Tiểu luận Hoạt động tín dụng, tín dụng ngân hàng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển sôi động nào, vốn bao giờ cũng là nguồn lực khan hiếm. Vì vậy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu của bất kỳ nhà quản lý kinh tế nào, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô. Tín dụng, nhất là trong nền kinh tế thị trường, là một trong những hìz nh thức sử dụng vốncó hiệu quả nhất. Nó giúp cho nguồn vốn luôn luôn vận động, có mậưt kịp thời ở những nơI, những lúc cần thiết, như mạch máu vận hành cơ thể kinh tế. Tín dụng nói chung, tín dụng ngân hàng nói riêng ra đời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế. Nó góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển vổn trong nền kinh tế, giải quyết mâu thuẫn vốn có của quá trình táI sản xuất xã hội, trong thực tế cùng một lúc có những chủ thể thừa vốn, cũng có những chủ thể thiếu vốn cần có vốn để đáp ứng những khoản chi tiêu hây kinh doanh của mình. Tình trạng này nếu không được giải quyết nhanh thì nó sẽ làm cho quá trình sản xuất bị ngưng trệ, nền kinh tế kém phát triển. Ngày nay, trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, tín dụng dường như dã đáp ứng được những nhu cầu bức xúc về vốn đó. Còn ở nước ta, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1999 là mốc đánh dấu nền kinh tế bắt đầu phục hồi và vượt qua nhiều thử thách do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng kinh tế, hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta còn gặp những khó khăn như: sức hấp thụ vốn nền kinh tế không tốt, sản phẩm kém sức cạnh tranh, khu vực dịch vụ tăng chậmcác doanh nghiệp trong nước bộc lộ nhiều yếu kém, đầu tư nước ngoài giảm sút, sự mất cân đối mang tính cơ cấu ngày càng rõ nét, chỉ số hàng tiêu dùng giảm rõ rệt. Đứng trước tình hình như vậy, chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện, tín dụng ngân hàng được ưu tiên về mọi mặt để cố gắng đáp ứng tốt đòi hỏi của nền kinh tế nhưng phảI vẫn có hiệu quả. Với những vấn đề bức xúc đó, tín dụng ngân hàng luôn là vấn đề được quan tâm và đặt lên hàng đầu đối với Đảng và Nhà nước ta. Bởi nếu quan hệ tín dụng mở rộng mà tỏ ra có hiệu quả thì mới góp phần kích cầu, khắc phục tình trạng giảm phát, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bước sang thế kỷ XXI này, trong bối cảnh mới thời cơ thuận lợi, nguy cơ thách thức đan xen, sẵn sàng chuyển hoá cho nhau. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có những bước tiến toàn diện, quan hệ tín dụng(Tín dụng ngân hàng) ngày càng trở nên hoàn thiện về mọi mặt, đẩy nhanh lộ trình hội nhạp thế giới và khu vực, phục vụ đắc lực cho quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Đứng trước tình hình đó, là một sinh viên khoa Nghiệp vụ, chuyên ngành tín dụng, để tìm hiểu thêm về hoạt động tín dụng - tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, em đã chọn tiêu đề: “Hoạt động tín dụng - tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu môn Lý thuyết tiền tệ của mình. Trong phạm vi bài viết, khái quát cho chúng ta biết những nét chung nhất về tín dụng cũng như tín dụng ngân hàng. Và đặc biệt nó cung cấp cho đọc giả những thông tin cơ sở cần thiết về tín dụng - tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Nội dung bài viết đề cập đến bao gồm 3 chương: Chương I: kháI quát chung về tín dụng và tín dụng ngân hàng. Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Chương III: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM việt nam hiện nay.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7547 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động tín dụng, tín dụng ngân hàng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan