Tiểu luận Di dân

• Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư. • Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới.

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Di dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Di dân * Nội dung: A. Khái niệm di dân và phân loại: 1. Khái niệm: • Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư. • Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không gian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới. 2. Một số đặc điểm về di dân • Người di cư di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến một nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển). Người di chuyển bao giờ cũng có những mục đích, họ đến một nơi nào đó và đinh cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục đích đó. • Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định di dân. • Một số đặc điểm khác nữa khi xem xét di cư như sự thay đổi các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Di dân gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, công việc nghề nghiệp,… 3. Phân loại: a. Theo địa bàn nơi đến: Di dân quốc tế và di dân nội địa • Di dân quốc tế: (immigrant, emigrant) – Di dân hợp pháp – Di dân bất hợp pháp – Chảy máu chất xám – Cư trú tị nạn. – Buôn bán người qua biên giới • Di dân nội địa (in-migrant, out-migrant) – Di dân nông thôn-đô thị – Di dân nông thôn-nông thôn – Di dân đô thị-nông thôn Di dân đô thị-đô thị b. Theo độ dài thời gian cư trú • Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làmviệc, với mục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới. Phần lớn người di cư là do điều động công tác, người tìm cơ hội việc làm mới và thoát ly gia đình,… Những đối tượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ. • Di chuyển tạm thời • Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc • Di chuyển tạm thời: khả năng quay trở về là chắc chắn. Loại hình này bao gồm các hình thức di chuyển làmviệc theo thời vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước. • Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của cư dân nông thôn vào thành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập. c. Theo đặc trưng di dân • Di dân có tổ chức: hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. • Di dân tự phát: mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Loại hình di dân này phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm. Di dân tự phát: • Góp phần làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khó khăn nơi xuất cư. • Góp phần vào việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu • Khai thác tài nguyên ở nơi mới định cư. • Người di dân tự do thường khá vững vàng về tâm lý, sẵn sàng chịu đựng • Góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo tại nơi đi. Tuy nhiên, di dân tự phát cũng đem lại một số tác động tiêu cực cho nơi định cư như khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra áp lực về xã hội cho địa phương mới đến. B. Quá trình di dân ở Việt Nam: I. II. Quá trình di dân nông nghiệp ở Việt Nam sau năm 1975: * Giống như các quốc gia khác, di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Di dân là một vấn đề có tính quy luật chung, cũng giống như chính quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở các quốc gia. Di dân lao động là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Từ 1975 dân cư ở các vùng đông dân có xu hướng di cư đến những vùng thưa dân hơn như từ đồng bằng song Hồng đến Tây Nguyên và đồng bằng song Mê Kông. Xu hướng nổi bật trong thập niên 1990 là di cư từ nông thôn ra thành thị khiến cho dân số ở đô thị tăng lên đáng kể: +1989: dân số ở đô thị chiếm 19,4% so với tổng dân số +1999: con số này lên đến 23,5% Theo một vài nghiên cứu cho rằng hang năm có khoảng 70000 đến 100000 người nông thôn di cư tới thành phố Hồ chí Minh và có khoảng 40% mức tăng dân số của Hà Nội là do di dân. Ước tính tỉ lệ đô thị hoá sẽ tiếp tục tăng đến 45% vào năm 2020. Ở vùng núi và cao nguyên: +1960 – 1984: dân số ở các khu vực miền núi phía Bắc tăng hơn 300% +Tây Nguyên: 1976 là 1225914 người; 1976-1985 là 2013900 người ; 1999 là 4059928 người. Bảng số liệu về số dân di cư theo kế hoạch nội vùng và giữa các vùng 1976-1995: Vùng Số dân di chuyển Số dân di chuyển giữa các vùng nội vùng Xuất cư Nhập cư (1000ng) Miền núi phía 375 26 222 Bắc Đb.sông Hồng 168 689 _ Bắc Trung Bộ 522 247 _ Dh.miền Trung 432 210 33.5 Tây Nguyên 329 _ 685 Đông Nam Bộ 666 198 175 Đb.sông Cửu 878 _ 244.5 Long Tổng cộng 3370 1370 1370 Nguồn: cục định canh định cư và vùng kinh tế mới, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội,1995.  Về chiều cạnh giới của di dân lao động: So với những năm 80, quy mô và tỉ suất di chuyển của dân số nữ đã tăng gấp đôi trong những năm cuối 90, đặc biệt tập trung vào nhóm tuổi 20-25, đa số chưa lập gia đình. Theo tổng điều tra dân số năm 1999: Trong tổng số hơn 4,5 triệu người thay đổi nơi thường trú thời kì 1994-1999, nữ chiếm tỉ trọng cao hơn nam (54% so với 46%). Với mọi vùng miền lãnh thổ, mức độ di cư nội tỉnh của nữ (4,1%) cao hơn nam (3,2%). Đối với các luồng di chuyển ngoại tỉnh, không có sự chênh lệch đáng kể về tỉ suất di dân của nam (3,0%) và nữ (2,8%). Tỷ suất di dân của nữ trong nhóm 20-24 tuổi cao gấp đôi tỷ suất di dân của các nhóm tuổi khác. Tỷ số giới tính (đo bằng số nam so với số nữ ) của nhóm dân số 20-24 tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn nông thôn phản ánh xu hướng di dân của nhóm nữ thanh niên từ nông thôn ra thành phố. III. VAI TRÒ CỦA DI DÂN NÔNG THÔN- ĐÔ THỊ TRONG SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HIỆN NAY Di dân giữ một vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn ở nước ta. Đã từ lâu chính sách điều động lao động và dân cư tập trung vào việc phân bố lại lao động, tổ chức đưa dân tới nùng kinh tế mới, nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng dân số ở khu vực đồng bằng hạn chế tình trạng nhập cư tại các trung tâm đô thị các thành phố lớn. trong những năm gần đây, trước nguy cơ bùng nổ dân số, sự yế kém trong công tác quản lý đô thị cùng với tình trạng xuống cấp của kết cấu hạ tầng, việc nhập cư vào thành phố được xem như vấn đề xã hội, thậm chí được nhìn nhận như một tệ nạn cần được ngăn chặn. Cùng với nhịp độ tăng trưởng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, các hoạt động kinh tế di cư nông thôn đô thị có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các thành phố của cả nước hiện đang thực sự trở thành trọng diểm. của nhiều thành phần nhập cư từ ngoài tỉnh đổ về. Thời buổi kinh tế mở bung ra trong sự bình dẳng giữa các thành phần kinh tế cùng với sự gia tăng của các dự án đầu tư nước ngoài, …. Đang thức sự có sự hấp dẫn dân cư đến sinh sống và làm ăn tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp. A, Một số dặc điểm di dân nông thôn ở Việt Nam hiện nay: Di dân nông thôn đô thị diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng, với những nguyên nhân và mục đích khác nhau. Sự khác biệt giữa di chuyển tạm thời mang tính mùa vụ và di chuyển với mục tiêu ổn định lâu dài đòi hỏi phải xem xét vấn đề di cư trong bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên nỗ lực nghiên cứu di dân ở Việt nam thường gặp trở ngại lớn về số liệu vốn quá thiếu và không phản ánh được đầy đủ qui mô của vấn đề di cư. Một hình thức khá phổ biến hiện naylaf di cư theo mùa vujcuar người lao động ngoại tỉnh đến các thành phố lớn tìm việc làm. Từ các tỉnh lân cận như Hà, Hà tây, Bắc ninh, Bắc giang, Vĩnh phúc, người lao động đổ về Hà nội làm ăn. Từ Bến tre, Bình dương, Đồng nai, Tiền giang, Long an người nhập cư vào thành phố Hồ chí minh kiếm sống ngày càng đông. Ngay cả với Đà nẵng, một thành phố vốn có nhiều thành tích trong công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu cũng không tránh khỏi qui luật đó. Thời gian qua, con số người lao đông ngoại tỉnh cắc tỉnh Thừa thiên- Huế, quảng bình, quảng Nam đến tìm việc ngày càng gia tăng trên địa bàn thành phố. Cần lưu ý rằng các trung tâm đô thị không chỉ có sức hấp dẫn với người lao động từ nông thôn ra thành phố làm ăn theo mùa vụ. Các thành phố lớn thời mở cửa còn có sức hút mạnh mẽ đối với nhóm cán bộ công nhân viên chức chuyển từ tỉnh khác đến, có ý định thường trú lâu dài tại thành phố. Nhớ lại thời bao cấp, việc quản lý dân cư được tiến hành khá chặt chẽ thông qua hệ thống hộ tịch hộ khẩu. Để có được 1 hộ khẩu tại Hà nội thì người ngoại tỉnh nhất thiết phải có giấy tiếp nhận của tổ chức theo chỉ tiêu định biên được giao hàng năm. Nếu cán bộ của nhà nước thì phải có bằng cấp, tay nghề cao mới được xét tuyển về các thành phố lớn để làm việc, mua đất xây nhà lập nghiệp trở thành dân thành phố. Đó là chưa kể đến đội ngũ cán bộ công nhân lao động xuất khẩu lao động từ nước ngoài về, và học sinh sinh viên các tỉnh học tại thành phố khi ra trường, tất cả đều tìm cách bám trụ kiếm công việc làm ăn sinh sống, góp phần đem lại sự đông đúc nhộn nhịp của các trung tâm đô thị. Rõ ràng lafkhi nói đến di cư nông thôn- đô thị, người ta không thể không nhắc đến thành phần nhập cư này. Di dân nói chung, đặc biệt là di dân nông thôn- đô thị, là một quá trình chọn lọc. đại đa số cư dân tìm đến các thành phố thuộc nhóm tuổi dưới 40. Không ít là những thanh niên chưa xây dựng gia đình và ở độ tuổi lao dộng sung sức nhất. Do sự hấp dẫn của cuộc sống thị thành, và tâm lý không muốn gắn bó với nghề nông chân lấm tay bùn thu nhập thấp, nhóm người trẻ tuổi chiếm phổ biến trong nhóm dân cư nông thôn. Tính chọn lọc của di dân được phản ánh bằng sụ khác biệt về giới trong quá trình di chuyển. So với nữ giới, nam giới có xu hướng di chuyển trên các dòng nhập cư từ nông thôn ra đô thị chiếm đa số. Gánh nặng công việc, học vấn thấp, sự giàng buộc về gia đình cũng như những định kiến truyền thống về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là những tác nhân chủ yếu hạn chế sự di chuyển nữ giới. Thay vào đó, hình thức di chuyển theo chồng, theo hôn nhân hoặc đoàn tụ gia đình chiếm đa số trong nữ giới. Đặc diểm này được phản ánh rõ trong những số liệu về di dân ở Việt nam, từ kết quả điều tra Tổng điều tra dân số nhưng năm gần đây. Ngoại trừ chương trình di dân đi làm kinh tế mới mới có sụ điều động của nhà nước, hầu hết các cư dân ra thành phố kiếm việc, làm ăn đều không phải là những người nghèo nhất ở nông thôn. Các nghiên cứu về xã hội học cho thấy nhữ gia đìnhcó người ra thành phố khong phải là những gia đình có thu nhập thấp không ít gia đình có điều kiện thu nhập khá nhưng lại mong muốn có cuộc sống khá hơn và đây là những ứng cử viên đầu tiên ra thành phố làm ăn. Bởi lẽ bản thân quá trình di chuyển đòi hỏi những chi phí và tiềm lực nhất định trong mặt quan hệ xã hội cũng như có được những thông tin về các cơ hội kinh tế và việc làm ở nơi đến. điều này giải thích cho thực tế là nhười ra thành phố tìm việc ít rơi vào đối tượng mù chữ, thất học ở nông thôn. Người lao động nông thôn ra thành phố đều có trình đọ học vấn tương đối cao so với người ở lại. học vấn, vì vậy là một đặc trưng của trọn lọc di dân. B. Vai trò của di dân nông thôn đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn Phải chăng quá trình di dân như vậy có làm cạn kiệt nguồn lao động trẻ, trình độ học vấn ở nông thôn hiện nay? Nếu vậy thì hiện tượng rời bỏ làng quê ồ ạt kéo nhau ra thành phố như nhiều địa phương hiện nay phải chảng sẽ làm tăng tình trạng nghèo đói, kém phát triển ở nông thôn? Trên thực tế di dân nông thôn là một chiến lược tồn tại và phát triển của hộ gia đình nông thôn. Tình trạng đông người ít đất lại không có nghề phụ là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguốn nhập cư từ nông thôn ra thành phố hiện nay. Công việc tuy nặng nhọc nhưng dù cực vẫn có tiền. đó là nhận định và tâm lí chung của lao động ngoại tỉnh hiện nay. Quả vậy, so với thu nhập một nắng hai sương, mùa màng thất bát cùng với giá nông sản rẻ mạt thì khoản tiền vài ba trăm nghìn thu nhập được ở thành phố là không hề nhỏ. Nguồn tiền mà họ gửi về cho gia đình được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây dưng nhà cửa, chăm sóc sức khỏe, học hành của con cái,… và nhiều mục đích kinh tế khác. Bên cạnh lợi ích kinh tế, người lao động nông thôn từ thành phố trỏ về còn mang theo những tri thức và nhận thức mới gắn liền với nhịp sống văn minh của thành phố. Họ còn mangtheo mình một ý thức làm giàu, các thang giá trị mới trong lối sống Mf có thể trước đó chưa từng tồn tại ở quê. Ngay cả về vấn đề nhận thức về kế hoạch hóa gia đình. Tất cả đều tạo nên một khởi sắc mới trong cuộc sống ở những làng quê có người đi làm ăn và thoát li ra thành phố. Đi dân góp phần thúc đấy phát triển về kinh tế, đặc biệt là trong kinh tế thị trường hiện nay. Di dân mùa vụ đến các đô thị, các thành phố lớn thực sự là việc cung cấp, chuyển dịch lao đông đên nơi cần lao động. cùng với tác dụng nâng cao dân trí, di cư nông thôn đô thị còn là biện pháp làm tăng thu nhập và nâng cao mức sông cho khu vực nông thôn, góp phần vào sự nghiệp xóa đó giảm nghèo. Đối với các trung tâm đô thị, mặc dù di dân gây trở ngại cho công tác quản lí hành chính, tăng thêm sức ép đối với cơ sở hạ tầng vốn đang xuống cấp, nhưng cái đượcthì không thể không có quyền so sánh. Các thành phố xẽ ra sao nếu thiếu dịch vụ xã hội và nguồn lực dồi dào của ngoại tỉnh? Thực sự người lao động ngoại tỉnh thực sự đã bổ sung không nhỏ tới thị trường lao động. họ sẵn sàng làm những công việc mà người dân mà thành phố không muốn nhúng tay. Nặng thì như đâò móng nhà, phá bê tông, khuân vác,… nhẹ hơn thì bán hàng, phụ việc, chạy xích lô,… khu vực đô thị với nhu cầu lao động rồi rào và đa dạng vô hình chung đã tạo việc làm cải thiện cuộc sống nghèo ở làng quê. Trong di dân, nếu yếu tố kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc di cuwthif mạng lưới xã hội lại là nhân tố quyết định nới đén của các luồng di chuyển. mạng lưới này bao gồm những quan hệ gia đình, họ hàng, thân tộc, đồng hương tạo nên sụ hòa nhập của dân cư trong môi trường sống đô thị, đồng thời tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa nơi đi và nơi đến. việc người lao đông cùng làng quê mách bảo và cùng nhau ra thành phố làm ăn sinh sống là một trong những biểu hiện của mạng lưới di dân. Có thể nói khi mạng lưới di dân phát triển thì nó sẽ duy trì sụ chuyển cư từ nông thôn dưới phương thức quản lí điều chỉnh, không cần có sự can thiệp từ bên ngoài. C, Kết luận Trên khắp các quốc gia đang phát triển, sự dịch chuyển dân số đang diễn ra mạnh mẽ theo hướng nông thôn đô thị. Quá trình công nghiệp hóa bao giờ cũng kéo theo sự tập chung và di chuyển dân số tới các vùng trung tâm đô thị và thành phố lớn. Vì vậy công tác kế hoạch hóa gia đình và chính sách kinh tế xã hội cần phải được quan tâm trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nhà nước cần chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu về di dân theo từng giai đoạn phát triển. Cần tạo điều kiện để người lao động nhập cư ổn định cuộc sống, bình đẳng nhằm vào mục tiêu tâng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và văn minh. IV. Nguyên nhân dẫn tới di dân * Hầu hết các lý thuyết về di dân đầu tập trung trung vào các câu hỏi: • Tại sao người dân di chuyển? • Các nhân tố nào dẫn đến quyết định di chuyển? • Di dân có tính tuyển chọn như thế nào? • Tại sao trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, người di cư vẫn tồn tại và vươn lên? * Lý thuyết “Lực hút và lực đẩy”: + Các lực hút tại các vùng có dân chuyển đến : • Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi hơn. • Cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt ổn định, có triển vọng cải thiện đời sống hơn,… • Môi trường văn hoá-xã hội tốt hơn nơi ở cũ. + Các lực đẩy tại những vùng dân chuyển đi có thể là do: • Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm. • Đất canh tác ít, bạc màu, không có vốn và kỹ thuật để chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống. • Mong muốn tìm đến những vùng đất có khả năng kiếm việc làm, tăng thu nhập, học hành của con cái, muốn cải thiện đời sống. • Do nơi ở cũ bị giải toả, di dời, xây dựng đường xá hay các công trình công cộng * Ngoài ra còn có những nguyên nhân mang bản chất xã hội nhưng tồn tại ở cấp cá nhân như: • Muốn gần gũi, liên hệ với thân nhân, đoàn tụ gia đình • Bị mặc cảm, định kiến của xã hội không muốn ở lại cộng đồng nơi cư trú, mong muốn đến nơi ở mới nhằm thay đổi môi trường xã hội và xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. • Theo cách tiếp cận kinh tế, người ta đã xem xét quá trình di dân từ hai phía là cung (supply) và cầu (demand). • Sự tồn tại nhu cầu lao động dịch vụ ở khu vực nơi đến là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khả năng cung cấp lao động và dịch vụ thông qua di cư. • Ví dụ: di cư lao động quốc tế, vượt quá ranh giới và khuôn khổ của từng quốc gia V. Một số xu hướng của di dân: • Xu hướng chung của di dân quốc tế: theo chiều hướng từ khu vực kém phát triển đến khu vực phát triển hơn. • Di dân quốc tế diễn ra với cường độ lớn hơn so với di dân trong nước. Theo thống kê mới đây của Liên hợp quốc, hiện nay trên thế giới có 150 triệu người di chuyển xuyên quốc gia. Khoảng 2% dân số thế giới (125 triệu người) sinh sống ở ngoài quốc gia nơi họ sinh ra. • Xu hướng di chuyển vĩ mô diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau theo hướng từ: – châu Á và châu Mỹ la tinh tới Bắc Mỹ, – châu Phi đến Tây Âu, – châu Á sang khu vực Trung đông với mức độ ngày càng gia tăng. – Nam và Đông Âu sang Bắc và Tây Âu. • Cũng xuất hiện dòng di cư phi chính thức, bao gồm loại hình di cư ép buộc, bất hợp pháp, hoặc không mang tính tự nguyện như: tỵ nạn do chiến tranh, xung đột chính trị, sắc tộc và tôn giáo, buôn người. • Xu hướng di chuyển đặc thù khác: nới dãn dân từ khu vực trung tâm, đô thị hóa cao sang các khu vực ngoại vi (thường thấy ở các nước phát triển). Liên quan nhiều tới qui hoạch đô thị, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh các cơ sở hạ tầng phương tiện giao thông cho phép đi lại thuận tiện hơn. • Tại các nước đang phát triển: đặc thù vẫn là di dân theo chiều hướng nông thôn thành thị, các vùng kinh tế xã hội phát triển hơn
Luận văn liên quan