kiến thức, thái độ cần thiết đáp ứng được các yêu cầu thực tế của việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. 4) Nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo dược sỹ lâm sàng. - Dự án B13 (giai đoạn 2010-2013): Trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Dược Hà Nội và Đại học công giáo Louvain, Vương quốc Bỉ về Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn hợp lý tại bệnh viện thông qua việc tăng cường năng lực cho cán bộ y tế chăm sóc dược. - Học bổng Eramus Mundus Dự án ONE MORE STEP (OMS) Chương trình học bổng thuộc Dự án One More Step (OMS) - dự án hợp tác đào tạo, trao đổi cán bộ sinh viên từ châu Á sang châu Âu trong khuôn khổ Chương trình học bổng Eramus Mundus Action 2 được Cộng đồng Châu Âu tài trợ. Các trường tiếp nhận châu Âu Các trường thành viên của Việt Nam University of Trento (Ý) Innsbruck University (Áo) University of Chemical Technology and Metallurgy – Sofia (Bulgaria) The University of Eastern Finland Technical University of Dresden (Đức) University of Murcia (Tây Ban Nha) University of Oviedo (Tây Ban Nha) Warsaw School of Economics (Ba Lan) Minho University (Bồ Đào Nha) Đại học Bách Khoa Hà Nội (Thành viên chính thức) Đại học Giao thông vận tải Hà Nội (Thành viên Dự khuyết) Viện Khoa học Công nghệ VN (Thành viên Dự khuyết) - Các dự án mới: + Dự án 9C về Tăng cường năng lực của cán bộ giảng dạy thực hành dược trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (04/03/2016) trong chương trình nghiên cứu hợp tác Việt Nam - Wallonie Bruxelle giai đoạn 2016-2018 của Bộ Y tế, trong đó có phê duyệt nội dung dự án của trường Đại học Dược Hà Nội phối hợp với trường Đại học Liege, Vương quốc Bỉ. + Dự án nghiên cứu khoa học B18 về nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn và hợp lý tại Bệnh viện do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Wallonie – Bruxelles (Wallonie – Bruxelles International, WBI) của Bỉ tài trợ. Đây là một dự án mới trong khuôn khổ kéo dài Dự án B13 mà trường đại học Dược Hà Nội đã thực hiện trước đó tại một số bệnh viện ở Hà Nội. Mục tiêu của dự án là: "Xây dựng ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 một chiến lược sử dụng hợp lý, an toàn thuốc kháng sinh trong các bệnh viện; Chuẩn hóa qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện; Tăng cường hiệu quả hoạt động của Dược lâm sàng tại các bệnh viện". Cùng với dự án B18 Bệnh viện và trường đại học Dược Hà Nội sẽ tiến hành các đề tài nghiên cứu khác về dược lâm sàng 4.2. Chương trình đào tạo Dược sĩ có nhiều cải tiến: Tăng cường các môn học về khía cạnh lâm sàng cho đối tượng Dược sĩ theo định hướng Dược lâm sàng 4.3. Chương trình đào tạo liên tục:  Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á - ACCP lần thứ 13 tại Hải Phòng-Việt Nam năm 2013 qui tụ chuyên gia của 24 quốc gia Châu Á, Mỹ, Canada, Úc, Pháp.  Hội nghị khoa học Hội nghị Dược sĩ Bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh mở rộng từ năm 2010 đến nay.  Các khoá tập huấn, đào tạo liên tục được các Sở Y tế, các trường Đại học Y Dược tổ chức thường xuyên để nâng cao kiến thức cho dược sĩ.  Các lớp đạo tạo liên tục của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh phát triển vào năm 2013 dành cho đối tượng Dược sĩ bệnh viện (Chươngtrình chính thức được thông báo vào năm 2014). 4.4. Khảo sát về những dịch vụ đang được triển khai của Dược lâm sàng và cơ hội phát triển (Tham khảo đề tài tiến sĩ của Lê Bá Hải năm 2015 (2)): - Tình hình chung: Có thành lập 1 bộ phận/tổ Dược lâm sàng trong khoa Dược: có12/17 bệnh viện Số lượng Dược sĩ lâm sàng trung bình: 0,16 (0-0,27)/100 giường bệnh - Nhiệm vụ chung: Tham gia vào hoạt động của Hội đồng Thuốc – Điều trị: 91% Tham gia vào việc xây dựng và sửa đổi “Danh mục thuốc bệnh viện”: 78% Những dịch vụ khác (Thông tin thuốc, báo cáo và ngăn chặn ADR,): >=90% Thử nghiệm lâm sàng: 27% ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 - Các nhiệm vụ triển khai tại khoa lâm sàng: Chế dộ liều từng thuốc (chỉ định, liều, đường dùng). Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện. Giá thuốc. Danh mục tên các thuốc. - Các hoạt động đang được triển khai tại khoa lâm sàng: Tham gia triển khai các dịch vụ của Dược lâm sàng tại khoa lâm sàng: 52% Thời gian trung bình hoạt động tại khoa lâm sàng 10h (1-23h)/tuần Tham gia chuẩn bị đơn xuất viện: 23% Hoạt động khác tại các khoa lâm sàng cùng với các nhân viên y tế: 65% - Nhóm thuốc mà Dược sĩ lâm sàng trao đổi tư vấn: Kháng sinh. Tim mạch – Huyết áp. Đái tháo đường. Dinh dưỡng nhân tạo đường tiêu hoá. Hoá chất. Dinh dưỡng nhân tạo đường tĩnh mạch. Ức chế miễn dịch. - Loại can thiệp Dược sĩ lâm sàng tiến hành: Hiệu chỉnh liều theo chức năng thận. Hiệu chỉnh liều theo chức năng gan. Đường dùng. Bắt đầu hoặc tạm dừng một thuốc điều trị. Hiệu chỉnh phác đồ khi có dị ứng. Hiệu chỉnh phác dồ khi phát hiện tương tác thuốc. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 III. KHẢO SÁT VẤN ĐỀ TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ 1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị Chấn chỉnh công tác cung ứng thuốc Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc Xây dựng các hướng dẫn điều trị Quy định về quản lý, sử dụng thuốc trong bệnh viện. Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị Hoạt động của HĐT-ĐT (PL 13 và 3):  Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.  Ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.  Thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến trình Giám đốc bệnh viện.  Định kì tổ chức tập huấn, đào tạo về sử dụng thuốc cho nhân viên y tế.  Các phiên họp của HĐT&ĐT được tiến hành theo yêu cầu công việc, thường là đột xuất khi chủ tịch HĐT&ĐT triệu tập, trung bình họp 1 tháng 1 lần. Nội dung của các phiên họp chủ yếu bàn về: 1. Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc đấu thầu. 2. Bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục. 3. Hoạt động mua sắm thuốc trực tiếp. 4. Xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện. 5. Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. 6. Kế hoạch xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn. 7. Đánh giá chi phí điều trị - hiệu quả điều trị. 8. Các vấn đề khác. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc) tại Khoa Dược và các Khoa điều trị Thường xuyên giám sát, kết hợp định kỳ kiểm tra hằng tháng, hằng quý, hằng năm việc thực hiện quy chế chuyên môn dược. 2.1. Tại khoa điều trị: Công tác quản lí, bảo quản thuốc tại các khoa lâm sàng. Sổ tổng hợp. Phiếu lĩnh thuốc. Chỉ định ở bệnh án. Quy chế kê đơn thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần. 2.2. Tại khoa Dược: Công tác bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược. Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. Giám sát quản lý hàng viện trợ, chương trình. Giám sát quản lý hoá chất nguy hại. 3. Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện. Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc 3.1. Hoạt động thông tin thuốc: Công văn số 237/BVH của Ban Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế về Qui trình thông tin thuốc tại bệnh viện (PL 14) đã chỉ đạo: Thông tin các vấn đề liên quan đến quản lý thuốc như: các văn bản, qui chế, quyết định của Cục dược, Bộ Y tế; qui chế thuốc
Luận văn liên quan