Tiểu luận Giải pháp đỏ” là gì - Bối cảnh lúc bấy giờ để “giải pháp đỏ” ra đời - Cũng như thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” và vị trí của nó đối với quan hệ Việt – Trung

Trước khi làm về “giải pháp đỏ” tôi không nghĩ đây là một đề tài hấp dẫn đến vậy. Từ thắc mắc “giải pháp đỏ” là gì đến đi tìm hiểu, quả thật càng tìm hiểu lại càng thấy hứng thú và tò mò, cùng như khao khát biết thêm được nhiều điều bên trong nó. Quan hệ Việt – Trung từ trước đến giờ vốn tốn nhiều giấy mực, suy nghĩ và tâm huyết của các nhà ngoại giao, sử học là một trong những quan hệ đối ngoại quan trọng, ảnh hưởng bậc nhất đối với nước ta. Xung quanh mối quan hệ với người láng giềng này có nhiều sự kiện xảy ra, mỗi sự kiện được ghi lại đó đều có tầm ảnh hưởng quan trọng cũng như ẩn chứa những điều sâu xa, những minh chứng thực tế nhiều hơn chúng ta có thể tưởng tượng được. “Giải pháp đỏ” cũng nằm trong số đó. Nó có liên quan mật thiết đến một chuỗi những sự kiện xảy ra cho mối quan hệ Việt – Trung giai đoạn những năm 80 và 90. “Giải pháp đỏ” là gì? Bối cảnh lúc bấy giờ để “giải pháp đỏ” ra đời? cũng như thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” và vị trí của nó đối với quan hệ Việt – Trung sẽ là những vấn đề chính mà tôi muốn đưa đến cho các bạn trong phạm vi bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn thầy Kết vì những đề tài hấp dẫn thầy đưa ra để chúng em có cơ hội học hỏi và tìm hiều thêm về Chính sách đối ngoại và những vấn đề có liên quan tới Chính sách đối ngoại của nước nhà.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp đỏ” là gì - Bối cảnh lúc bấy giờ để “giải pháp đỏ” ra đời - Cũng như thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” và vị trí của nó đối với quan hệ Việt – Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Giải pháp đỏ” là gì? Bối cảnh lúc bấy giờ để “giải pháp đỏ” ra đời? cũng như thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” và vị trí của nó đối với quan hệ Việt – Trung 2 Bố cục tiểu luận Lời mở đầu………………………………………………………………….trang 2 I. Bối cảnh và sự ra đời của “giải pháp đỏ” ………………………..trang 3 II. Thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” ……………………..trang 6 III. Vị trí của “giải pháp đỏ” với quan hệ Việt – Trung lúc bấy giờ……………………………………………………………….trang 10 Kết luận .…………………………………………………………..……....trang 11 Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………..trang 12 3 Lời mở đầu Trước khi làm về “giải pháp đỏ” tôi không nghĩ đây là một đề tài hấp dẫn đến vậy. Từ thắc mắc “giải pháp đỏ” là gì đến đi tìm hiểu, quả thật càng tìm hiểu lại càng thấy hứng thú và tò mò, cùng như khao khát biết thêm được nhiều điều bên trong nó. Quan hệ Việt – Trung từ trước đến giờ vốn tốn nhiều giấy mực, suy nghĩ và tâm huyết của các nhà ngoại giao, sử học…là một trong những quan hệ đối ngoại quan trọng, ảnh hưởng bậc nhất đối với nước ta. Xung quanh mối quan hệ với người láng giềng này có nhiều sự kiện xảy ra, mỗi sự kiện được ghi lại đó đều có tầm ảnh hưởng quan trọng cũng như ẩn chứa những điều sâu xa, những minh chứng thực tế nhiều hơn chúng ta có thể tưởng tượng được. “Giải pháp đỏ” cũng nằm trong số đó. Nó có liên quan mật thiết đến một chuỗi những sự kiện xảy ra cho mối quan hệ Việt – Trung giai đoạn những năm 80 và 90. “Giải pháp đỏ” là gì? Bối cảnh lúc bấy giờ để “giải pháp đỏ” ra đời? cũng như thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ” và vị trí của nó đối với quan hệ Việt – Trung sẽ là những vấn đề chính mà tôi muốn đưa đến cho các bạn trong phạm vi bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn thầy Kết vì những đề tài hấp dẫn thầy đưa ra để chúng em có cơ hội học hỏi và tìm hiều thêm về Chính sách đối ngoại và những vấn đề có liên quan tới Chính sách đối ngoại của nước nhà. 4 I.Bối cảnh và sự ra đời của “giải pháp đỏ”. Trong những thập niên 70, 80 tình hình thế giới có nhiều biến động, là những biến động to lớn khiến cục diện thế giới thay đổi mau lẹ, sâu sắc, nhiều việc không lường trước được. Bàn cờ quốc tế đang được sắp đặt lại, tất cả vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp. Quan hệ quốc tế và tranh thủ quan hệ quốc tế trở thành vấn đề nóng hơn bao giờ hết. Nước Việt Nam ta cũng trải qua nhiều sự kiện to lớn làm chuyển đổi cả cục diện chính trị Đông Nam Á, khiến các nước trong khu vực sốt sắng bình thường hóa và cải thiện quan hệ với Việt Nam. Lúc này, tại Châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề Cam-pu-chia cũng đang nóng bỏng. Tháng 4-1975, khi người dân Campuchia còn chưa kịp ăn mừng việc chính quyền Lon Nol (thân Mỹ) bị lật đổ thì tất cả bàng hoàng nhận được lệnh từ chính quyền Pol Pot: sơ tán toàn bộ khỏi Phnom Penh và các thành phố, thị xã chính của đất nước. Chính từ lúc này, Khmer Đỏ dưới sự dẫn dắt của Pol Pot, Ieng Sari, Khieu Samphon và Hou Yuon được nhiều học giả như Dith Pran, Nayan Chanda… coi là chế độ khát máu và tàn bạo nhất trong thế kỷ XX - sánh với những trại tập trung diệt chủng của Hitler trong Thế chiến thứ hai bắt đầu gây ra “nạn diệt chủng” và bao tội ác kinh hoàng, những phẫn uất… cho nhân dân Cam-pu-chia nói riêng, các nước trong khu vực nói chung. Chính quyền mới sát hại bất cứ ai bị nghi ngờ “có dính líu đến hoạt động thị trường tự do”: Theo trang web trung tâm thống kê của Cam-pu-chia, đến nay xác định được khoảng 20.000 hố chôn người tập thể, 189 nhà tù trong thời gian 3 năm 8 tháng 20 ngày cầm quyền của Pol Pot. Trong số người bị sát hại có gần 200 nhà văn, nhà báo; 600 bác sĩ, dược sĩ; 18.000 thầy cô giáo, giáo sư, hơn 10.000 sinh viên, hơn 1.000 văn nghệ sĩ. Hơn 1.000 trí thức ở nước ngoài về chỉ sống sót 85 người. Gần 6.000 5 trường học, hơn 700 bệnh viện và cơ sở y tế, gần 2.000 ngôi chùa, hơn 100 nhà thờ đạo Thiên Chúa và đạo Hồi bị phá hủy hoặc biến thành nhà kho, trại giam.. Chính quyền Pol Pot không chỉ thực hiện chính sách diệt chủng, được sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, Khmer Đỏ nhiều lần tiến hành quấy phá và sát hại dân thường Việt Nam ở khu vực dọc biên giới từ năm 1975-1978. Đỉnh điểm là vào ngày 13-12-1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của thế lực bên ngoài, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000-60.000 quân) tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới khiến vào ngày 23-12-1978, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, được sự ủng hộ nhiệt tình của những người dân Cam-pu-chia, giải phóng nhân dân Cam-pu-chia khỏi tội ác diệt chủng của chính quyền Pol Pot. Tuy nhiên lợi dụng điều này, Trung Quốc lên tiếng cáo buộc Việt Nam “xâm lược Cam-pu-chia” và có tham vọng “bành trướng thế lực” trong khu vực. Cần phải “dạy cho Việt Nam một bài học”. “Rõ ràng Trung Quốc âm mưu dùng vấn đề Cam-pu-chia để cải thiện thế đứng trong quan hệ với các nước lớn, trước hết là trong quan hệ Trung – Xô và quan hệ Trung – Mỹ. Còn Gorbachov cũng sẵn sàng dùng món quà Cam-pu-chia để sớm gặp được Đặng, cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm tác động đến quan hệ Mỹ – Xô. Chính trong bối cảnh đó, đã ra đời cái gọi là “giải pháp đỏ”, xuất phát từ ý tưởng của Gorbachov muốn vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết giữa hai nước Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam và Trung Quốc, cho nên định gán ghép hai lực lượng cộng sản Khmer thù địch, Khmer Đỏ của Pol Pot-Ieng Sary thân Bắc Kinh và Nhà nước Cam-pu-chia thân Hà Nội, bắt tay nhau dưới cái mũ “hoà hợp dân tộc””. – trích “Hồi ức và suy nghĩ” – Trần Quang Cơ. “Giải pháp đỏ” như một sản phẩm ảo tưởng để giải quyết êm thấm vấn đề Cam-pu-chia bằng cách hoà giải Phnom Penh với bọn diệt chủng Polp Pot và lập nên một nước Cam-pu-chia Xã hội chủ nghĩa. 6 Được manh nha từ trước đó nhưng đến khoảng tháng 3, tháng 4 năm 1987, “giải pháp đỏ” được nhắc đến lần đầu trong bộ chính trị nước ta. Tuy chính xác tác giả của “giải pháp đỏ” không được rõ ràng và mình bạch, những có thể thấy rõ nó là một sản phẩm “kì quái” được nhào nặn ra từ nhiều điều kiện bao gồm bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước, tư tưởng của một số cá nhân, lãnh đạo, từ lợi ích, mưu đồ riêng của nhiều bên. Bản thân “giải pháp đỏ” liệu có phải là một tất yếu lịch sử? Xin thưa là không phải, vì thế nên mới là kì quái, là kì quặc và gây ra nhiều thái độ khác nhau từ các bên có liên quan mà tôi xin trình bày dưới đây. 7 II. Thái độ của các bên đối với “giải pháp đỏ”. Từ khi mới ra đời và đến khi chính thức được đưa vào tiến hành thực hiện, “giải pháp đỏ” đã vấp phải nhiều thái độ trái chiều nhau. Ngay trong nội bộ bộ chính trị Việt Nam lúc bấy giờ cũng có nhiều phản ứng khác nhau, nhũng nghi ngại và bất đồng xung quanh nó. Như đã nói ở trên, “giải pháp đỏ” xuất phát từ ý tưởng của Gorbachov muốn vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết giữa hai nước Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam và Trung Quốc. Chính vì thế mà muốn chính quyền Khmer Đỏ cũng như Nhà nước Cam-pu-chia bắt tay nhau mà không hề để ý đến những tội ác, những chính sách diệt chủng tàn bạo, đi ngược lại với công lý của Khmer Đỏ lúc bấy giờ. Từ phía Liên Xô, lúc này là chính quyền Gorbachov, đương nhiên muốn thúc đẩy, giải quyết nhanh vấn đề Cam-pu-chia theo “giải pháp đỏ”. Đây là cách để Gorbachov tìm cách đến nhanh với chính quyền Đặng, cải thiện quan hệ với Trung Quốc để tác động tích cực đến vấn đề quan hệ Xô – Mỹ. Liên Xô đã thúc giục một cuộc gặp gỡ cấp cao với phía Trung Quốc để hai phía góp phần dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia và Khmer Đỏ. Gorbachov vì lợi ích nước lớn, không biết vô tình hay hữu ý mà đã giam lỏng Việt Nam vào cái khung “phải giải quyết vấn đề Cam-pu-chia với Trung Quốc”. Ngoài dự đoán của Liên Xô, phái Trung Quốc chưa muốn giải quyết vấn đề Cam-pu-chia, lại còn muốn dùng vấn đề này để mặc cả với Xô và Mỹ. Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn đang tranh thủ lợi dụng mâu thuẫn Mỹ - Xô. Trung Quốc muốn giữ cho cho mình vai trò một trong ba nước lớn giải quyết vấn đề Cam-pu- chia nhưng lại không muốn Mỹ - Xô chuyển qua đối thoại quá nhanh chóng, không muốn tiến trình hòa hoãn Mỹ - Xô diễn ra quá mạnh khiến tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các vấn đề châu Á sụt giảm nghiêm trọng, lo ngại bị gạt ra khỏi vai trò giải quyết những vấn đề châu Á. Tuy nhiên không phải theo “giải 8 pháp đỏ” này bởi Đặng Tiểu Bình thấy rằng “sáng kiến” này không phù hợp với đường lối tranh thủ phương Tây vì mục tiêu “bốn hiện đại”1 chút nào, thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng trong cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô2 là Bắc Kinh không “nuốt nổi” món quà này. Bắc Kinh đã lặng lẽ để sang một bên con chủ bài ''giai cấp'' tiêu biểu của chủ nghĩa Mác để khoác chiếc áo ''dân tộc'', với ''chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc''. Gorbachov cũng như một bộ phận lãnh đạo nước ta cho rằng “sáng kiến” này sẽ làm hài lòng Trung Quốc, nhưng thực tế đã cho thấy kết quả không phải như vậy: thái độ của Bắc Kinh với “giải pháp đỏ” đã quá rõ ràng. Lãnh đạo Phnom Pênh tiếp nhận gợi ý về “giải pháp đỏ” với thái độ lạnh nhạt. Nhưng dưới sức ép của hai đồng minh chính là Liên Xô và Việt Nam, Hunxen đã bước đầu thử tiếp xúc với Khieu Samphon – một trong những đầu sỏ Khmer Đỏ. Trước thái độ khinh miệt của tên này, lãnh đạo Cam-pu-chia dân chủ càng bày tỏ và bộc lộ kiên quyết hơn quyết tâm không đồng tình với giải pháp này của mình, cũng kiên quyết với chủ trương “ăn cả”3. Hun-xen cho rằng mình đã quá hiểu Khmer Đỏ: “chũng sẽ không thay đổi”, “bọn này không chơi được”, “nếu chỉ riêng Cam-pu-chia thôi thì Cam-pu-chia không cần Khmer Đỏ”…4. Tuy nhiên lãnh đạo Cam-pu-chia Hun-xen vẫn buộc phải thừa nhận Khmer Đỏ về mặt chính trị so sức ép từ phia đồng minh và nhận thức được vấn đề Cam-pu-chia có liên quan đến các quốc gia khác, nhất là “Việt Nam lại cần bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”5. Hun-xen cũng đã tỏ ý phê phán Liên Xô nhượng bộ Trung Quốc, cho rằng như thế là ép Cam-pu-chia thỏa hiệp với Trung Quốc và Khmer Đỏ, đánh đồng “tội phạm với phạm nhân”, không tôn trọng các nước bạn. Hun-xen kiên trì giữ 1 “Four Modernisations” hay “bốn hiện đại hóa” là chủ trương của thủ tương Chu Ân Lai trước khi qua đời: Công nghiệp, Nông nghiệp, Khoa học, Quân sự. 2 Thành Đô là thủ phủ của Tứ Xuyên 3 “ăn cả” bằng một biện pháp quân sự: coi Khmer Đỏ lẫn Sihanouk và Son San đều là đối thủ cần loại trừ. 4 Hunxen trả lời tại buổi thông báo kết quả cuộc Họp không chính thức ở Jakarta lần I, 30/07/1988. 5 Hunxen trả lời tại buổi thông báo kết quả cuộc Họp không chính thức ở Jakarta lần I, 30/07/1988. 9 quan điểm phải giải tán lực lượng Pol Pot, lo ngại việc “thúc đẩy mạnh hòa hợp dân tộc” theo “giải pháp đỏ” là tạo cơ hội cho Khmer Đỏ thanh toán những nhân vật tiến bộ và tích cực của Cam-pu-chia. Đặc biệt năm 1989, cuốn sách “Cam-pu- chia – con đường 10 năm” do Hun-xen xuất bản đã có hẳn một đoạn nói về “giải pháp đỏ”, phê phán những suy nghĩ về “giải pháp đỏ”, cho đó là quan niệm sai lầm và nguy hiểm, là điều phi lý và trái đạo đức, cái “đỏ” của nhân dân Cam-pu- chia không hòa hợp được với cái “đỏ” của bọn Pol Pot. Về phía nước ta, như đã đề cập ở trên, tồn tại nhiều phản ứng khác nhau, nhiều thái độ trái chiều đối với “giải pháp đỏ”. Một số lãnh đạo tỏ ra vô cùng hứng thú, cho nó là một giải pháp ưu việt trong bối cảnh lúc bấy giờ, cho rằng “cần phải nhượng bộ cái gì đó để giữ thể diện cho Bắc Kinh ”. Một số khác tỏ ý không đồng tình, cho rằng nó là một giải pháp kì quặc, một sản phẩm mộng tưởng khó chấp nhận được do quá ghê tởm tội ác của chính quyền Pol Pot và Khmer Đỏ, cũng như thấy rõ được rằng khả năng thực hiện giải pháp này là hầu như không có. “Giải pháp đỏ” như một “trò chơi nguy hiểm” gây ra nhiều hoang mang và thắc mắc trong nội bộ. Nhưng nhìn chung, lãnh đạo nước ta nhìn nó như một giải pháp “hợp lòng hợp ý”. Tôi cho rằng “giải pháp đỏ” như một cái nhục của lãnh đạo nước ta lúc đó, có thể là do tính toán, do mưu đồ liên kết mọi thế lực cộng sản, dù có ít nhiều hơi hướng cộng sản, để trụ lại và tồn tại trong phong ba bão táp, hay do giản đơn, ấu trĩ. Việc đưa ra và ép Hun-xen làm theo “giải pháp đỏ” những tưởng là hay, là tốt, là ưu việt nhưng lại thể hiện rõ hơn bao giờ hết cái sự thiếu bản lĩnh và rất ngả nghiêng, nhận biết, dự đoán tình hình, thích nghĩ với tình hình mới thiếu nhạy bén, nếu không muốn nói là kém cỏi. Việc đưa ra đã kì quặc, việc tiến hành thúc đẩy đưa “giải pháp đỏ” đi vào thực tế còn kì quặc hơn. Phải chăng Việt Nam đã qua phụ thuộc vào anh cả Liên Xô và quỵ lụy anh hai Trung Quốc? Tập trung giương cao lá cờ cộng sản nhưng không đếm xỉa đến tính chất tình hình mới, 10 không lường trước những bất lợi, thậm chí chỉ cần mác “cộng sản” thì liền cho rằng mọi lực lượng cộng sản, dù là đỏ, hay hồng, hay cả xanh đi nữa, miễn là cộng sản, đều cần đoàn kết lại… Tư tưởng ấu trĩ này chỉ được đáp lại bằng nụ cười mỉa mai của Bắc Kinh. Thật đáng tiếc khi ảo tưởng “giải pháp đỏ” vẫn đeo bám tư tưởng của chúng ta trong tính toán vấn đề Cam-pu-chia suốt thời kì khoảng 1987 đến 1991, ảnh hưởng nhiều điều tới mối quan hệ Việt – Trung và tiến trình bình thường hóa. 11 III. Vị trí của “giải pháp đỏ” với quan hệ Việt – Trung lúc bấy giờ. Như tôi đã nói tới ở trên, “giải pháp đỏ”chẳng hợp với đường lối tranh thủ phương Tây vì mục tiêu “bốn hiện đại” của Đặng Tiểu Bình chút nào. Không những thế lại gây thêm sự nghi ngại của nhà nước Cam-pu-chia đối với ta. Chính Trung Quốc đã đem chuyện này nói với Mỹ để chứng tỏ rằng Việt Nam luôn có thủ đoạn lắt léo, là một đối tượng đàm phán không đáng tin cậy, bên ngoài thì hô to “chống diệt chủng”, bên trong thì ép Pnom Pênh thỏa hiệp với bọn Pol Pot. Chúng ta coi đây là nước bài hay, tán thưởng nó là một giải pháp hay làm hài lòng Trung Quốc càng khiến mối quan hệ Việt – Trung lúc bấy giờ và con mắt nhìn quốc tế trở nên nghiêng lệch về phía Trung Quốc – kẻ mạnh. Càng tán thưởng và để “giải pháp đỏ” ảnh hưởng bao nhiêu, chúng ta càng tự trói mình chặt bấy nhiêu, đưa quan hệ Việt – Trung thành quan hệ lệ thuộc mà ở đây, Việt Nam đã chịu lệ thuộc quá nhiều vào anh hai Trung Quốc trong tư duy và hành động, tự hạn chế mình trong hoạt động đối ngoại thế giới và ở khu vực Đông Nam Á. “Giải pháp đỏ” đeo bám và ảnh hưởng khiến chúng ta khó lòng tiếp cận được nhũng luồng tư tưởng mới phù hợp với xu thế hiện đại. Dường như chúng ta đã quá đâm đầu để ý vào “cái khung giải pháp” của ba nước lớn Mỹ, Xô, Trung, cứ chăm chăm húc đầu vào một con đường là nói chuyện riêng với Trung Quốc, đẩy vấn đề Cam-pu-chia rơi vào bế tắc, Việt Nam tự cô lập hóa bản thân tạo điều kiện khiến chúng ta phải nhượng bộ Trung Quốc hết lần này đến lần khác. “Giải pháp đỏ” góp phần làm chệch hướng đi đúng đắn lúc bấy giờ của lãnh đạo ta trong mối quan hệ Việt – Trung nói riêng và Việt – Đông Nam Á nói riêng, khiến chúng ta mất một thời gian dài phí phạm không cần thiết trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, trong bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ có âm mưu phá hoại 12 làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế và bạn bè, khiến chúng ta khó giao kết đồng minh, chậm tiếp thu tư tưởng đa phương hóa, đa dạng hóa trong mối quan hệ. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận mặt tích cực của “giải pháp đỏ” với vai trò như một bài học kinh nghiệm lịch sử chưa lâu, bài học về tinh thần chiến đấu, tư duy lãnh đạo đất nước và tính cần thiết của thích nghi với tình hình mới, tính cần thiết tiếp thu những tư tưởng mới nhằm tự cởi trói cho mình. 13 Kết luận Dù thế nào đi nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận việc “giải pháp đỏ” đã từng tồn tại như một dấu mốc lịch sử có tầm ảnh hưởng nhất định đến tư duy của lãnh đạo Việt Nam trong một thời kì khá dài. Cũng không ai có ý định phủ nhận sự tồn tại của nó bởi những ý nghĩa và bài học mới không xa do nó đem lại. Cách nhìn nhận “giải pháp đỏ” trong lúc đó và cả bây giờ cũng đều gây ra những tranh cãi, duy chỉ có điều là dòng chảy lịch sử đã chứng minh được chân lý thực sự xung quanh nó mà thôi. Đối với quan hệ Việt – Trung bấy giờ mà nói, “giải pháp đỏ” đóng vai trò như một nhân tố mào đầu của một loạt những diễn biến tiếp theo có liên quan trực tiếp và gián tiếp chứ không hẳn là ảnh hưởng có tầm vóc vĩ mô. “Giải pháp đỏ” như một minh chứng hùng hồn của việc quá lệ thuộc vào lý thuyết cộng sản mà chưa hiểu được đến nơi đến chốn cặn kẽ lý thuyết cộng sản đó, qua lệ thuộc vào những nhân tố cũ dù thời cuộc đã thay đổi… Bản thân tôi nhìn nhận về vấn đề này trên góc độ tổng kết những điều đã có trên thực tế và sách vở, nghĩa là tổng hợp khách quan và đưa ý kiến chủ quan vào bài luận này nhằm giúp người đọc tiếp cận kiến thức cơ bản của vấn đề “giải pháp đỏ”, nhìn nhận nó bằng con mắt nhìn tổng hợp. Đưa ra ý kiến một cách khách quan hơn nữa hoặc chủ quan hơn nữa đều không đơn giản, hy vọng người đọc nhìn nhận đúng “giải pháp đỏ” và coi nó như một dấu mốc để bắt đầu tìm hiểu sâu mối quan hệ Việt – Trung những năm cuối thập kỉ 80 cho đến thời điểm hiện tại để cùng nhau hiểu biết hơn nữa về chính sách đối ngoại nước nhà và những vấn đề lịch sử quanh nó. 14 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Từ chống diệt chủng đến giải pháp đỏ (Trần Giao Thủy) 2. Trách nhiệm thuộc về ai? (Bùi Tín) 3. Kỷ niệm 30 năm chấm dứt chế độ Pol Pot – Khmer Đỏ: Sự thật lịch sử chỉ có một 4. Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung (NXB Đà Nẵng – 1996) Chương III: Một khúc quanh trong quan hệ Việt – Trung 5. Hồi ức và suy nghĩ (Trần Quang Cơ)
Luận văn liên quan