Tiểu luận Hoạt động mua bán nợ tại ngân hàng thương mại và thực trạng tại Việt Nam

Mua bán nợ là hoạt động mua bán, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán; bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thoả thuận của hai bên.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động mua bán nợ tại ngân hàng thương mại và thực trạng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Môn Quản Trị Ngân Hàng GV hướng dẫn:PGS. TS Trần Huy Hoàng Nhóm: 02 Lớp: Ngân hàng Đêm 6- K20 TP.Hồ Chí Minh- Tháng 05 năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN NỢ VÀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ I. Khái niệm về hoạt động mua bán nợ  Mua bán nợ là hoạt động mua bán, theo đó bên bán nợ chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt) cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán; bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thoả thuận của hai bên. II. Vai trò của thị trường mua bán nợ trong nền kinh tế  Thị trường mua bán nợ là một bộ phận nằm trong thị trường tài chính, nên nó mang đầy đủ vai trò của thị trường tài chính, như: thông qua hoạt động ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó thị trường mua bán nợ cũng có những vai trò nổi bật, cụ thể như sau 1. Đối với Ngân hàng thương mại, đi liền với tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Như vậy, một khi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi được xử lý thì hệ thống tài chính trong ngân hàng càng trở nên liền mạch, từ đó nâng cao uy tín và sức mạnh trong kinh doanh. 2. Đối với các doanh nghiệp nói chung, thông qua thị trường mua bán nợ, các doanh nghiệp có thể mua bán các khoản nợ để từ đó tiến hành tái cơ cấu, tổ chức lại công ty để thu lợi nhuận, hoặc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp hòa nhập với xu hướng phát triển chung hiện nay. Như vậy, thị trường mua bán nợ giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên lành mạnh hơn. III. Ý nghĩa của việc mua bán nợ  Hoạt động mua bán nợ xấu nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tổng thể nền kinh tế. Mua bán nợ xấu sẽ nhanh chóng làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, cải thiện thanh khoản, qua đó góp phần củng cố sự an toàn đối với từng tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như toàn hệ thống. Đồng thời, mua bán nợ xấu cũng chuyển các khoản nợ này đến các nhà xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nợ xấu có cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hay ít nhất giúp các tài sản nằm ở những khoản nợ xấu nhanh chóng được giải phóng và đưa vào sử dụng từ đó giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế. Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM I. Một số mô hình hoạt động mua bán nợ trên thế giới 1. Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) Hàn Quốc là quốc gia Châu Á đi đầu trong việc thành lập công ty chuyên về xử lý nợ và tài sản tồn động. Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) được thành lập 1997 theo luật “Bán hiệu quả các tài sản tồn động của các tổ chức tài chính” nhằm thúc đẩy việc xử lý tài sản tồn động do các tổ chức tài chính nắm giữ, hỗ trợ có hiệu quả quá trình bình thường hóa quản lý của các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn về thanh toán. Cơ chế hoạt động của KAMCO là mua nợ tồn đọng theo chính sách của Chính phủ, chủ yếu thực hiện theo yêu cầu, chỉ định của Bộ Tài chính- Kinh tế Hàn Quốc. Cơ chế xử lý nợ của KAMCO cũng hết sức linh hoạt với nhiều phương thức như: bán tài sản để thu hồi nợ; thành lập các liên doanh AMC với các đối tác nước ngoài với mục đích huy động nguồn lực và kinh nghiệm để quản lý, khai thác, bán hoặc cho thuê tài sản. KAMCO còn thành lập các liên doanh CRC (Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp) nhằm tài trợ vốn hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần... Tính đến nay KAMCO đã mua và xử lý tổng số nợ xấu và tài sản tồn đọng của 168 tổ chức tài chính Hàn Quốc với số tiền lên tới 111 tỷ USD. 2. Công ty quản lý tài sản quốc gia (AMC) ở Trung Quốc Trước tình hình nợ tồn đọng của ở Trung Quốc ngày càng tăng, theo số liệu của Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa công bố tháng 03/1998, tổng khối lượng nợ tồn đọng trong nền kinh tế Trung Quốc là 1873 nghìn tỷ Nhân dân tệ (228 tỷ USD) bằng 25% tổng khối lượng nợ. Do đó, năm 1999 Trung Quốc thành lập 4 công ty quản lý tài sản quốc gia: Huaruong (Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp), Great Wall (Ngân hàng Nông nghiệp), Orient (Ngân hàng Trung Hoa), Chinda (Ngân hàng xây dựng) hoạt động trong vòng 10 năm dưới sự giám sát của Bộ tài chính. Phương pháp xử lý nợ là thu nợ trực tiếp, chuyển nợ thành vốn cổ phần, phát hành chứng khoán, mua và tiếp nhận, cơ cấu lại thời hạn nợ… Tính đến 6/2001, tổng khối lượng nợ tồn đọng mà 4 AMC đã mua là 168,6 tỷ USD, chuyển nợ thành cổ phần 41.12 tỷ USD. Tháng 09/2010 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) lần đầu tiên trong lịch sử cho phép 21 ngân hàng thương mại mua, bán nợ cho nhau, trong nỗ lực nhằm giảm các rủi ro tài chính và giúp các ngân hàng đáp ứng những điều kiện khắt khe hơn về vốn, nâng cao năng lực của PBoC trong quản lý kinh tế vĩ mô, cải thiện quá trình thực hiện chính sách tiền tệ và tăng cường kiểm soát đối với khu vực tài chính. 3. Công ty quản lý tài sản ở Thái Lan (AMC) Sau khủng hoảng kinh tế 1997, khối lượng nợ tồn đọng ở Thái Lan 48.63 triệu USD tính đến 5/2000. Để xử lý khối lượng nợ tồn đọng này Bộ tài chính của Thái Lan đã thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC). Hoạt động chính của AMC là mua, quản lý, bán nợ và tài sản tồn đọng. AMC của Thái Lan sử dụng phương pháp xử lý nợ tồn đọng chủ yếu là cơ cấu thời hạn nợ, xóa, chuyển nợ thành cổ phần, bán nợ. II. Môi trường pháp lý của hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam 1. Quy chế mua bán nợ  Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 Văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến hoạt động mua bán nợ là Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 về ban hành quy chế của việc mua bán nợ. Nội dung văn bản bao gồm những quy định cơ bản để mở đường cho hoạt động mua bán nợ:  Quy định các tổ chức tín dụng được quyền mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay. Một khoản nợ có thể được bán một phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thể được mua, bán nhiều lần...  Việc mua, bán nợ được thực hiện theo một trong hai phương thức là Bên bán nợ có thể ký hợp đồng trực tiếp với bên mua nợ hoặc bằng phương thức gián tiếp là việc mua bán nợ có sự giàn xếp hoặc qua trung gian.  Trạng thái khoản nợ được mua bán là nợ trong hạn và nợ quá hạn nhưng vẫn còn khả năng thu hồi do bên nợ đang tạm thời gặp khó khăn về tài chính chưa thể thanh toán nợ gốc và lãi khi đến hạn.  Giá mua bán nợ là do các bên thỏa thuận, theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối so với giá trị khoản nợ được mua bán.  Ngoài ra văn bản cũng nêu rõ các bước của quy trình mua, bán nợ cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia mua bán.  Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN ngày 21/12/2006 thay thế quyết định Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN ngày 19/04/1999 Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng mặc dù đã được ban hành từ năm 1999 tuy nhiên nội dung quy định chưa chi tiết và không đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mua bán nợ phát triển. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quyết đinh Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 21/12/2006, nội dung quy chế mới cũng bao hàm các nội dung giống như quyết định 140/1999/QĐ-NHNN tuy nhiên đã được chi tiết hơn đồng thời cũng có những thay đổi cho phù hợp với thực tế. Cụ thể: Nội dung Quyết định 140/1999/QĐ– NHNN Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN Phạm vi mua bán nợ - Các khoản nợ trong hạn và quá hạn nhưng có khả năng thu hồi - Không cho phép mua bán các khoản nợ đã được xử lý, nợ khoanh. - Các khoản nợ được hoạch toán nội bảng - Các khoản nợ đã được tổ chức tín dụng xử lý bằng dự phòng rủi ro hoặc bằng nguồn vốn khác hiện đang được hạch toán theo dõi ngoại bảng. Phương thức mua bán nợ - Trực tiếp: Bên bán nợ có thể ký hợp đồng trực tiếp với bên mua nợ. - Gián tiếp: việc mua bán nợ có sự giàn xếp hoặc qua trung gian. - Thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán nợ và bên mua nợ hoặc thông qua môi giới. - Thông qua đấu giá. Giá mua bán - Do các bên thỏa thuận, theo tỷ lệ phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối so với giá trị khoản nợ được mua bán. - Do các bên thoả thuận trực tiếp hoặc thông qua bên môi giới. Riêng đối với các khoản nợ thuộc nhóm 1 thì giá mua, bán nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được nợ mua, bán. - Là giá mua cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá. Quy trình thực hiện mua, bán nợ - Quy định rõ từng bước thực hiện. - Các TCTD xây dựng quy trình thực hiện mua, bán nợ phù hợp với quy định của Quy chế. Quy định về việc nghĩa vụ thông báo cho Bên nợ - Nếu trong hợp đồng tín dụng/khế ước được ký kết giữa bên bán nợ và bên nợ không đề cập đến khả năng mua bán nợ thì việc mua bán nợ phải có sự chấp thuận của Bên nợ và các bên liên quan. - Bên mua nợ và bên bán nợ được thoản thuận mua bán nợ nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên nợ biết. Quyết định 59/2006/QĐ – NHNN đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động mua bán nợ nhằm mở rộng khả năng cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, tăng cường khả năng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, góp phần quản lý rủi ro tín dụng, củng cố tính thanh khoản và chất lượng các khoản đầu tư của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện, hiện các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn, vướng bởi cùng với quá trình hội nhập, thị trường tài chính Việt Nam ngày một phát triển và có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì quy chế mua bán nợ hiện hành chưa thực sự phù hợp với thực tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt động mua bán nợ, NHNN đã xây dựng dự thảo về quy chế mua bán nợ mới nhằm khắc phục những vấn đề còn bất cập trong lĩnh vực mua bán nợ hiện nay, đồng thời quy định mới sẽ tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia.  Dự thảo quy chế mua bán nợ mới:  Dự thảo Thông tư bổ sung trường hợp không được mua, bán khoản nợ khi đang có tranh chấp, khiếu kiện nhằm đảm bảo trách nhiệm của bên bán đối với khoản nợ. Bên mua nợ sẽ trở thành người cho vay đối với bên bán nợ để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về cấp tín dụng.  Dự thảo cũng quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính số nợ đã mua vào tổng dư nợ và tuân thủ giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng. Với các khoản nợ thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), giá mua và bán nợ không được thấp hơn giá trị khoản nợ được mua, bán.  Ngoài ra, dự thảo Thông tư bổ sung các quy định liên quan đến quản lý ngoại hối, trong đó bên mua nợ được thực hiện mua khoản nợ vay bằng ngoại tệ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua khoản nợ mà tổ chức tín dụng cấp trên thị trường quốc tế cho người không cư trú. 2. Các văn bản pháp luật có liên quan Ngoài văn bản về quy chế mua bán nợ của các TCTD, hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam còn bị điều chỉnh bởi một số văn bản sau:  Luật doanh nghiệp 2005  Luật các tổ chức tín dụng  Thông tư số 79/2011/TT-BTC quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam. III. Tình hình nợ tại Việt Nam 1. Tình hình nợ tại các Tổ chức tín dụng, Doanh nghiệp nhà nước  Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam "bùng nổ" về số lượng, với 5 NHTM Nhà nước; 37 NHTM cổ phần, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô thì dư nợ trong toàn ngành cũng đã tăng trưởng vượt bậc.  Tổng dư nợ ngân hàng đã tăng chóng mặt với tốc độ 33%/năm trong vòng một thập kỷ qua, cũng là mức tăng cao nhất trong các nước ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ. Theo con số do NHNN công bố, dư nợ hệ thống ngân hàng năm 2011 vào khoảng 2,5 triệu tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 3,39% (tức khoảng 85.000 tỷ đồng) tăng mạnh so với mức 2,19 % của năm 2010. Riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lên đến 50%. Nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là 13% tổng dư nợ. Đây là tỷ lệ rất cao, vượt xa so với ngưỡng an toàn 5%. Với tổng giá trị nợ xấu trên thị trường rất lớn, từ 85.000 tỉ đồng (theo công bố từ NHNN) và có thể lên đến 300.000 tỉ đồng (theo ước tính của Fitch Rating), cho thấy tình hình nợ xấu tại các NHTM đang trong tình trạng rất báo động. Tuy nhiên đây chính là điều kiện cần cho thị trường mua bán nợ xấu phát triển ở Việt Nam.  Về tình hình nợ của các DNNN tại các TCTD: Với thị trường kinh tế mở cửa và cạnh tranh như hiện nay thì việc quản lý điều hành doanh nghiệp còn mang nặng tính bao cấp nhà nước đã thể hiện những bất cập. Được sự hỗ trợ tối đa từ nhà nước nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước lại không đạt được hiệu quả khi các doanh nghiệp này trong những năm vừa qua báo cáo những con số lỗ lớn như Tập đoàn điện lực, tổng công ty xăng dầu hay tổng công ty Hàng Hải, Vinashin… Và, đằng sau những con số lỗ lớn của nhiều tập đoàn, Tổng công ty là câu chuyện về nợ xấu ngân hàng và chiếm dụng vốn lẫn nhau. Hiện các DNNN chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, mức nợ của các DNNN đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng. 2. Tính pháp lý của các khoản nợ  Việc xử lý nợ tồn đọng tại các tổ chức tín dụng là vấn đề không đơn giản, bởi hầu hết khoản nợ đều là nợ lòng vòng và không có tài sản đảm bảo. Thậm chí nhiều khoản nợ đã qua mấy đời lãnh đạo, con nợ đã giải thể, hoặc ngừng hoạt động. Ngoài ra còn có các khoản nợ do vay theo chỉ định, kế hoạch của nhà nước cho các chương trình phát triển kinh tế. Đây là nguyên nhân khiến nợ tồn đọng được tích tụ với nguy mô lớn và cả con nợ lẫn chủ nợ cũng không có động lực xử lý triệt để. Và một khoản nợ đến một thời gian nào có sẽ không còn còn hiệu lực pháp lý. IV. Các tổ chức tham gia hoạt động mua bán nợ  Tính đến tháng 12/2011 cả nước có 27 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động như: Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank. Ngoài ra, có 1 AMC trực thuộc Bộ Tài chính là DATC và có khá nhiều công ty tư nhân/cổ phần được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC như: tư vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ… 1. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) - Tổng quan về công ty: Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp – DATC trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo quyết định số 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/6/2003 có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp; tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước; xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua; tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng; được sử dụng vốn để đầu tư bằng các hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. - Tình hình hoạt động mua bán nợ của công ty: Tính đến hết năm 2011, DATC đã thực hiện 109 phương án mua bán nợ và tài sản theo phương thức thỏa thuận, trong đó: mua nợ để tái cấu trúc tại 69 DN, mua nợ để thu hồi nợ tại 36 DN và mua tài sản để xử lý thu hồi tại bốn DN. Trong số 69 DN (chủ yếu là DNNN và DNNN đã cổ phần hóa) được mua để tái cấu trúc, đến nay đã hoàn thành tái cấu trúc 43 DN với tổng vốn điều lệ sau tái cấu trúc là 1.212 tỷ đồng (bình quân 27 tỷ đồng/DN. Trong 43 DN đã hoàn thành tái cấu trúc có tới 22 DNNN kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước và 21 DN khác sản xuất – kinh doanh không hiệu quả... Trong hoạt động mua nợ tại 36 DN khác, thông qua cơ cấu lại thời gian trả nợ, điều chỉnh lãi suất cho vay, DATC đã giúp DN tồn tại tiếp tục hoạt động và phát triển. 2. Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM (AMC) - Tổng quan về công ty: Các AMC trực thuộc NHTM hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, có sự hỗ trợ từ các ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một mô hình khá mới mẻ ở Việt Nam, chủ yếu được thành lập để phục vụ lợi ích nội bộ của từng ngân hàng như: xử lý nợ, giải quyết nợ xấu của các NHTM…, Việc thành lập các AMC được cho là cần thiết, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng gia tăng, rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng lớn. - Tình hình hoạt động mua bán nợ của công ty: Mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập theo Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 với mục đích xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. AMC được thành lập để xử lý nợ, giải quyết nợ xấu cho ngân hàng, nhưng thực tế các phòng Quản lý nợ, Xử lý nợ thuộc NHTM hoàn toàn có thể làm tốt việc này. Một AMC với cơ cấu hoành tráng, nhưng thực chất cũng chỉ có 10-15 người, kể cả ban giám đốc. Số lượng này cũng vừa bằng, thậm chí là ít hơn số lượng nhân sự của phòng xử lý nợ. Vậy thực chất AMC để làm gì? Theo một cán bộ thuộc AMC của một ngân hàng lớn, AMC quả đúng là “hữu danh vô thực”. AMC được lập ra mà công việc chủ yếu không phải quản lý nợ, xử lý nợ hay quản lý tài sản mà để hợp thức hoá việc cho vay với lãi suất vượt trần của NHTM. Khách hàng vay vốn từ NHTM thường phải có tài sản đảm bảo. NHTM sẽ thu thêm phí như phí thẩm định tài sản, phí quản lý tài sản đảm bảo,… Thông qua AMC, tính phí bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn vay và thu một lần. V. Đánh giá về hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam  Trong vài năm trở lại đây, thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. tuy vậy trong sự đóng góp đó thì thị trường mua bán nợ lại không chiếm tỷ lệ cao. Với tiềm năng về dư nợ như trên đã phân tích thì có thể cho thấy rằng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam vẫn là thị trường bị bỏ ngỏ và chưa có đủ điều kiện để phát triển, thể hiện qua một số khó khăn sau: 1. Về quy định pháp lý  Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc là được phép, tuy nhiên cơ chế và thủ tục để thực hiện mua bán nợ còn hết sức lằng nhằng phức tạp. Vì vậy thị trường mua bán nợ không khai thông được. Khuôn khổ pháp lý và trình tự thủ tục mua bán và xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện. Hiện nay, các hoạt động mua bán nợ chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN về quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Quy chế này vẫn chỉ giới hạn ở quy định mang tính quy trình đối với hoạt động mua bán nợ mà thiếu đi những yêu cầu có tính bắt buộc bán nợ ở các TCTD nếu nợ xấu vượt quá tỷ lệ nhất định hoặc kéo dài quá thời hạn cho phép mà không được xử lý, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Chính việc thiếu những quy định như vậy cũng như trình tự thủ tục xử lý nợ xấu rất khó khăn từ việc lập hồ sơ, khởi kiện đến khi thi hành án kéo dài, phức tạp đã làm cho những công ty mua bán nợ chuyên nghiệp nản lòng khi tham gia thị trường.  Thêm vào đó thị trường mua bán nợ chưa có người mua lại nợ. Vì hệ thống pháp lý chưa hỗ trợ đầy đủ cho thị trường nợ “Nợ của Ngân hàng mà không đòi được làm sao Ngân hàng khác dám mua”.  Tại Việt Nam hiện có duy nhất công ty Mua bán nợ và xử lý tài sản tồn đọng Doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài Chính có hoạt động mua bán nợ. Tuy nhiên hoạt động của công ty này vẫn bị hạn chế do không có hướng dẫn cụ thể hoặc không được quy định trong các văn bản pháp lý, chẳng hạn một số vướng mắc trong việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý trong tính toán, xác định giá trị doanh nghiệp khi t
Luận văn liên quan