Tiểu luận Điện Biên Phủ trên không - Mười hai ngày đêm lịch sử

Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình. Từ ngàn xưa, chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi Lạc Hồng. Chúng ta phải vượt bao khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước. Thời cuộc xoay vòng, chiến tranh- hòa bình-chiến tranh, nước ta phải gánh chịu ách đô hộ nặng nề tàn bạo của giặc Tàu giặc Tây hơn ngàn năm, nhưng người Việt Nam chúng ta không bao giờ chịu khuất phục, chấp nhận nỗi nhục mất nước. bao lớp cha anh đã kiên cường chống trả, bất khuất hi sinh chẳng tiếc chi xương máu mang về bao chiến công hiển hách, dựng nên trang sử vàng để lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời. Trải qua những trận đánh trường kì gian khổ, giành lấy chiến thắng oai hùng chúng ta mới thực sự độc lập thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ Bắc vào Nam, biết bao trận chiến vang dội, nhưng hẳn không ai trong chúng ta không biết đến trận chiến “Điện Biên Phủ trên không - mười hai ngày đêm lịch sử”, một chiến thắng làm thay đổi cách nhìn của thế giới đối với nước Việt Nam nhỏ nhưng không “nhỏ” này. Là thế hệ trẻ, được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, đang trên tiến trình phát triển và hội nhập, được hưởng những điều kiện sống tốt đẹp hơn những thế hệ cha anh đi trước, những người sinh ra trong thời cuộc loạn lạc, chiến tranh triền miên, cuộc sống gian lao, khó nhọc, nạn đói, mù chữ thường xuyên đối diện với cái chết bom đạn. Nghĩ lại thấy mình thật may mắn, là những sinh viên khi tiếp xúc với môn đường lối Đảng Cộng Sản, chúng em lại càng hứng thú, muốn biết rõ những đường lối, những sự hi sinh cũng như những điều làm nên chiến thắng quang vinh cho hôm nay hòa bình của cha ông, tầng lớp trẻ chúng em bắt đầu nghiên cứu đi sâu vào các trận chiến, để hiểu sử ta như Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhàViệt Nam”.

pdf23 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 10188 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điện Biên Phủ trên không - Mười hai ngày đêm lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ................. TIỂU LUẬN MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: Điện Biên Phủ trên không - mười hai ngày đêm lịch sử. GVHD : TS.Nguyễn Minh Tiến SVTH : Trương Thị Thúy Vi 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân dân Việt Nam luôn tự hào với trang sử vẻ vang của dân tộc mình. Từ ngàn xưa, chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, dòng dõi Lạc Hồng. Chúng ta phải vượt bao khó khăn thử thách để dựng nước và giữ nước. Thời cuộc xoay vòng, chiến tranh- hòa bình-chiến tranh, nước ta phải gánh chịu ách đô hộ nặng nề tàn bạo của giặc Tàu giặc Tây hơn ngàn năm, nhưng người Việt Nam chúng ta không bao giờ chịu khuất phục, chấp nhận nỗi nhục mất nước. bao lớp cha anh đã kiên cường chống trả, bất khuất hi sinh chẳng tiếc chi xương máu mang về bao chiến công hiển hách, dựng nên trang sử vàng để lại niềm tự hào cho con cháu ngàn đời. Trải qua những trận đánh trường kì gian khổ, giành lấy chiến thắng oai hùng chúng ta mới thực sự độc lập thống nhất đất nước vào ngày 30-4-1975, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ Bắc vào Nam, biết bao trận chiến vang dội, nhưng hẳn không ai trong chúng ta không biết đến trận chiến “Điện Biên Phủ trên không - mười hai ngày đêm lịch sử”, một chiến thắng làm thay đổi cách nhìn của thế giới đối với nước Việt Nam nhỏ nhưng không “nhỏ” này. Là thế hệ trẻ, được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, đang trên tiến trình phát triển và hội nhập, được hưởng những điều kiện sống tốt đẹp hơn những thế hệ cha anh đi trước, những người sinh ra trong thời cuộc loạn lạc, chiến tranh triền miên, cuộc sống gian lao, khó nhọc, nạn đói, mù chữ thường xuyên đối diện với cái chết bom đạn. Nghĩ lại thấy mình thật may mắn, là những sinh viên khi tiếp xúc với môn đường lối Đảng Cộng Sản, chúng em lại càng hứng thú, muốn biết rõ những đường lối, những sự hi sinh cũng như những điều làm nên chiến thắng quang vinh cho hôm nay hòa bình của cha ông, tầng lớp trẻ chúng em bắt đầu nghiên cứu đi sâu vào các trận chiến, để hiểu sử ta như Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhàViệt Nam”. 3 “Điện Biên Phủ trên không - mười hai ngày đêm lịch sử” là đề tài nghiên cứu mà em đã chọn phục vụ nhu cầu mở rộng kiến thức và đó cũng là đề tài tiểu luận mà nhóm đã chọn để hoàn thành nhiệm vụ học tập môn đường lối này. 2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU  Làm rõ nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và nắm bắt những diễn biến của trận chiến.  Phân tích đường lối chỉ đạo của Đảng trong trận chiến.  Thống kê kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Bối cảnh lịch sử của nước ta giai đoạn trước trận chiến.  Nguyên nhân dẫn đến trận chiến.  Diễn biến cuộc chiến giữa ta và địch.  Kết quả.  Bài học kinh nghiệm.  Đường lối chỉ đạo của Đảng trong suốt thời gian chiến tranh. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ nguồn tài liệu, các sách báo tham khảo, hình ảnh, video clip kí sự liên quan, nhóm đã viết lại bằng sự hiểu biết của mình những thông tin của trận chiến, song vì có những thông tin đòi hỏi sự chính xác cao nên có những phần nội dung nhóm xin phép trích dẫn toàn bộ nguyên văn từ các nguồn. 4 NỘI DUNG 1. BỐI CẢNH Từ sau năm 1965, trước nguy cơ sụp đổ của của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ phát động chiến lược "chiến tranh cục bộ" vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Trước tình thế đó, trung ương Đảng đã phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong toàn quốc, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”. Miền Bắc vừa tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, vừa đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng, ra sức tăng gia sản xuất, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Trong khi đó, nhiệm vụ hàng đầu của miền Nam đó là đấu tranh giữ vững và phát triển thế tiến công – kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược. Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phải đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ và ra sức tăng cường lực lượng về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam để giữ vững chiến tuyến, đủ sức đánh bại “chiến tranh cục bộ”. Nhiệm vụ của 2 miền là không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó với nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. 5 2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH. Vào tháng 10 năm 1972 lẽ ra giữa ta và Mỹ đã đi tới một hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam như đã thỏa thuận, nhưng phía Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 ném bom ra miền Bắc với các nguyên nhân sau: Nguyên nhân chính là Mỹ muốn gây sức ép với ta trên bàn đàm phán tại Pari, muốn thay đổi lại nội dung hiệp định được dự thảo trước đó, buộc ta phải ký bản hiệp định do Mỹ soạn thảo có lợi cho chúng. Sau thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Để giữ thể diện và danh dự của một siêu cường quân sự, Mỹ đã mở một cuộc tiến công chiến lược trên không ra miền Bắc bằng B52 nhằm:  Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân dân ta.  Phá hoại kinh tế miền Bắc và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.  Đưa miền Bắc về “thời kì đồ đá”, ngăn cản sự chi viện vào miền Nam.  Giải quyết những mâu thuẫn trong nước Mỹ lúc bấy giờ. Mỹ biết rằng khó thể xoay chuyển hoàn toàn tình thế chỉ bằng một cuộc tập kích ác liệt. Để khỏi bị mang tiếng là bỏ rơi “đồng minh”, Mỹ đã cố gắng làm tròn nghĩa vụ với chính quyền Sài Gòn khi quyết định dùng nấc thang quân sự cuối cùng để chứng tỏ họ đã cố gắng hết sức vì quyền lợi của “đồng minh”. Vả lại với một siêu cường quân sự như Mỹ, từ lâu đã có tham vọng muốn làm bá chủ thế giới, muốn hình thành trật tự thế giới một cực trong đó Mỹ đứng đầu. Với một nước tư bản mạnh như vậy khi để thua tại chiến trường Việt Nam – một nước nông nghiệp lạc hậu thì không có tư cách để thống trị thế giới. 3. DIỄN BIẾN  Ngày 13/12: do thái độ ngoan cố, lật lọng của chính quyền Mỹ Kit xinh Giơ, cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam.  Ngày 17/12: Ních xơn chính thức ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên Lainơbêchcơ II. Về phía ta đã chuẩn bị 6 sẵn sàng. Bộ Tổng Tham mưu ra lệnh cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B 52 đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra.  Sáng 18/12: Bộ Tổng Tham mưu điện cho các đơn vị: cần đề phòng địch dùng B- 52 đánh phá các mục tiêu trọng điểm. Các binh chủng pháo cao xạ, tên lửa, radda, không quân, pháo binh sẵn sàng chiến đấu kịp thời đánh trả máy bay, tàu chiến địch. Tổ chức quan sát, báo động, có kế hoạch sơ tán đào hầm hào, phối hợp với công an và nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản... 10 giờ 15 phút, một chiếc máy bay trinh sát không người lái của địch bay từ hướng Tây Bắc vào trinh sát Hà Nội. Các đơn vị ra đa phát hiện báo cáo về Tổng trạm radda và sở chỉ huy Quân chủng Phòng Không Vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 18.12.1972, Mỹ bắt đầu tấn công Việt Nam với 67 chiếc B52 nhằm Việt Nam thẳng tiến mở đầu trận Điện Biên Phủ trên không. Đến khoảng 19 giờ 15 phút trên toàn miền Bắc Việt nam đã có lệnh báo động do trung đoàn 291 tại Nghệ An đã kịp thời phát hiện, và bắt đầu có sự chuẩn bị. 19 giờ 40 phút, Mỹ bắt đầu trút hàng tấn bơm B52 xuống Hà Nội. Cuộc tập kích của không quân Mỹ diễn ra liên tục trong ngày với trọng tâm là các cuộc ném bơm vào ban đêm, ban ngày các máy bay chiến thuật liên tục đánh phá các sân bay, các trận địa tên lửa và các trạm rada phòng không Việt Nam. Vào 20 giờ 13 phút, tiểu đoàn 59 đã bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên do ta cũng đã có sự chuẩn bị từ trước, lực lượng không quân chặn ở vùng ngoài, lực lượng pháo cao xạ và lưới lửa tự vệ đã tạo điều kiện thuận lợi để bộ đội tìm tên lửa hủy diệt B52.  Đêm 18 rạng ngày 19/12, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến ngay một số đơn vị phòng không - không quân và khu vực Đông Anh, Yên Viên nơi vừa bị B- 52 của giặc Mỹ ném bom, động vien thăm hỏi bộ đội và nhân dân Thủ đô.  Rạng ngày 19/12: 4 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19 - 12, địch ném bom đợt thứ 3 vào các khu vực Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, nhà 7 máy Cao su Sao Vàng... Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô bắn hàng ngàn viên đạn các loại tiêu diệt một máy bay F4. Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 77 Trung đoàn Tên lửa 257 đánh một trận thật xuất sắc, bắn rơi tại chỗ một máy bay B- 52 D. Qua đó, ta đã gấp rút tổ chức kiểm điểm, rút được kinh nghiệm và theo số liệu, ta đã bắn rơi được 5 chiếc B52.  19h45 phút ngày 19/12 đến 5h20 phút ngày 20/12, máy bay B52 tiếp tục ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Riêng ở Hà Nội 87 lần chiếc B52 và hơn 200 lần chiếc máy bay cường kích ném 3 đợt bom xuống 68 điểm thuộc nội ngoại thành. Vào đêm 20/12: lực lượng không quân ta đã xuất kích đánh vào đội hình máy bay chiến thuật của Mỹ, tạo điều kiện để tiêu diệt B52. Ngay trong đêm, lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam đã phóng 36 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công, ta đã bắn rơi 4 máy bay B-52G và 2 máy bay B-52B, 1 máy bay B-52D bị bắn hỏng.  Đến ngày 21/12: Ở Hà Nội đã có 7 trung đoàn pháo cao xạ, các phân xưởng sửa chữa vũ khí, khí tài tên lửa đã được bố trí ngay sát trận địa để phục vụ kịp thời mọi tình huống. Tuy nhiên, sau đêm 21/12, số lượt B52 tấn công Hà Nội đã giảm sút nhiều, chúng chỉ đánh mỗi đêm 1 lượt với 1 máy bay B52, nâng số máy bay B52 bị bắn hạ trong 6 ngày đầu là 17 chiếc, 5 máy bay F111 và 24 máy bay khác và bắt sống 12 phi công của Mỹ.  Kể từ đêm 22/12, tần suất, cường độ tấn công B52 và máy bay chiến thuật của Mỹ có dấu hiệu giảm sút. 2 giờ 38 phút sáng 22 - 12, bộ đội rađa đã phát hiện chính xác các tốp B52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F 111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.Vao 3 giờ 42 phút, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đã bình tĩnh, dũng cảm vận dụng kinh nghiệm chiến đấu của các đêm trước, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 8 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B52 ở Thanh Miện- Hải Hưng.3 giờ 46 phút, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình.  21 - 22/12, tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F 111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ.  Ngày 23/12/1972: Ban ngày, 54 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội. Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức (Hà Tây). Ban đêm 33 chiếc B-52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn ) và khu vực Bắc Giang; 30 chiếc máy bay F4 và F105, 11 máy bay F111 đánh vào Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc và các sân bay Nội Bài, Yên Bái. Hướng biển, có 7 máy bay chiến thuật của Hải quân Mỹ vào đánh Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hải Phòng ).Ta bắn 4 máy bay trong đó có 2 B52, 1 F4, 1A7.  Ngày 24/12: Ban ngày, địch huy động 44 lần chiếc máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên (Cao Ngạn và dọc đường số 1), Sen Hồ, Việt Yên (Hà Bắc).Ban đêm, từ 19 giờ 50 phút, địch dùng 33 lần chiếc B- 52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, phối hợp với 39 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ đánh phá các sân bay Yên Bái, ga Kép và khu vực Vĩnh Tuy (Hà Nội).Quân và dân miền Bắc chiến đấu giởi đã bắn rơi 5 chiếc máy bay - trong đó có 1 B52, 2 F4, 2 A7. - Do bị thất bại nặng nề và lấy cớ nghỉ lễ Nôen, 24 giờ ngày 24 - 12, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần bọn giặc lái, rút kinh nghiệm tìm thủ đoạn và cách đánh mới.  Ngày 25/12: Từ 0 giờ ngày 25/12/1972, không quân địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Noen. Sáng 25, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân triệu tập Hội nghị quân chính tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu gai đoạn 1 và phổ biến tình hình nhiệm vụ giai đoạn tới. - Qua 7 ngày chiến đấu ngoan cường dũng cảm, bộ đội tên lửa, pháo phòng không hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ cùng bộ đội rađa, không quân và các lực lượng phòng 9 không ba thứ quân đã bắn rơi 53 máy bay địch, có 18 B52, 5 F111. Trong đó Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 31 chiếc (tên lửa bắn rơi 23 chiếc có 17 chiếc B - 52, không quân bắn rơi 1 chiếc F4, Pháo phòng không bắn rơi 7 chiếc). Lực lượng phòng không đại phương, dân quân tự vệ bắn rơi 22 chiếc, trong đó có 4 chiếc F 111 và pháo 100 ly được công nhận bắn rơi 1 chiếc B- 52.  Ngày 26/12: 13 giờ ngày 26, địch sử dụng 56 lần chiếc máy bay cường kích các loại vào ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72, trung đoàn 285 đã bắn rơi 1 máy bay F4.Từ 22 giờ 05 phút ngày 26/12, địch sử dụng 105 lần chiếc B52 và 110 lần chiếc máy bay chiến thuật hộ tống đánh ồ ạt, liên tục vào nhiều mục tiêu trên cả 3 khu vực Hà Nội, Hải Phòng và Thái NGuyên (Mỹ tập trung 66 lần chiếc B52 vào đánh phá Hà Nội, 21 lần chiếc B- 52 đánh Thái Nguyên và 18 lần chiếc B- 52 đánh Hải Phòng). Từ các trận địa ở khu vực ngoại thành, ba tiểu đoàn tên lửa (57, 76, 88) đã tập trung bắn rơi 1 máy bay B52. Sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) lập tức bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B52, một chiếc rơi xuống xã Định Công (Thanh Trì). Đại đội 74 pháo 100 milimét, trung đoàn 252 cũng bắn rơi 1 B52. Trận đánh làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng. Lầu Năm góc và bọn giặc lái Mỹ.  Ngày 27/12: Sáng ngày 27/12, địch điên cuồng cho 100 lần chiếc máy bay chiến thuật chia làm 3 đợt đánh phá dữ dội vào các khu vực nội, ngoại thành Hà Nội như nhà máy dệt 8 - 3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, rađa... Đại đội 61 tiểu đoàn 20 bắn rơi 1 máy bay F4. Cùng ngày 27, không quân ta cất cánh hai lần bắn rơi 2 chiếc máy bay F4 của Mỹ. Từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 27/12, địch tăng cường huy động 36 lần chiếc máy bay B52, có 66 lần chiếc máy bay chiến thuật yểm hộ, tập trung đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa; Xen kẽ giưa các đợt hoạt động của B52 địch dùng 17 lần chiếc F 111 tiếp tục thay nhau đánh phá, gây nhiều tội ác đối với nhân dân ta. 23 giờ ngày 27/12, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đánh trả quyết liệt tốp B- 52. Bằng 32 quả đạn, các đơn vị tên lửa phòng không của ta đã bắn tan xác 4 máy bay 10 B52 trong đó có 2 chiếc máy bay rơi tại chỗ.Vao 23 giờ 02 phút ngày 27/12, hai tiểu đoàn tên lửa (71, 72) bắn tiêu diệt tốp máy bay B- 52 từ hướng Tây lao vào đánh phá Hà Nội. Bằng 2 quả đạn theo phương pháp bám chính xác vào giữa nền dải nhiễu đậm, chiếc B52 chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn bốc cháy rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Đây là chiếc B52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Trong đó tiểu đoàn 59 và tiểu đoàn 77 cũng bắn rơi 2 chiếc máy bay B52 lúc 23 giờ 04 phút và 24 giờ 06 phút ngày 27/12.  Ngày 28/12: Từ 10 giờ đến 17 giờ ngày 28 tháng 12, địch huy động 131 lần chiếc máy bay chiến thuật các loại đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không - Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Quân và dân Thủ đô đánh trả quyết liệt. Không quân ta cất cánh đánh một trận xuất sắc bắn rơi 1 máy bay RA- 5C.Cùng ngày Bộ Tổng Tham mưu thông báo: Tổng thống Mỹ Níchxơn đã phải chấp thuận nối lại các phiên họp Hội nghị Pari. Chính phủ ta chấp nhận. Tối 28/12, Trung đoàn 274 được lệnh cơ động tăng cường ra Thủ đô Hà Nội. Những quả đạn tên lửa từ Quân khu 4 được chuyển ra chi viện nhanh chóng cho mặt trận Hà Nội.Từ 20 giờ đến 22 giờ, địch sử dụng khoảng 60 lần chiếc máy bay chiến lược B- 52 đánh phá khu vực Đông Anh, đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm. 21 giờ 41 phút, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh của Sở chỉ huy Không quân, lái chiếc máy bay MIG 21 cất cánh từ sân bay Cẩm Thuỷ, do Sở chỉ huy sân bay Thọ Xuân và rađa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình B52 đuổi địch đến vùng trời Sơn La. Phát hiện được B52 bám sát ở cự ly gần, Vũ Xuân Thiều xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy máy bay địch, Vũ Xuân Thiều cũng anh dũng hy sinh. Ban ngày, địch sử dụng 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật Mỹ đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên. 23 giờ 16 phút, địch huy động 60 lần chiếc B52 đánh vào 3 khu vực: 30 B- 52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 chiếc B52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 chiếc B52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú). Ta bắn rơi 2 máy bay, trong đó Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội chiến đấu anh dũng bắn rơi 1 máy bay B52, 1 máy bay F4. Đây là trận 11 đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng chạp năm 1972.  Ngày 30/12: 7giờ sáng, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng kéo dài 12 ngày, đêm đã bị thất bại hoàn toàn.  Ngày 27/01/1973: Hiệp định Paris về lập lại hòa bình tại Việt Nam được kí kết. 4. KẾT QUẢ Sự kiện năm 1972 kết thúc dưới phần thắng thuộc về quân đội nhân dân Việt Nam, buộc tổng thống Mĩ, Richard Nixon, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris và nhanh chóng kí hiệp định paris.  Thiệt hại của Pháp: Dù quân Pháp đã phải gia tăng quân số lên đến 16 nghìn người, họ đã không thể nào lật ngược thế cờ. Toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Thiệt hại về phía Pháp là 1.747 người chết, 5.240 người bị thương, 1.729 người mất tích và 11.721 bị bắt làm tù binh. Ngoài ra còn có 2 phi công Mỹ chết và 1 bị thương.  Thiệt hại của nước ta: Thiệt hại về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam về cơ sở vật chất: 100% số nhà máy điện bị đánh phá, 1.500/1.600 công trình thủy lợi và gần 100 km đê xung yếu bị hư hại; Hầu hết cầu cống quan trọng và toàn bộ 6 tuyến đường sắt đều bị đánh hỏng; 3/6 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên) và 23/30 thị xã, 96/116 thị trấn, 3.987/5.788 xã, 350 bệnh viên, gần 1.500 bệnh xá, 1.300 trường học bị tàn phá nặng nề; trong đó có 12 thị xã, hơn 300 xã, 10 bệnh viện, 11 ga xe lửa đầu mối bị hủy diệt hoàn toàn. Dù quân và dân ta đã dành được chiến thắng trong chiến dịch năm 1972 ấy nhưng thiệt hại mà nước ta phải gánh chịu là không hề nhỏ, những gì đã diễn ra tại Hà Nội, Hải Phòng không thể nào quên với không chỉ những ai đã sống tại đây mà còn bao gồm nhân dân cả nước trong thời kỳ của công cuộc bảo vệ đất nước. Tạ khu vực nội thành Hà Nội 12 và vùng lân cận cho đến tận ngay nay, xác những chiếc máy bay năm ấy vẫn hiện hữu không chỉ nhắc nhớ trận chiến năm 1972 mà còn răng dạy thế hệ sau lòng quả cảm kiên cường, bất khuất của dân ta, họ đã làm nên một trận đánh lịch sử, tạo ra một hiệu ứng lớn trên thế giới với một nước nhỏ, chưa phát triển về kinh tế cũng như quân sự đã phải chống
Luận văn liên quan