Tiểu luận Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND và hoạt động của các tổ chức, công dân ở địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy việc chọn và nghiên cứu đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tiễn, vừa đảm bảo thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đó là: “Thực hiện cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước” [2,tr.48]. Trong đó có việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp nói chung và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói riêng, nhằm mục tiêu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND các cấp trước yêu cầu của tình hình mới. Làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ những bất cập, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần vào việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Nội dung những vấn đề được nghiên cứu, đề xuất trong tiểu luận góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐND các cấp (trong đó có vấn đề hoạt động giám sát của HĐND) phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trên cơ sở: “Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân ”[2,tr.133]. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của HĐND các các cấp .Từ đó đánh giá về thực trạng giám sát của HĐND trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu đạt được từ hoạt động giám sát của HĐND các cấp và những vấn đề còn tồn tại, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tài liệu, nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích tổng hợp những quy định pháp luật, rút ra những nhận xét khái quát từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 5. Kết cấu tiểu luận luận Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, khoá luận được chia làm hai chương: Chương 1: Những quy định pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Chương 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong giai đoạn hiện nay.

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9556 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, trong đó HĐND được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. HĐND có quyền quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan cùng cấp khác; giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND và hoạt động của các tổ chức, công dân ở địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy việc chọn và nghiên cứu đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tiễn, vừa đảm bảo thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đó là: “Thực hiện cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước” [2,tr.48]. Trong đó có việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp nói chung và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói riêng, nhằm mục tiêu xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND các cấp trước yêu cầu của tình hình mới. Làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ những bất cập, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, góp phần vào việc hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Nội dung những vấn đề được nghiên cứu, đề xuất trong tiểu luận góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HĐND các cấp (trong đó có vấn đề hoạt động giám sát của HĐND) phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trên cơ sở: “Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân…”[2,tr.133]. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của HĐND các các cấp .Từ đó đánh giá về thực trạng giám sát của HĐND trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu đạt được từ hoạt động giám sát của HĐND các cấp và những vấn đề còn tồn tại, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tài liệu, nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích tổng hợp những quy định pháp luật, rút ra những nhận xét khái quát từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 5. Kết cấu tiểu luận luận Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, khoá luận được chia làm hai chương: Chương 1: Những quy định pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Chương 2: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 1.1. Khái niệm giám sát 1.1.1.Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp: a. Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân là chủ thể, nguồn gốc tối cao của quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước được thực hiện theo chế độ tập quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.Vì vậy Quốc hội và Hội đồng nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt toàn thể nhân dân cả nước, sử dụng quyền lực Nhà nước trên phạm vi toàn quốc. HĐND các cấp thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực Nhà nuớc trong phạm vi địa phương. Điều này quyết định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. Cho đến nay mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về tính quyền lực của HĐND nhưng hiến pháp 1992 vẫn tiếp tục khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan Nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá-xã hội, quốc phòng,an ninh…Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ chí Minh về cơ quan chính quyền địa phương. Với thiết chế cơ quan chính quyền địa phương như hiện nay, quyền lực của nhân dân địa phương được thực hiện thông qua cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân-đó là HĐND. Theo quy định pháp luật, chỉ HĐND mới có thẩm quyền thay mặt cho nhân dân địa phương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng ở địa phương, giám sát việc tuân theo pháp luật và Nghị quyết của HĐND đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân ở địa phương. b. Chức năng của Hội đồng nhân dân: Với vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực của HĐND xuất phát từ quyền lực của Quốc hội. Do vậy Quốc hội( thông qua Hiến pháp) trao cho HĐND thực hiện ba chức năng: - Quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương như quyết định chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. - Đảm bảo thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan Nhà nước cấp trên. - Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương. Thông qua các Nghị quyết tại kỳ họp, HĐND quyết định những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Việc giám sát thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo cho Nghị quyết được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Do đó quá trình thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng và giám sát của Hội đồng nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát. Các quyết định của HĐND về các vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng…được thể hiện dưới hình thức Nghị quyết. Nghị quyết của HĐND chính là căn cứ pháp lý để các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là Uỷ ban nhân dân) tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế. Để khẳng định các Nghị quyết của HĐND có sát với thực tế hay không? Có được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân chấp hành nghiêm chỉnh hay không? thì hoạt động giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua giám sát, HĐND kịp thời phát hiện cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, Nghị quyết của HĐND…trên cơ sở đó có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đồng thời thông qua giám sát HĐND kịp thời điều chỉnh Nghị quyết cho phù hợp với thực tiễn. Quá trình giám sát thuờng xuyên tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND giúp HĐND đôn đốc, kiểm tra qua đó yêu cầu các chủ thể thực hiện đúng nội dung, yêu cầu đã được quy định trong Nghị quyết. 1.1.2. Khái niệm giám sát: a. Theo từ điển Tiếng Việt: “ Giám sát là theo dõi ,kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không” [4,tr.389]. Dưới góc độ ngôn ngữ thông thường “giám sát” được hiểu là: Việc theo dõi, xem xét, kiểm tra của chủ thể có thẩm quyền đối với chủ thể khác đế qua đó có được các nhận định về các chủ thể này. Tuy nhiên, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (UBND) 2003 chưa đưa ra khái niệm giám sát. Giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước mà HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cho nên giám sát là chức năng của HĐND. Trong bộ máy Nhà nước chỉ Quốc hội và HĐND có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Chức năng giám sát của HĐND được cụ thể hoá qua các hoạt động giám sát. Mục đích của giám sát: Thông qua hoạt động giám sát HĐND kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, Luật và những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên ở địa phương, việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trong phạm vi địa phương, đảm bảo tính pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. b. Phân biệt hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân với hoạt động kiểm tra, kiểm sát của một số cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội: Hoạt động giám sát của HĐND là một nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội. Đó là hoạt động không thể thiếu của cơ quan lãnh đạo đối với cơ quan chịu sự lãnh đạo, của nguời lãnh đạo đối người chịu sự lãnh đạo. Giám sát là hoạt động đặc thù của HĐND các cấp nhằm thể chế hoá chức năng của HĐND. Giám sát không những đảm bảo tính thống nhất của quyền lực Nhà nước, tính pháp chế Xã hội chủ nghĩa mà còn đẩy mạnh sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Hoạt động giám sát của HĐND các cấp thực chất là hoạt động giám sát thể hiện sự uỷ quyền của nhân dân cho Nhà nước, vì vậy nó vừa mang tính quyền lực Nhà nước, vừa mang tính quyền lực nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Căn cứ để thực hiện quyền giám sát: Khi thực hiện quyền giám sát, HĐND căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND. Đối tượng chịu sự giám sát của HĐND bao gồm: Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân địa phương. HĐND giám sát hoạt động thực tiễn và nội dung văn bản của các đối tượng chịu sự giám sát. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân khi thực hiện quyền giám sát: - Bãi nhiệm, miễn nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. - Khi phát hiện những văn bản của đối tượng chịu sự giám sát có dấu hiệu trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND thì HĐND xem xét, quyết định việc bãi bỏ văn bản đó. - Khi phát hiện có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét, đánh giá, xử lý vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. * Hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân: - Về căn cứ: Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân phải căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát và các quy định của pháp luật tố tụng có liên quan. - Đối tượng chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đó là hoạt động của các cơ quan tư pháp như: Cơ quan điều tra, cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án, cơ quan giam giữ và cải tạo. - Thẩm quyền: Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đó. Các quyết định, kháng nghị, yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát phải được cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật. * Hoạt động kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị và liên hiệp tự nguyện các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều 9 Hiến pháp 1992 xác định :"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân". Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tiến hành trong sự phối hợp với các cơ quan quyền lực Nhà nước, để tổng hợp ý kiến của nhân dân và các tổ chức thành viên, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng, xử lý những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia "giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ viên chức Nhà nước". (Điều 9 Hiến pháp 1992) nhằm hỗ trợ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong nội bộ cơ quan Nhà nước. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, không mang tính quyền lực Nhà nước, không có thẩm quyền xử lý đối với các cơ quan Nhà nước hay người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên những kiến nghị của Mặt trận đối với nhiều vấn đề qua giám sát lại rất có giá trị, “có sức nặng”. Đó chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Như vậy, giám sát- xét đến cùng chính là việc xem xét, kiểm tra, theo dõi việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân nhằm có được những nhận định xác đáng về những việc làm được, những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của các cơ quan này. Từ đó có biện pháp để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Thông qua hoạt động giám sát bảo đảm cho pháp luật được thực hiện thống nhất, nâng cao pháp chế Xã hội chủ nghĩa, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, chế độ xã hội. c. Giám sát là một trong ba chức năng của Hội đồng nhân dân: Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định cụ thể trong Luật tổ chức HĐND và UBND 2003. Đây là một bước tiến mới so với các văn bản pháp luật trước đó. Sự cụ thể hoá chức năng giám sát của HĐND trong luật đã cho thấy trong tổ chức và hoạt động của HĐND hiện nay thì giám sát đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thực hiện tốt chức năng giám sát góp phần bảo đảm cho đường lối chính sách của Đảng, Nghị quyết của HĐND được triển khai nghiêm túc và có hiệu quả. Ngược lại nếu chức năng giám sát không được chú trọng và thực hiện tốt sẽ dẫn đến hiện tượng quan liêu, xa rời quần chúng, hiệu lực thực thi pháp luật không cao, xã hội khó có tính ổn định. Từ khi thành lập đến nay, Hội đồng nhân dân luôn được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương mà giám sát việc tuân theo pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Lênin khẳng định: “Phải tập trung toàn bộ quyền lực chính trị vào tay cơ quan đại diện của nhân dân”[1]. Ở nước ta “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” [15]. Do đó hoạt động giám sát của HĐND các cấp thực chất là sự giám sát uỷ quyền của nhân dân. Thông qua hoạt động giám sát của HĐND các cấp, vai trò chủ thể quyền lực Nhà nước của nhân dân được đảm bảo thực hiện, từ đó hướng hoạt động của các cơ quan Nhà nước vào việc phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Quốc hội (thông qua Hiến pháp) đã trao cho HĐND các cấp thẩm quyền thay mặt cho nhân dân địa phương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng ở địa phương. Những quyết định của HĐND được thể hiện dưới hình thức văn bản pháp luật đó là Nghị quyết. Nghị quyết của HĐND thể chế hoá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. HĐND có thẩm quyền ban hành Nghị quyết quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng ở địa phương và giám sát việc thực hiện Nghị quyết đó. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng cuả HĐND thể hiện tính quyền lực Nhà nước. Vì thế có thể nói quá trình thực hiện các chức năng của HĐND luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Nghị quyết của HĐND muốn được triển khai thực hiện có hiệu quả thì phải chú trọng đến hoạt động giám sát, bởi lẽ chỉ có thông qua giám sát, HĐND mới có căn cứ để hoàn thiện Nghị quyết của mình, kịp thời điều chỉnh những quy định trong Nghị quyết cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Ngược lại việc ban hành Nghị quyết là cơ sở để HĐND các cấp tiến hành hoạt động giám sát của mình. Thực tế cho thấy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động giám sát của nó. Những yêu cầu, kiến nghị của HĐND đối với các cơ quan Nhà nước nếu như không được bảo đảm thực hiện thì chức năng, vai trò cơ quan quyền lực tuy được ghi nhận trong Hiến pháp cũng không có ý nghĩa gì, thậm chí sẽ trở thành “Hữu danh vô thực”. Nếu Nghị quyết của HĐND phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương sẽ giúp cho việc giám sát có hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động của HĐND các cấp, tạo điều kiện cho HĐND các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Như vậy, nhìn nhận một cách khách quan về chức năng giám sát của HĐND có thể thấy đây là một chức năng quan trọng của HĐND, thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền địa phương, đảm bảo quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, góp phần tất yếu vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 1.1.3. Mục đích giám sát: Hoạt động giám sát của HĐND nhằm đạt những mục đích sau: - Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng chịu sự giám sát, qua đó đề ra biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. - Kịp thời biểu dương cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. - Bảo đảm Nghị quyết của HĐND được thực hiện tốt trên phạm vi địa phương. Qua việc tiến hành giám sát, các kết luận, kiến nghị của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND được UBND các cấp, các ngành tiếp thu, chỉ đạo thực hiện theo đó những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết của HĐND sẽ được khắc phục kịp thời. - Bảo đảm pháp luật của Nhà nước được thực hiện thống nhất trong cả nước. - Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, chế độ xã hội. Bởi lẽ giám sát góp phần làm cho chính quyền các cấp vững mạnh. Phát huy tiềm lực ở địa phương. Phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quản lý kinh tế, xã hội ở địa phương. Qua đó tạo điều kiện cho địa phương phát triển về mọi mặt. Thể hiện tính dân chủ trong cơ chế xây dựng chính quyền Nhà nước, làm cho chính quyền ngày càng vững mạnh. 1.2. Nội dung giám sát 1.2.1. Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Đối với các cơ quan Nhà nước này, giám sát của HĐND được thực hiện thông qua việc: Tại các kỳ họp HĐND, Thường trực Hội đồng nhân
Luận văn liên quan