Tiểu luận Đạo đức bán hàng trong việc kinh doanh thức uống Trà sữa

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, ta thấy nổi lên những quan điểm về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian rất ngắn đã có rất nhiều vụ việc nói đến sự vi phạm đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: sữa có chất Melamine, nước mắm có chứa Sufua, việc làm ô nhiễm môi trường của công ty Vedan, Miwon hay trà sữa chứa Polyme, Hơn thế nữa trong nền kinh tế còn xuất hiện những doanh nghiệp có những sản phẩm uy tín, chất lượng đã bị nhái mẫu mã và những biểu tượng của doanh nghiệp gây nhầm lẫn cho khách hàng. Thời gian qua có thể nói là điểm nóng của mọi thông tin. Nhận thức được vai trò của đạo đức trong kinh doanh và đứng trước những bức xúc của mình khi được biết những vụ việc trên, nhóm 3 đã chọn đề tài : “ Đạo đức bán hàng trong việc kinh doanh thức uống Trà sữa” của công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc là đề tài của bài thuyết trình môn Đạo đức kinh doanh lần này.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đạo đức bán hàng trong việc kinh doanh thức uống Trà sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Đạo đức bán hàng trong việc kinh doanh thức uống Trà sữa I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, ta thấy nổi lên những quan điểm về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian rất ngắn đã có rất nhiều vụ việc nói đến sự vi phạm đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: sữa có chất Melamine, nước mắm có chứa Sufua, việc làm ô nhiễm môi trường của công ty Vedan, Miwon hay trà sữa chứa Polyme,… Hơn thế nữa trong nền kinh tế còn xuất hiện những doanh nghiệp có những sản phẩm uy tín, chất lượng đã bị nhái mẫu mã và những biểu tượng của doanh nghiệp gây nhầm lẫn cho khách hàng. Thời gian qua có thể nói là điểm nóng của mọi thông tin. Nhận thức được vai trò của đạo đức trong kinh doanh và đứng trước những bức xúc của mình khi được biết những vụ việc trên, nhóm 3 đã chọn đề tài : “ Đạo đức bán hàng trong việc kinh doanh thức uống Trà sữa” của công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc là đề tài của bài thuyết trình môn Đạo đức kinh doanh lần này. 1.2 Mục đích yêu cầu Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là câu khẩu hiệu để lấy lòng người tiêu dùng. Chúng còn là công cụ để tối đa hoá lợi nhuận, để củng cố thương hiệu. Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Khi doanh nghiệp tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người luôn được thị trường ủng hộ” - đó là định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi của khái niệm đang là “thời thượng” của các doanh nghiệp. Do đó mục tiêu chính của bài này là phẩm chất đạo đức của kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh: Đánh giá môi trường bên trong công ty Hồng Hoa Trường Lạc. Đạo đức kinh doanh trong việc điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. Các khía cạch và bài học rút ra từ đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ khác nhau của công ty. 1.3 Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân (thường là nhân viên công ty), gửi thư điện tử… Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các nên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. Phương pháp so sánh tổng hợp So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là số liệu phải phù hợp với không gian, nội dung kinh tế. 1.4 Kết cấu đề tài Đề tài gồm có ba phần chính: I. Phần mở đầu II. Nội dung III. Kết luận và kiến nghị II. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm đạo đức, kinh doanmh , đạo đức kinh doanh a. Đạo đức Đạo đức là đường đi, là lẻ sống của con người Đạo đức là đức tính, nhân đức, là nguyên tắc luân lý Đạo đức được coi là nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi người phải tuân theo xã hội. b. Kinh doanh Là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. c. Đạo đưc kinh doanh Là quan tâm tới kết quả ảnh hưởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên người khác, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó cũng là việc xem xét quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra quyết định và bản chất các mối quan hệ giữa con người với con người và từ đó phán xét đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. 2.1.2. Sự cần thiết của đạo đức kinh doanh Từ những khái niệm trên, ta mới thấy được sự cần thiết của đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế ngày nay. Đặc biệt các doanh nhân ngày nay đã có ý thức rõ ràng về các phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như tính trung thực, lương tâm trong sáng, phân biệt rõ thiện ác,… Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm, trí tuệ cụ thể là không gây hại, không cư xử như những thế lực dã man, có sự công bằng, có trách nhiệm xã hội, mẩu mực và tôn trọng lẫn nhau. Từ đó định hướng cho doanh nhân có thể nghĩ đúng, làm đúng, định hướng trong các hoạch định và tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế tạo nên thương hiệu và lợi nhuận của nó rất lớn. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc có địa chỉ tại 11, ngách 5, ngõ 106 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội. Ngành nghề: Chế Biến & Đóng Gói các loại thực phẩm. Điện thoại: 04.37 912 389 Fax: 04. 37 912 386 Giám đốc: Nông Liên Mai Ngày thành lập: 01-2007 Số nhân viên: 10 Hồng Hoa Trường Lạc là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các loại hạt trân châu - dùng cho các loại Trà sữa - trên thị trường toàn quốc. 2.2.2. Việc phát hiện hành vi trái pháp luật của công ty Hồng Hoa Trường Lạc. Tháng 8/2009, giữa lúc trào lưu trà sữa trân châu ở Việt Nam rộn ràng nhất thì tại Trung Quốc, thức uống này xuất hiện thông tin thành phần làm ra ly sữa và hạt chân trâu rất độc hại, có chứa một số độc tố hóa học sử dụng trong công nghiệp như: Clo sunfat natri ngậm nước Na2SO4.10H2O2 chất dẻo cao phân tử hay thường gọi là nhựa – polymer, đường hóa học và bột sữa... Các cơ quan chức năng trong nước bắt đầu vào cuộc kiểm tra hàng loạt các cửa hàng kinh doanh trà sữa trân châu. Trong khi những kết quả kiểm tra chính thức chưa được công bố, thì những thông tin Trung Quốc phát hiện có chất gây ung thư, gây vô sinh, gây rối loạn sinh lý… trong trà sữa trân châu lại liên tiếp dội về. Ngày 10/8/2009, thanh tra sở Y tế Hà Nội đã tiến hành lấy mẫu nguyên liệu làm trà sữa trân châu tại 3 cửa hàng trà sữa trân châu: Cửa hàng Sagô số 132 Giảng Võ, Feeling Tea số 8 Nguyễn Phong Sắc kéo dài, cửa hàng trà sữa số 68 Cầu Giấy và một mẫu hạt trân châu Donghui của Trung Quốc được lấy ngẫu nhiên trên thị trường. Sau khi gửi mẫu đi kiểm tra tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã công bố kết quả cụ thể đối với từng mẫu như sau. Hạt trân châu lấy tại cửa hàng số 68 Cầu Giấy, Sagô (có nguồn gốc từ công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc) có hàm lượng axit benzoic là 2585,5mg/kg, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5 lần, hàm lượng axit sorbic là 1611,1mg/kg, vượt quá 1,6 lần chỉ tiêu cho phép (chỉ tiêu cho phép đối với axit benzoic và axit sorbic trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế là 1000mg/kg). Tình trạng này cũng xảy ra với mẫu hạt trà sữa được lấy ngẫu nhiên trên thị trường. Khi phân tích các thành phần của hạt trân châu Donghui (xuất xứ Trung Quốc), Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết hàm lượng sacarin có trong hạt trân châu này là 497,1mg/kg, vượt tiêu chuẩn cho phép 4,9 lần. Hàm lượng axit sorbic là 1455,9mg/kg, vượt 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép. PGS.TS Trịnh Lê Hùng, công tác tại Bộ môn Công nghệ Hóa Học, ĐH Quốc Gia Hà Nội cho biết: "Axit benzoic và axit sorbic là chất sát trùng, bảo quản được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm hiện nay. Nhưng với chất nào cũng vậy, chỉ dùng với hàm lượng rất nhỏ, lớn nhất là bằng tiêu chuẩn quy định thì mới an toàn. Nếu lạm dụng quá sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng vì nếu sử dụng nhiều 2 loại axit này có thể gây dị ứng, gây hiện tượng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây hại cho gan, thận, thậm chí có thể gây ung thư ". Ngay sau khi phát hiện hạt trân châu tại cửa hàng 68 Cầu Giấy có nguồn gốc từ công ty THNN Hồng Hoa Trường Lạc không đạt tiêu chuẩn cho phép, chiều 25/8/2009, thanh tra sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất hạt trân châu của công ty này. Kết quả cho thấy: sản phẩm của công ty đã được công bố đầy đủ các thành phần, hạn sử dụng, v…v nhưng điều quan trọng hơn cả là công ty này chưa có bất kì một chứng nhận nào liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài điều kiện trên, công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc còn có 2 vi phạm khác: Điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất không đảm bảo và vệ sinh cá nhân của người lao động cũng không đảm bảo. Tại buổi thanh tra, công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc đã xuất trình được giấy tờ của một số nguyên liệu đưa vào sản xuất hạt trân châu nhưng sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định niêm phong toàn bộ các sản phẩm có trong kho của công ty, cấm lưu hành ra thị trường và toàn bộ dây chuyền sản xuất cũng bị đình chỉ. Công ty TNHH Hồng Hoa Trường Lạc bắt đầu kinh doanh trà sữa trân châu ở Việt Nam từ năm 2003 nhưng trên giấy tờ hợp lệ thì công ty này lại thành lập 1/2007. Sản phẩm của công ty tại thời điểm đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước với tỷ lệ rất cao. Như vậy, sau thông tin về việc công luận Trung Quốc đang ầm ĩ về thông tin sản phẩm trà sữa trân châu ở nước này có chất polymer, Sở Y tế Hà Nội và TP HCM đã lập đoàn thanh tra mặt hàng này tại hai thành phố lớn và phát hiện ra nhiều sai phạm. Thông tin sản phẩm trà sữa trân châu ở Hà Nội không có chất polymer phần nào đã làm yên tâm người tiêu dùng Thủ đô. Tuy vậy, hiện chưa có thông báo cuối cùng về kết quả kiểm tra mặt hàng này tại TP HCM. 2.2.3. Những rắc rối khi Hồng Hoa Trường Lạc bị phát giác Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty Hồng Hoa Trường Lạc đã phải chịu dư luận công chúng. Trong đó, ngày 25/8/2009 thanh tra sở y tế Hà Nội đã kiểm tra chất lượng sản phẩm, vệ sinh của cơ sở sản xuất ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân. Chính vì vậy việc thống kê những thiệt hại, ảnh hưởng sức khỏe được kiểm tra phân tích nhanh chóng. Cùng với đó là sự vào cuộc điều tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, dẫn đến việc nguy cơ ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2.4. Giai đoạn trà sữa bắt đầu hưng thịnh tại Việt Nam. Trà sữa trân châu xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm 2003. Thức uống có xuất xứ từ Trung Quốc rất lạ miệng khi kết hợp hương thơm nhẹ của trà, ngầy ngậy của sữa với dai dai của hạt trân châu này đã nhanh chóng trở thành “hiện tượng” trong văn hóa quà vặt, “phủ sóng” rộng rãi trên khắp địa bàn Hà Nội hay TP. HCM. Sức hấp dẫn của trà sữa trân châu không bị bó hẹp trong đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên mà nó còn lan rộng sang cả công nhân viên chức ở nhiều ngành nghề, lứa tuổi. Người ta dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa ngay sát cổng trường, sát vách ký túc xá, trên đường phố, trong chợ, siêu thị, khu tập thể, khu chung cư, cao ốc văn phòng… Người người thích trà sữa, khiến nhà nhà hào hứng mở quán bán trà sữa. Có thể nói ba năm 2006, 2007, 2008 là thời điểm phát triển kinh doanh hưng thịnh nhất của trà sữa trân châu. Từ một vài quán nhỏ lẻ, những thương hiệu trà sữa trân châu quy mô lớn, kinh doanh theo chuỗi cửa hàng chuyên nghiệp như Feeling tea, Happy cup, Flamenco… đua nhau mở ra. Bên cạnh sức tiêu thụ mạnh, một yếu tố quan trọng nữa khiến cho việc mở quán trà sữa trân châu trở thành phong trào đó chính là bỏ vốn nhỏ và thu lãi lớn. Nếu tạm bỏ qua chi phí thuê nhân viên, thuê mặt bằng kinh doanh, các loại thuế kinh doanh có thể dễ dàng ước tính ngay được tiền lãi đáng nể của một cốc trà sữa trân châu. Cụ thể, chỉ tốn khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg bột trà sữa có đủ các hương vị, 15.000 - 17.000 đồng/gói trân châu đã có thể làm ra khoảng 20 ly trà sữa. Tiếp đó, ống hút, ly nhựa, màng bọc miệng ly được bán theo lô với giá rất rẻ trên ở chợ đầu mối. Các loại máy dập màng ly, máy lắc trà sữa... đều được rao bán rầm rộ với giá từ 150.000 đồng/máy đến trên dưới 1 triệu đồng/máy. Như vậy, ta làm một bài toán: 35.000 đồng/kg bột trà sữa (làm ra 20 ly trà sữa) 16.000 đồng/kg gói trân châu (làm ra 20 ly trà sữa) 1.000 đồng gồm: ống hút, ly nhựa, màng bộc miệng nhựa 1.200 đồng máy dập màng (150.000 đồng/máy/4 tháng) 1.200 đồng máy lắc trà sữa (150.000 đồng/máy/4 tháng) Tổng chi phí 54.400 đồng và chúng ta lấy đồng giá 10.000 đồng/ly. Với một lượng chi phí đó tạo ra 20 ly vậy người bán được 200.000 đồng. Uớc tính giá gốc của mỗi ly trà sữa trân châu không thể vượt quá 3.000 đồng/ly (2.720 đồng/ly). Trong khi đó, vào thời điểm hưng thịnh nhất, trà sữa trân châu được bán với giá phổ biến từ 8.000 - 12.000 đồng/ly tùy kích cỡ. Người bán có thể thu lời gấp đôi, thậm chí gấp ba từ mỗi ly trà sữa đơn giản này. Cũng theo tiết lộ của chị Dung người từng mở cửa hàng trà sữa trân châu gần cổng trường Đại học Hà Nội, có những thời điểm hè nắng nóng, mỗi ngày cửa hàng chị bán được khoảng 300 cốc trà sữa. Kỷ lục từng đạt được là 572 cốc một ngày. Trà sữa trâu châu là món giải khát mùa hè rất hấp dẫn. Đa phần khách mua đều cảm thấy thoải mái với mức giá bình dân của mỗi ly trà sữa. Hơi quá nếu nói là hái ra tiền, nhưng chúng ta thấy công việc làm ăn suôn sẻ mọi ngày thì thu nhập của những chủ cửa hàng này ổn định. 2.2.5. Những thay đổi của thị trường sau khi vấn đề công ty Hồng Hoa Trường Lạc được giải quyết Một năm sau khi xảy ra cơn khủng hoảng thông tin độc hại, hàng loạt chủ cửa hàng trà sữa trân châu “kiệt sức” buộc phải thanh lý cửa hàng, nhượng quyền thuê địa điểm, bán rẻ lại toàn bộ nguyên liệu, dụng cụ pha chế trà mong gỡ vốn hay kiếm thêm chút lãi nhỏ. Gần như những quán trà sữa trân châu phải đóng cửa đều ít nhiều dính líu tới nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay chủ quán không thể chứng minh được rằng nguyên liệu của họ được đảm bảo. Với những cửa hàng trụ lại, họ mất khá nhiều thời gian và công sức để chứng minh được mình trong sạch bằng cách đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, lấy giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm từ các cơ quan chức năng về dán ngay trong cửa hàng. Cho tới lúc này, nhiều người mới “té ngửa” khi biết nguyên liệu làm ra trà sữa trân châu mà họ hay uống đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và thành phần hóa học. Dư luận hoang mang. Ngay cả những “fan cuồng” nhất của trà sữa trân châu thơm mát, dai dai, dẻo dẻo cũng phải e dè. Công việc kinh doanh của các quán trà sữa bắt đầu rơi vào thoái trào. Trà sữa trân châu lần thứ hai trở thành “hiện tượng”. Nhưng không còn theo nghĩa là đồ uống “hot” được nhiều người ưa chuộng, mà là đồ uống khiến nhiều người sợ vì bị nghi chứa chất cực độc. Nhiều cửa hàng cố gắng vực dậy sức tiêu thu bằng cách giảm giá, tiếp thị, giao hàng tận nơi, mua 2 tặng 1… nhưng lượng khách cũng không tăng được bao nhiêu. Mùa hè 2010 được ghi nhận là mùa hè kinh doanh ảm đạm nhất từ khi trà sữa trân châu “đổ bộ” vào Việt Nam. Tuy nhiên, trà sữa trân châu vẫn đi qua giai đoạn sốt. Ngay cả những thương hiệu trà sữa mạnh nhất muốn tồn tại cũng phải thay đổi sang hình thức phong phú hóa sản phẩm, nghĩa là ngoài trà sữa còn các loại đồ ăn vặt và nhiều loại đồ uống khác. Còn khách hàng, dù thấy những tấm bảng chứng nhận an toàn nhưng vẫn mơ màng rằng những nguyên liệu này có thực sự “sạch”. Nhiều người cho rằng trà sữa trân châu làm cho khách hàng "chạy mất dép" vì thông tin độc hại chưa được kiểm chứng. Thực chất, nguyên nhân sâu xa cho sự sa lầy của một loạt các cửa hàng kinh doanh thức uống này là do một bộ phận kinh doanh bất chấp chất lượng, coi nhẹ sức khỏe cộng động mà chỉ cốt chạy theo lợi nhuận. Kinh doanh trà sữa trân châu rõ ràng là một trào lưu. Người thắng là người đi đầu, hớt được những lớp váng đầu tiên khi thị trường còn mới mẻ, cạnh trạnh chưa gay gắt. Người bại trận thảm hại nhất là những người kinh doanh đua theo trào lưu, phớt lờ chất lượng. Trong khi đó, những người tồn tại được lâu bền nhất đã có định hướng phát triển ngay từ đầu, biết vượt qua khó khăn là những cạnh tranh “không sòng phẳng” về giá thành và chất lượng, để kiên trì phát triển cửa hàng, thương hiệu uy tín của riêng mình. 2.3. Giải pháp và kiến nghị Qua phân tích đánh giá vụ việc của công ty Hồng Hoa Trường Lạc là hiện tượng gian lận bán hàng và có thể coi là hàng giả vì bao bì không có nhãn mác rỏ ràng, chất lượng sản phẩm không an toàn cho sức khỏe. Hàng vi này đã xâm phạm tới các quyền của người tiêu dùng mà theo cộng đồng quốc tế, Việt Nam quy định như các quyền được an toàn “ là quyền được bảo vệ để chống các sản phẩm, dịch vụ, các quy trình có hại cho sức khỏe và cuộc sống”. Mặc dù ngày nay xã hội lên án rất nhiều những hành vi đạo đức kinh doanh, và trong bộ luật hình sự hiện hành của nước ta đã quy định mức hình phạt đối với những hành vi xâm phạm thới lợi ích người tiêu dùng như điều 162 đã quy định mức hình phạt về tội lừa dối khách hàng. Nhưng với lợi nhuận khổng lồ các doanh nghiệp có thể thu lại lợi nhuận từ những hành vi phi đạo đức đó thì có lẽ những hình phạt này còn tương đối nhẹ. Trong thời đại đặt lợi nhuận lên trên trên lợi ích người tiêu dùng Hồng Hoa Trường Lạc có quan tâm đến lợi ích người tiêu dùng hay không hay chỉ quan tâm tới lợi ích của mình. Các doanh nghiệp dường như không quan tâm đến các chuân mực đạo đức xã hội. Vậy thì ngoài những chính sách, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, cạch tranh công bằng, pháp luật nên có những biện pháp xữ phạt nghiêm minh hơn đối với những hành vi vi phạm và nhất là hành vi có liên quan tới lợi ích người tiêu dùng : Gỉaỉ pháp về chính trị: Nhà nước phải ban hành những văn bản luật, có chính sách công bằng hợp lý để giúp cho doanh nhân tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Ban hành pháp luật là quan trọng nhưng người thực Thi pháp luật mang tính quyết định. Do vậy cần phải chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực, loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất. Giaỉ pháp về kinh tế: Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động Doanh nhân. Vấn đề này dẫn đến quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội.Đặc biệt những doanh nhân hoạt động trong thành phần kinh tế Nhà nước thì vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cần được xác định rõ. Giải pháp về nhận thức và tư tưởng: Trước đây, tinh thần yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả “ Không gì quý hơn độc lập tự do”. Ngày nay, tinh thần yêu nước đựợc mở rộng, đó là phấn đấu vì “ Dân giàu, nước mạnh”. Và điều đó đã trở thành đạo đức cao đẹp – Doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó. Giai pháp giáo dục đạo đức doanh nhân: Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò doanh nhân, giá trị xã hội của doanh nhân bằng sự tôn vinh.Chúng ta cần nghiên cứa xây dựng vấn đề Văn hóa Doanh nhân Việt Nam với những đặc trưng, đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam như một thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. III. Kết luận Vấn đề an toàn an toàn thực phẩm là rất quan trọng, vì đây là vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đặt đạo đức kinh doanh lên hàng đầu để phục vụ lợi ích lâu dài đối với doanh nghiệp của mình. Pháp luật và đạo đức kinh doanh là những rào cản mà nhà nước và xã hội đặt ra để điều chỉnh các doanh nghiệp đi đúng hướng, ngăn không để các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà vượt quá chuẩn mực chung, đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích đất nước. Đạo đức kinh doanh, là các hoạt động của DN đem lại lợi ích cho mình đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì các hành động đó là có đạo đức. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi hành doanh nghiệp làm giầu trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của khách hàng, giữ uy tín với khách hàng. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp đảm bảo những lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trọng nhân phẩm của họ và tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng. Đạo đức doanh nghiệp cũng đòi hỏi các nhà kinh doanh quan tâm giải quyết vấn đề môi trường, các vấn đề xã hội - nhân đạo. Qua đó, cũng có thể hiện rằng: Một doanh nghiệp bền vững là doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và trách nhiệm phục vụ cộng đồng trên nền tảng tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh.
Luận văn liên quan